Giáo án Đại số Lớp 9 - Tiết 32: Hệ hai phương trình bậc nhất hai ẩn - Năm học 2014-2015 - Nguyễn Văn Tân

Giáo án Đại số Lớp 9 - Tiết 32: Hệ hai phương trình bậc nhất hai ẩn - Năm học 2014-2015 - Nguyễn Văn Tân

A/ MỤC TIÊU BÀI DẠY:

I/. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:

-Hiểu được khái niệm hệ hai phương trình bậc nhất hai ẩn và nghiệm của hệ hai phương trình bậc nhất hai ẩn.

-Hiểu được phương pháp minh họa hình học số nghiệm của hệ hai phương trình bậc nhất hai ẩn

-Nắm được khái niệm hai hệ phương trình tương đương.

II/. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC-KĨ NĂNG

-Kiến thức: Hiểu được khái niệm hệ hai phương trình bậc nhất hai ẩn và nghiệm của hệ hai phương trình bậc nhất hai ẩn.

-Kĩ năng: Biết dùng vị trí tương đối giữa hai đường thẳng biểu diễn tập nghiệm của hai phương trình trong hệ để đoán nhận nghiệm.

III/. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:

- GV: GA, SGK; Máy tính bỏ túi; Thước.

- HS: Vở chuẩn bị bài, SGK; Máy tính bỏ túi.

B/. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY

 1. Ổn định lớp (1’)

a. Điểm danh lớp:

b. Nội dung cần phổ biến:

 2. Kiểm tra bài cũ (5’)

a. Phương pháp kiểm tra: Vấn đáp (Viết)

b. Số học sinh dự kiến sẽ kiểm tra: (2 HS)

c. Câu hỏi kiểm tra: 2

1) Phát biểu định nghĩa phương trình bậc nhất hai ẩn ? Thế nào là nghiệm của phương trình bậc nhất hai ẩn số ?

2) Trong các cặp số sau cặp là nghiệm của p/t : 3x + 4y = 5 ; ( –1;–2) ; ( –1;2 ); (3;–1)

 d. Đáp án:

1) Phương trình bậc nhất hai ẩn x và y là hệ thức dạng ax + by = c

Trong đó a, b, c là các số đã biết a, b không đồng thời bằng không.

2) Cặp (3;–1) là nghiệm của p/t :3x + 4y = 5 vì 3.3 + 4(-1) = 5 (=VP)

 

doc 4 trang Hoàng Giang 02/06/2022 2800
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Đại số Lớp 9 - Tiết 32: Hệ hai phương trình bậc nhất hai ẩn - Năm học 2014-2015 - Nguyễn Văn Tân", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phòng GD-ĐT Mỹ Tú	CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Trường THCS Mỹ Tú Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
GIÁO ÁN DẠY LÝ THUYẾT
Môn dạy : Đại số	 	 Lớp dạy: 9a2
Tên bài giảng:	§2. Hệ hai phương trình bậc nhất hai ẩn
Giáo án số: 1	Tiết PPCT:	32
Số tiết giảng: 2
Ngày dạy: ./ ./ 
A/ MỤC TIÊU BÀI DẠY:
I/. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:
-Hiểu được khái niệm hệ hai phương trình bậc nhất hai ẩn và nghiệm của hệ hai phương trình bậc nhất hai ẩn.
-Hiểu được phương pháp minh họa hình học số nghiệm của hệ hai phương trình bậc nhất hai ẩn 
-Nắm được khái niệm hai hệ phương trình tương đương.
II/. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC-KĨ NĂNG 	
-Kiến thức: Hiểu được khái niệm hệ hai phương trình bậc nhất hai ẩn và nghiệm của hệ hai phương trình bậc nhất hai ẩn.
-Kĩ năng: Biết dùng vị trí tương đối giữa hai đường thẳng biểu diễn tập nghiệm của hai phương trình trong hệ để đoán nhận nghiệm.
III/. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
- GV: GA, SGK; Máy tính bỏ túi; Thước.
- HS: Vở chuẩn bị bài, SGK; Máy tính bỏ túi.
B/. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY
	1. Ổn định lớp (1’)
Điểm danh lớp:
Nội dung cần phổ biến:
	2. Kiểm tra bài cũ (5’)
Phương pháp kiểm tra: Vấn đáp (Viết)
Số học sinh dự kiến sẽ kiểm tra: (2 HS)
Câu hỏi kiểm tra: 2
1) Phát biểu định nghĩa phương trình bậc nhất hai ẩn ? Thế nào là nghiệm của phương trình bậc nhất hai ẩn số ?
2) Trong các cặp số sau cặp là nghiệm của p/t : 3x + 4y = 5 ; ( –1;–2) ; ( –1;2 ); (3;–1)
 d. Đáp án:
1) Phương trình bậc nhất hai ẩn x và y là hệ thức dạng ax + by = c 
Trong đó a, b, c là các số đã biết a, b không đồng thời bằng không. 
2) Cặp (3;–1) là nghiệm của p/t :3x + 4y = 5 vì 3.3 + 4(-1) = 5 (=VP)
	3. Giảng bài mới: (30’)
a/. GTB: Ta có thể tìm nghiệm của một hệ phương trình bằng cách vẽ hai đường thẳng được không ?
 b/ Tiến trình giảng bài mới:
TG
NỘI DUNG 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
Hoạt động 1: 1. Khái niệm về hệ hai phương trình bậc nhất hai ẩn 
10’
Hệ phương trình bậc nhất hai ẩn: 
 (I)
Tổng quát: Nếu 2 phương trình của hệ có nghiệm chung ( x0 ;y0 ) thì ( x0 ;y0 ) là một nghiệm của hệ phương trình . Nếu 2 p/t của hệ không có nghiệm chung , ta nói hệ p/t vô nghiệm. Giải hệ p/t là đi tìm tất cả các nghiệm của nó ( tìm tập nghiệm của nó)
Xét hai phương trình bậc nhất hai ẩn 
2x + y = 3 và x - 2y = 4
Yêu cầu HS làm ?1
-Kiểm tra rằng cặp số (x;y) = (2;-1) vừa là nghiệm của phương trình thứ nhất, vừa là nghiệm của phương trình thứ hai.
-Hai phương trình trên có nghiệm chung là gì? 
Ta nói cặp số (x;y) = (2;-1) là một nghiệm của hệ phương trình
-Vậy dạng tổng quát của hệ p/t bậc nhất hai ẩn là như thế nào? 
Yêu cầu HS đọc phần tổng quát ở SGK
Tổng quát: Nếu 2 phương trình của hệ có nghiệm chung ( x0 ;y0 ) thì ( x0 ;y0 ) là một nghiệm của hệ phương trình . Nếu 2 p/t của hệ không có nghiệm chung , ta nói hệ p/t vô nghiệm. Giải hệ p/t là đi tìm tất cả các nghiệm của nó ( tìm tập nghiệm của nó)
HS Thực hiện
(x;y) = (2;-1) là nghiệm của phương trình thứ nhất, vừa là nghiệm của phương trình thứ hai.
HS Trả lời
HS Trả lời
Hệ phương trình bậc nhất hai ẩn: 
 (I)
HS Nêu tổng quát.
Hoạt động 2: 2. Minh họa hình học tập nghiệm của hệ phương trình bậc nhất hai ẩn:
10’
Tổng quát: 
Nếu (d) cắt (d’) thì hệ (I) có một nghiệm duy nhất.
Nếu (d) // (d’) thì hệ (I) vô nghiệm
Nếu (d) trùng (d’) thì hệ (I) có vô số nghiệm
Yêu cầu HS đọc và trả lời ?2
Nếu M(x0 ;y0 ) thuộc đường thẳng 
ax + by = c thì (x0 ;y0 ) là một nghiệm của phương trình ax + by = c
Tọa độ điểm chung của đường thẳng (d) ax + by = c và đường thẳng (d’) a’x + b’y = c’ là nghiệm của hệ phương trình: 
 ax + by = c 
 a’x + b’y = c’
Ví dụ 1 : Xét hệ phương trình
 x + y = 3 (II)
 x –2y = 0
Hướng dẫn HS cách làm
Ví dụ 2 : Xét hệ phương trình
( III ) 
 2x – y = 3
 4x – 2y = 1 
Vì (d) // (d’) nên hpt (III) vô nghiệm 
( IV ) 
Ví dụ 3 : 3x + y = 1
 6x + 2y = 2 
Vì (d) º (d’) nên hpt (III) có vô số nghiệm 
Yêu cầu HS làm ?3
Từ các bài tóan trên hãy nêu số nghiệm của hệ phương trình (I) ? 
-Để dự đoán số nghiệm của hệ (I) ta làm như thế nào?
Giới thiệu công thức bài 2 trang 25
+ Có vô số nghiệm nếu:
+ Vô nghiệm nếu:
+ Có một nghiệm duy nhất nếu:
HS Trả lời
HS Trả lời
Gọi (d) là đường thẳng xác định bởi phương trình 
x + y = 3 .
Ta có (d) đi qua 2 điểm A(0;3) và B(3;0).
Gọi (d’) là đường thẳng xác định bởi phương trình 
x –2y = 0. 
Ta có (d’) đi qua O(0;0) và M(2;1)
Vì (d) cắt (d’) tại 1 điểm duy nhất M(2;1) nên hệ phương trình (II) có một nghiệm duy nhất 
(x;y) = (2;1)
O
A
M
HS Theo dõi
HS Thực hiện 
HS Trả lời
Hệ phương trình trong ví dụ 3 có vô số nghiệm 
HS Nêu tổng quát. 
Tổng quát: 
Nếu (d) cắt (d’) thì hệ (I) có một nghiệm duy nhất.
Nếu (d) // (d’) thì hệ (I) vô nghiệm
Nếu (d) trùng (d’) thì hệ (I) có vô số nghiệm
HS Đọc chú ý SGK.
Chúng ta xét vị trí tương đối của hai đường thẳng
HS Theo dõi
Hoạt động 3: 3. Hệ phương trình tương đương
10’
Định nghĩa:
 Hai hệ phương trình được gọi là tương đương nếu chúng có cùng tập nghiệm.
Kí hiệu: “ó” 
-Thế nào là hai phương trình tương đương?
-Tương tự hãy định nghĩa hai hệ phương trình tương đương?
Giới thiệu kí hiệu “” 
Lưu ý cho HS mỗi nghiệm của hệ là một cặp số
Yêu cầu HS lấy VD
GV Nhận xét
Bài tập 4 trang 11 SGK
Chú ý cho HS biến đổi hệ tương đương (nếu cần) như câu c, d 
Từ đó sử dụng vị trí tương đối của hai đường thẳng để xét số nghiệm
GV Nhận xét
 HS Trả lời
Hai phương trình được gọi là tương đương nếu chúng có cùng tập nghiệm. 
HS Nêu định nghĩa trang 11 SGK
Định nghĩa:
 Hai hệ phương trình được gọi là tương đương nếu chúng có cùng tập nghiệm.
Kí hiệu: “” 
Ví dụ: ó 
HS Nhận xét
Bài 4/11
a) 
Hai đường thẳng cát nhau do có hệ số góc khác nhau nên hệ có một nghiệm duy nhất.
b) Hệ vô nghiệm
c) 
Hệ có một nghiệm duy nhất
d) Hệ có vô số nghiệm
HS Nhận xét
4/. Củng cố (8’)
Cho HS làm bài tập 5 trang 11 SGK
Bài tập 5/11 Bài giải
a)hệ có nghiệm (1;1) b) hệ có nghiệm (1;2)
5/. Dặn dò (1’)
Học bài
Chuẩn bị các bài tập tiết sau luyện tập.
Hướng dẫn HS làm bài tập 6, 7 trang 11/12 SGK.
Ngày tháng năm	 Ngày ./ ./ ..
	 TP	 Giáo viên
 Nguyễn Văn Tân

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_dai_so_lop_9_tiet_32_he_hai_phuong_trinh_bac_nhat_ha.doc