Đề thi môn Hóa học Lớp 9 - Kỳ thi chọn đội tuyển học sinh giỏi cấp tỉnh - Bài số 2 - Năm học 2020-2021 - Phòng GD & ĐT Thị xã Nghi Sơn

Đề thi môn Hóa học Lớp 9 - Kỳ thi chọn đội tuyển học sinh giỏi cấp tỉnh - Bài số 2 - Năm học 2020-2021 - Phòng GD & ĐT Thị xã Nghi Sơn

Câu 1 (2,0 điểm):

 1. Viết phương trình phản ứng xảy ra trong các trường hợp sau (mỗi trường hợp viết 1 phương trình phản ứng):

 a. Cho Zn vào dung dịch KOH.

 b. Cho khí SO2 đi qua dung dịch nước brom và làm mất màu dung dịch đó.

 c. Cho dung dịch AlCl3 vào dung dịch Na2CO3.

 d. Hoà tan hết FexOy trong dung dịch HNO3 đun nóng thu được khí NO

 2. Hấp thụ hoàn toàn V lít khí CO2 vào 200 ml dung dịch chứa hỗn hợp gồm KOH 1M và Ca(OH)2 0,75M thu được 12 gam kết tủa. Tính V.

Câu 2 (2,0 điểm):

 1. Chọn các chất A, B, C, D, E thích hợp và hoàn thành chuỗi phản ứng sau (ghi rõ điều kiện phản ứng nếu có):

 A B C D E BaSO4.

 Biết: MA = 56 (gam/mol); A, B, C, D, E là các hợp chất chứa lưu huỳnh.

 2. Trình bày cách khai thác muối ăn đã được học và nêu các ứng dụng của muối NaCl.

Câu 3 (2,0 điểm):

Hoà tan hoàn toàn 3,22g hỗn hợp X gồm Fe, Mg và Zn bằng một lượng vừa đủ dung dịch H2SO4 loãng, thu được 1,344 lit hiđro (ở đktc) và dung dịch chứa m gam muối. Tính m?

Câu 4 (2,0 điểm):

 Cho 3,52 gam hỗn hợp Z gồm hai kim loại Mg, Fe ở dạng bột vào 200 gam dung dịch Cu(NO3)2 chưa rõ nồng độ. Sau phản ứng thu được 4,8 gam chất rắn T chứa tối đa hai kim loại và dung dịch V. Thêm NaOH dư vào dung dịch V rồi lọc lấy kết tủa, đem nung trong không khí đến khối lượng không đổi thu được 2 gam chất rắn (biết rằng các phản ứng đều xảy ra hoàn toàn).

 1. Hãy viết các phương trình phản ứng xảy ra và tính thành phần % khối lượng từng kim loại có trong Z?

 2. Xác định nồng độ phần trăm của các chất tan có trong dung dịch V?

 

doc 2 trang hapham91 5461
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi môn Hóa học Lớp 9 - Kỳ thi chọn đội tuyển học sinh giỏi cấp tỉnh - Bài số 2 - Năm học 2020-2021 - Phòng GD & ĐT Thị xã Nghi Sơn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
THỊ XÃ NGHI SƠN
ĐỀ CHÍNH THỨC
ĐỀ THI CHỌN ĐỘI TUYỂN HSG LỚP 9 CẤP TỈNH
NĂM HỌC 2020-2021
MÔN: HÓA HỌC 9 – BÀI SỐ 2
Thời gian: 150 phút (không kể thời gian giao đề)
(Đề thi có 02 trang, gồm 10 câu)
Câu 1 (2,0 điểm):
 1. Viết phương trình phản ứng xảy ra trong các trường hợp sau (mỗi trường hợp viết 1 phương trình phản ứng):
	 a. Cho Zn vào dung dịch KOH.
	 b. Cho khí SO2 đi qua dung dịch nước brom và làm mất màu dung dịch đó.
 c. Cho dung dịch AlCl3 vào dung dịch Na2CO3.
 d. Hoà tan hết FexOy trong dung dịch HNO3 đun nóng thu được khí NO
 2. Hấp thụ hoàn toàn V lít khí CO2 vào 200 ml dung dịch chứa hỗn hợp gồm KOH 1M và Ca(OH)2 0,75M thu được 12 gam kết tủa. Tính V.
Câu 2 (2,0 điểm):
 1. Chọn các chất A, B, C, D, E thích hợp và hoàn thành chuỗi phản ứng sau (ghi rõ điều kiện phản ứng nếu có):
	A B C D E BaSO4. 
	Biết: MA = 56 (gam/mol); A, B, C, D, E là các hợp chất chứa lưu huỳnh.
 2. Trình bày cách khai thác muối ăn đã được học và nêu các ứng dụng của muối NaCl.
Câu 3 (2,0 điểm):
Hoà tan hoàn toàn 3,22g hỗn hợp X gồm Fe, Mg và Zn bằng một lượng vừa đủ dung dịch H2SO4 loãng, thu được 1,344 lit hiđro (ở đktc) và dung dịch chứa m gam muối. Tính m?
Câu 4 (2,0 điểm):
 Cho 3,52 gam hỗn hợp Z gồm hai kim loại Mg, Fe ở dạng bột vào 200 gam dung dịch Cu(NO3)2 chưa rõ nồng độ. Sau phản ứng thu được 4,8 gam chất rắn T chứa tối đa hai kim loại và dung dịch V. Thêm NaOH dư vào dung dịch V rồi lọc lấy kết tủa, đem nung trong không khí đến khối lượng không đổi thu được 2 gam chất rắn (biết rằng các phản ứng đều xảy ra hoàn toàn).
 1. Hãy viết các phương trình phản ứng xảy ra và tính thành phần % khối lượng từng kim loại có trong Z?
 2. Xác định nồng độ phần trăm của các chất tan có trong dung dịch V?
Câu 5 (2,0 điểm):
Cho 0,2 mol CuO tan vừa đủ trong dung dịch H2SO4 20% đun nóng. Sau đó làm nguội dung dịch đến 10oC. Tính khối lượng tinh thể CuSO4 .5H2O đã tách ra khỏi dung dịch, biết độ tan của CuSO4 ở 10oC là 17,4 gam.
Câu 6 (2,0 điểm):
 Hỗn hợp A gồm: Fe3O4, Al, Al2O3, Fe. Cho A tan trong dung dịch NaOH dư được hỗn hợp chất rắn A1, dung dịch B1 và khí C1. Khí C1 dư cho tác dụng với A nung nóng được hồn hợp chất rắn A2. Dung dịch B1 tác dụng với H2SO4 loãng dư được dung dịch B2. Chất rắn A2 tác dụng với H2SO4 đặc nóng được dung dịch B3 và khí C2. Cho B3 tác dụng với bột sắt được dung dịch B4. Viết các phương trình phản ứng xảy ra.
Câu 7 (2,0 điểm):
	 1. Có hai nguyên tố X, Y tạo thành hai hợp chất A1 và B1, trong A1 nguyên tố X chiếm 75% và nguyên tố Y chiếm 25% theo khối lượng, còn trong B1 nguyên tố X chiếm 90% và nguyên tố Y chiếm 10% theo khối lượng. Nếu công thức hóa học của A1 là XY4 thì công thức hóa học của B1 là gì?
	 2. Cho m gam hỗn hợp gồm Na, Na2O, Ba, BaO vào nước thu được dung dịch A và 3,36 lít H2 ở (đktc). Sục từ từ đến hết 0,35 mol CO2 vào dung dịch A thu được dung dịch B và 39,40 gam kết tủa. Cho từ từ từng giọt đến hết 100 ml dung dịch HCl 1M vào dung dịch B, sau phản ứng thu được 0,05 mol CO2. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Tính m.
Câu 8 (2,0 điểm):
Một hỗn hợp khí A gồm N2 và H2 có tỉ khối so với H2 là 3,6. Sau khi đun nóng hỗn hợp trên một thời gian với xúc tác thích hợp thì thu được hỗn hợp khí B gồm N2, H2 và NH3 có tỉ khối so với H2 là 4,5.
1. Tính thành phần % về thể tích hỗn hợp khí trước và sau phản ứng.
2. Tính hiệu suất phản ứng.
Câu 9 (2,0 điểm):
Phân biệt 5 hoá chất đựng trong 5 lọ riêng biệt bị mất nhãn (không dùng thêm hoá chất nào khác): HCl, NaOH, Ba(OH)2, K2CO3, MgSO4.
Câu 10 (2,0 điểm):
 Trong phòng thí nghiệm, bộ dụng cụ ở hình vẽ bên có thể dùng để điều chế và thu được những chất khí nào trong số các chất khí sau: Cl2, NO2, NH3, SO2, CO2, H2, CH4. Mỗi trường hợp chọn chất rắn A, dung dịch B phù hợp và viết một phương trình phản ứng
Cho: Fe=56; Al =27; Na =23; Mg =24; Zn =65; 
Ba=137; O=16; N=14; H=1; C=12; S=32.
 Hết 
Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm
Họ tên học sinh: .........................................................................................; Số báo danh: ...............................

Tài liệu đính kèm:

  • docde_thi_mon_hoa_hoc_lop_9_ky_thi_chon_doi_tuyen_hoc_sinh_gioi.doc