Giáo án Địa lý Lớp 9 - Tiết 6: Sự phát triển nề kinh tế Việt Nam - Năm học 2018-2019

Giáo án Địa lý Lớp 9 - Tiết 6: Sự phát triển nề kinh tế Việt Nam - Năm học 2018-2019

I.Mục tiêu

-Thấy được chuyển dịch cơ cấu kinh tế là nét đặc trưng của công cuộc Đổi mới.

-PT được một số thành tựu và thách thức đối với nền KT nước ta.

- có trách nhiệm, tích cực học tập và lđ xd đất nước.

II .Chuẩn bị

-Đồ dùng: máy chiếu

- HS: chuẩn bị bài

III. Tổ chức dạy học

1.Ô ĐTC

2.KTBC: Trình bày đặc điểm phân bố dân cư ở nước ta? Giải thích vì sao dân cư nước ta phân bố như vậy?

 

doc 3 trang Hoàng Giang 30/05/2022 3320
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Địa lý Lớp 9 - Tiết 6: Sự phát triển nề kinh tế Việt Nam - Năm học 2018-2019", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Soạn : 8/9/2018
Dạy: 10/9/2018 TiÕt 6- Bµi 3 
 SỰ PHÁT TRIỂN NỀ KINH TẾ VIỆT NAM 
I.Mục tiêu
-Thấy được chuyển dịch cơ cấu kinh tế là nét đặc trưng của công cuộc Đổi mới. 
-PT được một số thành tựu và thách thức đối với nền KT nước ta. 
- có trách nhiệm, tích cực học tập và lđ xd đất nước.
II .Chuẩn bị 
-Đồ dùng: máy chiếu
- HS: chuẩn bị bài
III. Tổ chức dạy học
1.Ô ĐTC
2.KTBC: Trình bày đặc điểm phân bố dân cư ở nước ta? Giải thích vì sao dân cư nước ta phân bố như vậy?
Gv –HS 
Nội dung
HĐ 1. Khởi động
MT: Nêu những hiểu biết của bản thân về những thay đổi của nền KT nước ta trước và sau thời kì đổi mới. 
*Cách tiến hành
Gv Cho HS qs các h/a ở H1 + hiểu biết bản thân, HĐCN (2p) trả lời câu hỏi sgk -20.
HS trả lời -> chia sẻ bổ sung.
GV dẫn dắt vào bài ( Chiếu S1)
( KT bao cấp, hàng hóa không được mua bán tự do,...)
HĐ 2.Tìm hiểu nền kinh tế nước ta trong thời kì đổi mới .
* MT: Thấy được chuyển dịch cơ cấu kinh tế là nét đặc trưng của công cuộc Đổi mới. 
*Cách tiến hành
CH: Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở nước ta thể hiện ở những mặt nào?
- GV Chiếu S2-H2 phóng to yêu cầu HS qs, thảo luận theo nhóm cặp (5’) 
CH: Dựa vào H2 hãy phân tích xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Xu hướng này thể hiện rõ hơn ở những khu vực nào ?
- Đại diện nhóm trình bày-> bs. GV chốt KT
+ GV mở rộng thêm:
- 1991: chuyển từ KT bao cấp sang KT thị trường; nông – lâm – ngư nghiệp chiếm tỉ trọng cao: là nước nông nghiệp.
- 1995: Bình thường quan hệ Việt - Mỹ, Việt Nam ra nhập ASEAN.
- 1997: Khủng hoảng tài chính khu vực đã ảnh hưởng -> cuối thập kỷ 90.
CH: Sự chuyển dịch cơ cấu thành phần kinh tế nước ta có sự thay đổi như thế nào?
(Chiếu S3)
CH: Em hãy cho biết nguyên nhân của sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nói trên?
CH: Quan sát H3 và bản đồ trên bảng, hãy xác định vị trí các vùng kinh tế? Vùng kinh tế nào không giáp biển?
(Chiếu S4)
GV: 6 vùng kinh tế giáp biển có sự kết hợp phát triển kinh tế đất liền và kinh tế biển đảo.
CH: Xác định trên bản đồ các vùng kinh tế trọng điểm ở nước ta được phân ra như thế nào?
GV nói: Vùng kinh tế trọng điểm là vùng được nhà nước phê duyệt quy hoạch tổng thể nhằm tạo các động lực phát triển mới cho toàn ngành kinh tế.
HĐ 3.Tìm hiểu những thành tựu và thách thức .
* MT: PT được một số thành tựu và thách thức đối với nền KT nước ta. 
*Cách tiến hành
 GV cho HS HĐ nhóm cặp (3’):
CH: Dựa vào thông tin mục 2 SGK – Tr.24 & thực tế cho biết những thành tựu lớn của nền kinh tế nước ta? Những khó khăn và thách thức gì trong phát triển kinh tế thời kỳ đổi mới?
CH: Tại sao muốn phát triển kinh tế bền vững thì cần đi đôi với việc bảo vệ môi trường?
- Đại diện nhóm báo cáo. 
- Các nhóm bổ sung.
- GV chuẩn xác kiến thức (Chiếu S5)
*GDMT: Việc khai tahcs tài nguyên quá mức, MT bị ô nhiếm gây khó khăn cho pt KT đất nước
- GV: Lấy VD thực tế chứng minh về những khó khăn trong quá trình hội nhập
1. Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế: 
*Chuyển dịch cơ cấu ngành:
- Giảm tỉ trọng của khu vực nông - lâm - ngư nghiệp, tăng tỉ trọng của khu vực CN-XD, khu vực dịch vụ chiếm tỉ trọng cao nhưng còn biến động.
* Chuyển dịch cơ cấu TP kinh tế:
- Chuyển từ nền kinh tế chủ yếu là khu vực Nhà nước và tập thể chuyển sang nền kinh tế nhiều thành phần. Đồng thời giảm tỉ trọng cuả khu vực Nhà nước, tăng tỉ trọng của khu vực ngoài Nhà nước.
- Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế như trên cho thấy cơ cấu kinh tế nước ta đó chuyển biến tích cực theo hướng CNH, HĐH phù hợp với xu thế chung của thế giới
* Chuyển dịch cơ cấu lãnh thổ:
- Hình thành các vùng chuyên canh nông nghiệp, các lãnh thổ tập trung công nghiệp, dịch vụ, tạo nên các vùng kinh tế phát triển năng động. (H3 SGK).
- Hình thành 3 vùng kinh tế trọng điểm ở cả 3 miền Bắc, Trung, Nam. 
2.Những thành tựu và thách thức
* Thành tựu:
- Tốc độ tăng trưởng KT khá vững chắc.
- Cơ cấu KT đang chuyển dịch theo hướng CNH.
- Nền KT hướng ra xuất khẩu.
- Hội nhập vào nền kinh tế khu vực và toàn cầu.
* Khó khăn, thách thức:
- Sự phân hoá giầu, nghèo.
- Tài nguyên bị khai thác quá mức, môi trường bị ô nhiễm.
- Sự bất cập trong phát triển VH, giáo dục, y tế, vấn đề việc làm 
- Những khó khăn trong quá trình hội nhập kinh tế thế giới (Ngôn ngữ bất đồng, trình độ chênh lệnh, khác nhau về chính trị).
3.Củng cố
 -Trình bày sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của nước ta trong thời kì đổi mới?
 - Xác định trên bản đồ 7 vùng kinh tế của cả nước và 3 vùng kinh tế trọng điểm?
4. Hướng dẫn HS học bài ở nhà
- Học bài, trả lời câu hỏi SGK
Chuẩn bị bài mới :
 Tìm hiểu các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố nông nghiệp của nước ta.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_dia_ly_lop_9_tiet_6_su_phat_trien_ne_kinh_te_viet_na.doc