Giáo án Đại số Lớp 9 - Tiết 25: Luyện tập - Nguyễn Văn Tân
I/. MỤC TIÊU
-Kiến thức:
- Củng cố cho HS điều kiện để hai đường thẳng y = ax+b (a ) và y = a’x+b’ (a’ ) cắt nhau, song song hoặc trùng nhau.
-Kĩ năng:
- Rèn luyện kĩ năng vẽ đồ thị hàm số y = ax+b (a ), biết vận dụng lí thuyết vào việc giải các bài toán tìm giá trị của các tham số đã cho trong các hàm số bậc nhất sao cho đồ thị của chúng là hai đường thẳng cắt nhau, song song với nhau, trùng nhau.
II/. CHUẨN BỊ
- GV: GA, SGK; Máy tính bỏ túi; Bảng phụ.
- HS: Vở chuẩn bị bài, SGK; Máy tính bỏ túi.
III/. TIẾN HÀNH
1. Ổn định lớp (1’)
2. Kiểm tra bài cũ (5’)
HS1 : Khi nào hai đường thẳng y = a +b (a ) và y = a’ +b’ (a’ ) cắt nhau, song song với nhau, khi nào trùng nhau ?
HS Trả lời
GV Nhận xét cho điểm
3. Giới thiệu bài mới
GV : Hôm nay ta làm một số bài tập sau !
Ngày soạn:...../......./....... Ngày dạy:...../......./........ TUẦN 12 TIẾT 25 I/. MỤC TIÊU -Kiến thức: - Củng cố cho HS điều kiện để hai đường thẳng y = ax+b (a) và y = a’x+b’ (a’) cắt nhau, song song hoặc trùng nhau. -Kĩ năng: - Rèn luyện kĩ năng vẽ đồ thị hàm số y = ax+b (a), biết vận dụng lí thuyết vào việc giải các bài toán tìm giá trị của các tham số đã cho trong các hàm số bậc nhất sao cho đồ thị của chúng là hai đường thẳng cắt nhau, song song với nhau, trùng nhau. II/. CHUẨN BỊ - GV: GA, SGK; Máy tính bỏ túi; Bảng phụ. - HS: Vở chuẩn bị bài, SGK; Máy tính bỏ túi. III/. TIẾN HÀNH 1. Ổn định lớp (1’) 2. Kiểm tra bài cũ (5’) HS1 : Khi nào hai đường thẳng y = a+b (a) và y = a’+b’ (a’) cắt nhau, song song với nhau, khi nào trùng nhau ? HS Trả lời GV Nhận xét cho điểm 3. Giới thiệu bài mới GV : Hôm nay ta làm một số bài tập sau ! TG HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 35’ Hoạt động 1 Luyện tập Bài tâp 21 trang 54 SGK Cho hai hàm số bậc nhất y=mx + 3 và y=(2m+1)x-5 Tìm giá trị của m để đồ thị của hai hàm số đã cho là: a) Hai đường thẳng song song với nhau: b) Hai đường thẳng cắt nhau. Gọi 2 HS lên bảng trình bày GV Nhận xét Bài tâp 23 trang 55 SGK Cho hàm số y= 2x + b. Hãy xác định hệ số b trong mỗi trường hợp sau đây : a) Đồ thị của hàm số đã cho cắt trục tung tại điểm có tung độ bằng -3 ; b) Đồ thị của hàm số đã cho đi qua điểm A(1 ;5) Gọi 2HS lên bảng trình bày GV Nhận xét Bài tâp 24 trang 55 SGK Gọi HS đọc đề. +Nhắc lại điều kiện để hai đường thẳng song song, trùng nhau, cắt nhau. +Như chú ý điều kiện gì của một hàm số bậc nhất. GV Nhận xét Bài tâp 25 trang 54 SGK Gọi HS trình bày Gợi ý: Viết đường thẳng song song với trục hoành và cắt trục tung tại 1 . +Khi d1 hoặc d2 cắt đường thẳng y =1 thì tung độ của giao điểm phải là bao nhiêu ? + Làm thế nào để tìm x ? GV Nhận xét Bài tâp 26 trang 55 SGK Cho hàm số bậc nhất y=ax-4 (1) Hãy xác định hệ số a trong mỗi trường hợp sau : a) Đồ thị của hàm số (1) cắt đường thẳng y = 2x-1 tại điểm có hoành độ bằng 2. b) Đồ thị của hàm số (1) cắt đường thẳng y = -3x+2 tại điểm có tung độ bằng 5. Gọi HS lần lượt trình bày GV Nhận xét Bài 21/54 HS Đọc đề HS Thực hiện Các hàm số đã cho là hàm số bậc nhất nên phải có điều kiện m ¹ 0 và m ¹ . Ta lại có b ¹ b’ (3 ¹–5 ) nên : a) Để chúng song song thì : a = a’ Þ m = 2m +1 Û m = – 1 ( nhận ) b) Để chúng cắt nhau : a ¹ a’ Þ m ¹ 2m +1 Û m ¹ – 1 Vậy 2 đường thẳng cắt nhau khi : m ¹ 0 ;m ¹ và m ¹ – 1 HS Nhận xét Bài 23/55 HS Đọc đề HS Trả lời Cho hàm số y= 2x + b a) Do đồ thị của hàm số đã cho cắt trục tung tại điểm có tung độ bằng -3 nên đồ thị đi qua điểm (0 ; -3) Thay (0 ; -3) vào hàm số : y= 2x + b -3 = 2.0 + b b = -3 Vậy b = -3 b) Do đồ thị đi qua điểm (1;5) Thay (1 ; 5) vào hàm số : y= 2x + b 5 = 2.1 + b b = 3 . Vậy b = 3 HS Nhận xét Bài 24/55 HS Đọc đề HS Trả lời Cho y= 2x + 3k và y= ( 2m+1)x + 2k – 3 Điều kiện: 2m +1 0 m a) Để hai đường thẳng trên cắt nhau khi và chỉ khi: 2 2m + 1 m Vậy hai đường thẳng trên cắt nhau thì : m b) Để hai đường thẳng song song với nhau khi và chỉ khi : 2 = 2m + 1m = Và 3k 2k -3 k -3 c) Để hai đường thẳng trùng nhau khi : 2 = 2m + 1m = Và 3k = 2k -3 k = -3 HS Nhận xét Bài 25/55 HS Đọc đề HS Trả lời a) Đồ thị là đường thẳng đi qua A(–3 ; 0) và điểm B(0; 2) Đồ thị là đường thẳng đi qua C(2 ;–1) và điểm D(0; 2) b). Vì M là giao điểm của đường thẳng y = 1 với đường thẳng (d1): nên: yM = 1Þ Û xM = –1,5 Vậy : M(1;– 1,5) Do y =1 cắt (d2) nên ta có : Vậy N HS Nhận xét Bài 26/55 a) Hai đường thẳng y=ax-4 và y=2x-1 cắt nhau tại điểm có hoành độ bằng 2, ta có: a.2-4 = 2.2 - 1 2a = 7 a = 3,5 b) Đường thẳng y = -3x + 2 đi qua điểm có tung độ bằng 5, do đó hoành độ là nghiệm của phương trình: 5 = -3x + 2 3x = -3 x = - 1 Đường thẳng y =ax-4 cũng đi qua điểm N(-1; 5), ta có : 5 = a.(-1) - 4 a = - 9 HS Nhận xét 4. Củng cố (3’) -Nhắc lại khi nào hai đường thẳng y = a+b (a) và y = a’+b’ (a’) cắt nhau, song song với nhau, khi nào trùng nhau? 5. Dặn dò (1’) Học bài Dặn dò và hướng dẫn HS làm lại các bài tập trong SGK Chuẩn bị bài 5 : “Hệ số góc của đường thẳng y =ax+b(a0) Duyệt của BGH Giáo viên soạn Nguyễn Văn Tân
Tài liệu đính kèm:
- giao_an_dai_so_lop_9_tiet_25_luyen_tap_nguyen_van_tan.doc