Đề thi môn Hóa học Lớp 9 - Đề kiểm tra đội tuyển ôn thi học sinh giỏi cấp tỉnh - Bài số 02 - Năm học 2020-2021
(Đề thi có 04 trang)
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN ( 10 điểm)
Câu 1: Dung dịch NaOH phản ứng với tất cả các chất trong dãy nào sau đây?
A. Fe(OH)3, BaCl2, CuO, HNO3. B. H2SO4, SO2, CO2, FeCl2.
C. HNO3, HCl, CuSO4, KNO3. D. Al, MgO, H3PO4, BaCl2.
Câu 2: Khi cho sắt tác dụng với dung dịch AgNO3 dư thì thu được muối sắt là:
A. Fe(NO3)3 và AgNO3. B. Fe(NO3)3.
C. Fe(NO3)3 và Fe(NO3)2. D. Fe(NO3)2.
Câu 3: Tiến hành các thí nghiệm sau:
(a) Điện phân MgCl2 nóng chảy.
(b) Cho dung dịch Fe(NO3)2 vào dung dịch AgNO3 dư.
(c) Nhiệt phân hoàn toàn CaCO3.
(d) Cho kim loại Na vào dung dịch CuSO4 dư.
(e) Dẫn khí H2 dư đi qua bột CuO nung nóng.
Sau khi các phản ứng kết thúc, số thí nghiệm thu được kim loại là
A. 3 B. 4 C. 1 D. 2
Câu 4: Một mẫu khí thải công nghiệp có chứa các khí: CO2, SO2, NO2, H2S. Để loại bỏ các khí đó một cách hiệu quả nhất, có thể dùng dung dịch nào sau đây?
A. NaCl. B. HCl. C. Ca(OH)2. D. CaCl2.
Câu 5: Một hỗn hợp gồm Al,Mg,Zn,Cu tác dụng vừa đủ với 3,36 lít không khí (đktc). Cũng lượng hỗn hợp đó tác dụng với H2SO4 đặc nóng dư thu được V lít khí SO2 duy nhất(đktc). V có giá trị là:
A. 11,2 B. 28 C. 14,33 D. 13,44
Câu 6: Đổ dung dịch chứa 11,76 gam H3PO4 vào dung dịch chứa 16,8 gam KOH. Khối lượng muối thu được là
A. 10,44 gam KH2PO4 và 8,5 gam K3PO4.
B. 10,44 gam K2HPO4 và 12,72 gam K3PO4.
C. 10,24 gam K2HPO4 và 13,5 gam KH2PO4.
D. 10,2 gam K2HPO4, 13,5 gam KH2PO4 và 8,5 gam K3PO4.
Câu 7: Cho khí CO (dư) đi qua ống sứ đựng hỗn hợp X gồm: Al2O3, MgO, Fe3O4, CuO nung nóng thu được hỗn hợp rắn Y. Cho Y vào dung dịch NaOH (dư), khuấy kĩ, thấy còn lại phần không tan Z. Giả sử các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Phần không tan Z gồm
A. MgO, Fe, Cu. B. MgO, Fe3O4, Cu. C. Mg, FeO, Cu. D. Mg, Fe, Cu.
ĐỀ KIỂM TRA ĐỘI TUYỂN ÔN THI HSG LỚP 9 CẤP TÌNH NĂM HỌC 2020 – 2021 (BÀI SỐ 02) Môn: Hóa học Thời gian làm bài: 150 phút, không kể thời gian giao đề (Đề thi có 04 trang) I. PHẦN TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN ( 10 điểm) Câu 1: Dung dịch NaOH phản ứng với tất cả các chất trong dãy nào sau đây? A. Fe(OH)3, BaCl2, CuO, HNO3. B. H2SO4, SO2, CO2, FeCl2. C. HNO3, HCl, CuSO4, KNO3. D. Al, MgO, H3PO4, BaCl2. Câu 2: Khi cho sắt tác dụng với dung dịch AgNO3 dư thì thu được muối sắt là: A. Fe(NO3)3 và AgNO3. B. Fe(NO3)3. C. Fe(NO3)3 và Fe(NO3)2. D. Fe(NO3)2. Câu 3: Tiến hành các thí nghiệm sau: (a) Điện phân MgCl2 nóng chảy. (b) Cho dung dịch Fe(NO3)2 vào dung dịch AgNO3 dư. (c) Nhiệt phân hoàn toàn CaCO3. (d) Cho kim loại Na vào dung dịch CuSO4 dư. (e) Dẫn khí H2 dư đi qua bột CuO nung nóng. Sau khi các phản ứng kết thúc, số thí nghiệm thu được kim loại là A. 3 B. 4 C. 1 D. 2 Câu 4: Một mẫu khí thải công nghiệp có chứa các khí: CO2, SO2, NO2, H2S. Để loại bỏ các khí đó một cách hiệu quả nhất, có thể dùng dung dịch nào sau đây? A. NaCl. B. HCl. C. Ca(OH)2. D. CaCl2. Câu 5: Một hỗn hợp gồm Al,Mg,Zn,Cu tác dụng vừa đủ với 3,36 lít không khí (đktc). Cũng lượng hỗn hợp đó tác dụng với H2SO4 đặc nóng dư thu được V lít khí SO2 duy nhất(đktc). V có giá trị là: A. 11,2 B. 28 C. 14,33 D. 13,44 Câu 6: Đổ dung dịch chứa 11,76 gam H3PO4 vào dung dịch chứa 16,8 gam KOH. Khối lượng muối thu được là A. 10,44 gam KH2PO4 và 8,5 gam K3PO4. B. 10,44 gam K2HPO4 và 12,72 gam K3PO4. C. 10,24 gam K2HPO4 và 13,5 gam KH2PO4. D. 10,2 gam K2HPO4, 13,5 gam KH2PO4 và 8,5 gam K3PO4. Câu 7: Cho khí CO (dư) đi qua ống sứ đựng hỗn hợp X gồm: Al2O3, MgO, Fe3O4, CuO nung nóng thu được hỗn hợp rắn Y. Cho Y vào dung dịch NaOH (dư), khuấy kĩ, thấy còn lại phần không tan Z. Giả sử các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Phần không tan Z gồm A. MgO, Fe, Cu. B. MgO, Fe3O4, Cu. C. Mg, FeO, Cu. D. Mg, Fe, Cu. Câu 8: Tách Fe2O3 ra khỏi hỗn hợp gồm Fe2O3, Fe, Cu bằng cách dùng lượng dư hóa chất nào sau đây? A. Dùng dung dịch KOH. B. Dùng dung dịch axit H2SO4 C. Dùng dung dịch CuSO4. D. Dùng dung dịch FeCl3. Câu 9: Để phân biệt bốn bình khí riêng biệt: CH4, CO2, C2H4 và SO2 phải dùng thuốc thử là A. Dung dịch Ca(OH)2 và dung dịch Br2 B. Dung dịch KMnO4 và dung dịch Br2 C. Dung dịch NaOH và dung dịch KMnO4 D. Dung dịch Ca(OH)2 và dung dịch KMnO4 Câu 10: Đốt cháy các hiđrocacbon của dãy đồng đẳng nào dưới đây thì tỉ lệ mol H2O : mol CO2 giảm khi số cacbon tăng. A. ankan. B. anken. C. ankin. D. aren Câu 11: Đốt cháy hoàn toàn 1 lít hỗn hợp khí gồm chất X (CnH2n-2) và hiđrocacbon Y cần dùng 2,25 lít khí O2 sinh ra 1,5 lít khí CO2 (các thể tích khí đo ở cùng điều kiện nhiệt độ, áp suất). Công thức phân tử của X và Y lần lượt là A. C2H2 và C2H4. B. C3H4 và CH4. C. C2H2 và CH4. D. C3H4 và C2H6. Câu 12: Cho m (gam) hỗn hợp (Na và Ba) vào nước dư, thu được V lít khí H2 (đktc) và dung dịch X. Hấp thu khí CO2 từ từ đến dư vào dung dịch X. Lượng kết tủa được thể hiện trên đồ thị như sau: Giá trị của m và V lần lượt là A. 32 và 6,72. B. 16 và 3,36. C. 22,9 và 6,72. D. 36,6 và 8,96. Câu 13: Etilen được điều chế trong phòng thí nghiệm từ C2H5OH, xúc tác H2SO4 đặc ở nhiệt độ trên 1700C thường lẫn các oxit như SO2, CO2. Để làm sạch etilen có thể dùng. A. Dung dịch Br2 C. Dung dịch NaOH dư B. Dung dịch Na2CO3 dư D. Dung dịch KMnO4 loãng Câu 14: Trong các dãy biến hóa sau thì A, B, C lần lượt là A. C2H4; C2H6; CO2. B. CH4; C2H6; CO2. C. CH4; C2H4; CO2. D. C2H2; C2H4; CO2. Câu 15: Cho 3,2 gam bột Cu tác dụng với 100 ml dung dịch hỗn hợp gồm HNO3 0,8M và H2SO4 0,2M. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, sinh ra V lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc) và dung dịch X. Giá trị của V là : A. 0,746. B. 0,448. C. 0,672. D. 1,792. Câu 16 : Hòa tan hoàn toàn m gam hỗn hợp gồm Na2O và Al2O3 vào nước thu được dung dịch X. Thêm từ từ dung dịch HCl 1M vào X, khi hết 100ml thì bắt đầu xuất hiện kết tủa, khi hết 300ml hoặc 700ml thì đều thu được a gam kết tủa. Giá trị của a và m lần lượt là A. 23,4 và 56,3. B. 23,4 và 35,9. C. 15,6 và 27,7. D. 15,6 và 55,4. Câu 17: Khử hoàn toàn a gam một oxit săt bằng khí CO ở nhiệt độ cao, rồi hòa tan lượng sắt tạo thành trong dung dịch H2SO4 đặc nóng thì thu được 9V lít(đktc) khí SO2. Nếu a gam oxit đó tác dụng với H2SO4 đặc, nóng dư,thì thu được V lít(đktc) khí SO2. Công thức của oxit đó là: A. FeO. B. Fe3O4. C. Fe2O3. D. FeO2. Câu 18: Cho m1 gam Al vào 100ml dung dịch gồm Cu(NO3)2 0,3M và AgNO3 0,3M. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thì thu được m2 gam chất rắn X. Nếu cho m2 gam X tác dụng với lượng dư dung dịch HCl thì thu được 0,336 lít khí(đktc). Giá trị của m1 và m2 lần lượt là: A. 8.10 và 5,43. B. 1,08 và 5,43. C. 0,54 và 5,16. D. 1,08 và 5,16. Câu 19: Cho 0,5 lít hỗn hợp gồm hiđrocacbon (X) và khí cacbonic vào 2,5 lít oxi (lấy dư) rồi đốt. Thể tích của hỗn hợp thu được sau khi đốt là 3,4 lít. Cho hỗn hợp qua thiết bị làm lạnh, thể tích hỗn hợp khí còn lại 1,8 lít và cho lội qua dung dịch KOH chỉ còn 0,5 lít khí. Thể tích các khí được đo trong cùng điều kiện. Hiđrocacbon (X) là : A. C3H8 B. C4H6. C. C3H6. D. C4H8 Câu 20: Đốt cháy hoàn toàn 1 lít hỗn hợp khí gồm C2H2 và hidrocacbon X sinh ra 2 lít khí CO2 và 2 lít hơi H2O (các thể tích đo ở cùng điều kiện nhiệt độ, áp suất). Tổng số nguyên tử cacbon và hidro trong hidrocacbon X là A. 4 B. 6. C. 8. D. 10. II. PHẦN TỰ LUẬN (10 điểm) Câu 1 (1,5 điểm): Hỗn hợp rắn A gồm BaO, FeO, Al2O3. Hòa tan A trong lượng nước dư, được dung dịch D và phần không tan B. Sục khí CO2 dư vào dung dịch D, thấy phản ứng tạo kết tủa. Dẫn khí CO dư qua B nung nóng được chất rắn E. Cho E tác dụng với dung dịch NaOH dư, thấy tan một phần và còn lại chất rắn G. Hòa tan G bằng H2SO4 đặc nóng thu được dung dịch F, một chất khí không màu mùi hắc và còn một phần G không tan hết. Cho dung dịch F tác dụng với dung dịch KOH dư, thu được kết tủa H. Nung H trong không khí đến khối lượng không đổi thu được chất rắn K. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Xác định các chất trong B, D, E, G, F, H, K và viết phương trình hóa học của các phản ứng xảy ra trong chuỗi thí nghiệm trên Câu 2(1,5đ): 1. Có 5 chất rắn đựng trong 5 lọ riêng biệt, mất nhãn là: Na2SO4, MgCO3, BaCO3, BaSO4, CuSO4. Chỉ được dùng thêm một thuốc thử, hãy nhận biết các chất rắn trên bằng phương pháp hóa học (viết phương trình hóa học của phản ứng xảy ra). 2. Cho các chất: C6H6 (benzen) (lỏng); CH3–CH2–CH3 (k); CH3–C≡CH (k); CH3–CH=CH2 (k); SO2 (k); CO2 (k); FeSO4 (dd);. Chất nào có thể làm nhạt màu dung dịch nước brom, giải thích và viết phương trình phản ứng hóa học xảy ra (nếu có). Câu 3( 3đ): 1. Chia 78,4 gam hỗn hợp X gồm FeO, Fe2O3 thành hai phần bằng nhau. Cho phần thứ nhất tác dụng hết với dung dịch HCl dư, thu được 77,7 gam muối khan. Phần thứ hai tác dụng vừa đủ với 500 ml dung dịch Y gồm hỗn hợp HCl, H2SO4 loãng, thu được 83,95 gam muối khan. a) Xác định % khối lượng của mỗi chất trong X. b) Tính nồng độ mol/lit của hai axit trong dung dịch Y. 2. Cho m gam hỗn hợp X gồm Cu và Fe3O4 tan vừa hết trong dung dịch HCl 20%, thu được dung dịch Y (chỉ chứa 2 muối). Viết các phương trình phản ứng xảy ra và tình nồng độ phần trăm của các chất trong dung dịch thu được. Câu 4 (2,0 điểm): Hòa tan hoàn toàn 28,4 g hỗn hợp rắn gồm CaCO3 và RCO3 (tỉ lệ mol CaCO3 và RCO3 là 2:1) bằng dung dịch HCl dư. Lượng khí CO2 sinh ra hấp thụ hoàn toàn bởi 200 ml dung dịch NaOH 2,5M được dung dịch A. Thêm BaCl2 dư vào dung dịch A thu được 39,4 g kết tủa. Xác định kim loại R? Câu 5 (2,0 điểm): 1.Hỗn hợp X gồm C2H4 và H2 có tỷ khối so với H2 là 6,2. Cho 5,6 lít X (đktc) vào bình kín có sẵn một ít bột Ni. Đun nóng bình một thời gian, thu được hỗn hợp khí Ycó tỷ khối so với H2 bằng 7,75. Tính hiệu suất phản ứng hidro hóa? 2. Cho hỗn hợp X gồm C2H2 và H2 có cùng số mol. Lấy một lượng hỗn hợp X cho qua chất xúc tác nung nóng thu được hỗn hợp Y gồm C2H4, C2H6, C2H2 và H2. Sục Y vào dung dịch Brom (dư) thì khối lượng bình Brom tăng 10,08 gam và thoát ra 4,48 lít hỗn hợp khí(đktc) có tỷ khối với H2 là 8. Hãy tính thể tích O2 (đktc) cần để đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp Y? ---------------------------- Hết --------------------------- Họ và tên thí sinh:............................................................... Số báo danh.......................... Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm
Tài liệu đính kèm:
- de_thi_mon_hoa_hoc_lop_9_de_kiem_tra_doi_tuyen_on_thi_hoc_si.docx