Giáo án Địa lý Lớp 9 - Tiết 39 đến 50 - Năm học 2014-2015

Giáo án Địa lý Lớp 9 - Tiết 39 đến 50 - Năm học 2014-2015

I. MỤC TIÊU

 1. Kiến thức :

1. Nhận biết vị trí địa lý, giới hạn lãnh thổ và nêu ý nghĩa của chúng đối với việc phát triển kinh tế - xã hội.

2. Trình bày được đặc điểm tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên của vùng và những thuận lợi, khó khăn của chúng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội.

3. Trình bày được đặc điểm dân cư, xã hội và những thuận lợi, khó khăn đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của vùng.

2. Kĩ năng

4. Xác định trên bản đồ vị trí, giới hạn của vùng.

5. Phân tích bản đồ tự nhiên, dân cư và các số liệu để biết đặc điểm tự nhiên, dân cư của vùng.

 3. Thái độ:

- Giáo dục ý thức sử dụng tài nguyên thiên nhiên một cách hợp lý, đạt hiệu quả cao nhất.

- Vấn đề bảo vệ rừng, chống ô nhiễm môi trường.

II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH.

1. Đối với giáo viên

- Lược đồ tự nhiên vùng Đông Nam Bộ.

- Lược đồ hành chính Đông Nam Bộ.

2. Đối với học sinh:

- Át lát và tranh ảnh về thiên nhiên và con ngườ ở vùng Đông Nam Bộ

III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

1. Ổn định và kiểm tra bài cũ:

2. Tiến trình dạy học

Bài 31 VÙNG ĐÔNG NAM BỘ.

HOẠT ĐỘNG 1: Tìm hiểu về vị trí địa lý và giới hạn lãnh thổ.

1. Mục tiêu:

6. Kiến thức: Nhận biết vị trí địa lý, giới hạn lãnh thổ và nêu ý nghĩa của chúng đối với việc phát triển kinh tế - xã hội.

- Kĩ năng: Xác định trên bản đồ vị trí, giới hạn của vùng.

2. Phương pháp/ Kỹ thuật dạy học

- Đàm thoại, thuyết trình, pháp vấn

 

doc 42 trang maihoap55 6380
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Địa lý Lớp 9 - Tiết 39 đến 50 - Năm học 2014-2015", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Ngày 10/01/2015
Tiết 39 Bài 31 VÙNG ĐÔNG NAM BỘ.
 	 I. MỤC TIÊU
 	 1. Kiến thức : 
Nhận biết vị trí địa lý, giới hạn lãnh thổ và nêu ý nghĩa của chúng đối với việc phát triển kinh tế - xã hội.
Trình bày được đặc điểm tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên của vùng và những thuận lợi, khó khăn của chúng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội.
Trình bày được đặc điểm dân cư, xã hội và những thuận lợi, khó khăn đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của vùng.
2. Kĩ năng
Xác định trên bản đồ vị trí, giới hạn của vùng.
Phân tích bản đồ tự nhiên, dân cư và các số liệu để biết đặc điểm tự nhiên, dân cư của vùng.
	3. Thái độ:
- Giáo dục ý thức sử dụng tài nguyên thiên nhiên một cách hợp lý, đạt hiệu quả cao nhất. 
- Vấn đề bảo vệ rừng, chống ô nhiễm môi trường.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH.
1. Đối với giáo viên
- Lược đồ tự nhiên vùng Đông Nam Bộ.
- Lược đồ hành chính Đông Nam Bộ.
2. Đối với học sinh:
- Át lát và tranh ảnh về thiên nhiên và con ngườ ở vùng Đông Nam Bộ
III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
1. Ổn định và kiểm tra bài cũ:
2. Tiến trình dạy học
Bài 31 VÙNG ĐÔNG NAM BỘ.
HOẠT ĐỘNG 1: Tìm hiểu về vị trí địa lý và giới hạn lãnh thổ.
1. Mục tiêu:
Kiến thức: Nhận biết vị trí địa lý, giới hạn lãnh thổ và nêu ý nghĩa của chúng đối với việc phát triển kinh tế - xã hội.
- Kĩ năng: Xác định trên bản đồ vị trí, giới hạn của vùng.
2. Phương pháp/ Kỹ thuật dạy học
- Đàm thoại, thuyết trình, pháp vấn
3. Các bước hoạt động 
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung chính
Bước 1: GV treo Lược đồ vùng Đông Nam Bộ, yêu cầu hs: 
? Xác định giới hạn lãnh thổ vùng Đông Nam Bộ trên bản đồ. Cho biết các tỉnh tiếp giáp với Campuchia và các cửa khẩu.
? Xác định các tỉnh và thành phố Đông Nam Bộ trên bản đồ.
? Nêu ý nghĩa vị trí địa lí của vùng đối với sự phát triển kinh tế –xã hội. 
Bước 2: Hs trả lời, Gv chuẩn kiến thức
I. Vị trí địa lý và giới hạn lãnh thổ.
- Diện tích 23.550Km2.
- Gồm 6 tỉnh, thành phố.
- Tiếp giáp: Cam-pu-chia, Đồng bằng sông Cửu ong, Tây Nguyên, Duyên hải Nam Trung Bộ.
à Thông thương qua các cảng biển, thuận tiện cho giao lưu với các vùng xung quanh và với quốc tế.
HOẠT ĐỘNG 2: Tìm hiểu về điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên
1. Mục tiêu:
Kiến thức: Trình bày được đặc điểm tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên của vùng và những thuận lợi, khó khăn của chúng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội.
Kĩ năng: Phân tích bản đồ tự nhiên để biết đặc điểm tự nhiên của vùng.
2. Phương pháp/ Kỹ thuật dạy học
- Đàm thoại, thuyết trình, pháp vấn
- Thảo luận nhóm/ Kỹ thuật bể cá
3. Các bước hoạt động 
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung chính
Bước 1: Gv yêu cầu hs thảo luận nhóm/ kỹ thuật bể cá (sắp xếp một nhóm ngồi giữa – thảo luận, các nhóm còn lại ngồi xung quanh theo dõi cuộc thảo luận đó. Sau khi kết thúc thảo luận thì đưa ra những nhận xét về cách ứng xử của những hs thảo luận.Nếu trong nhóm thảo luận có vị trí không có người ngồi. HS nhóm ngoài có thể ngồi vào chỗ đó và đóng góp ý kiến thảo luận) 
 Dựa vào kênh chữ, kênh hình SGK và Át lát cho biết: 
? Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên ảnh hưởng như thế nào đến sự phát triển kinh tế ở Đông Nam Bộ
Ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên – tài nguyên thiên nhiên đến phát triển kinh tế ở Đông Nam Bộ
Vùng biển
Vùng đất liền
Bước 2: Sau 5 phút hs trả lời, bổ sung và Gv chốt kiến thức
Bước 3: Gv áp dụng kỹ thuật tia chớp yêu cầu thành viên các nhóm lần lượt trả lời ngắn gọn, nhanh chóng về:
 ? Vấn đề môi trường được đặt lên hàng đầu ở ĐNB là gì. Vì sao?
? Vai trò của rừng ở Đông Nam Bộ.
Bước 4: GV đánh giá và chuẩn kiến thức và giới thiệu tranh ảnh về thiên nhiên Đông Nam Bộ.
II. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên:
* Thuận lợi: 
- Địa hình khá bằng phẳng 
- Khí hậu cận xích đạo tương đối điều hòa
- Đất đỏ bazan và đất xám trên nền phù sa cổ 
- Rừng: còn lại không nhiều đặc biệt ở thành phố Hồ Chí Minh .
- Khoáng sản: dầu khí 
- Mạng lưới sông ngòi dày đặc 
- Bờ biển dài khoảng 100 km với nhiều ngư trường quan trọng.
àThuận lợi:
- Phát triển nông nghiệp, thủy sản, công nghiệp, du lịch.
* Khó khăn: 
- Mùa khô kéo dài gây thiếu nước.
- Trên đất liền ít khoáng sản.
- Rừng còn lại ít, 
- Nguy cơ gây ô nhiễm môi trường cao. 
HOẠT ĐỘNG 3: Tìm hiểu về đặc điểm dân cư, xã hội:
 1. Mục tiêu
 Kiến thức: Trình bày được đặc điểm dân cư, xã hội và những thuận lợi, khó khăn đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của vùng.
Kĩ năng: Phân tích bản đồ tự nhiên để biết đặc điểm tự nhiên của vùng.
2. Phương pháp/ Kỹ thuật dạy học
- Thảo luận nhóm/ Động não viết
3. Các bước hoạt động
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung chính
Bước 1: Gv chia lớp thành 4 nhóm thảo luận theo kỹ thuật động não viết (yêu cầu thành viên các nhóm viết ra giấy ý kiến của mình trên 1-2 tờ giấy của nhóm. Sau khi thu thập xong ý kiến thì đánh giá, lựa chọn ý kiến trong nhóm) trả lời câu hỏi sau:
? Qua bảng 31.2 nhận xét trình độ phát triển kinh tế – xã hội của Vùng Đông Nam Bộ.
? Vì sao Vùng có sức hút mạnh mẽ đối với lao động cả nước và đầu tư từ nước ngoài.
Bước 2: Sau 5 phút đại diện các nhóm trình bày, bổ sung, Gv chốt kiến thức và giới thiệu tranh ảnh về con người Đông Nam Bộ
III. Đặc điểm dân cư, xã hội.
- Nguồn lao động dồi dào, tay nghề cao, năng động, sáng tạo, thị trường tiêu thụ rộng lớn. 
-TP. Hồ Chí Minh đông dân nhất cả nước.
HOẠT ĐỘNG TIẾP NỐI
Củng cố:
Câu 1: Nối các ý cột A với cột B sao cho đúng
A. Điều kiện tự nhiên
B. Thế mạnh kinh tế
Hải sản phong phú
Khí hậu cận xích đạo nóng ẩm
Sát đường hàng hải quốc tế
Đất badan, đất xám
Nhiều bãi biển đẹp
Nguồn thủy sinh tốt
Nhiều dầu mỏ
Phát triển mạnh các ngành kinh tế biển
Các cây trông thích hợp: cao su, cà phê, thuốc lá
Câu 2: nối cột bên trái với cột bên phải cho đúng 
Đông nam Bộ có sức thu hút mạnh mẽ đối với lao động cả nước là nhờ: 
Là vùng có các chỉ số phát triển dân cư, xã hội cao hơn mức trung bình cả nước
 Là vùng đông dân, lực lượng lao động dồi dào, thị trường tiêu thụ rộng lớn
Là vùng kinh tế phát triển năng động
Cơ sở hạ tầng, KT-XH tương đối tốt có sức thu hút nguồn đầu tư của nước ngoài
Có nhiều địa danh lịch sử, văn hóa và du lịch nổi tiếng
2. Kiểm tra, đánh giá:
Câu 1: Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên có ảnh hưởng như thế nào đến sự phát triển kinh tế ở Đông Nam Bộ? 
Câu 2: Tỉ lệ dân hoạt động trong nông nghiệp ở TP Hồ Chí Minh đang giảm mạnh không phải là do
a. Nội thành mở rộng ra vùng ngoại ô.
b. Dân cư nông nghiệp chuyển sang hoạt động công nghiệp và dịch vụ.
c. Một bộ phận dân nông thôn chuyển đi lập nghiệp ở nơi khác.
d. Vùng ngoại ô bị ô nhiễm nặng, nông dân bỏ đi nơi khác.
3. Chuẩn bị bài học tiếp theo:
- Hướng dẫn vẽ biểu đồ, tìm hiểu tình hình phát triển kinh tế của vùng Đông Nam Bộ
 Ngày 18/01/2015
Tiết 40 Bài 32 VÙNG ĐÔNG NAM BỘ (tiếp).
	I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức : 
 - Trình bày được đặc điểm phát triển kinh tế của vùng: công nghiệp và dịch vụ chiếm tỉ lệ cao trong cơ cấu GDP; công nghiệp có cơ cấu đa dạng với nhiều ngành quan trọng; sản xuất nông nghiệp chiếm tỉ trọng nhỏ nhưng giữ vai trò quan trọng.
 - Nêu được tên các trung tâm kinh tế lớn.
- Nhận biết vị trí, giới hạn và vai trò của vùng kinh tế trọng điểm phía nam.
2. Kĩ năng : 
 - Xác định được vị trí các trung tâm kinh tế lớn của vùng.
- Phân tích bản đồ kinh tế và số liệu thống kê để biết tình hình phát triển và phân bố một số ngành sản xuất của vùng.
3. Thái độ :
 - Giáo dục ý thức khai thác hợp lí các nguồn tài nguyên gắn liền với bảo vệ môi trường.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
1. Đối với giáo viên
- Bản đồ kinh tế chung Việt Nam.
- Lược đồ kinh tế vùng Đông Nam Bộ
2. Đối với học sinh
- Át lát địa lý Việt Nam
III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
	1.Ổn định và kiểm tra bài cũ:
Các điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên có ảnh hưởng như thế nào đến sự phát triển kinh tế của Vùng ĐNB? 
Tiến trình dạy học
VÙNG ĐÔNG NAM BỘ (tiếp).
HOẠT ĐỘNG 1: Tìm hiểu: Tình hình phát triển ngành công nghiệp.
Mục tiêu:
- Kiến thức: Trình bày được đặc điểm phát triển kinh tế của vùng: công nghiệp chiếm tỉ lệ cao trong cơ cấu GDP; công nghiệp có cơ cấu đa dạng với nhiều ngành quan trọng
- Kỹ năng: Phân tích bản đồ kinh tế và số liệu thống kê để biết tình hình phát triển và phân bố một số ngành công nghiệp của vùng.
2. Phương pháp/ Kỹ thuật dạy học
- Pháp vấn, thuyết trình đàm thoại
Các bước hoạt động
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung chính
Bước 1: Gv yêu cầu hs khai thác kênh chữ, bảng 32.1, kênh hình trong SGK, kết hợp khai thác Át lát và hiểu biết của bản thân thảo luận nhóm/Kỹ thuật động não viết tìm hiểu về ngành công nghiệp
Nhóm chẵn:
? Đặc điểm của ngành công nghiệp vùng Đông Nam Bộ trước và sau ngày miền nam hoàn toàn giải phóng cho đến nay.
? Nhận xét tỉ trọng công nghiệp-xây dựng trong cơ cấu kinh tế của vùng Đông Nam Bộ và cả nước. 
Nhóm lẻ:
? Kể tên các ngành công nghiệp và các trung tâm công nghiệp.
? Giải thích vì sao sản xuất công nghiệp lại tập trung chủ yếu ở thành phố Hồ Chí Minh.
Bước 2: Hs trả lời, Gv chốt kiến thức.
Bước 3: Gv sử dụng kỹ thuật tia chớp yêu cầu HS các nhóm trả lời nhanh: những khó khăn cản trở sự phát triển kinh tế của vùng.
Bước 4: GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.
IV. Tình hình phát triển kinh tế.
1. Công nghiệp
- Công nghiệp chiếm hơn ½ cơ cấu kinh tế của vùng, gần 60% giá trị sản lượng công nghiệp của đất nước. 
- Cơ cấu đa dạng:
+Khai thác dầu khí, chế biến lương thực, thực phẩm, cơ khí, điện tử
- Các trung tâm công nghiệp tiêu biểu: 
+ Thành phố Hồ Chí Minh, Biên Hoà, Bà Rịa -Vũng Tàu
HOẠT ĐỘNG 2: Tìm hiểu ngành nông nghiệp
Mục tiêu:
- Kiến thức: Trình bày được đặc điểm phát triển ngành nông nghiệp của vùng; sản xuất nông nghiệp chiếm tỉ trọng nhỏ nhưng giữ vai trò quan trọng.
- Kỹ năng: Phân tích bản đồ kinh tế và số liệu thống kê để biết tình hình phát triển và phân bố một số ngành nông nghiệp của vùng.
Phương pháp/ Kỹ thuật dạy học
- Pháp vấn, thuyết trình đàm thoại
- Thảo luận nhóm/ Sơ đồ tư duy
Các bước hoạt động
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung chính
Bước 1: Gv yêu cầu Hs kết hợp với bài cũ cùng với kênh chữ, kênh hình và Át lát, thảo luận nhóm/ Hoàn thiện sơ đồ tư duy sau:
Bước 2: Hs trả lời/ trình bày sơ đồ, Gv chốt kiến thức.
Bước 3: GV yêu cầu học sinh giải thích vì sao Đông Nam Bộ là vùng trồng cây công nghiệp quan trọng của cả nước, là vùng trồng cây cao su nhiều nhất cả nước?
Bước 4: HS trả lời. GV chuẩn kiến thức.
2. Nông nghiệp:
- Là vùng trọng điểm sản xuất cây công nghiệp nhiệt đới: cao su, cà phê, hồ tiêu , điều.
- Chăn nuôi:
+ Nuôi trồng thuỷ hải sản.
+ Nuôi gia súc gia cầm theo phương pháp công nghiệp.
- Vấn đề thuỷ lợi, hồ chứa nước có tầm quan trọng hàng đầu.
HOẠT ĐỘNG TIẾP NỐI
1. Củng cố:
Câu 1. Hoàn thiện bảng sau:
Trung tâm công nghiệp
Các ngành công nghiệp
Hồ Chí Minh
Biên Hòa
Vũng Tàu
Thủ Dầu Một
Câu 2. Ý nào sau đây thể hiện đúng nhất thế mạnh về cây công nghiệp ở Đông Nam Bộ?
a. Cao su, cà phê	b. Cà phê, cao su, điều
c. Cao su, điều, hồ tiêu	d. Cao su, cà phê, hồ tiêu
2. Kiểm tra, đánh giá:
Nhờ những điều kiện thuận lợi nào mà Đông Nam Bộ trở thành vùng sản xuất cây công nghiệp lớn của nước ta?
3. Chuẩn bị bài học tiếp theo:
- Hướng dẫn làm bài tập số 3 SGK 
+ Vẽ biểu đồ hình tròn thể hiện cơ cấu kinh tế của TP. Hồ Chí Minh
- Viết báo cáo về cây cao su ở Vùng Đông Nam Bộ.
 Ngày 25/01/2015
Tiết 41 Bài 33. VÙNG ĐÔNG NAM BỘ (tiếp) .
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức : 
- Trình bày được tình hình phát triển của ngành dịch vụ, ngành chiếm tỉ lệ cao trong cơ cấu GDP
- Nêu tên được các trung tâm kinh tế lớn.
- Nhận biết vị trí, giới hạn và vai trò của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam
 2. Kĩ năng : 
- Phân tích bản đồ kinh tế và số liệu thống kê để biết tình hình phát triển và phân bố ngành dịch vụ của vùng.
- Xác định vị trí, giới hạn của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam
 3. Thái độ : 
 - Có ý thức trong việc khai thác hợp lí các nguồn tài nguyên gắn liền với bảo vệ môi trường. 
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH.
1. Đối với giáo viên
- Bản đồ kinh tế chung Việt Nam.
- Lược đồ kinh tế vùng Đông Nam Bộ.
2. Đối với học sinh
- Át lát địa lý Việt Nam và tư liệu về ngành dịch vụ và trung tâm kinh tế của vùng
 III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
1. Ổn định và kiểm tra bài cũ.
Câu 1:Tình hình sản xuất công nghịêp ở Đông Nam Bộ thay đổi như thế nào từ khi đất nước thống nhất đến nay?
Câu 2: Nhờ những điều kiện thuận lợi nào mà Đông Nam Bộ trở thành vùng sản xuất cây công nghiệp lớn của nước ta?
 2. Tiến trình dạy học 
VÙNG ĐÔNG NAM BỘ (tiếp)
HOẠT ĐỘNG 1: Tìm hiểu ngành dịch vụ
Mục tiêu
- Kiến thức: Trình bày được tình hình phát triển của ngành dịch vụ, ngành chiếm tỉ lệ cao trong cơ cấu GDP.
- Kĩ năng: Phân tích bản đồ kinh tế và số liệu thống kê để biết tình hình phát triển và phân bố ngành dịch vụ của vùng.
2. Phương pháp/ Kỹ thuật dạy học
- Pháp vấn, đàm thoại, thuyết trình
- Thảo luận nhóm/ Kĩ thuật XYZ
3. Các bước hoạt động
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung chính
Bước 1: Gv yêu cầu Hs khai thác kênh chữ SGK, bảng 33.1, Át lát và kiến thức đã học cho biết về ngành dịch vụ của vùng Đông Nam Bộ
Ngành dịch vụ
Cơ cấu 
Chỉ tiêu cao nhất 
Trung tâm lớn nhất
Bước 2: HS trả lời, GV chốt kiến thức.
Bước 3: Hoạt động nhóm/ Kỹ thuật XYZ -653(trong 5’ mỗi thành viên viết 3 ý kiến ra giấy và tiếp tục chuyển cho người bên cạnh. Sau khi thu thập ý kiến, tiến hành thảo luận, đánh giá)
Nhóm 1:Vì sao Đông Nam Bộ có sức hút mạnh mẽ với nguồn đầu tư từ nước ngoài.
Nhóm 2 : Từ thành phố Hồ Chí Minh có những loại hình giao thông vận tải nào.
Nhóm 3: Thành phố Hồ Chí Minh có điều kiện gì thuận lợi cho phát triển xuất, nhập khẩu.
Nhóm 4: Các tài nguyên du lịch của Đông Nam Bộ
Bước 2: Sau 5 phút các nhóm trình bày, Gv chốt kiến thức.
3. Dịch vụ:
- Rất đa dạng: hoạt động thương mại, du lịch, giao thông vận tải, bưu chính viễn thông . . .
- Thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm dịch vụ lớn nhất đất nước.
HOẠT ĐỘNG 2: Tìm hiểu các trung tâm kinh tế và vùng kinh tế trọng điểm:
Mục tiêu
- Kiến thức: Nêu tên được các trung tâm kinh tế lớn.Nhận biết vị trí, giới hạn và vai trò của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam
- Kĩ năng: Xác định vị trí, giới hạn của các trung tâm kinh tế lớn và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.
Phương pháp/ Kỹ thuật dạy học
- Thảo luận nhóm/ động não viết
Các bước hoạt động
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung chính
Bước 1: Gv yêu cầu HS khai thác bản đồ kinh tế Đông Nam Bộ hoặc Átlát kể tên:
- Các trung tâm kinh tế của vùng. Các ngành sản xuất thuộc mỗi trung tâm.
Bước 2: yêu cầu học sinh thảo luận nhóm/ Sử dụng kĩ thuật động não viết: mỗi thành viên của nhóm viết ra giấy ý kiến của mình, truyền nhau à thu thập ý kiến àđánh giá àtrình bày về các trung tâm kinh tế và vai trò.
Các trung tâm kinh tế
Vai trò 
Bước 3: Các nhóm nhận xét, bổ sung. Gv chốt kiến thức:
V.Các trung tâm kinh tế và vùng kinh tế trọng điểm :
- Các trung tâm kinh tế của vùng
+Thành phố Hồ Chí Minh 
+ Thành phố Biên Hoà
+Bà Rịa-Vũng Tàu.
HOẠT ĐỘNG TIẾP NỐI
	1. Củng cố
Câu 1: Dựa vào kiến thức đã học, em hãy điền Đ (đúng), S(sai) vào các ô trả lời sau
Đông Nam Bộ có những điều kiện thuận lợi để phát triển ngành dịch vụ:
oa.Vị trí địa lí thuận lợi	o b.Nhiều ngành kinh tế phát triển mạnh
oc.Có nhiều đô thị lớn, đông dân 	od. Nhiều di sản thế giới
oe. Cơ sở hạ tầng tầng tương đối hiện đại và hoàn thiện
oh. Là nơi thu hút nhiều đầu tư nước ngoài nhất cả nước
oi. Có thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm kinh tế lớn nhất cả nước
ok. Có nhiều tài nguyên cho các hoạt động dịch vụ
	2. Kiểm tra, đánh giá:
Đông Nam Bộ có những điều kiện thận lợi nào để phát triển ngành dịch vụ? Kể tên các trung tâm kinh tế của vùng
	3. Chuẩn bị bài tiếp theo 
- Hướng dẫn làm bài tập số 3 SGK 
- Tìm hiểu, sưu tầm tài liệu về các ngành kinh tế trọng điểm của vùng Đông Nam Bộ 
 ************************************
 Ngày 28/01/2015
Tiết 42 Bài 34 THỰC HÀNH
PHÂN TÍCH MỘT SỐ NGÀNH CÔNG NGHIỆP TRỌNG ĐIỂM 
Ở ĐÔNG NAM BỘ.
 I. MỤC TIÊU
	1. Kiến thức: 
- Củng cố những kiến thức đã học về những thuận lợi, khó khăn trong quá trình phát triển kinh tế xã hội của vùng làm phong phú hơn khái niệm về vai trò của vùng kinh tế trọng điểm phía nam. 
- Hoàn thiện phương pháp khai thác kết hợp kênh hình kênh chữ và liên hệ với thực tiễn.
	2. Kĩ năng :
 - Xử lí phân tích số liệu thống kế về một số ngành công nghiệp trọng điểm.
- Lựa chọn loại biểu đồ thích hợp, tổng hợp kiến thức theo câu hỏi hướng dẫn.
- Vẽ biểu đồ.
3. Thái độ: 
- Bồi dưỡng ý thức sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên và bảo vệ môi trường
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
1. Đối với giáo viên
- Bản đồ địa lí tự nhiên và địa lí kinh tế Việt Nam
2. Đối với học sinh
- Thước kẻ, máy tính, bút màu, bút chì . . . . .
III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
1. Ổn định và kiểm tra bài cũ:
2. Tiến trình dạy học: 
THỰC HÀNH: PHÂN TÍCH MỘT SỐ NGÀNH CÔNG NGHIỆP TRỌNG ĐIỂM Ở ĐÔNG NAM BỘ.
HOẠT ĐỘNG 1: Tìm hiểu về cách vẽ biểu đồ tỷ trọng một số sản phẩm tiêu biểu của ngành công nghiệp trọng điểm ở Đông Nam Bộ so với cả nước.
1. Mục tiêu:	
- Kiến thức: Củng cố kỹ năng nhận biết và vẽ biểu đồ tỷ trọng .
- Kĩ năng: Xử lí phân tích số liệu thống kế về một số ngành công nghiệp trọng điểm. Lựa chọn loại biểu đồ thích hợp, tổng hợp kiến thức theo câu hỏi hướng dẫn. Vẽ biểu đồ.
2. Phương pháp/ Kĩ thuật dạy học
- Pháp vấn, đàm thoại, gợi mở
3. Các bước hoạt động
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung chính
Bước 1: Yêu cầu HS:
- Đọc tên bảng, Đọc các số liệu cho biết ngành nào có tỉ trọng lớn. Ngành nào có tỉ trọng nhỏ? (Dầu thô 100%, Xi măng 17,6%) 
- với những số liệu như trên chúng ta vẽ được những loại biểu đồ nào? 
- biểu đồ nào thì thích hợp nhất.Vì sao?
Bước 2: HS trả lời. GV chuẩn kiến thức:
Hình cột đơn đứng vì nó thể hiện được tỉ trọng 7 sản phẩm tiêu biểu của các ngành công nghiệp trọng điểm ở Đông Nam Bộ so với cả nước.
Bước 3: Tiến hành vẽ- Gọi 1-2 HS khá lên bảng vẽ
- Các cá nhân học sinh khác vẽ vào vở.
Bài tập 1:
- Biểu đồ hình cột đơn.
HOẠT ĐỘNG 2: Tìm hiểu về vai trò của vùng Đông Nam Bộ trong phát triển công nghiệp của cả nước và tìm hiểu ngành công nghiệp sử dụng nguồn tài nguyên sẵn có, sử dụng nhiều lao động, đòi hỏi kỹ thuật cao.
1. Mục tiêu:
- Kiến thức:Củng cố những kiến thức đã học về những thuận lợi, khó khăn trong quá trình phát triển kinh tế xã hội của vùng làm phong phú hơn khái niệm về vai trò của vùng kinh tế trọng điểm phía nam. 
- Kĩ năng: Rèn kĩ năng xác lập mối liên hệ địa lý khai thác hợp lý nguồn tài nguyên thiên nhiên và con người trong việc phát triển kinh tế vùng
2. Phương pháp/ Kĩ thuật dạy học
- Thảo luận nhóm, Thuyết trình
3. Các bước hoạt động
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung chính
Bước 1: Yêu cầu học sinh thảo luận nhóm: 4 nhóm, thời gian hoạt động nhóm là 4 phút
Nhóm 1- 2
? Những ngành công nghiệp trọng điểm nào sử dụng nguồn tài nguyên sẵn có, nhều lao động của vùng. Vì sao?
Ngành công nghiệp
Giải thích
Sử dụng nguồn tài nguyên sẵn có
Sử dụng nhiều lao động
Nhóm 3 - 4 
? Những ngành công nghiệp trọng điểm nào đòi hỏi kĩ thuật cao. Vì sao?
Vai trò ngành công nghiệp của vùng Đông Nam Bộ 
Ngành công nghiệp trọng điểm đòi hỏi kỹ thuật cao
Giải thích
Bước 2: Sau khi học sinh trả lời, Gv chốt kiến thức
Bài tập 2:
Ngành công nghiệp
Sử dụng nguồn tài nguyên sẵn có
Sử dụng nhiều lao động
Đòi hỏi kỹ thuật cao
Ngành khai thác nguyên liệu, điện, chế biến thực phẩm
Ngành dệt may và chế biến lương thực thực phẩm.
Ngành Cơ khí – điện tử- Lắp ráp xe máy, luyện kim –chế tạo máy móc, Dầu khí hoá chất-phân bón.
HOẠT ĐỘNG TIẾP NỐI
1. Củng cố:
Câu 1: trong các ngành công nghiệp trọng điểm của Đông Nam Bộ, ngành nào có sản phẩm tiêu biểu cao so với tỉ trọng % cả nước
a. Dầu thô, sơn hóa học, động cơ diêden	b. Dầu thô, động cơ diêden, bia
c. Dầu thô, sơn hóa học, quần áo	d. Dầu thô, điện sản xuất, xi măng
Câu 2: Đánh dấu x vào ô phù hợp với thực tế của ngành công nghiệp nào sử dụng nguồn nguyên liệu sẵn có trong vùng
Ngành công nghiệp trọng điểm
Sử dụng nguyên liệu sẵn có trong vùng
Đòi hỏi nhiều lao động
Đòi hỏi kỹ thuật cao
Khai thác dầu khí
Điện
Cơ khí- Điện tử
Hóa chất
Vật liệu xây dựng
Dệt may
Chế biến thực phẩm
2. Kiểm tra, đánh giá:
- GV: Nhận xét đánh giá tiết thực hành, cho điểm nhóm hoạt động tích cực, hiệu quả.
3. Chuẩn bị bài tiếp theo:
- Sưu tầm tranh ảnh, tư liệu về thiên nhiên và cong người vùng Đồng bằng sông Cửu Long
 Ngày 07/02/2015
Tiết 43 Bài 35 VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG.
I. MỤC TIÊU
	 1. Kiến thức :
 Nhận biết vị trí địa lý, giới hạn lãnh thổ và nêu ý nghĩa của chúng đối với việc phát triển kinh tế - xã hội.
Trình bày được đặc điểm tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên của vùng và tác động của chúng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội.
Trình bày được đặc điểm dân cư, xã hội và tác động của chúng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của vùng.
Kĩ năng
Xác định trên bản đồ vị trí, giới hạn của vùng.
Phân tích bản đồ tự nhiên, dân cư và các số liệu để biết đặc điểm tự nhiên, dân cư và thế mạnh của vùng.
3. Thái độ :
 - Có ý thức sử dụng tài nguyên thiên nhiên một cách hợp lí đạt hiệu quả cao nhất.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
1. Đối với giáo viên
- Lược đồ tự nhiên vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
2. Đối với học sinh
- Át lát địa lý Việt Nam + Tranh ảnh về đồng bằng sông Cửu Long.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
Ổn định và kiểm tra bài cũ
Tiến trình dạy học
VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
HOẠT ĐỘNG 1: Tìm hiểu: Vị trí địa lý, giới hạn lãnh thổ và ý nghĩa vị trí địa lý với phát triển kinh tế xã hội.
Kiến thức:
Kiến thức:Nhận biết vị trí địa lý, giới hạn lãnh thổ và nêu ý nghĩa của chúng đối với việc phát triển kinh tế - xã hội.
Kĩ năng: Xác định trên bản đồ vị trí, giới hạn của vùng.
2. Phương pháp/ Kỹ thuật dạy học
- Pháp vấn, thuyết trình, đàm thoại
Các bước hoạt động
Hoạt động của giáo viên và học sinh. 
Nội dung chính 
Bước 1: GV treo Lược đồ vùng Đồng bằng sông Cửu Long, yêu cầu HS:
? Xác định giới hạn, tiếp giáp của vùng Đồng bằng sông Cửu Long trên lược đồ.
? Kể tên các tỉnh thuộc vùng đồng bằng sông Cửu Long, cửa khẩu.
? Vị trí đía lí như trên có ý nghĩa gì trong sự phát triển kinh tế và bảo vệ an ninh quốc phòng.
Bước 2: Hs trả lời, Gv chốt kiến thức.
I.Vị trí địa lý, giới hạn lãnh thổ.
- Diện tích 39 734Km2.
- Gồm 13 tỉnh, thành phố.
- Tiếp giáp với Cam-pu-chia, Đông Nam Bộ, Biển.
=> thuận lợi giao lưu trên đất liền và biển, giao lưu với các vùng xung quanh và với quốc tế.
HOẠT ĐỘNG 2: Tìm hiểu điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên
Kiến thức:
Kiến thức: Trình bày được đặc điểm tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên của vùng và tác động của chúng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội.
- Kĩ năng: Phân tích bản đồ tự nhiên, dân cư và các số liệu để biết đặc điểm tự nhiên và thế mạnh phát triển kinh tế của vùng.
Phương pháp/ Kỹ thuật dạy học
- Thuyết trình, Thảo luận nhóm/ Sơ đồ tư duy
Các bước hoạt động
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung chính
Bước 1: Gv chia lớp thành các nhóm áp dụng kỹ thuật vẽ sơ đồ tư duy thể hiện rõ những thuận lợi và khó khăn của điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên trong việc phát triển kinh tế của vùng đồng bằng sông Cửu Long
Bước 2: Các nhóm lên gắn sơ đồ tư duy trên bảng phụ và trình bày
II. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên.
* Giàu tài nguyên để phát triển nông nghiệp:
- Đồng bằng rộng lớn, đất phù sa châu thổ.
- Khí hậu cận xích đạo
- Nguồn nước dồi dào.
- Sinh học phong phú đa dạng
* Khó khăn:
- Lũ lụt.
- Thiếu nước trong mùa khô.
- Nhiễm mặn đất phù sa, diện tích đất phèn lớn.
HOẠT ĐỘNG 3: Tìm hiểu đặc điểm dân cư, kinh tế, xã hội.
1. Mục tiêu:
Kiến thức: Trình bày được đặc điểm dân cư, xã hội và tác động của chúng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của vùng.
- Kĩ năng: Phân tích bản đồ dân cư và các số liệu để biết đặc điểm dân cư và thế mạnh phát triển kinh tế của vùng.
 2. Phương pháp/ Kỹ thuật dạy học
- Pháp vấn, thuyết trình, đàm thoại
3. Các bước hoạt động
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung chính
Bước 1: Gv yêu cầu Hs dựa vào bảng 35.1 SGK, Át lát địa lý Việt Nam:
? Nhận xét tình hình dân cư xã hội ở Đông bằng sông Cửu Long so với cả nước.
? Giải thích vì sao phải đặt vấn đề phát triển kinh tế đi đôi với nâng cao mặt bằng dân trí và phát triển đô thị ở đồng bằng sông Cửu Long.
Bước 2: Hs trả lời, Gv chốt kiến thức
III. Đặc điểm dân cư, xã hội.
- Nguồn lao động đồi dào, có kinh nghiệm sản xuất nông nghiệp hàng hóa.
- Mặt bằng dân trí chưa cao
- Thị trường tiêu thụ lớn.
HOẠT ĐỘNG TIẾP NỐI
1. Củng cố 
Điều kiện 
Đặc điểm
Thuận lợi
Khó khăn 
Giải pháp
Tự
Nhiên -
TNTN
Địa hình – đất
Khí hậu
Nguồn nước
Rừng
Biển – đảo
Dân 
cư
Dân số
Dân tộc
Tỷ lệ hộ nghèo
Tỷ lệ người biết chữ
Cơ sở hạ tầng
2. Kiểm tra, đánh giá:
- Câu hỏi SGK 
3. Chuẩn bị bài học tiếp theo:
- Chuẩn bị sưu tầm tài liệu cho tiết học sau theo phương pháp dự án
Bước 1: GV đưa chủ đề: Báo cáo theo nhóm về: Những điều kiện để phát triển ngành nông nghiệp và những thành tựu trong sản xuất nông nghiệp của Đồng bằng sông Cửu Long 
(sử dụng phần mềm Power Point)
Bước 2: Gv gợi ý: Những điều kiện để ngành nông nghiệp, thủy sản của vùng Đồng bằng sông Cửu Long phát triển:
* Vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ; Đặc điểm tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên; Đặc điểm dân cư và lao độngàThuận lợi, khó khăn cho sự phát triển kinh tế vùng
 * Kết quả đạt được: phải đảm bảo đầy đủ ý, Theo đúng trình tự hướng dẫn của giáo viên.
 *Sản phẩm của các nhóm ngoài phần bài viết, nên có thêm tranh ảnh, sơ đồ, biểu đồ, bảng thống kê, lược đồ để minh hoạ.
 Ngày 25/02/2015
Tiết 44 Bài 36 VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG (tiếp).
	I. MỤC TIÊU: 
1. Kiến thức: 
- Trình bày được đặc điểm kinh tế của vùng: vùng trọng điểm lương thực thực phẩm, đảm bảo an toàn lương thực cho cả nước và xuất khẩu nông sản lớn nhất. Công nghiệp, dịch vụ bắt đầu phát triển.
- Nêu được tên các trung tâm kinh tế lớn.
2. Kĩ năng : 
Phân tích bản đồ kinh tế và các số liệu để trình bày được đặc điểm kinh tế của vùng.
3. Thái độ:
	 - Có ý thức khai thác hợp lí các nguồn tài nguyên gắn liền với bảo vệ môi trường.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
1. Đối với giáo viên
 - Bản đồ kinh tế chung Việt Nam; Lược đồ kinh tế vùng ĐB sông Cửu Long.
2. Đối với học sinh
- Át lát địa lý Việt Nam + Bài báo cáo theo nhóm
III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
1. Ổn định và kiểm tra bài cũ
2. Tiến trình dạy học
VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG (tiếp).
HOẠT ĐỘNG 1: Tìm hiểu về tình hình phát triển kinh tế.
Mục tiêu:
- Kiến thức: Trình bày được đặc điểm kinh tế của vùng: vùng trọng điểm lương thực thực phẩm, đảm bảo an toàn lương thực cho cả nước và xuất khẩu nông sản lớn nhất. Công nghiệp, dịch vụ bắt đầu phát triển.
	- Kĩ năng: Phân tích bản đồ kinh tế và các số liệu để trình bày được đặc điểm kinh tế của vùng.
Phương pháp? Kỹ thuật dạy học
- Pháp vấn, thuyết trình, đàm thoại
- Dạy học theo dự án
Các bước hoạt động
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung chính
Bước 1. GV yêu cầu đại diện các nhóm Giới thiệu sản phẩm trước lớp Mỗi nhóm cử một đại diện lên trình bày vấn đề đã tìm hiểu.
Bước 2: Cả lớp thảo luận để xây dựng thành một bản tổng hợp về tình hình phát triển ngành nông – lâm - thủy sản.
Bước 3: Đánh giá
Tổ chức cho HS tự đánh giá hoặc đánh giá lẫn nhau về kết quả làm việc của từng nhóm.
GV tổng kết, đánh giá về phương pháp tiến hành, nội dung và kết quả của các vấn đề đã được nghiên cứu và trình bày của từng nhóm
 Tìm hiểu ngành công nghiệp:
Bước 1: Gv yêu cầu Hs kết hợp khai thác bảng 36.2(sgk 131) và Atlat trang 29:
+ Nhận xét giá trị sản xuất công nghiệp – xây dựng trong cơ cấu GDP.
+ Hoàn thiện bảng kiến thức:
Ngành chiếm tỷ trọng cao nhất
Giải thích tại sao
Phân bố
Bước 2: Hs trả lời, Gv chốt kiến thức.
Tìm hiểu ngành dịch vụ:
Bước 1: Hs khai thác sgk cho biết:
? Vùng ĐB sông Cửu Long có những ngành dịch vụ nào.
? Ý nghĩa của vận tải thủy trong sản xuất và đời sống của nhân dân.
? Trình bày nét độc đáo của du lịch sinh thái ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
Bước 2: Hs trả lời, Gv chốt kiến thức.
IV. Tình hình phát triển kinh tế.
1. Nông nghiệp:
- Nông lâm thủy sản là ngành chủ yếu của vùng: 42,8% cơ cấu GDP( 2007).
- Bình quân lương thực, xuất khẩu gạo trồng cây ăn quả, thủy sản dẫn đầu cả nước
- Nghề rừng đang được đầu tư phát triển nhằm khôi phục và mở rộng diện tích rừng ngập mặn ven biển.
2. Công nghiệp:
- Chiếm 24,2% cơ cấu GDP của vùng.
- Đứng đầu là ngành chế biến lương thực thực phẩm, Vận tải thủy, du lịch sinh thái
3. Dịch vụ:
- Ngoại thương, vận tải thuỷ và du lịch sinh thái
HOẠT ĐỘNG 2: Tìm hiểu các trung tâm kinh tế.
1. Mục tiêu
- Kiến thức: Nêu tên được các trung tâm kinh tế.
	- Kĩ năng: Xác định vị trí các trung tâm kinh tế trọng điểm của vùng.
2. Phương pháp? Kỹ thuật dạy học
- Pháp vấn, thuyết trình, đàm thoại
3. Các bước hoạt động
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung chính
Bước 1: GV yêu cầu HS xác định trên lược đồ các trung tâm kinh tế, các ngành sản xuất của mỗi trung tâm.
? Thành phố Cần thơ có những điều kiện thuận lợi gì để trở thành trung tâm kinh tế lớn nhất vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
Bước 2: HS trả lời, bổ sung. GV chuẩn kiến thức
V. Các trung tâm kinh tế.
Thành phố Cần thơ, Mĩ Tho, Long Xuyên, Cà Mau.
HOẠT ĐỘNG TIẾP NỐI
1. Củng cố
Câu 1: hãy nối các cột kiến thức sao cho đúng
Khó khăn
Thuận lợi
Rừng ngập mặn có diện tích lớn
Hệ thống sông Mê Công và kênh rạch dầy, diện tích mặt nước lớn

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_dia_ly_lop_9_tiet_39_den_50_nam_hoc_2014_2015.doc