Đề thi môn Hóa học Lớp 9 - Kỳ thi chọn đội tuyển học sinh giỏi cấp tỉnh - Năm học 2020-2021 - Phòng GD & ĐT Thĩ xã Nghi Sơn

Đề thi môn Hóa học Lớp 9 - Kỳ thi chọn đội tuyển học sinh giỏi cấp tỉnh - Năm học 2020-2021 - Phòng GD & ĐT Thĩ xã Nghi Sơn

Câu 1 (2,0 điểm):

1. Trong 43,2 gam nước có bao nhiêu phân tử, bao nhiêu nguyên tử.

2. Tính lượng tinh thể CuSO4.5H2O cần dùng để điều chế 500ml CuSO4 8% (d= 1,1g/ml).

Câu 2 (2,0 điểm):

 Hỗn hợp chất rắn A gồm: a mol BaCl2, a mol MgCl2, 2a mol K2CO3. Chỉ dùng thêm nước, các thiết bị và dụng cụ cần thiết khác. Hãy trình bày phương pháp tách các chất đó ra khỏi nhau mà khối lượng mỗi chất vẫn không đổi?

Câu 3 (2,0 điểm):

Cho dung dịch (dd) một chất tan X có khối lượng riêng d (g/ml), nồng độ C%, khối lượng mol phân tử X là M.

a) Lập biểu thức liên hệ giữa CM của dd chất X theo M, C%, d. Coi khối lượng riêng của nước 1 g/ml.

b) Tính CM khi M = 63 (HNO3); C% =10%; d =1,054

Câu 4 (2,0 điểm):

 Khử hoàn toàn 3,12 gam hỗn hợp gồm CuO và FexOy bằng khí H2 ở nhiệt độ cao, sau phản ứng thu được 2,32 gam chất rắn. Hòa tan chất rắn này vào 200 ml dung dịch H2SO4 loãng (vừa đủ) thì có 0,672 lít khí thoát ra (ở đktc).

a) Tính nồng độ CM của dung dịch H2SO4 đã dùng.

b) Xác định công thức của FexOy.

Câu 5 (2,0 điểm):

1. Tổng số hạt electron (e), proton (p), nơtron (n) trong nguyên tử nguyên tố X là S. Số hạt mang điện nhiều hơn hạt không mang điện là x hạt. Xác định số hạt e, p, n trong nguyên tử X theo S và x.

2. Khi S = 34 và x = 10. Xác định số hạt e, p, n trong nguyên tử X

Câu 6 (2,0 điểm):

1. Có V1 lít hỗn hợp X gồm các axit: HCl aM, H2SO4 bM, HNO3 cM, tác dụng vừa đủ với V2 lít hỗn hợp Y gồm các bazơ: NaOH xM, KOH yM, Ca(OH)2 zM để chỉ thu được muối trung hoà và nước. Tìm mối quan hệ giữa V1, V2, a, b, c, x, y, z.

 2. Chọn 8 chất rắn khác nhau mà khi cho mỗi chất đó tác dụng với dung dịch H2SO4 đặc nóng, dư đều thu được sản phẩm chỉ gồm: Fe2(SO4)3, SO2 và H2O? Viết các PTHH xảy ra?

 

doc 2 trang hapham91 11051
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi môn Hóa học Lớp 9 - Kỳ thi chọn đội tuyển học sinh giỏi cấp tỉnh - Năm học 2020-2021 - Phòng GD & ĐT Thĩ xã Nghi Sơn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
THỊ XÃ NGHI SƠN
ĐỀ CHÍNH THỨC
ĐỀ THI CHỌN ĐỘI TUYỂN HSG LỚP 9 CẤP TỈNH
NĂM HỌC 2020-2021
MÔN: HÓA HỌC 9 – BÀI SỐ 1
Thời gian: 150 phút (không kể thời gian giao đề)
(Đề thi có 02 trang, gồm 10 câu)
Câu 1 (2,0 điểm):
1. Trong 43,2 gam nước có bao nhiêu phân tử, bao nhiêu nguyên tử.
2. Tính lượng tinh thể CuSO4.5H2O cần dùng để điều chế 500ml CuSO4 8% (d= 1,1g/ml).
Câu 2 (2,0 điểm):
 Hỗn hợp chất rắn A gồm: a mol BaCl2, a mol MgCl2, 2a mol K2CO3. Chỉ dùng thêm nước, các thiết bị và dụng cụ cần thiết khác. Hãy trình bày phương pháp tách các chất đó ra khỏi nhau mà khối lượng mỗi chất vẫn không đổi?
Câu 3 (2,0 điểm):
Cho dung dịch (dd) một chất tan X có khối lượng riêng d (g/ml), nồng độ C%, khối lượng mol phân tử X là M. 
a) Lập biểu thức liên hệ giữa CM của dd chất X theo M, C%, d. Coi khối lượng riêng của nước 1 g/ml. 
b) Tính CM khi M = 63 (HNO3); C% =10%; d =1,054
Câu 4 (2,0 điểm):
 Khử hoàn toàn 3,12 gam hỗn hợp gồm CuO và FexOy bằng khí H2 ở nhiệt độ cao, sau phản ứng thu được 2,32 gam chất rắn. Hòa tan chất rắn này vào 200 ml dung dịch H2SO4 loãng (vừa đủ) thì có 0,672 lít khí thoát ra (ở đktc).
Tính nồng độ CM của dung dịch H2SO4 đã dùng.
Xác định công thức của FexOy.
Câu 5 (2,0 điểm):
1. Tổng số hạt electron (e), proton (p), nơtron (n) trong nguyên tử nguyên tố X là S. Số hạt mang điện nhiều hơn hạt không mang điện là x hạt. Xác định số hạt e, p, n trong nguyên tử X theo S và x. 
2. Khi S = 34 và x = 10. Xác định số hạt e, p, n trong nguyên tử X
Câu 6 (2,0 điểm):
1. Có V1 lít hỗn hợp X gồm các axit: HCl aM, H2SO4 bM, HNO3 cM, tác dụng vừa đủ với V2 lít hỗn hợp Y gồm các bazơ: NaOH xM, KOH yM, Ca(OH)2 zM để chỉ thu được muối trung hoà và nước. Tìm mối quan hệ giữa V1, V2, a, b, c, x, y, z.
 2. Chọn 8 chất rắn khác nhau mà khi cho mỗi chất đó tác dụng với dung dịch H2SO4 đặc nóng, dư đều thu được sản phẩm chỉ gồm: Fe2(SO4)3, SO2 và H2O? Viết các PTHH xảy ra?
Câu 7 (2,0 điểm):
 Cho 8,4 gam Fe vào 450 ml dung dịch HCl 1 M (loãng) thu được dung dịch A. Thêm lượng dư dung dịch AgNO3 dư vào A thu được m gam chất rắn. 
 a) Viết phương trình phản ứng xảy ra. 
 b) Tính m.
Câu 8 (2,0 điểm):
 	1. Cho a mol kim loại Na vào 100 ml dung dịch AlCl3 1M. Khi phản ứng kết thúc thu được 4,68 g kết tủa. Tính a?
2. Hoà tan hết 25,2g kim loại R trong dung dịch axit HCl, sau phản ứng thu được 10,08 lit H2 (đktc). Xác định kim loại R.
Câu 9 (2,0 điểm):
Để xác định nồng độ của các muối NaHCO3 và Na2CO3 trong một dung dịch hỗn hợp của chúng (dung dịch A), người ta làm các thí nghiệm như sau :
Thí nghiệm 1: Lấy 25 ml dung dịch A cho tác dụng với 100 ml dung dịch HCl 1M , sau đó trung hoà lượng axit dư bằng lượng vừa đủ là 14 ml dung dịch NaOH 2 M.
Thí nghiệm 2: Lại lấy 25 ml dung dịch A, cho tác dụng với lượng dư dung dịch BaCl2. Lọc bỏ kết tủa mới tạo thành, thu lấy nước lọc và nước rửa gộp lại rồi cho tác dụng với lượng vừa đủ là 26 ml dung dịch HCl 1M. 
Viết các phương trình hoá học xảy ra trong các thí nghiệm. Tính nồng độ mol của mỗi muối trong dung dịch A.
Câu 10 (2,0 điểm):
 1. Trong phòng thí nghiệm giả sử chỉ có: dung dịch KOH, khí CO2, cốc thủy tinh chỉ có một vạch chia, pipet, đèn cồn, giá thí nghiệm. Hãy trình bày hai phương pháp pha chế dung dịch K2CO3?
 2. Bằng phương pháp hóa học hãy nêu cách nhận ra sự có mặt của mỗi khí: trong hỗn hợp gồm: CO,CO2, SO2,SO3.
Cho 	H=1, N=14; O=16, P=31; S=32; Cl=35.5; Na =23; Mg =24; K=39; Ca=40; 
Ba =137; Mn=55; Fe=56; Ag=108; C=12; Cu=64; Al = 27.
 Hết 
Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm
Họ tên học sinh: .........................................................................................; Số báo danh: ...............................

Tài liệu đính kèm:

  • docde_thi_mon_hoa_hoc_lop_9_ky_thi_chon_doi_tuyen_hoc_sinh_gioi.doc