Giáo án Đại số Lớp 9 - Tuần 16 - Năm học 2016-2017 - Nguyễn Thị Bích Nhi

Giáo án Đại số Lớp 9 - Tuần 16 - Năm học 2016-2017 - Nguyễn Thị Bích Nhi

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: HS hiểu khái niệm PT bậc nhất hai ẩn, nghiệm và cách giải PT bậc nhất hai nghiệm

2. Kỹ năng: Biểu diễn hình học của tập nghiệm PT bậc hai, viết nghiệm tổng quát của PT bậc nhất ax + by = c.

3. Thái độ: Rèn luyện tính cẩn thận, yêu thích môn học, áp dụng kiến thức vào thực tế.

II. CHUẨN BỊ

 1. Giáo viên: Thước thẳng, giáo án, SGK .

2. Học sinh: Thước thẳng, chuẩn bị bài mới

III. PHƯƠNG PHÁP: Vấn đáp, gợi nhớ, liên hệ.

IV. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP

1. Ổn định lớp: (2 phút)

2. Kiểm tra bài cũ: (3 phút)

GV: Giới thiệu nội dung chương III.

Giải hệ hai PT b

 

doc 7 trang hapham91 3060
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Đại số Lớp 9 - Tuần 16 - Năm học 2016-2017 - Nguyễn Thị Bích Nhi", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 16	 Ngày ra đề: 27/ 11/ 2016
Tiết: 31	 Ngày kiểm tra: 29/ 11/ 2016
KIỂM TRA CHƯƠNG II
Môn: Đại số- 9
I. MA TRẬN ĐỀ 
 Cấp độ
Chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Cộng
1. Hàm số bậc nhất. 
Tìm được điều kiện của tham số m để hàm số đồng biến, nghịch biến. 
Số câu
Số điểm
 Tỉ lệ % 
1
1.5
1
1.5 điểm 15%
2. Đồ thị hàm số y=ax+b (a0)
Biết tìm các điểm thuộc đồ thị hàm số y = ax + b (a0).
Vận dụng các bước vẽ của đồ thị hàm số y = ax + b (a0) để vẽ đồ thị.
Số câu
Số điểm Tỉ lệ % 
1
2.0
1
2.5
2
4.5 điểm 45%
3. Đường thẳng song song và đường thẳng cắt nhau.
Áp dụng lí thuyết vào việc giải các bài toán tìm giá trị của các tham số đã cho trong các hàm số bậc nhất sao cho đồ thị của chúng là hai đường thẳng song song.
Số câu
Số điểm Tỉ lệ % 
1
2.0
1
2 điểm 20%
4. Hệ số góc của đường thẳng y = ax+b (a0)
Tính góc hợp bởi đường thẳng y = ax + b và trục Ox .
Số câu
Số điểm Tỉ lệ% 
1
2.0
1
2 điểm 20%
Tổng số câu
Tổng số điểm
1
2.0 20%
2
4 40%
2
4 40%
5
10 điểm
II. ĐỀ
Câu 1: (2.0 đ) 
Cho hai hàm số bậc nhất y = (k-2)x + 3 và y = 2x + 1. Tìm giá trị của k để đồ thị hai hàm số đã cho là hai đường thẳng song song?
Câu 2: (4.5 đ) Cho hàm số y = -2x + 3
a. Vẽ đồ thị hàm số trên.
b. Tính góc tạo bởi đường thẳng y = -2x+3 và trục Ox.
Câu 3: (3.5 đ) 
a. Xác định m để hàm số y = (m-5)x + 3 đồng biến trên R
b. Xác định b để đồ thị hàm số y = 2x + b đi qua điểm A (1; 5).
III. ĐÁP ÁN 
Câu
Đáp án
Điểm
1
(2.0đ)
Các hàm số đã cho là hàm bậc nhất, do đó các hệ số a và a' phải khác 0 tức là k - 20
Hay k2 
0. 5
Đồ thị hai hàm số đã cho là hai đường thẳng song song với nhau khi và chỉ khi a = a' và b b'
Theo đề ta có b b'( vì 31)
0. 5
Vậy đồ thị hai hàm số đã cho là hai đường thẳng song song với nhau khi a = a' tức là k – 2 = 2 k = 4
0.75
Kết hợp với điều kiện trên ta thấy k = 4 là giá trị cần tìm.
0.25
2
(4.5 đ)
a. Vẽ đồ thị 
 Cho x = 0 thì y = 3 ta có A (0; 3) 
0. 5
 Cho y = 0 thì x = ta có B( ; 0) 
0. 5
Vẽ đường thẳng đi qua hai điểm A, B ta được đồ thị hàm số
 y = -2x + 3 
b. Gọi là góc tạo bởi đường thẳng y = -2x + 3 và trục Ox.
Ta có = 
0. 5
1.0
0.25
Xét tam giác vuông OAB có tg = 
0.75
 = 63030’ 
0.5
Vậy = 1800 - = 116030’ 
0.5
3
(3.5đ)
a. Hàm số y = (m - 5)x + 3 đồng biến trên R khi m- 5 > 0 m > 5
1.0
 Vậy với m > 5 thì hàm số đã cho đồng biến trên R
0.5
b. Đồ thị hàm số đi qua điểm A (1; 5). Có nghĩa x = 1, y = 5 
0.5
 Thay vào hàm số ta được 5 = 2.1+b b = 3 
1.0
 Vậy hàm số cần tìm là y = 2x + 3 
0. 5
*Lưu ý: HS làm cách khác đúng, logic vẫn đạt điểm tối đa.
Duyệt của TCM
GVBM
Nguyễn Thị Bích Nhi
Tuần: 16	 Ngày soạn: 27/ 11/ 2016
Tiết: 32	 Ngày dạy: 29/ 11/ 2016
Chương III: HỆ PHƯƠNG TRÌNH BẬC NHẤT HAI ẨN 
§1. PHƯƠNG TRÌNH BẬC NHẤT HAI ẨN 
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: HS hiểu khái niệm PT bậc nhất hai ẩn, nghiệm và cách giải PT bậc nhất hai nghiệm
2. Kỹ năng: Biểu diễn hình học của tập nghiệm PT bậc hai, viết nghiệm tổng quát của PT bậc nhất ax + by = c. 
3. Thái độ: Rèn luyện tính cẩn thận, yêu thích môn học, áp dụng kiến thức vào thực tế.
II. CHUẨN BỊ
	1. Giáo viên: Thước thẳng, giáo án, SGK .
2. Học sinh: Thước thẳng, chuẩn bị bài mới 
III. PHƯƠNG PHÁP: Vấn đáp, gợi nhớ, liên hệ.
IV. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
1. Ổn định lớp: (2 phút)
2. Kiểm tra bài cũ: (3 phút)
GV: Giới thiệu nội dung chương III.
PT bậc nhất hai ẩn
Giải hệ hai PT băng PP thế
Chương III:
Hệ hai pt bậc nhất hai ẩn
Giải hệ hai PT b
Hệ hai pt bậc nhất hai ẩn
Giải hệ hai PT băng PP cộng đại số
Giải bài toán bằng cách lập hệ PT
3. Bài mới: (35 phút)
Hoạt động của GV và HS 
Nội dung
Hoạt động 1: Khái niệm về PT bậc nhất hai ẩn (15 phút)
GV: PT: x+y = 36; 2x + 4y =100 là các PT bậc nhất hai ẩn
Gọi a là hệ số của x; b là hệ số của y; c là hằng số Tổng quát
H: Hãy cho ví dụ về PT bậc nhất hai ẩn
HS: Trình bày 
H: Trong các PT sau PT nào là PT bậc nhất hai ẩn?
a) 4x – 0,5y = 0 ; b) 2x2 +x ; 
c) 0x +3y =3 d) 5x +0y = 0 
e) 0x +0y = 4 f) x –y +z =3
Cá nhân HS thực hiện.
GV: Xét PT x + y = 36 với x = 2; y = 34 thì giá trị của về trái bằng vế phải, ta nói cặp số x = 2; y = 34 hay (2; 34) là nghiệm của PT 
H: Hãy chỉ ra một nghiệm khác của PT?
HS: Trả lời 
H: Vậy khi nào cặp số (x0; y0) được gọi là một nghiệm của PT?
HS trả lời
GV yêu cầu hs làm [?1]
H: Muốn biết cặp số (1; 1) có phải là nghiệm của PT đã cho hay không ta phải làm thế nào?
GV hướng dẫn HS cách trả lời 
HS đứng tại chỗ cho ví dụ về nghiệm khác của PT 2x –y =1 
H: Qua các ví dụ trên có nhận xét gì về số nghiệm của PT: 2x –y =1?
GV nêu lưu ý về khái niệm tập hợp nghiệm, PT tương đương, và quy tắc chuyển vế, quy tắc nhân đối với PT bậc nhất hai ẩn cũng tương tự như PT bậc nhất một ẩn. 
1. Khái niệm về PT bậc nhất hai ẩn
* PT bậc nhất hai ẩn x và y là hệ thức dạng: ax + by = c (1)
trong đó a, b và c là các số đã biết 
 (a 0 hoặc b 0 )
Ví dụ 1: (sgk)
* Trong PT (1) nếu giá trị của vế trái tại x = x0 và y = y0 bằng vế phải thì cặp số 
(x0; y0) được gọi là một nghiệm của PT (1)
Ví dụ 2: (sgk)
 Chú ý: (sgk)
 [?1] a) Thay x = 1, y = 1 vào VT của
 PT: 2x –y =1 được: 2.1 - 1 =1 (= VP)
Cặp số (1; 1) là một nhiệm của PT đã cho.
Tương tự cặp số (0,5; 0) cũng là một nghiệm của PT trên
Ví dụ: Các cặp số (0;1), (2;3) cũng là nghiệm của PT: 2x-y =1
[?2] PT 2x –y = 1 có vô số nghiệm, mỗi nghiệm là một cặp số.
*Lưu ý: (sgk)
Hoạt động 2: Tập nghiệm của PT bậc nhất hai ẩn (20 phút)
GV đặt vấn đề giới thiệu cách biểu diễn tập hợp nghiệm
GV đưa bảng phụ ghi [?3] 
1HS lên điền vào bảng 
GV giới thiệu nghiệm tổng quát của PT (2), đường thẳng biểu diễn nghiệm của PT(2) trên mặt phẳng tọa độ.
HS vẽ đường thẳng 2x - y = 1 hay y = 2x-1 trên mặt phẳng tọa độ.
H: Hãy chỉ ra vài nghiệm của PT (2)
HS: Trình bày 
H: Vậy nghiệm tổng quát của PT (2) biểu thị như thế nào?
HS trả lời
H: Hãy biểu diễn tập hợp nghiệm của PT (2) bằng đồ thị.
HS: Trả lời 
GV hướng dẫn HS giải trường hợp b); c) tương tự trường hợp đầu và đưa hình vẽ trên bảng 
GV yêu cầu HS đọc phần tổng quát sau đó giải thích các trường hợp
2. Tập nghiệm của PT bậc nhất hai ẩn
[?3] 
a) Xét PT: 2x - y =1 (2)
Ta có: 2x - y = 1 y = 2x - 1 
x
-1
0
0,5
1
2
2,5
y=2x-1
-3
-1
0
1
3
4
Tập hợp nghiệm của PT (2) là
Nghiệm tổng quát của PT (2) là 
 x R
 y = 2x -1
* Tập hợp nghiệm của PT (2) được biểu diễn bởi đường thẳng (d), hay đường thẳng (d) được xác định bởi PT 2x –y = 1
Viết gọn (d): 2x – y =1 
b) Xét PT 0x +2y = 4 (2) 
+ PT có nghiệm tổng quát 
+ Trên mặt phẳng tọa độ tập hợp nghiệm của PT (2) là đường thẳng y = 2 (song song với trục Ox) c) Xét PT: 4x+0y = 6 (3) 
+ PT có nghiệm tổng quát: 
+ Trên mặt phẳng tọa độ tập hợp nghiệm của PT (3) là đường thẳng x =1,5 (song song với trục Oy)
 y
 1,5 x
 O B
 *Tổng quát (sgk)
4. Củng cố: (4 phút)
- Thế nào là PT bậc nhất hai ẩn? Nghiệm của PT bậc nhất hai ẩn là gì ? 
- PT bậc nhất hai ẩn có bao nhiêu nghiêm số? GV cho HS làm bài 2a) 
5. Hướng dẫn về nhà: (1 phút)
- Học bài theo vở và Sgk.
	- Làm các bài tập: 1, 2, 3 /7SGK
V. RÚT KINH NGHIỆM
	1. ..............................................................................................................................
	2. ..............................................................................................................................
	3. ..............................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_dai_so_lop_9_tuan_16_nam_hoc_2016_2017_nguyen_thi_bi.doc