Đề thi môn Vật lý Lớp 9 - Kỳ thi giao lưu học sinh giỏi cấp tỉnh - Năm học 2019-2020 - Phòng GD & ĐT Thọ Xuân

Đề thi môn Vật lý Lớp 9 - Kỳ thi giao lưu học sinh giỏi cấp tỉnh - Năm học 2019-2020 - Phòng GD & ĐT Thọ Xuân

Câu 1. (3,0 điểm)

Tại hai địa điểm A và B trên một đường thẳng, lúc 6 giờ có hai xe chuyển động, một xe xuất phát tại A và một xe xuất phát tại B theo hướng AB với vận tốc không đổi. Nếu xuất phát cùng lúc thì hai xe gặp nhau tại điểm C sau 3 giờ chuyển động, nếu xe tại A xuất phát chậm 10 phút thì hai xe gặp nhau tại D. Biết AB = 30km, CD = 20km. Hãy xác định:

a. Vận tốc của mỗi xe.

b. Thời điểm hai xe gặp nhau tại C và D.

Câu 2. (2,0 điểm)

 Treo một quả cầu đặc, đồng chất thể tích V = 0,6dm3 vào một sợi dây mảnh ở trong không khí thì lực căng sợi dây là T1. Giữ quả cầu nói trên ngập hoàn toàn trong nước nhờ sợi dây mảnh (hình 1) thì lực căng là . Nếu để quả cầu nổi tự do trên mặt nước thì thể tích phần chìm trong nước là bao nhiêu? Bỏ qua lực đẩy Ác-si-mét của không khí.

 Hình 1

Câu 3. (4,0 điểm)

a. Lấy 1 lít nước ở t1 = 250C và 1lít nước ở t2 = 300C rồi đổ vào một bình đã chứa sẵn 10 lít nước ở t3 = 140C, đồng thời cho một dây đốt hoạt động với công suất 100W vào bình nước trong thời gian 2 phút. Xác định nhiệt độ của nước trong bình khi đã cân bằng nhiệt. Biết rằng bình có nhiệt dung không đáng kể và được bọc cách nhiệt hoàn toàn với môi trường, nước có nhiệt dung riêng là c = 4200J/kg.K, khối lượng riêng D = 1000kg/m3.

b. Tháo bọc cách nhiệt quanh bình, thay một lượng nước khác vào bình. Cho dây đốt vào bình hoạt động với công suất 100W thì nhiệt độ của nước trong bình ổn định ở t1 = 250C. Khi công suất dây đốt là 200W thì nhiệt độ của nước ổn định ở t2 = 300C. Không dùng dây đốt, để duy trì nước trong bình ở nhiệt độ t3 = 140C, người ta đặt một ống đồng dài xuyên qua bình và cho nước ở nhiệt độ t4 = 100C chảy vào ống với lưu lượng không đổi. Nhiệt độ nước chảy ra khỏi ống đồng bằng nhiệt độ nước trong bình. Biết rằng công suất truyền nhiệt giữa bình và môi trường tỉ lệ thuận với hiệu nhiệt độ giữa chúng. Xác định lưu lượng nước chảy qua ống đồng.

 

doc 2 trang hapham91 5711
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi môn Vật lý Lớp 9 - Kỳ thi giao lưu học sinh giỏi cấp tỉnh - Năm học 2019-2020 - Phòng GD & ĐT Thọ Xuân", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 PHÒNG GD&ĐT THỌ XUÂN
TP. THANH HÓA - TRIỆU SƠN
ĐỀ GIAO LƯU
Ngày 12/01/2020
KỲ GIAO LƯU HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH
NĂM HỌC 2019- 2020
Môn: Vật lí – LỚP 9 THCS
Thời gian: 150 phút (không kể thời gian giao đề)
Đề có 06 câu, gồm 02 trang
Họ và tên học sinh: ..................................................................... SBD: ................
Câu 1. (3,0 điểm) 
Tại hai địa điểm A và B trên một đường thẳng, lúc 6 giờ có hai xe chuyển động, một xe xuất phát tại A và một xe xuất phát tại B theo hướng AB với vận tốc không đổi. Nếu xuất phát cùng lúc thì hai xe gặp nhau tại điểm C sau 3 giờ chuyển động, nếu xe tại A xuất phát chậm 10 phút thì hai xe gặp nhau tại D. Biết AB = 30km, CD = 20km. Hãy xác định:
a. Vận tốc của mỗi xe.
b. Thời điểm hai xe gặp nhau tại C và D.
Câu 2. (2,0 điểm)
 Treo một quả cầu đặc, đồng chất thể tích V = 0,6dm3 vào một sợi dây mảnh ở trong không khí thì lực căng sợi dây là T1. Giữ quả cầu nói trên ngập hoàn toàn trong nước nhờ sợi dây mảnh (hình 1) thì lực căng là . Nếu để quả cầu nổi tự do trên mặt nước thì thể tích phần chìm trong nước là bao nhiêu? Bỏ qua lực đẩy Ác-si-mét của không khí.
 Hình 1
Câu 3. (4,0 điểm)
a. Lấy 1 lít nước ở t1 = 250C và 1lít nước ở t2 = 300C rồi đổ vào một bình đã chứa sẵn 10 lít nước ở t3 = 140C, đồng thời cho một dây đốt hoạt động với công suất 100W vào bình nước trong thời gian 2 phút. Xác định nhiệt độ của nước trong bình khi đã cân bằng nhiệt. Biết rằng bình có nhiệt dung không đáng kể và được bọc cách nhiệt hoàn toàn với môi trường, nước có nhiệt dung riêng là c = 4200J/kg.K, khối lượng riêng D = 1000kg/m3.
b. Tháo bọc cách nhiệt quanh bình, thay một lượng nước khác vào bình. Cho dây đốt vào bình hoạt động với công suất 100W thì nhiệt độ của nước trong bình ổn định ở t1 = 250C. Khi công suất dây đốt là 200W thì nhiệt độ của nước ổn định ở t2 = 300C. Không dùng dây đốt, để duy trì nước trong bình ở nhiệt độ t3 = 140C, người ta đặt một ống đồng dài xuyên qua bình và cho nước ở nhiệt độ t4 = 100C chảy vào ống với lưu lượng không đổi. Nhiệt độ nước chảy ra khỏi ống đồng bằng nhiệt độ nước trong bình. Biết rằng công suất truyền nhiệt giữa bình và môi trường tỉ lệ thuận với hiệu nhiệt độ giữa chúng. Xác định lưu lượng nước chảy qua ống đồng.
Câu 4. (5,0 điểm)
Hình 2
V
A
 1. Cho mạch điện như hình 2. 
Biết R= R= 3, R= 2, Rlà biến trở, ampe kế và vôn kế đều lý tưởng, các dây nối và khóa K có điện trở không đáng kể.
 a. Điều chỉnh để R= 4.
 + Đặt UBD = 6V, đóng khóa K. Tìm số chỉ ampe kế và vôn kế.
+ Mở khóa K, thay đổi UBD đến giá trị nào thì vôn kế chỉ 2V? 
b. Giữ UBD = 6V. Đóng khóa K và di chuyển con chạy C của biến trở Rtừ đầu bên trái sang đầu bên phải thì số chỉ của ampe kế IA thay đổi như thế nào? 
2. Một mạch điện như hình 3. Các điện trở như nhau và giá trị mỗi điện trở là r = 1Ω. Dòng điện qua điện trở đầu tiên (kể từ phải sang trái) có giá trị 1A. 
a. Hãy xác định độ lớn của hiệu điện thế U và điện trở của cả đoạn mạch.
b. Xác định cường độ dòng điện qua điện trở gần điểm A nhất nếu mạch bổ sung thêm hai điện trở thành mạch tuần hoàn có 10 điện trở r.
U
1A
 r r r r
 r r r r
Hình 3
A
B
Câu 5. (4,0 điểm) 
a. Đặt vật sáng AB vuông góc với trục chính xy của một thấu kính, B nằm trên trục chính, thì tạo ra ảnh ảo A’B’ cao gấp 3 lần AB và cách AB một khoảng 20cm. Xác định loại thấu kính. Bằng phép vẽ, hãy xác định quang tâm và tiêu điểm, từ đó tính tiêu cự của thấu kính.
b. Đặt sau thấu kính một gương phẳng vuông góc với trục chính tại vị trí nào để khi di chuyển vật AB dọc theo trục chính thì ảnh cuối cùng qua hệ có độ lớn không đổi?
c. Cố định vật AB, di chuyển thấu kính đi xuống theo phương vuông góc với trục chính xy với vận tốc không đổi v = 10cm/s thì ảnh của điểm A qua thấu kính sẽ di chuyển với vận tốc là bao nhiêu?
Câu 6. (2,0 điểm)
Cho một nguồn điện, một ampe kế, một vôn kế, một điện trở có giá trị chưa biết và các dây nối. Làm thế nào để đo được giá trị của điện trở với độ chính xác lớn nhất? Hãy trình bày phương án đo điện trở và vẽ các mạch điện tương ứng.
---------------- HẾT ---------------
Thí sinh không sử dụng tài liệu. Giám thị không giải thích gì thêm.

Tài liệu đính kèm:

  • docde_thi_mon_vat_ly_lop_9_ky_thi_giao_luu_hoc_sinh_gioi_cap_ti.doc