Đề kiểm tra một tiết môn Vật ký Lớp 9 - Học kỳ II - Năm học 2019-2020 - Đào Trần Thanh Thúy (có đáp án)
I. TRẮC NGHIỆM: (5,0 điểm)
Em hãy chọn phương án trả lời đúng rồi ghi kết quả vào giấy bài làm. Ví dụ: Câu 1 chọn ý B đúng thì ghi 1B, câu 2 chọn ý C đúng thì ghi 2C. Trả lời đúng mỗi câu được 0,5 điểm.
Câu 1: Máy biến thế có tác dụng gì?
A. Làm thay đổi vị trí của máy. B. Giữ cho hiệu điện thế ổn định.
C. Làm tăng hoặc giảm hiệu điện thế. D. Giữ cho cường độ dòng điện ổn định.
Câu 2: Tác dụng từ của dòng điện thay đổi như thế nào khi dòng điện đổi chiều?
A. Lực từ đổi chiều. B. Tác dụng từ giảm đi.
C. Không còn tác dụng từ. D. Tác dụng từ mạnh lên.
Câu 3: Trong máy phát điện xoay chiều, rôto hoạt động như thế nào khi máy làm việc?
A. Luôn đứng yên. B. Luân phiên đổi chiều quay.
C. Chuyển động đi lại như con thoi. D. Luôn quay tròn quanh một trục theo một chiều.
Câu 4: Dòng điện xoay chiều có hiệu điện thế và cường độ dòng điện luôn thay đổi theo thời gian. Vậy ampe kế xoay chiều chỉ giá trị nào của cường độ dòng điện xoay chiều khi đo?
A. Giá trị cực đại. B. Giá trị cực tiểu.
C. Giá trị hiệu dụng. D. Giá trị trung bình.
Câu 5: Trong máy phát điện xoay chiều phải có những bộ phận chính nào?
A. Cuộn dây và lõi sắt.
B. Cuộn dây và nam châm.
C. Nam châm điện và sợi dây dẫn nối với nam châm điện.
D. Nam châm vĩnh cửu và sợi dây dẫn nối hai cực của nam châm.
Câu 6: Một máy biến thế có số vòng cuộn sơ cấp 100 vòng và cuộn thứ cấp 10 vòng, nếu đặt hiệu điện thế xoay chiều 20V vào sơ cấp thì hiệu điện thế giữa hai đầu cuộn thứ cấp có giá trị bao nhiêu?
A. 200V B. 2V C. 30V D. 0V
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT VẬT LÍ 9 – HỌC KÌ II: Tên chủ đề Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Cộng TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL 1.Cảm ứng điện từ a) ĐK xuất hiện DĐ cảm ứng b) Máy phát điện. Sơ lược về DĐXC c) Máy biến áp. Truyền tải điện năng đi xa 1. Nêu được nguyên tắc cấu tạo của máy phát điện xoay chiều có khung dây quay hoặc có nam châm quay. 2. Nêu được các tác dụng của dòng điện xoay chiều. 3. Nêu được nguyên tắc cấu tạo của máy biến áp. 4. Nêu được các số chỉ của ampe kế và vôn kế xoay chiều cho biết giá trị hiệu dụng của cường độ dòng điện và của điện áp xoay chiều. 5. Nêu được công suất hao phí trên đường dây tải điện tỉ lệ nghịch với bình phương của điện áp hiệu dụng đặt vào hai đầu dây dẫn. 7. Vận dụng được công thức . Số câu hỏi 4(C3.1; C2.2; C1.3;C1.5) 1(C3.1) 1(C4.4) 1(C5.2) 1(C7.6) 8 Số điểm 2đ 2đ 0,5đ 1,5 đ 0,5 đ 6,5 đ(65%) 2. Khóc x¹ ¸nh s¸ng a) HiÖn tîng KX AS b)¶nh t¹o bëi TKHT, TKPK 8.Nhận biết được thấu kính hội tụ. 9. Nhận biết được thấu kính phân kì. 10. Nêu được các đặc điểm về ảnh của một vật tạo bởi thấu kính hội tụ. 11. Mô tả được đường truyền của các tia sáng đặc biệt qua thấu kính phân kì. 12. Dựng được ảnh của một vật tạo bởi thấu kính hội tụ bằng cách sử dụng các tia đặc biệt. Số câu hỏi 2(C8.9;C9.8) 2(C11.7; C10.10) 1(C12.3) 5 Số điểm 1đ 1đ 1,5đ 3,5đ (35%) TS câu 7 4 2 13 TS điểm 5,0 3,0 2,0 10,0 (100%) Trường THCS Chu Văn An ĐỀ KIỂM TRA MỘT TIẾT - HỌC KÌ II Môn: Vật lí 9 Năm học: 2019 – 2020 Thời gian: 45 phút (Không kể thời gian phát đề) ĐỀ BÀI: I. TRẮC NGHIỆM: (5,0 điểm) Em hãy chọn phương án trả lời đúng rồi ghi kết quả vào giấy bài làm. Ví dụ: Câu 1 chọn ý B đúng thì ghi 1B, câu 2 chọn ý C đúng thì ghi 2C... Trả lời đúng mỗi câu được 0,5 điểm. Câu 1: Máy biến thế có tác dụng gì? A. Làm thay đổi vị trí của máy. B. Giữ cho hiệu điện thế ổn định. C. Làm tăng hoặc giảm hiệu điện thế. D. Giữ cho cường độ dòng điện ổn định. Câu 2: Tác dụng từ của dòng điện thay đổi như thế nào khi dòng điện đổi chiều? A. Lực từ đổi chiều. B. Tác dụng từ giảm đi. C. Không còn tác dụng từ. D. Tác dụng từ mạnh lên. Câu 3: Trong máy phát điện xoay chiều, rôto hoạt động như thế nào khi máy làm việc? Luôn đứng yên. B. Luân phiên đổi chiều quay. C. Chuyển động đi lại như con thoi. D. Luôn quay tròn quanh một trục theo một chiều. Câu 4: Dòng điện xoay chiều có hiệu điện thế và cường độ dòng điện luôn thay đổi theo thời gian. Vậy ampe kế xoay chiều chỉ giá trị nào của cường độ dòng điện xoay chiều khi đo? A. Giá trị cực đại. B. Giá trị cực tiểu. C. Giá trị hiệu dụng. D. Giá trị trung bình. Câu 5: Trong máy phát điện xoay chiều phải có những bộ phận chính nào? A. Cuộn dây và lõi sắt. B. Cuộn dây và nam châm. C. Nam châm điện và sợi dây dẫn nối với nam châm điện. D. Nam châm vĩnh cửu và sợi dây dẫn nối hai cực của nam châm. Câu 6: Một máy biến thế có số vòng cuộn sơ cấp 100 vòng và cuộn thứ cấp 10 vòng, nếu đặt hiệu điện thế xoay chiều 20V vào sơ cấp thì hiệu điện thế giữa hai đầu cuộn thứ cấp có giá trị bao nhiêu? A. 200V B. 2V C. 30V D. 0V Câu 7: Đối với thấu kính phân kỳ. Khi chiếu tia tới song song trục chính thì tia ló có đặc điểm nào sau đây? A. Tia ló qua tiêu điểm. B. Tia ló kéo dài qua tiêu điểm. C. Tia ló song song với trục chính. D. Tia ló truyền thẳng theo phương tia tới. Câu 8: Thấu kính phân kì là thấu kính: A. được tạo bởi hai mặt cong. B. có phần giữa mỏng hơn phần rìa. C. có phần giữa dày hơn phần rìa. D. được tạo bởi một mặt phẳng và một mặt cong. Câu 9: Thấu kính hội tụ có đặc điểm và tác dụng nào dưới đây? A. Có phần giữa mỏng hơn phần rìa và cho phép thu được ảnh của Mặt Trời. B. Có phần giữa dày hơn phần rìa và cho phép thu được hình ảnh của Mặt Trời. C. Có phần giữa mỏng hơn phần rìa và không cho phép thu được ảnh của Mặt Trời. D. Có phần giữa dày hơn phần rìa và không cho phép thu được hình ảnh của Mặt Trời. Câu 10: Đặt một vật sáng AB vuông góc với trục chính của một thấu kính hội tụ có tiêu cự f=15cm, A nằm trên trục chính cách thấu kính 10cm. Ảnh của AB tạo bởi thấu kính có đặc điểm gì? A. Ảnh ảo, cùng chiều, bé hơn vật. B. Ảnh ảo, cùng chiều, lớn hơn vật. C. Ảnh thật, ngược chiều, lớn hơn vật. D. Ảnh thật, ngược chiều, bé hơn vật. II. TỰ LUẬN: (5,0 điểm) Câu 1 (2,0 điểm): Nêu các tác dụng của dòng điện xoay chiều. Mỗi tác dụng lấy một ví dụ minh họa. Trong các tác dụng của dòng điện xoay chiều đó tác dụng nào không phụ thuộc vào chiều dòng điện? Câu 2 (1,5 điểm): Công suất hao phí trên đường dây truyền tải điện phụ thuộc vào những yếu tố nào? Viết biểu thức tính công suất hao phí. Để làm giảm hao phí trên đường dây truyền tải vì sao người ta thường tăng hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây truyền tải? Câu 3(1,5 điểm): Cho vật AB đặt vuông góc với trục chính có A nằm trên trục chính của thấu kính hội tụ có tiêu cự f = 12 cm, AB cách thấu kính 36cm. a. Vẽ ảnh A’B’ của AB qua thấu kính, nêu đặc điểm ảnh của AB qua thấu kính. b. Tính khoảng cách từ ảnh A’B’ đến thấu kính. c. Muốn ảnh bằng vật ta di chuyển vật AB lại gần hay ra xa thấu kính bao nhiêu cm? -------------------Hết---------------- Học sinh làm bài trên giấy kiểm tra, không làm bài trên đề thi này ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM: I. TRẮC NGHIỆM: (5,0 điểm) Học sinh trả lời đúng mỗi câu được 0,5 điểm Câu 1 Câu 2 Câu 3 Câu 4 Câu 5 Câu 6 Câu 7 Câu 8 Câu 9 Câu 10 C A D C B B B B B C II. TỰ LUẬN: (5,0 điểm) Câu 1 (2,0 điểm): * Các tác dụng của dòng điện xoay chiều: - Tác dụng nhiệt: Dòng điện đi qua ấm nước điện làm ấm nóng lên. (0,25 điểm) - Tác dụng phát sáng: Dòng điện xoay chiều làm sáng bóng đèn bút thử điện. (0,25 điểm) - Tác dụng từ: Dòng điện xoay chiều đi qua cuộn dây làm cuộn dây trở thành nam châm điện, hút được các vật bằng sắt, thép. (0,25 điểm) - Tác dụng hóa học: Dòng điện đi qua dung dịch muối làm điện phân dung dịch nhưng chỉ trong thời gian ngắn dòng điện đổi chiều nên ta không quan sát được kim loại bám vào cực âm như dòng điện xoay chiều. (0,25 điểm) - Tác dụng sinh lí: Dòng điện xoay chiều khi đi qua cơ thể con người gây giật điện, co giật cơ, thậm chí gây chết người. (0,25 điểm) * Trong các tác dụng của dòng điện xoay chiều tác dụng nhiệt, tác dụng sinh lí không phụ thuộc vào chiều dòng điện. (0,75 điểm) Câu 2: (1,5 điểm) - Công suất hao phí điện năng trên đường dây truyền tải tỉ lệ thuận với bình phương công suất công suất truyền tải điện, với điện trở của dây dẫn và tỉ lệ nghịch với bình phương của điện áp hiệu dụng đặt vào hai đầu dây truyền tải. (0,5 điểm) - Công thức tính công suất hao phí: (0,5 điểm) -Để làm giảm hao phí điện năng trên đường dây truyền tải người ta thường tăng hiệu điện thế truyền tải vì: Dễ thực hiện, hao phí giảm nhiều hơn. Nếu giảm điện trở hao phí gảm ít, khó thực hiện (Khó kéo dây, dây dẫn to nặng tốn kém nhiều), hao phí giảm ít . (0,5 điểm) Câu 3: (1,5 điểm) a.Vẽ đúng hình (0,25 điểm) Đặc điểm của ảnh: là ảnh thật, ảnh ngược chiều với vật, ảnh bé hơn vật. (0,25 điểm) b. ∆OAB ~ ∆OA’B’ (g,g) => (1) ∆F’OI ∆F’A’B’ (g,g) => (2) (0,25 điểm) HCN ABIO => AB = OI (3) Từ (1),(2),(3) => (4) ó ó OA’ = 18cm (0,25 điểm) c. Để ảnh thật bằng vật thì: OA = OA’ = 2.f = 2.12 = 24 cm (0,25 điểm) 24cm < 36cm phải di chuyển lại gần TKHT: 36 – 24 = 12 cm (0,25 điểm) Người ra đề Tổ trưởng Duyệt của chuyên môn Đào Trần Thanh Thủy Nguyễn Thị Hồng Tươi
Tài liệu đính kèm:
- de_kiem_tra_mot_tiet_mon_vat_ky_lop_9_hoc_ky_ii_nam_hoc_2019.docx