Đề thi môn Sinh học Lớp 9 - Kỳ thi khảo sát đội tuyển học sinh giỏi cấp tỉnh - Bài số 2 - Năm học 2019-2020 - Phòng GD & ĐT Tĩnh Gia (có đáp án)

Đề thi môn Sinh học Lớp 9 - Kỳ thi khảo sát đội tuyển học sinh giỏi cấp tỉnh - Bài số 2 - Năm học 2019-2020 - Phòng GD & ĐT Tĩnh Gia (có đáp án)

Câu 1: ( 3,5 điểm)

a) So sánh phản xạ không điều kiện và phản xạ có điều kiện?

b) Có phải mọi phản xạ không điều kiện đều có ngay sau khi sinh ra và đều tồn tại suốt đời không? Cho ví dụ minh họa.

Câu 2: ( 2,5 điểm)

a) Hãy cho biết ở dạ dày, biến đổi hóa học hay biến đổi lí học mạnh hơn?

 Hãy phân tích để chứng minh điều đó?

b) Một người bị triệu chứng thiếu axít trong dạ dày thì sự tiêu hóa ở ruột non ảnh hưởng như thế nào?

 Câu 3: ( 2,0 điểm)

 Thực hiện thí nghiệm về trao đổi khí của một học sinh, người ta thu được kết quả sau: Thể tích thở ra bình thường là 500ml, hít vào gắng sức là 2500ml, thở ra gắng sức là 1000ml. Tổng dung tích phổi của học sinh đó là 5000ml.

a. Xác định lượng khí cặn và dung tích sống của học sinh đó.

b. Trong lượng khí hít vào và thở ra bình thường người ta thấy có 20,96% lượng khí O2 được hít vào và 16,4% lượng khí O2 thải ra. Tính thể tích lượng khí O2 được hít vào và thở ra. Tại sao lượng khí O2 thải ra lại giảm so với lúc hít vào?

c. Ý nghĩa của việc hô hấp sâu.

Câu 4: (2,0điểm)

 1. Sơ đồ bên mô tả quy trình nhân bản vô tính ở cừu. Nghiên cứu sơ đồ đó, hãy cho biết:

 a. P và Q thuộc kiểu phân bào nào?

 b. Để tạo ra cừu M có xảy ra quá trình thụ tinh không? Giải thích.

 2. Ở hai tế bào sinh dục của Người, xét 2 cặp gen nằm trên hai cặp nhiễm sắc thể tương đồng ký hiệu là AaBb tiến hành quá trình giảm phân hình thành giao tử.

 Hãy cho biết, về mặt lý thuyết quá trình này tạo ra tối thiểu và tối đa bao nhiêu loại giao tử khác nhau, biết rằng sự phân li nhiễm sắc thể diễn ra hoàn toàn bình thường trong quá trình giảm phân.

 

doc 7 trang hapham91 5392
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi môn Sinh học Lớp 9 - Kỳ thi khảo sát đội tuyển học sinh giỏi cấp tỉnh - Bài số 2 - Năm học 2019-2020 - Phòng GD & ĐT Tĩnh Gia (có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ KHẢO SÁT ĐỘI TUYỂN HS GIỎI CẤP TỈNH 
 TĨNH GIA Năm học 2019 - 2020
 ĐỀ CHÍNH THỨC
 Môn: Sinh học 9 - Bài số 2
 Thời gian làm bài: 150 phút (không kể thời gian giao đề)
Câu 1: ( 3,5 điểm) 
So sánh phản xạ không điều kiện và phản xạ có điều kiện?
b) Có phải mọi phản xạ không điều kiện đều có ngay sau khi sinh ra và đều tồn tại suốt đời không? Cho ví dụ minh họa.
Câu 2: ( 2,5 điểm) 
a) Hãy cho biết ở dạ dày, biến đổi hóa học hay biến đổi lí học mạnh hơn?
 Hãy phân tích để chứng minh điều đó?
b) Một người bị triệu chứng thiếu axít trong dạ dày thì sự tiêu hóa ở ruột non ảnh hưởng như thế nào?
 Câu 3: ( 2,0 điểm) 
	Thực hiện thí nghiệm về trao đổi khí của một học sinh, người ta thu được kết quả sau: Thể tích thở ra bình thường là 500ml, hít vào gắng sức là 2500ml, thở ra gắng sức là 1000ml. Tổng dung tích phổi của học sinh đó là 5000ml.
a. Xác định lượng khí cặn và dung tích sống của học sinh đó.
b. Trong lượng khí hít vào và thở ra bình thường người ta thấy có 20,96% lượng khí O2 được hít vào và 16,4% lượng khí O2 thải ra. Tính thể tích lượng khí O2 được hít vào và thở ra. Tại sao lượng khí O2 thải ra lại giảm so với lúc hít vào?
c. Ý nghĩa của việc hô hấp sâu.
Câu 4: (2,0điểm)
	1. Sơ đồ bên mô tả quy trình nhân bản vô tính ở cừu. Nghiên cứu sơ đồ đó, hãy cho biết:
	a. P và Q thuộc kiểu phân bào nào?
	b. Để tạo ra cừu M có xảy ra quá trình thụ tinh không? Giải thích.
	2. Ở hai tế bào sinh dục của Người, xét 2 cặp gen nằm trên hai cặp nhiễm sắc thể tương đồng ký hiệu là AaBb tiến hành quá trình giảm phân hình thành giao tử.
	Hãy cho biết, về mặt lý thuyết quá trình này tạo ra tối thiểu và tối đa bao nhiêu loại giao tử khác nhau, biết rằng sự phân li nhiễm sắc thể diễn ra hoàn toàn bình thường trong quá trình giảm phân.
Câu 5: (2,5 điểm)
Trong một phép lai giữa 2 cơ thể bố mẹ (P), thu được F1 có kiểu hình phân li theo tỉ lệ: 
3 (A - B -) : 3 (aaB -) : 1 (A-bb) : 1 (aabb).
	a. Tìm kiểu gen của P.
	b. Viết tỉ lệ các loại kiểu gen của F1.
	2. Xét phép lai P: AaBb x Aabb thu được F1. Nếu mỗi gen quy định một tính trạng và không xảy ra đột biến thì khi nào ở F1 số loại và tỉ lệ kiểu gen bằng số loại và tỉ lệ kiểu hình? Số loại và tỉ lệ đó là bao nhiêu?
	3. Biết rằng mỗi gen quy định một tính trạng và tính trạng trội là trội hoàn toàn. Cho 2 phép lai sau:
	- Phép lai 1: (P) AaBb x AaBb
	- Phép lai 2: (P) De//dE x De//dE. Các gen D và E liên kết hoàn toàn.
	Cả 2 phép lai trên đều thu được F1. So sánh kiểu gen và kiểu hình của F1 ở 2 phép lai trên.
Câu 6 (2,0 điểm). Hình vẽ bên mô tả tế bào của một loài đang ở trong một giai đoạn của chu kì phân bào.
a. Tế bào bên đang ở kì nào của quá trình nguyên phân hay giảm phân? Hãy giải thích.
b. Xác định số lượng bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội của loài?
c. Nêu những diễn biến cơ bản của nhiễm sắc thể trong quá trình phân bào trên?
	d. Nêu ý nghĩa của hiện tượng đã và đang xảy ra đối với các cặp nhiễm sắc thể kép trong hình vẽ.
Câu 7 (1,5 điểm). Gen A có 20% Ađênin và có 3120 liên kết hiđrô. Gen A đột biến điểm thành alen a. Khi cặp gen Aa nhân đôi ba lần liên tiếp đã phá vỡ 43694 liên kết hiđrô. Trong quá trình này môi trường nội bào đã cung cấp 33614 nuclêôtit tự do.
	a. Tính số lượng từng loại nuclêôtit của gen A.
	b. Xác định dạng đột biến trên? Giải thích?
Câu 8: (1,5điểm)
1. Dựa vào đặc trưng sinh thái cơ bản nào để phân biệt các hệ sinh thái với nhau?
2. Vì sao nói gìn giữ, bảo vệ thiên nhiên hoang dã chính là góp phần giữ cân bằng sinh thái?
Câu 9 : (2,5 điểm)
	Hình bên mô tả một lưới thức ăn ở biển Nam cực.
1. Viết chuỗi thức ăn dài nhất trong lưới thức ăn trên.
2. Trong lưới thức ăn bên, những loài nào là sinh vật tiêu thụ cấp 4?
3. Một loài vi khuẩn gây bệnh làm giảm số lượng cá thể của quần thể Hải cẩu. Sự giảm số lượng này có thể gây nên các ảnh hưởng (tăng, giảm) như thế nào đối với số lượng cá thể của 
các quần thể Nhuyễn thể, Cá voi sát thủ và Chim cánh cụt? Giải thích? 
---------HẾT---------
ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM ĐỀ THI KHẢO SÁT LẦN 2 MÔN SINH HỌC
Câu
Ý
Nội dung trả lời
Điểm
1
4,0
So sánh phản xạ không điều kiện và phản xạ có điều kiện cho 1,5 điểm. 
* Những điểm giống nhau: trả lời đủ ý, cho 1,0 điểm.Gồm các ý:
 - Đều là phản ứng của cơ thể nhằm trả lời lại kích thích của môi trường
 - Đều được hình thành trên cơ sở xung thần kinh dẫn truyền trong các cung phản xạ
 - Các bộ phận tham gia vào mỗi loại cung phản xạ đều bao gồm: cơ quan thụ cảm, trung ương thần kinh và cơ quan phản ứng
 - Đều mang ý nghĩa thích nghi giữa cơ thể với môi trường.
* Những điểm khác nhau 
(Trả lời được 3 ý tương ứng, cho 1,0 điểm; được 4 ý tương ứng, cho 1,5điểm, đúng hết thì cho 2,0 điểm)
 Phản xạ không điều kiện
 Phản xạ có điều kiện
- Mang tính chất bẩm sinh và loài. 
- Di truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác
- Bền vững, ổn định và tồn tại suốt đời 
-Mỗi kích thích hợp gây ra một phản xạ tương ứng
- Có trung khu thần kinh là các bộ phận nằm dưới bán cầu não (tủy sống, trụ não)
- Phải trải qua quá trình tập luyện và mang tính chất cá thể. 
- Không di truyền
- Tạm thời, có thể bị biến đổi hay mất đi nếu không được củng cố
- Một kích thích có thể gây ra nhiều phản xạ khác nhau. Ngược lại nhiều kích thích khác nhau có thể gây ra phản xạ giống nhau
- Có trung khu thần kinh nằm ở lớp vỏ (lớp chất xám) của bán cầu não
Trả lời được: Cho 1,0 điểm. Gồm:
 - Không phải mọi phản xạ không điều kiện đều có ngay sau khi sinh ra và đều tồn tại suốt đời. (Cho 0,5 điểm)
 - Ví dụ: (Cho 0,5 điểm)
 + Hoạt động tạo giao tử ở người là phản xạ không điều kiện nhưng chỉ có ở tuổi dậy thì trở đi và kết thúc trước khi về già.
 + Phản xạ không điều kiện mút môi khi có vật chạm vào môi chỉ tồn tại chủ yếu ở giai đoạn sơ sinh.
1,0
1,5
1,0
2
Vế a: 
Phân tích đúng, cho 1,0 điểm. Gồm các ý:
 Trong 2 hoạt động biến đổi thức ăn ở dạ dày, thì sự biến đổi lí học mạnh hơn, chứng minh :
 1) Ở dạ dày biến đổi lí học mạnh hơn:
 Cấu tạo của dạ dày rất phù hợp với hoạt động biến đổi lí học: Thành dạ dày có cấu tạo gồm 4 lớp: lớp màng bọc, lớp cơ, lớp dưới niêm mạc và lớp niêm mạc. Cấu tạo lớp cơ rất dày, gồm 3 loại cơ là cơ vòng, cơ dọc và cơ chéo đan kết chằng chịt. Khi cơ dạ dày co rút tạo ra lực rất khỏe để nhào trộn làm nhỏ và nghiền nát thức ăn.(cho 0,5 điểm)
 2) Ở dạ dày biến đổi hóa học yếu:
 Tác dụng hóa học ở dạ dày được thực hiện do dịch vị tiết ra từ các tuyến vị; nhưng lượng enzim trong dịch vị không nhiều và có tác dụng yếu. Enzim duy nhất trong dịch vị là pepsin được sự hỗ trợ của HCl chỉ tác dụng biến đổi không hoàn toàn một phần prôtêin, chuyển từ prôtêin mạch dài nhiều axit amin thành các prôtêin mạch ngắn có từ 3 đến 10 axit amin. Các loại thức ăn khác không được biến đổi ở dạ dày.(cho 0,5 điểm)
Vế b: 
Giải thích đúng, cho 0,5 điểm:
Một người bị triệu chứng thiếu a xít trong dạ dày thì sự tiêu hóa ở ruột non diễn ra như sau:
Môn vị thiếu tín hiệu đóng nên thức ăn sẽ qua môn vị xuống ruột non liên tục và nhanh hơn, thức ăn sẽ không đủ thời gian ngấm đều dịch tiêu hóa của ruột non nên hiệu quả tiêu hóa sẽ thấp.
0,5
0,75
0,75
0,5
3
a. Dung tích sống của học sinh đó là: 500 + 2500 + 1000 = 4000ml
 Lượng khí cặn là: 5000 – 4000 = 1000ml
b. Lượng ôxi hít vào: 500 x 20,96% = 104,8ml
 Lượng ôxi thải ra: 500 x 16,4% = 82ml
 Lượng khí ôxi thải ra giảm vì: tại phế nang, ôxi được khuếch tán vào máu và được hồng cầu vận chuyển đến các tế bào để hô hấp. 
c. Ý nghĩa của việc hô hấp sâu: hô hấp sâu sẽ làm tăng lượng khí hữu ích cho hoạt động hô hấp. Vì thế, cần phải rèn luyện để có thể hô hấp sâu và giảm nhịp thở.
0,25
0,25
0,25
0,25
0,5
0,5
4
2,0
1
a. P thể hiện quá trình giảm phân, Q thể hiện quá trình nguyên phân.
b. Không xảy ra thụ tinh trong quá trình tạo cừu M vì không xảy ra sự kết hợp giữa trứng và tinh trùng; nhân tế bào tuyến vú của cừu X có bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội (2n).
0,25
0,25
2
* Nếu là quá trình phát sinh giao tử đực:
- Quá trình tạo tối đa 4 loại giao tử và tối thiểu 2 loại giao tử:
- Giải thích:
+ Một tế bào AaBb tiến hành giảm phân sẽ tạo ra 4 tinh trùng thuộc 2 loại: Hoặc 2 tinh trùng AB và 2 tinh trùng ab, hoặc 2 tinh trùng Ab và 2 tinh trùng aB phụ thuộc vào cách xếp hàng NST khác nhau ở kỳ giữa của giảm phân I.
+ Hai tế bào, AaBb nếu có cùng cách xếp hàng NST trong kỳ giữa giảm phân I sẽ tạo ra 8 tinh trùng thuộc 2 loại khác nhau, còn nếu cách xếp hàng khác nhau sẽ tạo tối đa 4 loại tinh trùng khác nhau.
* Nếu là quá trình phát sinh giao tử cái:
- Quá trình tạo tối đa 2 loại giao tử và tối thiểu 1 loại giao tử:
- Giải thích:
+ Mỗi tế bào sinh trứng chỉ tạo ra 1 trứng, kèm theo 3 thể cực (thể định hướng). Vì vậy số loại trứng tối thiểu là 1 loại, nếu cách xếp hàng giống nhau và việc lựa chọn tế bào nào phát triển thành trứng là như nhau.
+ Số loại trứng tối đa là 2 nếu cách chọn tế bào nào phát triển thành trứng là khác nhau.
0,25
0,5
0,25
0,5
5
2,5
1
a. - Xét riêng sự di truyền của từng cặp tính trạng
+ Tính trạng thứ 1: 1A- :1aa → kiểu gen của P Aa x aa
+ Tính trạng thứ 2 : 3B- :1bb → Kiểu gen của P Bb x Bb
- Từ đó suy ra một bên P mang 2 cặp gen dị hợp, một bên còn lại mang 1 cặp gen đồng hợp lặn và 1 cặp gen dị hợp.
- Tỉ lệ kiểu hình aabb = 1/8 suy ra bên P mang 2 cặp gen dị hợp cho giao tử ab = 1/4, → Hai cặp gen trên nằm trên 2 cặp NST tương đồng và di truyền phân li độc lập
- Kiểu gen của P. AaBb x aaBb.
b. Tỉ lệ các loại kiểu gen ở F1: 1AaBB: 2AaBb: 1Aabb: 1aaBB: 2aaBb: 1aabb.
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
2
- Khi tính trạng do gen A quy định là trội không hoàn toàn, tính trạng do gen B quy định có thể trội hoàn toàn hoặc trội không hoàn toàn thì F1 có số loại và tỉ lệ kiểu gen bằng số loại và tỉ lệ kiểu hình.
- Số loại là 6 và tỉ lệ đó là: (1:2:1)(1:1) =1: 2: 1: 1: 2: 1
0,25
0,25
3
- Giống nhau:
+ Tỉ lệ kiểu hình ở mỗi tính trạng đều là 3: 1.
+ Tỉ lệ kiểu gen ở mỗi cặp gen đều là 1: 2: 1.
- Khác nhau:
+ Ở phép lai 1 có 4 loại kiểu hình phân li theo tỉ lệ 9: 3: 3: 1 còn ở phép lai 2có 3 loại kiểu hình phân li theo tỉ lệ 1: 2: 1
+ Ở phép lai 1 có 9 loại kiểu gen phân li theo tỉ lệ 1: 2: 1: 2: 4: 2: 1: 2: 1 còn ở phép lai 2 có 3 loại kiểu gen phân li theo tỉ lệ 1: 2: 1.
0,25
0,25
0,25
6
2,0
a. Các nhiễm sắc thể kép xếp thành hai hàng trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào nên tế bào đang ở kì giữa của quá trình giảm phân I.
(Hoặc HS lập luận các nhiễm sắc thể kép trong cặp tương đồng đã có sự trao đổi chéo nhiễm sắc thể)
b. 2n = 4.
c. Sự biến đổi hình thái của nhiễm sắc thể trong quá trình giảm phân
- Kì trung gian trước giảm phân I: mỗi nhiễm sắc thể nhân đôi thành nhiễm sắc thể kép
- Giảm phân I:
 + Kì đầu: Các nhiễn sắc thể xoắn, co ngắn. Các nhiễm sắc thể kép trong cặp tương đồng tiếp hợp theo chiều dọc, có thể xẩy ra hiện tượng bắt chéo nhiễm sắc thể.
 + Kì giữa: Các nhiễm sắc thể kép trong cặp tương đồng tập trung và xếp thành 2 hàng ở mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào.
 + Kì sau: Các nhiễm sắc thể kép trong cặp tương đồng phân li độc lập về 2 cực tế bào.
 + Kì cuối: Các nhiễm sắc thể kép nằm gọn trong hai nhân mới được tạo thành với số lượng là bộ nhiễm sắc thể đơn bội (kép).
- Giảm phân II:
 + Kì đầu: Các nhiễn sắc thể xoắn, co lại.
 + Kì giữa: Các nhiễm sắc thể kép xếp thành 1 hàng ở mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào.
 + Kì sau: từng nhiễm sắc thể đơn trong nhiễm sắc thể kép tách nhau ra, phân li về 2 cực của tế bào.
 + Kì cuối: Các nhiễm sắc thể đơn nằm gọn trong nhân mới được tạo thành với số lượng là bộ đơn bội.
d. Ý nghĩa:
+ Các nhiễm sắc thể kép trong cặp tương đồng tiếp hợp theo chiều dọc để rà soát vật chất di truyền trước khi phân li, đảm bảo sự phân chia vật chất di truyền đồng đều cho 2 tế bào con.
 + Các nhiễm sắc thể kép trong cặp tương đồng có thể xảy ra hiện tượng trao đổi chéo từng đoạn nhiễm sắc thể. Đây là cơ sở của hiện tượng hoán vị gen làm xuất hiện biến dị tổ hợp → tạo sự đa dạng đối với loài sinh sản hữu tính.
0,25
0,25
0,25
0,5
0,5
0,25
7
1,5
- Gọi tổng số nuclêôtit của gen A là NA, số liên kết hiđrô là HA; tổng số nuclêôtit của gen a là Na, số liên kết hiđrô là Ha.
a. Tính số lượng từng loại nuclêôtit của gen A
 Ta có AA = 0,2NA, GA = 0,3NA (1).
 HA = 2AA + 3GA = 0,2NA × 2 + 0,3NA × 3 = 3120 → NA = 2400.
 Thay vào (1) ta có: AA = TA = 480; GA = XA = 720.
b. Xác định dạng đột biến:
- Tính số lượng từng loại nuclêôtit của gen a:
 Theo bài ra ta có: HA(23 - 1) + Ha(23 – 1) = 43694 (2).
 NA(23 - 1) + Na(23 - 1) = 33614 (3).
Thay số vào (2) và (3) → Ha = 3122 và Na = 2402. 
- So với gen A, gen a tăng 2 liên kết hiđrô và tăng 2 nuclêôtit, vậy đột biến trên thuộc dạng đột biến thêm một cặp A = T. 
0,25
0,25
0,25
0,25
0,5
8
1,5
1
- Dựa vào khái niệm hệ sinh thái thấy rằng: Hệ sinh thái là một cấu trúc hoàn chỉnh tương đối ổn định bao gồm quần xã sinh vật và khu vực sống của quần xã gọi là sinh cảnh. Trong quần xã các loài có mối quan hệ sinh thái gắn bó với nhau như một thể thống nhất thể hiện qua chuỗi và lưới thức ăn. Từ đó suy ra các đặc trưng để phân biệt các hệ sinh thái là:
- Sinh cảnh.
- Chuỗi thức ăn và lưới thức ăn.
0,75
2
Gìn giữ, bảo vệ thiên nhiên hoang dã chính là góp phần giữ cân bằng sinh thái vì:
- Muốn đảm bảo giữ cân bằng sinh thái cần duy trì sự ổn định sự đa dạng sinh học, duy trì sự đa dạng của chuỗi và lưới thức ăn. Muốn vậy cần phải giữ vững sự đa dạng sinh học thông qua việc gìn giữ và bảo vệ thiên nhiên hoang dã, muốn làm được những việc đó cần:
- Bảo vệ các loài sinh vật hoang dã và môi trường sống của chúng.
- Tránh ô nhiễm môi trường sống của sinh vật và làm cạn kiệt nguồn tài nguyên.
0,75
9
2,5
1
Chuỗi thức ăn dài nhất: Thực vật phù du Động vật phù du Nhuyễn thể Cá Chim cánh cụt Hải cẩu Cá voi sát thủ.
0,5
2
Các loài sinh vật là sinh vật tiêu thụ cấp 4 trong lưới thức ăn trên gồm: Hải cẩu, Chim cánh cụt, Voi biển, Cá voi sát thủ.
0,5
3
Ảnh hưởng đến các quần thể:
* Nhuyễn thể:
- Quần thể Nhuyễn thể có thể tăng số lượng cá thể do Hải cẩu là động vật ăn chúng bị giảm số lượng.
- Quần thể Nhuyễn thể có thể bị giảm số lượng cá thể do Hải cẩu giảm thì có thể số lượng cá thể của quần thể Cá là sinh vật ăn Nhuyễn thể sẽ tăng lên.
* Cá voi sát thủ:
- Quần thể Cá voi sát thủ có thể giảm số lượng cá thể do một trong các nguồn thức ăn của chúng là hải cẩu bị giảm số lượng.
- Quần thể Cá voi sát thủ có thể tăng số lượng cá thể trong trường hợp nguồn thức ăn của nó là quần thể Chim cánh cụt và Voi biển tăng do quần thể Cá tăng.
* Chim cánh cụt:
Quần thể Chim cánh cụt có nhiều khả năng tăng số lượng cá thể do: Hải cẩu vừa là vật ăn thịt, vừa là đối thủ cạnh tranh nguồn cá của Chim cánh cụt. Do vậy khi số lượng cá thể của quần thể Hải cẩu giảm thì quần thể Chim cánh cụt sẽ tăng.
0,25
0,25
0,25
0,25
0,5

Tài liệu đính kèm:

  • docde_thi_mon_sinh_hoc_lop_9_ky_thi_khao_sat_doi_tuyen_hoc_sinh.doc