Giáo án Lịch sử Lớp 9 - Bài 12: Các nước Á, Phi, Mĩ La Tinh từ năm 1945 đến nay - Năm học 2021-2022

Giáo án Lịch sử Lớp 9 - Bài 12: Các nước Á, Phi, Mĩ La Tinh từ năm 1945 đến nay - Năm học 2021-2022

I. Mục tiêu

1. Kiến thức: Trình bày được những nét nổi bật của tình hình châu Á, Đông Nam Á từ năm 1945 đến nay.

2. Năng lực: Rèn luyện kĩ năng sử dụng lược đồ, khai thác bản đồ, kênh hình, kĩ năng phân tích, so sánh, đánh giá, khái quát vấn đề lịch sử.

3. Phẩm chất: Tự hào về những thành tựu nổi bật của nhân dân các nước Á.

* Yêu cầu đối với học sinh khá, giỏi:

- Phân tích được sự ra đời và các giai đoạn phát triển chính của nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa từ năm 1949 đến nay; tình hình Đông Nam Á trước và từ năm 1945 đến nay.

- Phân tích được sự ra đời và vai trò của tổ chức ASEAN đối với sự phát triển của các nước trong khu vực Đông Nam Á.

- Giải thích được tại sao thế kỉ XIX được goi là Thế kỉ của châu Á

II. II. Thiết bị dạy học và học liệu

1. Giáo viên: Máy chiếu, tài liệu tham khảo, phiếu học tập, .

2. Học sinh: Các tư liệu, hình ảnh liên quan đến bài học.

III. Tiến tình dạy học

1. Hoạt động 1: Xác định vấn đề/nhiệm vụ học tập/Mở đầu

- Mục tiêu: HS xác định được mục tiêu của chủ đề: Mĩ, Nhật Bản, tây Âu từ 1945 đến nay

- Tổ chức thực hiện

- HS: HĐCN 1’ theo TL/ 89, 90

-> Báo cáo, chia sẻ.

- Sau CTTG II, khu vực Đông Nam Á có nhiều sự kiện nổi bật làm thay đổi toàn diện lịch sử của các quốc gia ở KV này.

- H1, 2 là biểu tượng của tổ chức ASEAN. Việt Nam tham gia tổ chức ASEAN vào tháng 7/1995.

GV đánh giá ý thực học tập của HS dẫn vào bài

 

docx 7 trang Hoàng Giang 02/06/2022 4770
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lịch sử Lớp 9 - Bài 12: Các nước Á, Phi, Mĩ La Tinh từ năm 1945 đến nay - Năm học 2021-2022", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 05/9/2021
Ngày giảng: /9/2021
BÀI 12 – TIẾT 1+2: CÁC NƯỚC Á, PHI, MĨ LA TINH 
TỪ NĂM 1945 ĐẾN NAY.
I. Mục tiêu 
1. Kiến thức: Trình bày được những nét nổi bật của tình hình châu Á, Đông Nam Á từ năm 1945 đến nay.
2. Năng lực: Rèn luyện kĩ năng sử dụng lược đồ, khai thác bản đồ, kênh hình, kĩ năng phân tích, so sánh, đánh giá, khái quát vấn đề lịch sử.
3. Phẩm chất: Tự hào về những thành tựu nổi bật của nhân dân các nước Á.
* Yêu cầu đối với học sinh khá, giỏi: 
- Phân tích được sự ra đời và các giai đoạn phát triển chính của nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa từ năm 1949 đến nay; tình hình Đông Nam Á trước và từ năm 1945 đến nay.
- Phân tích được sự ra đời và vai trò của tổ chức ASEAN đối với sự phát triển của các nước trong khu vực Đông Nam Á.
- Giải thích được tại sao thế kỉ XIX được goi là Thế kỉ của châu Á
II. II. Thiết bị dạy học và học liệu
1. Giáo viên: Máy chiếu, tài liệu tham khảo, phiếu học tập, .
2. Học sinh: Các tư liệu, hình ảnh liên quan đến bài học. 
III. Tiến tình dạy học
1. Hoạt động 1: Xác định vấn đề/nhiệm vụ học tập/Mở đầu 
- Mục tiêu: HS xác định được mục tiêu của chủ đề: Mĩ, Nhật Bản, tây Âu từ 1945 đến nay
- Tổ chức thực hiện 
- HS: HĐCN 1’ theo TL/ 89, 90
-> Báo cáo, chia sẻ.
- Sau CTTG II, khu vực Đông Nam Á có nhiều sự kiện nổi bật làm thay đổi toàn diện lịch sử của các quốc gia ở KV này.
- H1, 2 là biểu tượng của tổ chức ASEAN. Việt Nam tham gia tổ chức ASEAN vào tháng 7/1995.
GV đánh giá ý thực học tập của HS dẫn vào bài
Hoạt động dạy - học
Nội dung cơ bản
2. HĐ 2: Hình thành kiến thức
* Mục tiêu: Trình bày được những nét nổi bật của tình hình châu Á, Đông Nam Á từ năm 1945 đến nay.
Tìm hiểu về các nước Châu Á
GV chiếu slides 1: Bản đồ Châu Á
H: Hãy xác định một số nước Châu Á trên lược đồ và nêu những hiểu biết của em về Châu Á (diện tích, dân số, tài nguyên )
HS: Báo cáo, chia sẻ
GV nhận xét, mở rộng. 
GV giao nhiệm vụ cho HS
Hoạt động cá nhân ( 3 phút): Nghiên cứu thông tin mục 1 ( tài liệu trang 90) trả lời các câu hỏi:
1,Những thay đổi của tình hình Châu Á từ sau chiến tranh thế giới thứ hai?
2, Theo em thay đổi nào có ý nghĩa quan trọng nhất đối với các nước Châu Á từ sau chiến tranh thế giới thứ 2 đến nay? Vì sao?
HS: Báo cáo, chia sẻ
GV: Nhận xét, chốt kiến thức, mở rộng 
- GV: Dùng lược đồ các nước Châu Á và trình bày 1 số nước giành được độc lập.
H: Vì sao sau chiến tranh TG thứ hai phong trào giải phóng dân tộc đã dấy lên khắp Châu á?
HS: Trả lời.
GV: Nhận xét khái quát lại: Do phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa và nửa thuộc địa phát triển manh mẽ. Do ảnh hưởng cuả PTCM thế giới.
GV phân tích rõ về sự bất ổn định của Châu Á sau năm 1950: Châu Á trở thành mục tiêu của các cuộc chiến tranh xâm lược của CNĐQ và CNĐQ đó duy trì ánh thống trị của chúng lên khu vực CÁ, tiếp đó là các cuộc xung đột, tranh chấp biên giới, lãnh thổ, phong trào li khai, hoạt động khủng bố dã man liên tục xảy ra.
GV: Giảng về sự phát triển ở Ấn Độ (nông nghiệp, CN, công nghệ thông tin, hạt nhân )
GV nhấn mạnh: Thay đổi có ý nghĩa quan trọng nhất đối với các nước Châu Á ...
Tìm hiểu về tình hình Trung Quốc. 
- GV chiếu slides 2 bản đồ Châu á
H: Hãy xác định trên lược đồ vị trí của TQ và nêu ngắn gọn những hiểu biết của em về đất nước này? 
- Nằm ở phía Đông của châu á, là nước lớn ở châu á và trên t/g. Với S gần 9,6 tr km2, TQ là nước có diện tích lục địa đứng thứ hai trên t/g; với số dân > 1,3 tỉ người, TQ là quốc gia đông dân nhất thế giới. TQ là đất nước có cảnh quan và tài nguyên thiên nhiên đã dạng, nhiều công trình kiến trúc nổi tiếng mà tiêu biểu là Vạn Lý Trường Thành, TQ là nền kinh tế lớn thứ hai trên t/g nhưng có chất lượng tăng trưởng k ổn đinh; Thủ đô Bắc Kinh, TP lớn nhất Thượng Hải, ... 
GV giao nhiệm vụ cho HS
Hoạt động cá nhân ( 2 phút): Nghiên cứu thông tin mục 2 từ “ Trong những năm 1946 ..sang Châu Á” ( tài liệu trang 91) trả lời các câu hỏi:
1, Hoàn cảnh ra đời của nước CHND Trung Hoa?
2, Sự ra đời của nước CHND Trung Hoa có ý nghĩa lịch sử ntn đối với TQ và thế giới?
HS: Báo cáo, chia sẻ
GV: Nhận xét, chốt kiến thức, mở rộng 
HS: Quan sát Hình 1 - SGK - Trang 90
GV: giới thiệu đôi nét về cuộc đời và hoạt động của Mao Trạch Đông, tường thuật buổi lễ tuyên bố thành lập nước CHND Trung Hoa 
GV giao nhiệm vụ cho HS
Hoạt động cặp đôi ( 3’): Nghiên cứu thông tin mục 2 từ “ Đến tháng 12 sau Mĩ” kết hợp với quan sát các kênh hình 3, 4, 5 (tài liệu/91, 92) và trả lời các câu hỏi sau:
1. Nêu nội dung công cuộc cải cách mở cửa từ năm 1978 đến nay của TQ? nhận xét gì về đường lối đổi mới đó? 
2, Nêu những thành tựu về kinh tế mà TQ đạt được trong công cuộc cải cách mở cửa? Ý nghĩa của những thành tựu đó khi Trung Quốc bước sang thế kỉ XX?
HS: Báo cáo, chia sẻ
GV: Nhận xét, chốt kiến thức, mở rộng 
Nhận xét: Đây là những đường lối đúng đắn, sáng tạo .
HS HĐCN 1’ quan sát H.4, 5, 6 và cho biết các hình ảnh này chứng tỏ điều gì về công cuộc cải cách mở cửa của TQ? 
–> báo cáo, chia sẻ
- Ba bức tranh cho thấy sự phát triển kinh tế của TQ. 
GV phân tích từ một vài sự kiện:
* Thu hồi chủ quyền Hồng Kông: Hồng Kông là khu vực hành chính của TQ, HC trở thành khu vực phụ thuộc Anh từ năm 1840, sau cuộc chiến tranh thuốc phiện lần thứ 1. Ngày 19/12/1984, tại Bắc Kinh thủ tướng Anh Thát-chơ và thủ tướng Trung Quốc Triệu Tử Dương đà kĩ hiệp định về việc Anh sẽ trao trả Hồng Công cho TQ vào năm 1997, sau khi Anh đó cai trị mảnh đất này trong 150 năm. Vào lúc 23g45’ ngày 30/6/1997 lễ chuyển giao HC về với TQ đó được khai mạc.
* Ma Cao: Nằm ở bờ biển phía Đông Nam của TQ, là một đặc khu hành chính của TQ. Ma Cao bị BĐN cai trị từ thế kỉ XVI đến năm 1999 được trao trả lại cho TQ. 
*Ý nghĩa của những thành tựu 
- Nền kinh tế TQ phát triển nhanh, chính trị XH được ổn định, đời sống nhân dân được tăng cao
- Tạo điều kiện thuận lợi cho sự hội nhập của TQ trên tất cả các lĩnh vực với các nước trên thế giới và ngược lại
- Chứng tỏ đường lối của TQ đề ra đúng đắn
GV: tổ chức cho HS trao đổi - đàm thoại
H: Hãy nêu những hiểu biết của em về kinh tế của TQ hiện nay?
H: Sau sự kiện TQ đặt giàn khoan 981 trên vùng biển thuộc đặc quyền kinh tế của VN, mối quan hệ giữa TQ và VN hiện nay ntn?
HS: trình bày ý kiến cá nhân
GV: Khái quát
Tìm hiểu tình hình các nước ĐNÁ trước và sau năm 1945
Mục tiêu: HS biết được tình hình chung của các nước ĐNÁ trước và sau năm 1945.
HS: đọc thông tin mục a kết hợp quan sát lược đồ các nước ĐNÁ trong Sgk/trang 92,93 để trả lời các câu hỏi sau:
1. Hãy nêu những nét nổi bật của ĐNÁ từ trước và sau năm 1945?
2. Giữa những năm 50 của TKXX, các nước ĐNÁ có sự phân hoá như thế nào trong đường lối đối ngoại?
HS: Thảo luận nhóm 4/4’
HS: báo cáo, chia sẻ
GV: chốt kiến thức
GV: phân tích về sự phân hoá trong đường lối đối ngoại ở các nước ĐNÁ theo 3 xu hướng 
+ Chống CNĐQ : VN, Lào, CPC
+ Đi theo CNĐQ :Thái Lan, Philipin
+ Trung lập : In-đô-nê- xi-a, Miến Điện 
Tìm hiểu về sự ra đời và phát triển của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á 
Mục tiêu: 
- Hiểu được hoàn cảnh ra đời của tổ chức ASEAN và biết được mục tiêu hoạt động, nguyên tắc hoạt động của tổ chức này
- Trình bày được quá trình phát triển từ ASEAN 5 thánh ASEAN 10.
HS: Đọc thông tin từ “sau khi kinh tế, văn hóa, xã hội ” kết hợp với quan sát kênh hình 7,8 ( Tài liệu trang 94) trả lời các câu hỏi sau:
1. Tổ chức ASEAN ra đời trong hoàn cảnh nào?
2. Nêu mục tiêu hoạt động của ASEAN? Nguyên tắc cơ bản trong quan hệ giữa các nước ASEAN được thể hiện qua văn kiện nào và nội dung cụ thể là gì?
HSHĐCN (3p) – Dùng bút chì gạch chân sgk
HS báo cáo, chia sẻ ( từng nội dung)
GV nhận xét, chốt kết hợp phân tích, mở rộng 
HS:KT - XH các nước phát triển, sự ảnh hưởng của các cường quốc bên ngoài 
GV: chốt lại 
GV: sử dụng lược đồ các nước ĐNÁ (Slides3) + Chiếu kênh hình 7 – Nguyên thủ 5 quốc gia trong hội nghị thành lập ASEAN ( 8/1967)
HS: xác định nước đầu tiên của ASEAN trên lược đồ (In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a, Phi-líp-pin, Thái Lan và Xin-ga-po)
GV chiếu hình 8( TL – 94) giới thiệu về Hội nghị thượng đỉnh đầu tiên của ASEAN tại Bali 
H: Em có nhận xét gì về tình hình kinh tế các nước ASEAN cuôí những năm 70?
HS: Cuối những năm 70 của TK XX nền kinh tế các nước ASEAN tăng trưởng cao
GV: Hướng dẫn HS đọc thêm “quan hệ giữa hai nhóm nước ASEAN”
HS: Quan sát lược đồ các nước ĐNA kết hợp với đọc thông tin ( từ năm 1984 thành viên) – tài liệu trang 94,95 và trả lời câu hỏi 
H: Trình bày quá trình phát triển của tổ chức ASEAN (thời gian, tên nước gia nhập ASEAN) Trên lược đồ?
HS: lên xác định lược đồ
GV: ghi bảng
GV:hiện nay còn Đông - Ti - Mo chưa gia nhập tổ chức ASEAN 
GV: sử dụng máy chiếu (Slides 4,5,6)
HS: một số hình ảnh về biểu tượng của ASEAN, lễ kết nạp VN 
GV: tổ cức HS thảo luận cặp đôi
H: Tại sao nói từ đầu những năm 90 của TK XX “một chương mới đã mở ra trong lịch sử khu vực ĐNÁ” ?
HS:- lần đầu tiên 10 nước ĐNÁ cùng đứng trong một tổ chức thống nhất, gắn bó hợp tác phát triển vì hoà bình, ổn định, phồn vinh
-Nền kinh tế các nước ASEAN tăng trưởng cao
H: Sự ra đời của tổ chức ASEAN có ý nghĩa ntn đối với các nước trong khu vực?
HS: - Thúc đẩy nền kinh tế phát triển
- Đẩy mạnh quan hệ hòa bình, hợp tác 
GV: chốt lại
1/ Tình hình chung của các nước Châu Á
- Sau chiến tranh TG thứ hai 1 cao trào giải phóng dân tộc đã diễn ra ở Châu Á. Cuối năm 50 phần lớn các dân tộc Châu Á giành độc lập.
- Nửa sau thế kỉ XX tình hình Châu Á không ổn định
- Nhiều nước đạt được sự tăng trưởng nhanh chóng về kinh tế: Nhật Bản, Trung Quốc, Xin-ga-po, Hàn Quốc, Ấn Độ .
2. Tình hình Trung Quốc :
* Sự ra đời của nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa: 
- Chiều 1/10/1949 nước cộng hoà nhân dân Trung Hoa được thành lập
* Ý nghĩa
- Kết thúc 100 năm nô dịch của CN đế quốc và hàng nghìn năm chế độ PK.
- Trung Quốc bước vào kỷ nguyên độc lập, tự do.
- Hệ thống CNXH được nối liền từ Âu sang Á.
* Công cuộc cải cách - mở cửa (từ năm 1978 đến nay)
a, Nội dung:
Tháng12/1978 Trung Quốc đã đề ra đường lối đổi mới với chủ trương: 
- Lấy phát triển KT làm trung tâm
- Thực hiện cải cách mở cửa
- Hiện đại hoá đất nước.
b, Thành tựu
* Kinh tế 
+ KT tăng trưởng cao nhất TG, tổng sản phẩm (GDP) tăng trung bình hàng năm 9,6%, tổng giá trị xuất nhập khẩu tăng gấp 15 lần 
+ Đời sống ND nâng cao rõ rệt
* Đối ngoại
- Cải thiện quan hệ với nhiều nước, - - Thu hồi chủ quyền Hồng Kông (1997), Ma Cao (1999)
- Địa vị TQ được nâng cao trên trường quốc tế
3. Tình hình Đông Nam Á trước và sau năm 1945 
- Trước năm 1945 các nước ĐNÁ đều là thuộc địa của thực dân phương Tây (trừ Thái Lan 
-Từ sau năm 1945 đến giữa những năm 50 của TK XX, các nước Đông Nam Á lần lượt giành được độc lập.
- Từ giữa những năm 1950, tình hình ĐNÁ trở nên căng thẳng do sự can thiệp của ĐQ Mĩ
4. Sự ra đời và phát triển của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á
a. Hoạt cảnh ra đời
- Sau khi giành được độc lập, nhiều nước ĐNÁ thấy rõ sự cần thiết phải hợp tác để phát triển đất nước và hạn chế ảnh hưởng các cường quốc bên ngoài
- Ngày 8/8/1967 Hiệp hội các nước ĐNÁ(ASEAN) được thành lập tại Băng Cốc ( Thái Lan)
b. Mục tiêu hoạt động 
-Tháng 8/1967 Tuyên bố Băng Cốc xác định mục tiêu của ASEAN là: hợp tác kinh tế và văn hoá trên tinh thần duy trì hoà bình và ổn định khu vực
c. Nguyên tắc HĐ:
- Tháng 2/1976 các nước ASEAN kí Hiệp ước Ba - Li xác định nguyên tắc cơ bản giữa các thành viên
d. Sự phát triển của tổ chức ASEAN 
- Sau chiến tranh lạnh, lần lượt các nước gia nhập tổ chức ASEAN 
+ Tháng 1/1984 Brunây 
+ Tháng 7/1995 : Việt Nam
+ Tháng 9/ 1997 : Lào, Mi - an - ma 
+ Tháng 4/1999 : Cam - pu - Chia 
=> ASEAN trở thành một tổ chức khu vực ngày càng có uy tín với hợp tác kinh tế (AFTA năm 1992) và hợp tác an ninh (Diến đàn khu vực ARF năm 1994)
 Củng cố: (3’) tổ chức HS trò chơi đoán ô chữ (Slides 7)
 Hướng dẫn học tập : (2’)
- Học bài theo nội dung đã học 
- Chuẩn bị bài : Mĩ, Nhật Bản, Tây Âu từ 1945 đến nay.
Mục 1: Nước Mĩ: Thực hiện lớp học đảo ngược (Xem video bài giảng về nước Mĩ từ 1945 theo đường link: www.tuyensinh247.com hoặc Fapage & Group: Facebook.com/Tuyenthi.Tuyensinh247 và trả lời các câu hỏi:
1. Giới thiệu khái quát về nước Mĩ (vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên, dân số )
2. Trình bày những thành tựu về kinh tế của nước Mĩ từ sau năm 1945. Nguyên nhân của sự phát triển đó? Nguyên nhân nào là quan trọng nhất? Hãy giải thích.
3. Từ sự phát triển nền kinh tế Mĩ, Việt Nam học tập được gì vào việc phát triển nền kinh tế đất nước?

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_lich_su_lop_9_bai_12_cac_nuoc_a_phi_mi_la_tinh_tu_na.docx