Đề kiểm tra môn Giáo dục công dân Lớp 6 - Học kỳ I - Nguyễn Hữu Hùng
PHẦN I: Trắc nghiệm khách quan (4 điểm).
Câu 1: Việc làm nào dưới đây thể hiện tự chăm sóc sức khỏe ?
A. Có chế độ ăn uống, nghỉ ngơi, phòng bệnh hợp lí.
B. Khi ăn cơm, phải ăn vội vàng.
C. Sau khi đi ngoài nắng nên đi tắm ngay cho mát để hạ nhiệt.
D. Trời rất lạnh nhưng không mặc áo ấm.
Câu 2: Biểu hiện nào dưới đây chưa biết tự chăm sóc sức khỏe?
A. Vệ sinh cá nhân hàng ngày.
B. Khi thấy mệt mỏi phải đi khám chữa bệnh.
C. Thích ăn đồ tái sống và dùng các chất kích thích.
D. Thường xuyên luyện tập thể dục, thể thao.
Câu 3: Biểu hiện nào sau đây trái với tính siêng năng, kiên trì?
A. Làm việc thường xuyên, đều đặn .
B. Hay trốn tránh công việc, ỷ lại vào người khác.
C. Miệt mài trong công việc.
D. Phấn đấu đạt mục tiêu trong học tập.
Câu 4: Việc làm nào sau đây thể hiện tính siêng năng, kiên trì?
A. Đùn đẩy công việc cho người khác.
B. Hay lần lữa, trốn tránh công việc.
C. Làm được đến đâu hay đến đó.
D. Học và làm bài tập đầy đủ.
Câu 5: Tiết kiệm là
A. biết sử dụng của cải, tiền bạc một cách hạn chế quá đáng, dưới mức cần thiết.
B. biết sử dụng một cách hợp lí, đúng mức của cải vật chất, thời gian và sức lực của mình và người khác.
C. tiêu phí của cải vật chất, thời gian, sức lực quá mức cần thiết.
D. biết sử dụng của cải, thời gian, sức lực vào những việc mình thích.
Câu 6: Ý kiến nào dưới đây thể hiện tính tiết kiệm?
A. Chỉ những gia đình khó khăn về kinh tế mới cần tiết kiệm.
B. Con cái không cần có ý thức tiết kiệm, đó là việc của bố, mẹ.
C. Tiết kiệm làm hạn chế sự quan tâm về vật chất của mình với mọi người xung quanh.
D. Tiết kiệm thể hiện sự quí trọng kết quả lao động của mình và xã hội.
Câu 7: Lễ độ là
A. cách nói chuyện khác nhau của mỗi người trong giao tiếp.
B. cách cư xử riêng biệt của mỗi người trong khi giao tiếp với người khác .
C. cách cư xử thiếu lịch sự trong khi giao tiếp với người khác .
D. cách cư xử đúng mực của mỗi người trong khi giao tiếp với người khác .
Câu 8: Biểu hiện nào dưới đây thể hiện tính lễ độ ?
A. Nói trống không .
B. Ngắt lời người khác .
C. Gọi dạ, bảo vâng .
D. Mất trật tự nơi công cộng .
Câu 9: Việc làm nào sau đây thể hiện sự tôn trọng kỷ luật?
A. Nói chuyện riêng trong giờ học.
B. Đi học đầy đủ, đúng giờ.
C. Viết, vẽ bậy lên bàn ghế.
D. Trao đổi bài trong giờ kiểm tra.
NV2 – NHÓM1- NGỌC LẶC 1 TT Họ và tên học viên Email 1 Nguyễn Hữu Hùng nguyenhung.qt.nl@gmail.com 0985.838.756 2 Phạm Thị Hương phamhuongm1982@gmail.com 3 Nguyễn Văn Ngọc nguyenngoc1080@gmail.com 0942096636 4 Nguyễn Thị Thảo ngochuynh820@gmail.com 0914334083 5 Mai Thị Hằng KIỂM TRA 1 TIẾT Môn Giáo Dục Công Dân Lớp 6 – Học kì I I. MỤC TIÊU: 1.Kiến thức: - Nêu được cách tự chăm sóc sức khỏe và nhận biết được biểu hiện chưa biết chăm sóc sức khỏe. - Nêu được các biểu hiện của siêng năng kiên trì, phân biệt được siêng năng, kiên trì với lười biếng, hay nản lòng; ý nghĩa của siêng năng, kiên trì. - Hiểu được thế nào là tiết kiệm, ý nghĩa của tiết kiệm. - Hiểu thế nào là lễ độ và biểu hiện của lễ độ. - Nêu được các biểu hiện tôn trọng kỉ luật, phân biệt được các hành tôn trọng kỷ luật và chưa tôn trọng kỉ luật; Vận dụng kiến thức để giải quyết các vấn đề trong cuộc sống. - Kể được các biểu hiệncủa biết ơn, ý nghĩa của lòng biết ơn. - Nêu được các biểu hiện của sống chan hòa với mọi người và nhận biết các biểu hiện chưa biết sống chan hòa. - Nêu được những hành vi, việc làm yêu thiên nhiên, sống hòa hợp với thiên nhiên. 2.Kỹ năng: - Biết nhận xét, đánh giá hành vi tự chăm sóc sức khỏe và rèn luyện thân thể của bản thân và người khác; biết đặt kế hoạch tự chăm sóc sức khỏe cho bản thân. - Tự đánh giá được hành vi siêng năng kiên trì của bản thân và người khác. - Biết nhận xét, đánh giá việc sử dụng của cải vật chất, tiền bạc, thời gian của mình và người khác. - Biết đưa ra cách ứng xử phù hợp khi giao tiếp với người khác. - Tự đánh giá được ý thức tôn trọng kỷ luật của bản thân và bạn bè. - Biết nhận xét, đánh giá sự biết ơn ông bà, cha mẹ, thầy cô giáo. - Biết cách sống hòa hợp với thiên nhiên, bảo vệ thiên nhiên và tham gia các hoạt động tuyên truyền, vận động mọi người bảo vệ thiên nhiên. - Biết sống chan hòa với bạn bè và mọi người xung quanh. 3. Thái độ: - Có ý thức tự chăm sóc sức khỏe và rèn luyện thân thể. - Quý trọng người siêng năng, kiên trì; không đồng tình với những biểu hiện của sự lười biếng, hay nản lòng. - Ưa thích lối sống tiết kiệm, không thích lối sống xa hoa, lãng phí. - Đồng tình,ủng hộ các hành vi cư xử lễ độ với mọi người. - Tôn trọng kỉ luật và tôn trọng những người biết chấp hành tốt kỉ luật. - Quý trọng những người đã quan tâm, giúp đỡ mình; trân trọng, ủng hộ những hành vi thể hiện lòng biết ơn. - Yêu thiên nhiên, tích cực bảo vệ thiên nhiên; - Yêu thích lối sống vui vẻ, cởi mở, chan hòa với mọi người II. HÌNH THỨC ĐỀ KIỂM TRA: - Kết hợp giữa trắc nghiệm khách quan và tự luận. III. MA TRẬN: Cấp độ Chủ đề Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao Cộng TNKQ TL TNKQ TL TL TL 1. Tự chăm sóc, rèn luyện thân thể Nêu được các việc làm biết tự chăm sóc sức khỏe, chưa biết tự chăm sóc sức khỏe . Số câu Số điểm Tỉ lệ( %) 2 0. 5 5% 2 0. 5 5% 2 .Siêng năng, kiên trì. Nêu được biểu hiện của siêng năng kiên trì, trái với siêng năng, kiên trì Phân biệt được biểu hiện siêng năng, kiên trì, ý nghĩa của siêng năng, kiên trì. Số câu Số điểm Tỉ lệ( %) 2 0.5 5% 1 3 30% 3 3.5 35% 3. Tiết kiệm Xác định được thế nào là tiết kiệm, xác định được ý nghĩa của tiết kiệm Số câu Số điểm Tỉ lệ( %) 2 0.5 5% 2 0.5 5% 4. Lễ độ Nhận biết được các biểu hiện của lễ độ Xác định được thế nào là lễ độ Số câu Số điểm Tỉ lệ( %) 1 0.25 2.5% 1 0.25 2,5% 1 0.5 5% 5. Tôn trọng kỉ luật. Nêu được hành vi tôn trọng kỉ luật và thiếu tôn trọng kỉ luật. Nhận xét, đánh giá được hành vi, việc làm của người khác trong việc chấp hành sự phân công của tập thể Đưa ra được cách ứng xử của bản thân theo hướng tích cực, thể hiện việc tuân thủ kỷ luật và vận động mọi người cùng tuân thủ kỷ luật. Số câu Số điểm Tỉ lệ( %) 2 0.5 5% 0.5 2 30% 0.5 1 10% 3 3.5 35% 6. Biết ơn Kể được các biểu hiện của biết ơn Xác định được biểu hiện của biết ơn Số câu Số điểm Tỉ lệ( %) 1 0.25 2.5% 1 0.25 2.5% 2 0.5 5% 7. Yêu thiên nhiên, sống hòa hợp với thiên nhiên Nêu được các biểu hiện yêu thiên nhiên và chưa yêu thiện nhiên Số câu Số điểm Tỉ lệ( %) 2 0.5 2.5% 2 0.5 5% 8. Sống chan hòa với mọi người Nêu được các biểu hiện của sống chan hòa và chưa biết sống chan hòa Số câu Số điểm Tỉ lệ( %) 2 0.5 2.5% 2 0.5 5% Tổng số câu 12 0 4 1 0.75 0.25 18 Tổng điểm 3 0 1 3 2 1 10 Tỉ lệ (%) 30% 0 10% 30% 20% 10% 100% IV. ĐỀ BÀI: PHẦN I: Trắc nghiệm khách quan (4 điểm). Câu 1: Việc làm nào dưới đây thể hiện tự chăm sóc sức khỏe ? A. Có chế độ ăn uống, nghỉ ngơi, phòng bệnh hợp lí. B. Khi ăn cơm, phải ăn vội vàng. C. Sau khi đi ngoài nắng nên đi tắm ngay cho mát để hạ nhiệt. D. Trời rất lạnh nhưng không mặc áo ấm. Câu 2: Biểu hiện nào dưới đây chưa biết tự chăm sóc sức khỏe? A. Vệ sinh cá nhân hàng ngày. B. Khi thấy mệt mỏi phải đi khám chữa bệnh. C. Thích ăn đồ tái sống và dùng các chất kích thích. D. Thường xuyên luyện tập thể dục, thể thao. Câu 3: Biểu hiện nào sau đây trái với tính siêng năng, kiên trì? A. Làm việc thường xuyên, đều đặn . B. Hay trốn tránh công việc, ỷ lại vào người khác. C. Miệt mài trong công việc. D. Phấn đấu đạt mục tiêu trong học tập. Câu 4: Việc làm nào sau đây thể hiện tính siêng năng, kiên trì? A. Đùn đẩy công việc cho người khác. B. Hay lần lữa, trốn tránh công việc. C. Làm được đến đâu hay đến đó. D. Học và làm bài tập đầy đủ. Câu 5: Tiết kiệm là A. biết sử dụng của cải, tiền bạc một cách hạn chế quá đáng, dưới mức cần thiết. B. biết sử dụng một cách hợp lí, đúng mức của cải vật chất, thời gian và sức lực của mình và người khác. C. tiêu phí của cải vật chất, thời gian, sức lực quá mức cần thiết. D. biết sử dụng của cải, thời gian, sức lực vào những việc mình thích. Câu 6: Ý kiến nào dưới đây thể hiện tính tiết kiệm? A. Chỉ những gia đình khó khăn về kinh tế mới cần tiết kiệm. B. Con cái không cần có ý thức tiết kiệm, đó là việc của bố, mẹ. C. Tiết kiệm làm hạn chế sự quan tâm về vật chất của mình với mọi người xung quanh. D. Tiết kiệm thể hiện sự quí trọng kết quả lao động của mình và xã hội. Câu 7: Lễ độ là A. cách nói chuyện khác nhau của mỗi người trong giao tiếp. B. cách cư xử riêng biệt của mỗi người trong khi giao tiếp với người khác . C. cách cư xử thiếu lịch sự trong khi giao tiếp với người khác . D. cách cư xử đúng mực của mỗi người trong khi giao tiếp với người khác . Câu 8: Biểu hiện nào dưới đây thể hiện tính lễ độ ? A. Nói trống không . B. Ngắt lời người khác . C. Gọi dạ, bảo vâng . D. Mất trật tự nơi công cộng . Câu 9: Việc làm nào sau đây thể hiện sự tôn trọng kỷ luật? A. Nói chuyện riêng trong giờ học. B. Đi học đầy đủ, đúng giờ. C. Viết, vẽ bậy lên bàn ghế. D. Trao đổi bài trong giờ kiểm tra. Câu10: Hành vi nào sau đây không tôn trọng kỷ luật? A. Đổ rác đúng nơi quy định. B. Học và làm bài tập đầy đủ. C. Nghỉ học không viết giấy phép. D. Giữ trật tự nơi công cộng. Câu 11. Hành vi nào sau đây thể hiện sống chan hòa với mọi người ? A. Không bao giờ góp ý cho ai vì sợ mất lòng . B. Chia sẻ, cởi mở với bạn bè và mọi người. C. Không tham gia các hoạt động của lớp. D. Bắt nạt các bạn nhỏ. Câu 12: Việc làm nào sau đây thể hiện lòng biết ơn? A. Kính trọng, hiếu thảo với cha mẹ, ông bà. B. Thiếu lễ phép với thầy cô giáo. C. Không tham gia các hoạt động đền ơn đáp nghĩa. D. Lười biếng trong học tập và không giúp đỡ gia đình. Câu 13: Biểu hiện nào sau đây trái với sống chan hòa? A. Sống vui vẻ, cởi mở với mọi người. B. Tích cực tham gia các hoạt động của lớp. C. Sống khép kín, không giao tiếp với người khác. D. Giúp đỡ những người gặp hoàn cảnh khó khăn. Câu 14: Lòng biết ơn tạo nên A. mối quan hệ tốt đẹp giữa người với người. B. cầu nối giữa người nghèo và người giàu. C. mối quan hệ hiểu biết giữa người này với người khác. D. mối quan hệ giữa người già với người trẻ. Câu 15. Hành vi nào dưới thể hiện yêu thiên nhiên, sống hòa hợp với thiên nhiên? A. Thích tắm nước mưa ở ngoài trời. B. Rủ nhau đi hái lộc đầu năm để cầu may. C. Đi tham quan dã ngoại phải hái cành cây và hoa về để thưởng thức vẻ đẹp. D. Chăm sóc cây và hoa trong công viên. Câu 16: Biểu hiện nào sau đây không thể hiện tình yêu thiên nhiên? A. Chặt phá rừng bừa bãi. B. Chăm sóc cây xanh trong khuôn viên. C. Bảo vệ và tiết kiệm nguồn nước sạch. D. Khai thác rừng có kế hoạch. PHẦN II: Tự luận (6 điểm). Câu 1( 3,0 điểm): Thế nào là siêng năng, kiên trì? Nêu những biểu hiện trái với siêng năng, kiên trì? Ý nghĩa của siêng năng, kiên trì? Câu 2 (3,0 điểm): Tình huống: Để chuẩn bị cho buổi sinh hoạt ngoại khóa về chủ đề “Bảo vệ môi trường”, ban cán sự lớp phân công cho mỗi tổ chuẩn bị một bài hùng biện về vấn đề này. Tổ 1 phân công cho N xây dựng nội dung để các bạn khác góp ý kiến, hoàn thiện. Đã đến ngày tổ chức nhưng N vẫn chưa thực hiện. Kết quả là tổ 1 không chuẩn bị kịp bài hùng biện nên bị điểm kém và bị phê bình. Em có nhận xét gì về việc làm của N và các bạn tổ 1? Em hãy đưa ra cách giải quyết giúp N và các bạn tổ 1? V. HƯỚNG DẪN CHẤM VÀ ĐÁP ÁN 1. Trắc nghiệm khách quan (4,0 điểm). - Mỗi câu trả lời đúng cho 0,25 điểm: Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 Đáp án A C B D B D D C B C B A C A D A 2. Tự luận (6,0 điểm): Câu Ý Nội dung Điểm Câu 1 (3 điểm) - Siêng năng thể hiện ở sự cần cù, tự giác, miệt mài trong công việc, làm việc một cách thường xuyên, đều đặn, không tiếc công sức. - Kiên trì là quyết tâm làm đến cùng, không bỏ dở giữa chừng mặc dù có khó khăn, gian khổ hoặc trở ngại. - Trái với siêng năng, kiên trì là: Trái với siêng năng là lười biếng, không muốn làm việc, hay lần lữa, trốn tránh công việc, ỷ lại vào người khác; trái với kiên trì hay nản lòng, chóng chán, làm được đến đâu hay đến đó, không quyết tâm và thường không đạt được mục đích. - Ý nghĩa của siêng năng, kiên trì: Siêng năng, kiên trì giúp con người thành công trong công việc, trong cuộc sống. 0,5 0,5 1,0 1,0 Câu 2 (3 điểm) Yêu cầu học sinh trình bày được: - N và các bạn tổ 1 không chấp hành sự phân công của tập thể lớp, như vậy là thiếu ý thức tôn trọng kỉ luật. - N nên viết thành sườn ý rồi đưa ra để các bạn góp ý kiến hoàn thiện bài hùng biện. - Nếu vì lí do nào đó mà N không viết được thì phải báo lại với tổ để cử bạn khác viết bài. - Đây là nhiệm vụ chung của cả tổ vì vậy mỗi thành viên trong tổ đều phải chịu trách nhiệm hoàn thành nhiệm vụ. Như thế mới thể hiện ý thức tôn trọng kỉ luật. 1,0 1,0 0,5 0,5
Tài liệu đính kèm:
- de_kiem_tra_mon_giao_duc_cong_dan_lop_6_hoc_ky_i_nguyen_huu.doc