Giáo án Địa lý Lớp 9 - Bài 7: Trung du và miền núi Bắc Bộ (3 tiết) - Năm học 2018-2019

Giáo án Địa lý Lớp 9 - Bài 7: Trung du và miền núi Bắc Bộ (3 tiết) - Năm học 2018-2019

I.Mục tiêu bài học

- Xác định được vị trí địa lí, giới hạn lãnh thổ của vùng trên bản đồ; nêu ý nghĩa đối với việc phát triển kinh tế - xã hội.

- Trình bày được đặc điểm tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên của vùng và những thuận lợi, khó khăn đối với sự phát triển kinh tế - xã hội.

- Trình bày được đặc điểm dân cư, xã hội và những thuận lợi, khó khăn đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của vùng.

- Phân tích được số liệu thống kê, lược đồ để thấy được đặc điểm tự nhiên, dân cư và sự phát triển kinh tế của vùng.

- Có ý thức xây dựng và bảo vệ quê hương.

II. Đồ dùng dạy học:

* GV: - Bản đồ vùng Trung du & miền núi Bắc Bộ.

 - Bảng phụ: Một số chỉ tiêu phát triển dân cư, xã hội của vùng . (phóng to bảng 17.2)

III. Tổ chức giờ học

1. Tổ chức:

 

doc 7 trang Hoàng Giang 30/05/2022 5440
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Địa lý Lớp 9 - Bài 7: Trung du và miền núi Bắc Bộ (3 tiết) - Năm học 2018-2019", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Soạn: 24/10/ 2018
Giảng:27/10/2018 
Tiết 19 - Bài 7
TRUNG DU VÀ MIỀN NÚI BẮC BỘ ( T1)
I.Mục tiêu bài học
- Xác định được vị trí địa lí, giới hạn lãnh thổ của vùng trên bản đồ; nêu ý nghĩa đối với việc phát triển kinh tế - xã hội.
- Trình bày được đặc điểm tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên của vùng và những thuận lợi, khó khăn đối với sự phát triển kinh tế - xã hội.
- Trình bày được đặc điểm dân cư, xã hội và những thuận lợi, khó khăn đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của vùng.
- Phân tích được số liệu thống kê, lược đồ để thấy được đặc điểm tự nhiên, dân cư và sự phát triển kinh tế của vùng.
- Có ý thức xây dựng và bảo vệ quê hương.
II. Đồ dùng dạy học:
* GV: - Bản đồ vùng Trung du & miền núi Bắc Bộ.
 - Bảng phụ: Một số chỉ tiêu phát triển dân cư, xã hội của vùng ... (phóng to bảng 17.2)
III. Tổ chức giờ học
1. Tổ chức: 
2. Bài mới: 
Hoạt động của GV và HS
 Nội dung chính
* HĐ1: Khởi động 
* MT:Nêu hiểu biết của em về vùng TD-MNBB.
* Phương thức hđ: cá nhân
*Phương tiện:
*Cách tiến hành:
-Gv cho HS hđ cá nhân dựa vào hiểu biết bản thên, hãy kể tên các tỉnh thuộc vùng TD-MNBB. 
-Hs trả lời-> Gv đặt vấn đề vào bài.
* HĐ2: Tìm hiểu về vị trí địa lí, giới hạn lãnh thổ và điều kiện tự nhiên và tài nguyên của vùng 
* MT: - Nhận biết vị trí địa lí, giới hạn lãnh thổ và nêu ý nghĩa của chúng đối với phát triển kinh tế - xã hội.
- Trình bày được đặc điểm tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên của vùng và những thuận lợi, khó khăn đối với sự phát triển KT - XH.
* Phương thức hđ: cá nhân, nhóm cặp
*Phương tiện: Bản đồ vùng Trung du & miền núi Bắc Bộ.
*Cách tiến hành:
- GV treo bản đồ vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ, yêu cầu HS quan sát và kết hợp với H1 SGK - 62, hãy:
CH: Xác định vị trí địa lí, giới hạn và nêu ý nghĩa của vị trí địa lí của vùng? Đọc tên các tỉnh ở tiểu vùng Đông Bắc và Tây Bắc? Nêu quy mô lãnh thổ của vùng?
(Là vùng giáp với Trung Quốc, Lào, biển có thuận lợi giao lưu kinh tế xã hội, trao đổi hàng hóa...)
- Quan sát lược đồ H1, bản đồ trên bảng và các thông tin trong SGK mục 2, thảo luận nhóm cặp với nội dung sau (5’):
CH: Nêu những đặc điểm khác nhau về địa hình giữa miền núi Bắc Bộ và trung du Bắc Bộ?
CH: Xác định vị trí các mỏ: than, sắt, thiếc, apatít và các dòng sông có tiềm năng phát triển thủy điện: sông Đà, S. Lô, S. Gâm, S. Chảy?
- GV treo bảng1 và yêu cầu HS nghiên cứu thảo luận nhóm cặp câu hỏi trong SGK (2’):
CH: Hãy nêu những thế mạnh về điều kiện tự nhiên để pt Kt của vùng TD-MNBB?
CH: Trong phát triển kinh tế vùng còn gặp phải những khó khăn gì? Vấn đề về bảo vệ môi trường? 
- Đại diện các nhóm báo cáo kết hợp chỉ bản đồ, nhóm khác bổ sung. 
- GV chuẩn lại kiến thức và bổ sung thêm:.
(- Đông Bắc: Khai thác khoáng sản, phát triển nhiệt điện, trồng cây công nghiệp, dược liệu, rau quả, du lịch, nuôi trồng đánh bắt thuỷ sản.
- Tây Bắc: Phát triển thuỷ điện, trồng rừng, cây công nghiệp, chăn nuôi gia)
1. Vị trí địa lí và giới hạn lãnh thổ: 
- Là vùng lãnh thổ phía Bắc nước ta, gồm 15 tỉnh. giáp Trung Quốc, Lào, vùng ĐBSH, Bắc Trung Bộ và vùng biển giàu tiềm năng.
- Lãnh thổ chiếm 1/3 diện tích cả nước
- Ý nghĩa: dễ giao lưu với trong và ngoài nước.
2. Điều kiện tự nhiên & tài nguyên thiên nhiên: 
*Thế mạnh:
( ND bảng sgk-63)
* Khó khăn: Địa hình bị chia cắt mạnh, thời tiết diễn biến thất thường, khoáng sản có trữ lượng nhỏ và ĐK khai thác phức tạp, đất đai bị xói mòn, sạt lở, lũ quét, làm cho chất lượng môi trường bị giảm sút nghiêm trọng. 
Bảng điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên và
thế mạnh kinh tế vùng TD-MNBB
ĐKTN& tài nguyên thiên nhiên
Đặc điểm
Thế mạnh kinh tế
Địa hình, đất đai
chịu sự chi phối sâu sắc của độ cao địa hình:
- Miền núi Bắc Bộ: địa hình cao, chia cắt sâu ở phía tây còn phía đông núi trung bình.
- Trung du: địa hình đồi bát úp xen kẽ cánh đồng thung lũng bằng phẳng
Thuận lợi cho pt trồng cây công nghiệp, chăn nuôi gia súc lớn và XD các khu công nghiệp, đô thị.
Khí hậu
có khí hậu nhiệt đới gió mùa với mùa đông lạnh
Trồng cây cận nhiệt và ôn đới. 
Sông ngòi
Là thượng nguồn của nhiều hệ thống sông lớn: S. Đà, s. Hồng, s. Chảy,....
Có tiềm năng to lớn về thủy điện
Khoáng sản
giàu có về khoáng sản: Than, sắt, Aptit, đồng,...
Khai thác khoáng sản, phát triển nhiệt điện,
Rừng
Pt mạnh. Vườn quốc gia HLS
PT du lịch,...
Biển
Vùng biển kín, bờ biển dài.
Giàu tiềm năng pt tổng hợp các ngành KT biển
* HĐ3: Tìm hiểu về đặc điểm dân cư - xã hội của vùng (15’).
* MT: Trình bày được đặc điểm dân cư, xã hội và những thuận lợi, khó khăn đối với sự phát triển KT - XH của vùng.
* Phương thức hđ: cá nhân, nhóm cặp
*Phương tiện:
*Cách tiến hành:
- GV yêu cầu HS nghiên cứu thông tin mục 3 SGK - 63, thảo luận nhóm bàn (3’):
CH: Trình bày đặc điểm dân cư, xã hội của vùng có những đặc điểm gì nổi bật?
CH: Những đặc điểm về dân cư, xã hội của vùng có những thuận lợi và khó khăn gì cho sự phát triển kinh tế?
(*Thuận lợi:- Đồng bào dân tộc có kinh nghiệm sản xuất (canh tác trên đất dốc, trồng cây công nghiệp, dược liệu ...) - Đa dạng về văn hóa.
*Khó khăn: Trình độ văn hóa, kĩ thuật của người LĐ còn hạn chế. Đời sống của người dân còn nhiều khó khăn)
- Đại diện nhóm báo cáo, nhóm khác bổ sung.
- GV chuẩn xác kiến thức.
3. Đặc điểm dân cư - xã hội:
- Là địa bàn cư trú xen kẽ của nhiều dân tộc ít người: Thái, Mường, Dao Mông... Người Kinh cư trú ở hầu hết các địa phương.
- Hiện nay, đời sống của đồng bào các dân tộc đã được cải thiện nhờ công cuộc đổi mới.
3. Củng cố:
 Hãy trình bày những thế mạnh tài nguyên thiên nhiên của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ trên bản đồ?
4. Hướng dẫn HS học bài ở nhà
- Học theo bài ghi và trả lời câu hỏi SGK, làm bài tập TBĐ.
- Tìm hiểu bài mục 4: Xác định các nhà máy thủy điện, nhiệt điện và các trung tâm công nghiệp luyện kim, cơ khí, hóa chất trên H2 SGK - Tr.66
Soạn: 28/10/ 2018
Giảng: 1/11/2018 
Tiết 20 - Bài 7
 TRUNG DU VÀ MIỀN NÚI BẮC BỘ ( T2)
I.Mục tiêu bài học
 Trình bày được thế mạnh kinh tế của vùng để phát triển ngành công nghiệp, nông nghiệp, lâm nghiệp; sự phân bố của các ngành đó.
- Nêu được tên các trung tâm kinh tế lớn của vùng.
- Có ý thức xây dựng và bảo vệ quê hương.
II. Đồ dùng dạy học:
* GV: - Bản đồ KT vùng Trung du & miền núi Bắc Bộ.
III. Tổ chức giờ học
1. Tổ chức: 
2. KTBC:
 Trình bày những đặc điểm tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên để phát triển kinh tế của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ?
Ho¹t ®éng của GV vµ HS
* H§ 1: T×m hiÓu vÒ t×nh h×nh ph¸t triÓn kinh tÕ cña vïng 
* Môc tiªu: -Trình bày được thế mạnh kinh tế của vùng, thể hiện ở một số ngành công nghiệp, nông nghiệp, lâm nghiệp; sự phân bố của các ngành đó. 
-Nêu được tên của các trung tâm kinh tế và các ngành kinh tế của từng trung tâm.
*Cách tiến hành:
- GV treo b¶n đồ kinh tế vïng yªu cầu HS quan s¸t kÕt hîp H2 vµ th«ng tin mục 4a, th¶o luËn theo nhãm bµn víi néi dung (3’):
1. C¸c ngành c«ng nghiÖp ph¸t triển trong điều kiện tự nhiªn như thế nào? Ngành c«ng nghiÖp nào là thế mạnh của vïng? Ph©n bố ở đ©u ?
2. X¸c ®Þnh trªn b¶n ®å c¸c nhµ m¸y nhiÖt ®iÖn, thñy ®iÖn, c¸c trung t©m c«ng nghiÖp luyÖn kim, c¬ khÝ, hãa chÊt?
3.Hãy nêu ý nghĩa của thủy điện Hòa Bình?
- Đại diện nhãm b¸o c¸o, c¸c nhãm kh¸c bổ sung. GV chuẩn x¸c kiến thức.
CH: Dựa vào SGK cho biết cơ cấu ngành n«ng nghiệp của vïng? Kể tªn c¸c c©y trồng chủ yếu của vùng?
CH: Dùa vµo H2 vµ b¶n ®å trªn b¶ng, h·y x¸c ®Þnh ®Þa bµn ph©n bè c¸c c©y c«ng nghiÖp l©u n¨m nh­ chÌ, håi?
(Chè Sơn La, Hà Giang, Thái Nguyên.
 Hồi : Lạng Sơn)
CH: Nhê những điều kiện thuận lợi g× mà c©y chÌ của vïng chiếm tỉ trọng lớn về diện tÝch, số lượng so víi c¶ n­íc vµ được nhiều nước ưa chuộng?
CH: Nêu ý nghĩa của việc phát triển nghề rừng theo hướng nông - lâm kết hợp?
(Làm tăng độ che phủ của rừng, hạn chế xói mòn; Tạo cơ sở nguyên liệu cho các nhà máy chế biến giấy, gỗ; Sử dụng LĐ nhàn rỗi tại chỗ làm tăng thu nhập cho đồng bào DT; Khai thác đất sườn đồi vẫn bảo vệ môi trường.)
CH: Ngành s¶n xuÊt n«ng nghiệp của vïng cßn gặp khã khăn g× ?
 (Thời tiết diễn biến thất thường; Thiếu qui hoạch, vốn đầu tư, chưa chủ động được thị trường...)
- Gv cho HS n/c TT mục 4c+ qs H2,th¶o luËn theo nhãm cặp víi néi dung (3’)
CH:Vùng phát triển những ngành dịch vụ nào?
CH: X¸c ®Þnh trªn H2 vµ b¶n ®å trªn b¶ng c¸c trung t©m kinh tế, nªu c¸c ngành c«ng nghiÖp đặc trưng cña tõng trung t©m?
-Đại diện hóm trình bày, BS.
( Mçi trung t©m cã chøc n¨ng riªng:
+ Thái Nguyên: là trung tâm CN nặng.
+ Việt Trì: hóa chất, giấy, VLXD.
+ Hạ Long: CN than, du lịch.
+ Lạng Sơn: là cửa khẩu quốc tế giữa Việt Nam và Trung Quốc.
- GV mở rộng về c¸c trung t©m kinh tế trong tương lai. Liªn hệ Lào Cai.)
 Nội dung chính
4. T×nh h×nh ph¸t triển kinh tÕ:
a. C«ng nghiệp: 
- Khai thác khoáng sản và phát triển nhiệt điện nhờ nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú với nhiều chủng loại khác nhau.
- Phát triển thuỷ điện nhờ nguồn thuỷ năng dồi dào trên các hệ thống sông lớn: Hòa Bình, Thác Bà 
b. Nông nghiệp: 
- Cơ cấu sản phẩm nghiệp đa dạng 
(nhiệt đới, cận nhiệt, ôn đới), qui mô sản xuất tương đối tập trung. Một số sản phẩm có giá trị trên thị trường như: chè, hồi, hoa quả...
- Trồng cây công nghiệp, cây dược liệu, rau quả ôn đới và cận nhiệt nhờ nguồn tài nguyên đất đai phong phú và khí hậu thích hợp.
- Lâm nghiệp: Nghề rừng ph¸t triển mạnh theo hướng n«ng – l©m kết hợp.
* Chăn nu«i: 
-Chăn nuôi gia súc đặc biệt là nuôi trâu, bò phát triển mạnh. 
- Nghề nuôi tôm, cá đem lại hiệu quả KT cao
c. Dịch vụ: 
- Phát triển các loại hình dịch vụ như: GTVT, thương mại, du lịch.
* C¸c trung t©m kinh tế:
- Th¸i Nguyªn, Việt Tr×, Hạ Long, Lạng Sơn là những trung tâm kinh tế quan trọng. 
3. Kiểm tra - Đánh giá
 Trình bày những thế mạnh kinh tế trong sản xuất công nghiệp và nông nghiệp của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ? 
4. Hướng dẫn HS học bài ở nhà
- Học bài, làm BT sgk-67. 
- Tìm và xác định các mỏ than, sắt, mangan, thiếc, bô xít, apatít, đồng, chì, kẽm trên H2 thuộc những tỉnh, thành phố nào?
-Lựa chọn 1 trong 2 nội dung phần E làm chuẩn bị giờ sau báo cáo sản phẩm.
Soạn: 4/11/ 2018
Giảng: 6/11/2018 
Tiết 21 - Bài 7
TRUNG DU VÀ MIỀN NÚI BẮC BỘ ( T3)
I.Mục tiêu bài học
Củng cố kiến thức về ĐKTN, TNTN, thế mạnh của vùng để pt KT vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ.
II. Đồ dùng dạy học:
* GV: - Bản đồ KT vùng Trung du & miền núi Bắc Bộ.
III. Tổ chức giờ học
1. Tổ chức: 
2. KTBC:
Câu 1: Em hãy trình bày các thế mạnh của sản xuất công nghiệp và nông nghiệp vùng trung du và miền núi Bắc Bộ?
Câu 2: Vì sao khai thác khoáng sản là thế mạnh của tiểu vùng Đông Bắc, còn phát triển điện là thế mạnh của tiểu vùng Tây Bắc? (Slides - 1)
* Khởi động: Để các em nhớ chính xác vị trí các mỏ khoáng sản và ảnh hưởng của tài nguyên khoáng sản tới phát triển công nghiệp ở Trung du và miền núi Bắc Bộ, chúng ta cùng tìm hiểu nội dung bài thực hành hôm nay 
Hoạt động của GV và HS 
HĐ1. Luyệ tập
MT: Củng cố kiến thức về ĐKTN, TNTN, thế mạnh của vùng để pt KT
* Phương thức hđ: cá nhân, nhóm
*Phương tiện: Bản đồ vùng Trung du & miền núi Bắc Bộ.
*Cách tiến hành:
 GV cho HS hđ nhóm cặp trả lời BT 1:
Dựa vào KT đã học + Bđ TN vùng H1:
-Hãy nêu sự khác biệt về điều kiện tự nhiên và thế mạnh kinh tế giữa hai tiểu vùng Đông Bắc và Tây Bắc?
-Đại diện các nhóm báo cáo kết hợp chỉ bản đồ, nhóm khác bổ sung. 
- GV chuẩn lại kiến thức. 
- GV treo b¶n đồ tù nhiªn vïng Trung du và miền nói Bắc Bộ.
Dựa trên H2 và hiểu biết hãy vẽ sơ đồ thể hiện mqh giữa sản xuất và tiêu thụ sản phẩm than theo mục đích:
- Làm nhiên liệu cho các nhà máy nhiệt điện.
- Phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong nước.
- Xuất khẩu.
* GV h­íng dÉn HS vÏ s¬ ®å theo tr×nh tù sau:
+ VÏ « sè 1: Ghi vïng than Qu¶ng Ninh.
+ VÏ tiÕp xuèng d­íi 3 « n÷a:
1. Lµm nhiªn liÖu cho c¸c nhµ m¸y nhiÖt ®iÖn: Ph¶ L¹i, U«ng BÝ, Ninh B×nh.
2. Tiªu dïng trong n­íc: §un nÊu, phôc vô c¬ khÝ..
3. XuÊt khÈu: NhËt, Trung Quèc, EU, 
 Nội dung chính
BT1. Sự khác nhau về tự nhiên và thế mạnh giữa 2 tiểu vùng là:
+ Địa hình: Đông Bắc: Núi trung bình và núi thấp, chạy hướng vòng cung ; còn Tây Bắc núi cao hiểm trở, hướng TB-ĐN + Khí hậu: Đông Bắc có khí hậu nhiệt đới ẩm với mùa đông lạnh hơn Tây Bắc.
+ Thế mạnh:
- Đông Bắc: Khai thác khoáng sản, phát triển nhiệt điện, trồng cây công nghiệp, dược liệu, rau quả, du lịch, nuôi trồng đánh bắt thuỷ sản.
- Tây Bắc: Phát triển thuỷ điện, trồng rừng, cây công nghiệp, chăn nuôi gia súc.
BT2. Sơ đồ thể hiện mối quan hệ giữa sản xuất và tiªu thụ sản phẩm than:
Than Quảng Ninh
XuÊt khÈu: NhËt B¶n, Trung Quèc, EU 
Tiªu dïng trong nước: 
Đun nÊu, phục vụ cơ khÝ...
Cung cấp nhiªn liệu cho nhà m¸y nhiệt điện Phả Lại, U«ng BÝ, Ninh B×nh.
3. Luyện tập / Thực hành / Kĩ thuật động não 
 Trò chơi giải ô chữ: 
1, Tên một loại khoáng sản ở tỉnh Tuyên Quang? (KẼM)
2, Đây là trung tâm luyện kim lớn của vùng? (THÁI NGUYÊN)
3, Đây là tỉnh nổi tiếng về khoáng sản thiếc? (CAO BẰNG)
4, Tên một loại khoáng sản nổi tiếng ở Quảng Ninh? (THAN)
5, Đây là tỉnh có cảng xuất khẩu than lớn nhất nước ta? (QUẢNG NINH)
6, Tên nhà máy nhiệt điện ở tỉnh Quảng Ninh? (UÔNG BÍ)
7, Tên tỉnh có khoáng sản bô-xít? (LẠNG SƠN)
8, Tên khoáng sản nổi tiếng ở Lào Cai? (APATÍT)
9, Tên cảng xuất khẩu than lớn nhất nước ta? (CỬA ÔNG)
4. Vận dụng / Hướng dẫn HS học bài ở nhà
- Hoàn thiện bài tập
- Tìm hiểu bài mới: 
+ Xác định vị trí, giới hạn và nêu ý nghĩa của vị trí vùng ĐBSH?
+ Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên của ĐBSH có thuận lợi và khó khăn gì cho phát triển kinh tế?

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_dia_ly_lop_9_bai_7_trung_du_va_mien_nui_bac_bo_3_tie.doc