Đề kiểm tra học kỳ I môn Giáo dục công dân Lớp 6

Đề kiểm tra học kỳ I môn Giáo dục công dân Lớp 6

1.Kiến thức: Qua tiết kiểm tra học kì học sinh:

- Nêu được thế nào là tiết kiệm, ý nghĩa và các biểu hiện trái với tiết kiệm.

-Nêu được thế nào là tôn trọng kỉ luật và nhận biết được một số biểu hiện của tôn trọng kỉ luật và trái với tôn trọng kỉ luật.

-Nêu được một số biểu hiện và ý nghĩa của lịch sự tế nhị trong gia đình và mọi người xung quanh.

-Hiểu được mục đích học tập đúng đắn và mục đích học tập chưa đúng đắn.

-Hiểu và nhận biết được một số biểu hiện của tính tích cực tự giác trong các hoạt động tập thể và hoạt động xã hội.

-Hiểu được vì sao cần phải biết ơn và cần biết ơn những ai?

-Hiểu được vai trò của môi trường thiên nhiên và cs ý thức bảo vệ môi trường, tài nguyên thiên nhiên.

2.Kĩ năng:

- Rèn luyện kĩ năng làm bài kiểm tra học kì với hai hình thức: Trắc nghiệm và tự luận đạt yêu cầu cụ thể:

-Học sinh hình thành được kĩ năng xử lí các tình huống phù hợp các chuẩn mực đạo đức : tiết kiệm, tôn trọng kỉ luật, biết ơn, sống hòa hợp với thiên nhiên lịch sự tế nhị, tích cực , tự giác., mục đích học tập củ bản thân.

3.Thái độ:

- Giáo dục ý thức yêu thích môn học.

-Học sinh có thái độ đồng tình với những hành vi đúng và không đồng tình với những hành vi sai trái trong cuộc hằng ngày.

 

docx 10 trang hapham91 2500
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kỳ I môn Giáo dục công dân Lớp 6", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÁO CÁO SẢN PHẨM 1 NHÓM 9 – HẬU LỘC 1( NV2)
(Biên soạn một đề kiểm tra hoàn chỉnh)
HỌ VÀ TÊN
ĐIỆN THOẠI-GMAIL
TRỊNH THỊ KIỀU
0945895860-haikieu19051979@gmail.com
NGUYỄN THỊ CHINH
01293719686-loichinhmanh@gmail.com
LÊ THỊ VÂN
0916844511-vanlethi12312@gmail.com
MAI THỊ TẢO ( thay cô Yên)
Tiết 18: Kiểm tra học kì 1
Môn : Giáo dục công dân: Lớp 6
Thời gian: 45 phút:
I. Mục tiêu tiết kiểm tra:
1.Kiến thức: Qua tiết kiểm tra học kì học sinh:
- Nêu được thế nào là tiết kiệm, ý nghĩa và các biểu hiện trái với tiết kiệm.
-Nêu được thế nào là tôn trọng kỉ luật và nhận biết được một số biểu hiện của tôn trọng kỉ luật và trái với tôn trọng kỉ luật.
-Nêu được một số biểu hiện và ý nghĩa của lịch sự tế nhị trong gia đình và mọi người xung quanh.
-Hiểu được mục đích học tập đúng đắn và mục đích học tập chưa đúng đắn.
-Hiểu và nhận biết được một số biểu hiện của tính tích cực tự giác trong các hoạt động tập thể và hoạt động xã hội.
-Hiểu được vì sao cần phải biết ơn và cần biết ơn những ai?
-Hiểu được vai trò của môi trường thiên nhiên và cs ý thức bảo vệ môi trường, tài nguyên thiên nhiên.
2.Kĩ năng: 	
- Rèn luyện kĩ năng làm bài kiểm tra học kì với hai hình thức: Trắc nghiệm và tự luận đạt yêu cầu cụ thể:
-Học sinh hình thành được kĩ năng xử lí các tình huống phù hợp các chuẩn mực đạo đức : tiết kiệm, tôn trọng kỉ luật, biết ơn, sống hòa hợp với thiên nhiên lịch sự tế nhị, tích cực , tự giác.., mục đích học tập củ bản thân.
3.Thái độ: 
- Giáo dục ý thức yêu thích môn học.
-Học sinh có thái độ đồng tình với những hành vi đúng và không đồng tình với những hành vi sai trái trong cuộc hằng ngày. 
II. Hình thức kiểm tra: 
 Trắc nghiệm khách quan kết hợp với tự luận.
 III. Xây dựng ma trận đề kiểm tra: (40%TNKQ +60%TL)
Nội dung,
chủ đề kiểm tra
Các cấp độ tư duy
Tổng chung
Số câu/ tỉ lệ
 Nhận biết
Thông hiểu
 Vận dụng 
( TN)
(TL)
(TN)
(TL)
Thấp
Cao
1.Tiết kiệm và tôn trọng kỉ luật.
Nhận biết được tiết kiệm là gì và tôn trọng kỉ luật là như thế nào ?
 Hiểu đươc ý nghĩa của tiết kiệm, tôn trọng kỉ luật và một số biểu hiện của tiết kiệm, tôn trọng kỉ luật và trái với tiếtkiệm, tôn trọng kỉ luật.
Số câu:
Số điểm: 
Tỉ lệ: 
 2 câu
 0,5đ
 5%
 4 câu
 1,0đ
 10%
 6 câu
 1,5đ
 15%
2.Lịch sự, tế nhị. Biết ơn, Tích cực tự giác trong các hoạt động tập thể, hoạt động tập thể.
Nhận biết được thế nào là lịch sự, tế nhị, ý nghĩa của lịch sự, tế nhị và thế nào là tích cực ,tự giác trong các hoạt động tập thể và XH.
Hiểu được ý nghĩa của lịch sự, tế nhị và tính tích cực tự giác trong các hđtt, hđxh, một số biểu hiện đúng và sai về lịch sự, tế nhị 
Biết vận dụng vào thực tế cuộc sống cần biết ơn ông bà, cha mẹ thầy cô giáo và vì sao cần phải biết ơn những người đó 
Số câu:
Số điểm:
Tỉ lệ: 
4 câu
 1,0đ
 10%
 3 câu
 0,75đ
 7,5%
 1 câu 
( câu 1 TL)
 3đ
 30%
 8 câu
 4,75đ
 47,5%
3. Mục đích học tập của học sinh, lịch sự tế nhị.
Nhận biết được học sinh nỗ lực học tập để trở thành con ngoan trò giỏi, cháu ngoan Bác Hồ 
Hiểu được đâu là mục đích học tập đúng đn và ý nghĩa của việc xác định đúng đắn mục đích học tập.
Học sinh biết nhận xét được hành vi của bạn bè và mọi người xung quanh.
Biết vận dụng kiến thức đã học về yêu thiên nhiên, sống hòa hợp với thiên nhiên vào xử lí tình huống trong cuộc sống hằng ngày.
Số câu: 
Số điểm:
Tỉ lệ: 
 1 câu
 0,25 đ
 2,5%
2 câu
0,5đ
 5%
 1 câu:
( Câu 2 TL: ý a) 
1,5 đ
15%
1câu: Câu 
2 TL ( ý b) 
 1,5 đ
15%
 4 câu
 3,75đ
 37,5 %
Tổng số câu
 7 câu
9 câu
1,5 câu
0,5 câu
 18 câu
Tổng số điểm
1, 75 điểm
2,25 điểm
4,5 điểm
1,5 điểm
 10 điểm
Tỉ lệ %
17,5%
22,5%
45%
15%
100%
IV. Ra đề kiểm tra:
 Phần I : Trắc nghiệm khách quan ( 4điểm)
Câu 1 : Tiết kiệm là 
A. biết sử dụng một cách hợp lí của cải, vật chất.
B. biết sử dụng hạn chế của cải, vật chất.
C. biết sử dụng nhiều của cải,vật chất. 
D. biết sử dụng hà tiện của cải,vật chất.
( Cô Trịnh Thị Kiều)
Câu 2: Tiết kiệm có ý nghĩa là 
A.thể hiện sự quý trọng kết quả lao động. B. thể hiện sự cần cù.
C. thể hiện sự keo kiệt. D. thể hiện sự hà tiện.
 ( Cô Nguyễn Thị Chinh)
Câu 3: Biểu hiện nào sau đây trái với sống tiết kiệm ?
A.Sử dụng đúng mức của cải B. Sử dụng hợp lí của cải
C.Sử dụng xa hoa, lãng phí của cải D.Sử dụng hà tiện của cải 
 ( Cô Lê Thị Vân)
Câu 4: Tôn trọng kỉ luật là gì?
A.Là tự giác chấp hành những quy định chung. B. Là luôn tôn trọng sự thật.
C.Là biết coi trọng phẩm cách D. Là quan tâm mọi người.
 ( Cô Trịnh Thị Kiều)
Câu5: Việc làm nào sau đây không phải việc làm thể hiện tôn trọng kỉ luật?
A.Thường xuyên đi học đúng giờ.
B. Làm bài tập đầy đủ trước khi đến lớp.
C. Làm trực nhật xong đổ rác đúng nơi quy định .
D. Bị ốm, nghỉ học không cần viết giấy phép.
 (Cô Nguyễn Thị Chinh)
Câu 6: Biểu hiện nào sau đây thể hiện tôn trọng kỉ luật?
A. Đi học đúng giờ . B. Nói chuyện tự do trong giờ học.
C. Nghỉ học vô lí do D. Bỏ học đi chơi điện tử.	
 (Cô Lê Thị Vân)
Câu 7: Tích cực,tự giác trong hoạt động tập thể, hoạt động xã hội là
A.tham gia đầy đủ 
B.tham gia đầy đủ các hoạt động.
C.tham gia đầy đủ các hoạt động,hứng thú,nhiệt tình,làm tốt nhiệm vụ.
D.tham gia đầy đủ các hoạt động,hứng thú,nhiệt tình,làm tốt nhiệm vụ được giao, không cần ai nhắc nhở.
 (Cô Nguyễn Thị Chinh)
Câu 8: Việc làm nào sau đây thể hiện tính tích cực tự giác trong hoạt động tập thể, hoạt động xã hội:
A.Tham gia lao động cùng lớp. B. Không tham gia lao động.
C. Đi tắm biển. D. Ở nhà xem ti vi.
 (Cô Nguyễn Thị Yên)
Câu 9: Việc làm nào sau đây không thể hiện tính tích cực, tự giác trong hoạt động tập thể, hoạt động xã hội ?
A.Tham gia trại hè. B. Tham gia văn nghệ của lớp.
C. Tham gia dọn vệ sinh đường làng. D. Từ chối tham gia hoạt động chung.
 (Cô Trịnh Thị Kiều)
Câu 10: Lịch sự, tế nhị thể hiện:
Người có văn hóa. B. Người có chức quyền
Người giàu có. D. Người có nghề nghiệp.
 (Cô Nguyễn Thị Chinh)
Cầu 11: Biểu hiện nào sau đây không thể hiện lịch sự, tế nhị?
A.Nói nhẹ nhàng B. Nói dịu dàng
C. Nói nhỏ nhẹ D. Nói cục cằn.
 (Cô Trịnh Thị Kiều)
Câu 12: Hành vi nào sau đây thể hiện lịch sự, tế nhị?
Xô đẩy, chen lấn. B. Cười đùa khi thăm người ốm.
C.Quát mắng người khác. D. Biết lắng nghe.
 (Cô Nguyễn Thị Yên)
Câu 13: Học sinh phải nỗ lực học tập để trở thành 
con ngoan, trò giỏi. B. người có sức khỏe
C . người kém hiểu biết. D. người không có trình độ.	
 (Cô Lê Thị Vân)
Câu 14: Mục đích học tập nào sau đây là đúng đắn ?
A.Học để nhanh giàu hơn người khác.
B.Học để không thua kém bạn bè.
C.Học vì sự tiến bộ của bản thân và sự phát triển của đất nước.
D.Học vì danh dự của gia đình.
 (Cô Lê Thị Vân)
Câu15: Tự giác là gì?
A. Là chủ động làm việc không đợi ai nhắc nhở. 
 B. Là chủ động đi chơi không cần bạn đến rủ
 C.Là đợi mẹ nhắc nhở mới làm việc.
 D. Là chỉ làm việc khi có người sai khiến.
 (Cô Nguyễn Thị Yên)
Câu 16: Xác định đúng đắn mục đích học tập sẽ giúp chúng ta
A. thành công trong cuộc đời. B. biết yêu thương mọi người.
C. biết gần gũi với bạn bè. D. biết nhường nhịn mọi người . 
 ( Cô Trịnh Thị Kiều) 
B. Phần tự luận ( 6 điểm)
Câu 1: (3đ) Em cần biết ơn những ai? Vì sao em cần phải biết ơn những người đó? ( Cô Trịnh Thị Kiều)
Câu 2: ( 3đ) Hôm nay lớp 6A tổ chức đi tham quan rừng ngập mặn ven biển của xã nhà. Nhiều bạn thích thú và trầm trồ khen ngợi vẻ đẹp tự nhiên của rừng vẹt. Một số bạn đã lội xuống nước và vào rừng bẻ hoa, quả vẹt, thậm chí bẻ cả cành vẹt để chơi.
a. Em có nhận xét gì về việc làm của một số bạn ở lớp 6A trong tình huống trên?
b. Nếu là lớp trưởng em sẽ nói gì với các bạn? vì sao ?
 (Cả nhóm)
 *********************************
 V. Hướng dẫn chấm và biểu điểm:
A/ Phần trắc nghiệm ( 4đ)
*Tổng 16 câu:
* Đúng mỗi ý được 0,25điểm:
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
Đáp án
A
A
A
D
D
A
D
A
D
A
D
D
A
C
A
A
 B/ Phần tự luận: ( 6đ)
Câu 1: ( tổng 3 điểm, đúng mỗi ý được 1,5 điểm)
* ý 1: 
- Học sinh nêu được: cần phải biế ơn ông, bà, cha, mẹ, thầy ,cô giáo và những người đã giúp đỡ mình 
* ý 2:
-Vì những người đó là những người đã sinh thành, nuôi dưỡng và dạy dỗ em, giúp đỡ em khi em gặp khó khăn hoạn nạn 
Câu 2 ( tổng 3 điểm, đúng mỗi ý được 1,5 điểm)
Ý a: 
Hành vi của một số bạn ở lớp 6A là sai: cụ thể là các bạn đã hái hoa, bứt quả, bẻ cành vẹt : một việc làm chưa biết bảo vệ rừng ngập mặn 
Ý b :
Nếu là lớp trưởng, em sẽ nói với các bạn là: các bạn cẩn có ý thức bảo vệ tài nguyên rừng nói riêng và bảo vệ môi trường nói chung .Vì môi trường có vai trò rất quan trọng đối với cuộc sống của con người .
 **********************Hết*************************

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_hoc_ky_i_mon_giao_duc_cong_dan_lop_6.docx