Đề thi chọn học sinh giỏi cấp trường lần 1 môn Sinh học Lớp 7 - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Xuân Sơn (Có đáp án)

Đề thi chọn học sinh giỏi cấp trường lần 1 môn Sinh học Lớp 7 - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Xuân Sơn (Có đáp án)

Câu 1: (4.5đ) So sánh Động vật nguyên sinh và Ruột khoang

Câu 2 : (3,0 đ)

 a) Trong ngành động vật nguyên sinh loài nào có hình thức dinh dưỡng tự dưỡng ? Nhờ đâu chúng có hình thức dinh dưỡng đó ?

 b) Em hiểu như thế nào về hiện tượng kết bào xác và có ý nghĩa của hiện tượng đó ở động vật nguyên sinh ?

 

doc 3 trang Hoàng Giang 31/05/2022 3180
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi chọn học sinh giỏi cấp trường lần 1 môn Sinh học Lớp 7 - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Xuân Sơn (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 PHÒNG GD&ĐT ĐÔ LƯƠNG ĐỀ THI CHỌN HSG CẤP TRƯỜNG LẦN 1 MÔN SINH 7 
 TRƯỜNG THCS XUÂN SƠN NĂM HỌC 2019-2020
 (Thời gian: 120 phút)
Câu 1: (4.5đ) So sánh Động vật nguyên sinh và Ruột khoang
Câu 2 : (3,0 đ)
	a) Trong ngành động vật nguyên sinh loài nào có hình thức dinh dưỡng tự dưỡng ? Nhờ đâu chúng có hình thức dinh dưỡng đó ? 
	b) Em hiểu như thế nào về hiện tượng kết bào xác và có ý nghĩa của hiện tượng đó ở động vật nguyên sinh ? 
Câu 3: (4.0 điểm) Cho biết sự thích nghi của Giun dẹp với lối sống kí sinh?
Câu 4: (4,0 điểm) 
1. Trai tự vệ bằng cách nào? Cấu tạo nào của Trai đảm bảo cho cách tự vệ đó hiệu quả?
2. Vì sao xếp Mực bơi nhanh cùng ngành với Ốc sên bò chậm chạp?
Câu 5: (4.5 điểm)
1.Tập tính của Ốc sên ? Ý nghĩa ?
2. Nêu ý nghĩa của các giai đoạn:
- Trứng phát triển thành ấu trùng trong mang trai mẹ?
- Giai đoạn ấu trùng bám vào da và mang cá?
ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM HSG CẤP TRƯỜNG LẦN 1 MÔN SINH HỌC 7
Câu 1: (4.5đ)
*Giống: (2đ) – Đều sống ở môi trường nước, sống tự do hay sống thành tập đoàn. 
- Sống bám hay bơi lội, đều sinh sản vô tính hay hữu tính.
*Khác: (2,5đ- mỗi ý đúng 0,5 điểm)
ĐVNS
Ruột Khoang
- Cơ thể đơn bào.
- Di chuyển bằng chân giả, roi bơi hay lông bơi.
- Lấy thức ăn, tiêu hóa thức ăn và thải bã bằng không bào tiêu hóa và không bào co bóp 
- Tự vệ: Hình thành bào xác.
- Sinh sản: Vô tính bằng phân đôi hoặc hữu tính bằng tiếp hợp.
- Cơ thể đa bào.
- Di chuyển bằng các tua và sự co rút của cơ thể.
- Lấy thức ăn, tiêu hóa thức ăn và thải bã bằng lỗ miệng, hầu, khoang tiêu hóa
- Tự vệ : Nhờ TB gai hay bộ xương đá vôi.
- Sinh sản: Vô tính bằng cách mọc chồi hay hữu tính bằng cách hình thành giao tử.
Câu 2: (3,0đ)
a) Trong ngành động vật nguyên sinh: loài có hình thức dinh dưỡng tự dưỡng: trùng roi xanh. (0,5 đ)
- Nhờ đặc điểm cấu tạo có chứa hạt diệp lục, nên nó tự tổng hợp chất hữu cơ nuôi sống bản thân. (0,5 đ)
b) Khi gặp điều kiện bất lợi một số động vật nguyên sinh thoát bớt nước thừa, thu nhỏ cơ thể và hình thành vỏ bọc ngoài gọi là kết bào xác. (1,5 đ)
 Điều này giúp trao đổi chất ở cơ thể giảm xuống mức thấp nhất để duy trì sự sống cho thích hợp với điều kiện khắc nghiệt của môi trường. (1,5 đ)
Câu 3: (4.0 điểm) Sự thích nghi của Giun dẹp với lối sống kí sinh:
- Các đại diện Sán lông sống tự do nếu có cơ hội chuyển sang sống kí sinh cơ thể nó biến đổi cấu tạo mắt tiêu giảm nhưng cơ quan sinh sản lại phát triển. (1đ)
- Một số sán đơn chủ kí sinh ở ếch nhái, bò sát còn duy trì mắt, giác bám, móc bám phát triển nhưng chúng không trao đổi vật chủ, sán lá song chủ trao đổi vật chủ. (1đ)
- Sán dây: Đầu Sán chỉ là cơ quan bám rất chắc vào vật chủ, Một số còn tăng cường một số vòng sắc nhọn. (1đ)
- Một số sán dây thích nghi hơn ruột tiêu giảm hoàn toàn, dinh dưỡng nhờ thấm thức ăn hòa tan qua thành cơ thể. (1đ)
Câu 4: (4,0 điểm) 
1.- Trai tự vệ bằng cách co chân, khép chặt vỏ để bảo vệ phần mềm bên trong. (1đ)
 - Nhờ vỏ trai có cấu tạo vừa rắn chắc, vừa có khả năng đóng mở chủ động giúp trai tự vệ tốt (1đ)
2. Tuy di chuyển nhanh chậm khác nhau, nhưng hai đại diện trên đều thuộc nghành Thân mềm vì đều có các đặc điểm chung của ngành: 
+ Thân mềm, không phân đốt. (0,5đ)
+ Có vỏ đá vôi bảo vệ cơ thể. (0,5đ)
+ Có khoang áo phát triển. (0,5đ)
+ Có hệ thần kinh phân hóa. (0,5đ)
Câu 5: (4.5 điểm)
1. - Tập tính đào lỗ đẻ trứng (1đ)
 -Ý nghĩa : Đào lỗ đẻ trứng giúp Ốc sên bảo quản trứng tốt hơn, đảm bảo tỉ lệ sống sót và điều kiện để phát triển tốt (1đ)
2. - Trứng phát triển thành ấu trùng trong mang trai mẹ: Giúp ấu trùng có đầy đủ dưỡng chất để phát triển hoàn hảo và đồng thời cũng được bảo vệ tốt nhất.(1đ)
- Giai đoạn ấu trùng bám vào da và mang cá: Sau một thời gian phát triển trong mang trai mẹ, ấu trùng theo dòng nước rơi xuống đáy bám vào mang và da cá, sống kí sinh ở đó cho đến khi có khả năng độc lập mới rời khỏi vật chủ trở thành con trưởng thành, để giúp chúng có nguồn sống dồi dào hơn và được phát tán xa hơn.(1,5đ)

Tài liệu đính kèm:

  • docde_thi_chon_hoc_sinh_gioi_cap_truong_lan_1_mon_sinh_hoc_lop.doc