Giáo án Địa lý Lớp 9 - Bài 3+4 - Phạm Duy Dũng

Giáo án Địa lý Lớp 9 - Bài 3+4 - Phạm Duy Dũng

I. Mục tiêu

1. Về kiến thức: Nêu được một số đặc điểm về dân tộc Việt Nam. Biết dân tộc có trình độ phát triển kinh tế khác nhau, chung sống đoàn kết, cùng xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Trình bày được sự phân bố các dân tộc ở nước ta.

2. Về năng lực:

* Năng lực chung:

- Năng lực tự chủ và tự học: biết chủ động tích cực thực hiện nhiệm vụ học tập.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: biết chủ động đưa ra ý kiến giải pháp khi được giao nhiệm vụ để hoàn thành tốt khi làm việc nhóm.

* Năng lực đặc thù:

- Năng lực tìm hiểu địa lí: sử dụng bản đồ và sơ đồ, lược đồ, tranh ảnh để xác định nội dung theo yêu cầu của giáo viên.

- Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Biết liên hệ thực tế để giải thích các hiện tượng, các vấn đề liên quan đến bài học; Liên hệ với Việt Nam nếu có

- Năng lực nhận thức khoa học địa lí: Phân tích mối liên hệ giữa các yếu tố tự nhiên

3. Về phẩm chất:

- Trách nhiệm: Thực hiện, tuyên truyền cho người thân về những giá trị mà bài học mang lại

- Chăm chỉ: tích cực, chủ động trong các hoạt động học

- Nhân ái: Chia sẻ, cảm thông với những sự khó khăn, thách thức của những vấn đề liên quan đến nội dung bài học.

II. Thiết bị dạy học và học liệu

1. Giáo viên: Lược đồ dân cư Việt Nam

2. Học sinh: Học bài, SGK

III. Tiến trình dạy học

1. Hoạt động 1: Mở đầu

Mục tiêu: Giáo viên đưa ra tình huống để học sinh giải quyết, trên cơ sở đó để hình thành kiến thức vào bài học mới Khơi dậy sự tìm tòi học hỏi và kiểm tra tình hình nắm bắt bài học trước của học sinh. Tạo hứng thú học tập.

 

doc 6 trang Hoàng Giang 30/05/2022 4760
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Địa lý Lớp 9 - Bài 3+4 - Phạm Duy Dũng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường: THCS Hưng Thành
Tổ: Xã Hội
Họ và tên giáo viên
Phạm Duy Dũng
BÀI 3. PHÂN BỐ DÂN CƯ VÀ CAC LOẠI HÌNH QUẦN CƯ
Môn học/Hoạt động giáo dục: Địa lí; lớp: 9
Thời gian thực hiện: (số tiết. 1)
I. Mục tiêu
1. Về kiến thức: Nêu được một số đặc điểm về dân tộc Việt Nam. Biết dân tộc có trình độ phát triển kinh tế khác nhau, chung sống đoàn kết, cùng xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Trình bày được sự phân bố các dân tộc ở nước ta.
2. Về năng lực: 
* Năng lực chung: 
- Năng lực tự chủ và tự học: biết chủ động tích cực thực hiện nhiệm vụ học tập.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: biết chủ động đưa ra ý kiến giải pháp khi được giao nhiệm vụ để hoàn thành tốt khi làm việc nhóm.
* Năng lực đặc thù: 
- Năng lực tìm hiểu địa lí: sử dụng bản đồ và sơ đồ, lược đồ, tranh ảnh để xác định nội dung theo yêu cầu của giáo viên. 
- Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Biết liên hệ thực tế để giải thích các hiện tượng, các vấn đề liên quan đến bài học; Liên hệ với Việt Nam nếu có
- Năng lực nhận thức khoa học địa lí: Phân tích mối liên hệ giữa các yếu tố tự nhiên 
3. Về phẩm chất:
- Trách nhiệm: Thực hiện, tuyên truyền cho người thân về những giá trị mà bài học mang lại
- Chăm chỉ: tích cực, chủ động trong các hoạt động học 
- Nhân ái: Chia sẻ, cảm thông với những sự khó khăn, thách thức của những vấn đề liên quan đến nội dung bài học.
II. Thiết bị dạy học và học liệu
1. Giáo viên: Lược đồ dân cư Việt Nam
2. Học sinh: Học bài, SGK
III. Tiến trình dạy học
1. Hoạt động 1: Mở đầu 
Mục tiêu: Giáo viên đưa ra tình huống để học sinh giải quyết, trên cơ sở đó để hình thành kiến thức vào bài học mới Khơi dậy sự tìm tòi học hỏi và kiểm tra tình hình nắm bắt bài học trước của học sinh. Tạo hứng thú học tập.
Nội dung
Tổ chức thực hiện
Sản phẩm
Cho biết số dân và tình hình gia tăng dân số ở nước ta.
Nhận xét về cơ cấu dân số nước ta. 
Giáo viên giới thiệu và hướng dẫn học sinh khai thác nội dung câu hỏi
Học sinh trả lời theo hiểu biết hoặc hướng dẫn của giáo viên.
2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới
2.1. Tìm hiểu Mật độ dân số và phân bố dân cư
Mục tiêu: Trình bày được tình hình phân bố dân cư của nước ta. Trách nhiệm của bản thân trong việc chấp hành các chính sách nhà nước về phân bố dân cư.
Nội dung
Tổ chức thực hiện
Sản phẩm
- Dựa vào bảng thống kê mật độ dân số các nước, cho biết mật độ dân số nước ta năm 2003 là bao nhiêu, so sánh với các nước trong khu vực.
- Dựa vào lược đồ hình 3.1, chỉ ra các khu vực đông dân và thưa dân. Giải thích?
- Dựa vào kênh chữ SGK, cho biết sự chênh lệch về tỷ lệ dân thành thị với nông thôn.
- HS trả lời:
 +MĐDS: 246 người/km2
 + HS so sánh với các nước trong khu vực.
- HS thảo luận (3 phút):
+ Giải thích dựa vào điều kiện địa hình, khí hậu, tài nguyên thiên nhiên 
- HS trả lời:
- Nước ta có mật độ dân số cao trên thế giới, năm 2003 là 246 người/km2
- Dân cư phân bố không đều:
 + Đông dân: đồng bằng, ven biển, đô thị.
 + Thưa dân: Vùng đồi núi, hải đảo.
- Phân bố dân cư có sự chênh lệch giữa thành thị và nông thôn.
2.2. Tìm hiểu Các loại hình quần cư 
Mục tiêu: Thấy được sự khác nhau giữa các loại hình quần cư
Nội dung
Tổ chức thực hiện
Sản phẩm
Dựa vào kênh chữ SGK, nêu đặc điểm quần cư nông thôn.
 GV gọi HS trình bày tương tự như loại hình quần cư nông thôn.
- HS trả lời:
- HS trả lời:
1. Quần cư nông thôn:
- Dân cư tập trung thành làng, xã với mật độ dân số thấp.
- Nhà cửa tập trung thưa thớt.
- Kinh tế chủ yếu là sản xuất nông nghiệp.
 2. Quần cư thành thị: 
- Nhà cửa tập trung san sát nhau.
- Mật độ dân số cao.
- Kinh tế chủ yếu là công nghiệp và dich vụ.
2.3. Tìm hiểu Đô thi hóa
Mục tiêu: Hiểu được vì sao đô thị hóa nước ta lại tăng nhanh trong những năm gần đây
Nội dung
Tổ chức thực hiện
Sản phẩm
- Dựa vào bảng 3.1, hãy nhận xét số dân thành thị và tỷ lệ dân thành thị nước ta.
- Số dân thành thị và tỷ lệ dân thành thị tăng qua các năm nói lên điều gì?
- GV gọi HS xác định trên lược đồ các đô thị hóa nước ta.
- GV gọi HS nhận xét đặc điểm đô thị hóa ở nước ta.
- HS nhận xét:
- HS trả lời: 
- HS xác định: 
- HS nhận xét:
- Số dân thành thị và tỷ lệ dân thành thị tăng qua các năm.
- Đô thị hóa nước ta đang ngày càng mở rộng.
- Các đô thị lớn: Hà Nội, TP.HCM, Hải Phòng, Đà Nẵng, Biên Hòa 
- Đô thị phân bố không đều, chủ yếu thuộc loại vừa và nhỏ.
3. Hoạt động 3: Luyện tập 
Mục tiêu: Hình thành kỹ năng luyện tập, tự học cho học sinh. Giúp học sinh khắc sâu kiến thức bài học 
Nội dung
Tổ chức thực hiện
Sản phẩm
Có những hình thức quần cư nào?
Học sinh trả lời
 Nông thôn và thành thị
4. Hoạt động 4: Vận dụng 
Mục tiêu: Các em có thể vận dụng kiến thức đã học để giải quyết vấn đề thực tế.
Nội dung
Tổ chức thực hiện
Sản phẩm
Học bài, chuẩn bị bài tiếp theo
 Học sinh lắng nghe
 Bài 4: Lao động và việc làm. Chất lượng cuộc sống
BÀI 4. LAO ĐỘNG VÀ VIỆC LÀM.
CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG 
Môn học/Hoạt động giáo dục: Địa lí; lớp: 9
Thời gian thực hiện: (số tiết. 1)
I. Mục tiêu
1. Về kiến thức: Trình bày được một số đặc điểm của dân số nước ta; nguyên nhân và hậu quả 
- Đặc điểm nguồn lao động và sử dụng lao động:
- Cơ cấu sử dụng lao động trong các ngành kinh tế đang thay đổi theo hướng tích cực.
- Nguồn lao động dồi dào trong điều kiện nền kinh tế chưa phát triển đã tạo sức ép rất lớn đối với vấn đề giải quyết việc làm.
- Chất lượng cuộc sống của nhân dân còn thấp, chênh lệch giữa các vùng, giữa thành thị và nông thôn. Chất lượng cuộc sống đang ngày càng được cải thiện.
2. Về năng lực: 
* Năng lực chung: 
- Năng lực tự chủ và tự học: biết chủ động tích cực thực hiện nhiệm vụ học tập.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: biết chủ động đưa ra ý kiến giải pháp khi được giao nhiệm vụ để hoàn thành tốt khi làm việc nhóm.
* Năng lực đặc thù: 
- Năng lực tìm hiểu địa lí: sử dụng bản đồ và sơ đồ, lược đồ, tranh ảnh để xác định nội dung theo yêu cầu của giáo viên. 
- Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Biết liên hệ thực tế để giải thích các hiện tượng, các vấn đề liên quan đến bài học; Liên hệ với Việt Nam nếu có
- Năng lực nhận thức khoa học địa lí: Phân tích mối liên hệ giữa các yếu tố tự nhiên 
3. Về phẩm chất:
- Trách nhiệm: Thực hiện, tuyên truyền cho người thân về những giá trị mà bài học mang lại
- Chăm chỉ: tích cực, chủ động trong các hoạt động học 
- Nhân ái: Chia sẻ, cảm thông với những sự khó khăn, thách thức của những vấn đề liên quan đến nội dung bài học.
II. Thiết bị dạy học và học liệu
Giáo viên:
Học sinh: 
III. Tiến trình dạy học
1. Hoạt động 1: Mở đầu 
Mục tiêu: Giáo viên đưa ra tình huống để học sinh giải quyết, trên cơ sở đó để hình thành kiến thức vào bài học mới Khơi dậy sự tìm tòi học hỏi và kiểm tra tình hình nắm bắt bài học trước của học sinh. Tạo hứng thú học tập.
Nội dung
Tổ chức thực hiện
Sản phẩm
- Cho biết mật độ dân số và phân bố dân cư nước ta.
- Trình bày đặc điểm đô thị hóa nước ta. 
Học sinh trả lời
Nội dung bài đã được học
2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới
2.1. Tìm hiểu Nguồn lao động và sử dụng lao động
Mục tiêu: Nắm được nguồn lao động qua đào tạo tạo ra giá trị kinh tế lớn.
Nội dung
Tổ chức thực hiện
Sản phẩm
- GV gọi HS nhận xét nguồn lao động nước ta.
- Dựa vào hình 2.1 thảo luận(4 phút) trả lời 2 câu hỏi SGK:
 + Nhận xét cơ cấu lực lượng lao động giữa thành thị và nông thôn. Giải thích nguyên nhân.
 + Nhận xét về chất lượng lao động của nước ta. Để nâng cao chất lượng lức lượng lao động cần có những giải pháp gì?
- Dựa vào biểu đồ 4.2, nhận xét về sự thay đổi trong cơ cấu sử dụng lao động theo ngành ở nước ta.
- GV gọi HS nêu số lượng lao động có việc làm ở nước ta.
- HS trả lời: 
- HS thảo luận(4 phút) 
 - HS trả lời: giảm lao động trong lĩnh vực nông, lâm, nghư nghiệp; tăng tỷ trọng công nghiệp- xây dựng và dịch vụ. 
- HS trả lời:
- Nguồn lao động nước ta dồi dào và tăng nhanh, mỗi năm tăng thêm khỏang 1 triệu lao động mới, người lao động có nhiều kinh sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp; thủ công nghiệp; có khả năng tiếp thu khoa học kĩ thuật.
- Người lao động còn hạn chế về thể lực, trình độ chuyên môn.
- Cơ cấu sử dụng lao động trong các ngành kinh tế đang thay đổi theo hướng tích cực.
 - Lao động có việc làm ngày càng tăng.
2.2. Tìm hiểu Vấn đề việc làm và chất lượng cuộc sống.
Mục tiêu: . Việc làm tác động đến sự phát triển kinh tế xã hội
Nội dung
Tổ chức thực hiện
Sản phẩm
- Lao động nước ta dồi dào trong khi nền kinh tế còn chậm phát triển đã gây ra những khó khăn gì?
- GV cho HS quan sát kênh chữ SGK về thời gian làm việc ở nông 
thôn và thành thị. 
- GV gọi HS nêu giải pháp khắc phục khó khăn trong vấn đề giải quyết việc làm.
- GV cho HS tìm hiểu thông tin SGK và liên hệ với địa phương.
- GV giáo dục ý thức học tập cho học sinh.
- HS trả lời: gây sức ép rất lớn đến việc làm.
- HS theo dõi SGK: 
- HS trình bày 
- HS lắng nghe.
- Lao động nước ta dồi dào trong khi nền kinh tế còn chậm phát triển đã gây sức ép rất lớn đến việc làm.
Chất lượng cuộc sống của nhân dân còn thấp, chênh lệch giữa các vùng, giữa thành thị và nông thôn. Chất lượng cuộc sống đang ngày càng được cải thiện.
3. Hoạt động 3: Luyện tập 
Mục tiêu: Hình thành kỹ năng luyện tập, tự học cho học sinh. Giúp học sinh khắc sâu kiến thức bài học 
Nội dung
Tổ chức thực hiện
Sản phẩm
Em hãy nêu một số nguyên nhân dẫn tới chất lượng cuộc sống chúng ta chưa cao.
Học sinh trả lời
Tốc độ và trình độ phát triển kinh tế chưa cao.
4. Hoạt động 4: Vận dụng .
Mục tiêu: Các em có thể vận dụng kiến thức đã học để giải quyết vấn đề thực tế.
Nội dung
Tổ chức thực hiện
Sản phẩm
Về nhà học bài, trả lời câu hỏi 1 và 2 trang 17
Học sinh lắng nghe
Bài 5: Thực hành: Phân tích và so sánh tháp dân số năm 1989 và 1999
Ngày..... tháng ... năm 2021
 Lãnh đạo/Tổ kí duyệt

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_dia_ly_lop_9_bai_34_pham_duy_dung.doc