Giáo án Giáo dục hướng nghiệp 9 - Chương trình cả năm - Năm học 2018-2019

Giáo án Giáo dục hướng nghiệp 9 - Chương trình cả năm - Năm học 2018-2019

I.Mục tiêu cần đạt

 - Biết đợc ý nghĩa tầm quan trọng của việc chọn nghề có cơ sở khoa học.

 - HS hiểu 3 nguyên tắc chọn nghề và hình thành cho các em ý thức phấn đấu trong học tập tu dỡng để có thể đạt đợc việc chọn nghề theo 3 nguyên tắc.

 - Bớc đầu có ý thức chọn nghề có cơ sở khoa học. Nêu dự định ban đầu về lựa chọn hớng đi sau khi tốt nghiệp THCS.

 III. Tiến trình tổ chức chủ đề.

 Hoạt động 1: Cơ sở khoa học của việc chọn nghề.

 - Trong đời sống hằng ngày con ngời luôn đứng trớc sự lựa chọn. Việc chọn nghề phải có cơ sở khoa học. Đối với HS, nhà trờng phải hớng nghiệp cho các em:

 + Về sức khoẻ, phát triển thể lực và đặc điểm sinh lí, mình có điểm nào mà nghề không chấp nhận.

 + Về tâm lí, mình có những đặc điểm gì không phù hợp với nghề mình muốn chọn.

 + Về điều kiện sinh sống có gì trở ngại khi làm nghề mà mình thích nhng từ nơi ở đến nơi làm việc quá xa.

 Hoạt động 3: Tìm hiểu 3 nguyên tắc chọn nghề

 I. Nguyên tắc chọn nghề

 1. Nguyên tắc 1: Không chọn những nghề mà bản thân mình không yêu thích.

 2. Nguyên tắc 2: Không chọn những nghề mà bản thân không đủ điều kiện tâm lí, thể chất hay XH để đáp ứng yêu cầu của nghề.

 3. Nguyên tắc 3: Không chọn những nghề nằm ngoài kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của địa phơng nói riêng và của đất nớc nói chung.

 - GV hớng dẫn học sinh thảo luận câu hỏi:

 ? Mỗi quan hệ chặt chẽ giữa 3 câu hỏi đó thể hiện ở chỗ nào?

 - GV gợi ý cho học sinh tự tìm ra ví dụ để chứng minh rằng không đợc vi phạm 3 nguyên tắc chọn nghề.

 - GV tìm một số mẫu chuyện bổ sung về vai trò của hứng thú và năng lực nghề nghiệp. Đồng thời cần nói thêm rằng trong cuộc sống nhiều khi không hứng thú với nghề, nhng do hiểu đợc ý nghĩa và tầm quan trọng của nghề thì con ngời vẫn làm tốt công việc.

 Ví dụ:- Một ngời không thích nghề chữa bệnh, cũng không thích sống ở vùng cao, nhng thấy cán bộ y tế ở vùng đồng bào thiểu số còn thiếu nên vẫn học nghề chữa bệnh và tình nguyện suốt đời ở vùng núi để chữa bệnh cho đồng bào.

 - Cũng có ngời học trờng s phạm, do không đợc hớng nghiệp nên khi đi thực tập đạt kết quả không cao, lại mắc tật nói ngọng, vậy mà ngời ấy phấn đấu rèn luyện nên đã trở thành một nhà giáo giỏi.

 

doc 12 trang maihoap55 4150
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Giáo dục hướng nghiệp 9 - Chương trình cả năm - Năm học 2018-2019", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày 01 tháng 9 năm 2018
 Chủ đề 1: ý nghĩa tầm quan trọng của việc chọn 
 nghề có cơ sở khoa học
I.Mục tiêu cần đạt
 - Biết được ý nghĩa tầm quan trọng của việc chọn nghề có cơ sở khoa học.
 - HS hiểu 3 nguyên tắc chọn nghề và hình thành cho các em ý thức phấn đấu trong học tập tu dưỡng để có thể đạt được việc chọn nghề theo 3 nguyên tắc.
 - Bước đầu có ý thức chọn nghề có cơ sở khoa học. Nêu dự định ban đầu về lựa chọn hướng đi sau khi tốt nghiệp THCS.
 III. Tiến trình tổ chức chủ đề. 
 Hoạt động 1: Cơ sở khoa học của việc chọn nghề.
 - Trong đời sống hằng ngày con người luôn đứng trước sự lựa chọn. Việc chọn nghề phải có cơ sở khoa học. Đối với HS, nhà trường phải hướng nghiệp cho các em:
 + Về sức khoẻ, phát triển thể lực và đặc điểm sinh lí, mình có điểm nào mà nghề không chấp nhận.
 + Về tâm lí, mình có những đặc điểm gì không phù hợp với nghề mình muốn chọn.
 + Về điều kiện sinh sống có gì trở ngại khi làm nghề mà mình thích nhưng từ nơi ở đến nơi làm việc quá xa.
 Hoạt động 3: Tìm hiểu 3 nguyên tắc chọn nghề 
 I. Nguyên tắc chọn nghề
 1. Nguyên tắc 1: Không chọn những nghề mà bản thân mình không yêu thích.
 2. Nguyên tắc 2: Không chọn những nghề mà bản thân không đủ điều kiện tâm lí, thể chất hay XH để đáp ứng yêu cầu của nghề. 
 3. Nguyên tắc 3: Không chọn những nghề nằm ngoài kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của địa phương nói riêng và của đất nước nói chung.
 - GV hướng dẫn học sinh thảo luận câu hỏi: 
 ? Mỗi quan hệ chặt chẽ giữa 3 câu hỏi đó thể hiện ở chỗ nào? 
 - GV gợi ý cho học sinh tự tìm ra ví dụ để chứng minh rằng không được vi phạm 3 nguyên tắc chọn nghề.
 - GV tìm một số mẫu chuyện bổ sung về vai trò của hứng thú và năng lực nghề nghiệp. Đồng thời cần nói thêm rằng trong cuộc sống nhiều khi không hứng thú với nghề, nhưng do hiểu được ý nghĩa và tầm quan trọng của nghề thì con người vẫn làm tốt công việc. 
 Ví dụ:- Một người không thích nghề chữa bệnh, cũng không thích sống ở vùng cao, nhưng thấy cán bộ y tế ở vùng đồng bào thiểu số còn thiếu nên vẫn học nghề chữa bệnh và tình nguyện suốt đời ở vùng núi để chữa bệnh cho đồng bào.
 - Cũng có người học trường sư phạm, do không được hướng nghiệp nên khi đi thực tập đạt kết quả không cao, lại mắc tật nói ngọng, vậy mà người ấy phấn đấu rèn luyện nên đã trở thành một nhà giáo giỏi.
II. Thảo luận câu hỏi:
 - GV đặt ra câu hỏi thảo luận: Tốt nghiệp THCS chúng ta sẽ đứng trước một vấn đề cần có sự cân nhắc: Sẽ chọn nghề gì trong cuộc sống tương lai ?
 a. Bạn thích nghề gì ?
 b. Bạn làm được nghề gì ?
 c. Bạn cần làm nghề gì ?
 - HS thảo luận nhóm trả lời câu hỏi
 - Các nhóm tranh luận - nhận xét rút ra vấn đề.
 - GV nhận xét, đánh giá.
 Hoạt động 3: ý nghĩa của việc chọn nghề
 1. ý nghĩa kinh tế của việc chọn nghề:
 - Đẩy nhanh tiến độ công nghiệp hoá- hiện đại hoá đất nước, bảo đảm cho nước ta trở thành nước công nghiệp vào năm 2020.
 - Thực hiện được mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”, tránh được tình trạng đói nghèo, thiếu việc làm mà nhiều năm qua chưa khắc phục được.
 - Từng bước xây dựng nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN, nâng cao năng lực cạnh tranh của nền KT nước nhà trong xu thế toàn câù hoá và hội nhập kinh tế thế giới.
 2. ý nghĩa xã hội của việc chọn nghề:
 - Có được việc làm trong tay là có được một nghề để mang sức lực, tài năng ra cống hiến là một yêu cầu bức xúc của XH đặt ra cho thế hệ thanh niên. 
 - Một số địa phương ở vùng cao, vùng xa đang rất cần sự cống hiến sức trẻ của thanh niên.
 - Việc chọn nghề phù hợp, tự tìm kiếm những nghề đang cần nhân lực sẽ làm giảm sức ép XH về việc làm, cải thiện đời sống.
3. ý nghĩa giáo dục:
 - Có được việc làm ổn định, nghề nghiệp phù hợp, nhân cách con người từng bước được phát triển và hoàn thiện thông qua hoạt động nghề nghiệp.
4. ý nghĩa chính trị:
 - Chuẩn bị nguồn nhân lực chất lượng cao cho đất nước là nhiệm vụ chính trị của nghành giáo dục.
Hoạt động 4: Tổng kết bài học
 * Ghi nhớ (SGK) 
Hoạt động 5: Hướng dẫn học bài.
 - HS làm bài tập sau: 
 ? Em hãy định hướng nghề nghiệp của bản thân trong tương lai ?
 - GV nhận xét, dặn dò.
 	 Ngày 01 tháng 10 năm 2018
 Chủ đề 2: Tìm hiểu năng lực bản thân
 và truyền thống nghề nghiệp của gia đình
 I. Mục tiêu cần đạt: 
- Biết được cách tự xác định điểm mạnh yếu về năng lực lao động, học tập bản thân. 
- Đánh giá năng lực bản thân. Tìm hiểu và xác định được truyền thống nghề nghiệp của gia đình mình.
- Tích cực lựa chọn hướng đi sau khi tốt nghiệp THCS phù hợp với năng lực bản thân.
II.Tiến trình tổ chức hoạt động:
 Hoạt động 1: Một số khái niệm năng lực, phù hợp nghề. 
 1. Năng lực:
- Năng lực là một tổ hợp những đặc điểm tâm lí và sinh lí cá nhân giúp cho con người thực hiện có kết quả một hoạt động nào đó. Năng lực thực sự tương xứng giữa một bên là những đặc điểm tâm sinh lí của một người với một bên là những yêu cầu của hoạt động đối với con người đó. Sự tương xứng ấy là điều kiện để con người hoàn thành công việc mà hoạt động phải thực hiện.
 2. Sự phù hợp nghề :
- Giám định lao động là một công việc có nhiệm vụ xác định sự phù hợp nghề của con người. Trong giám định lao động, xét tương quan giữa những đặc điểm nhân cách với những yêu cầu của nghề.
 Hoạt động 2: Tự đánh giá năng lực bản thân 
 theo yêu cầu của nghề nghiệp
 GV đặt một số câu hỏi cho HS thảo luận:
 Câu 1: Hãy cho biết truyền thống nghề nghiệp chính của gia đình em ? em có thích nghề ấy không ? Vì sao ?
 Câu 2: Nếu gia đình em làm nghề nông nghiệp, bản thân em đã có những việc làm nào thể hiện việc giữ gìn và phát huy truyền thống nghề nghiệp của gia đình ?
 Câu 3: Dự định trong tương lai em sẽ làm nghề gì ? Hãy đề ra kế hoạch học tập của bản thân em để đạt được ước mơ nghề nghiệp trong tương lai ?
Câu 4: Sưu tầm và kể ra truyền thống nghề nghiệp ở làng xã quê hương em ?
 Hoạt động 3: Phát triển và bồi dưỡng năng lực
- GV đặt một số câu hỏi để học sinh thảo luận: 
 Nhóm 1: Tại sao Đảng và nhân dân ta lại tin tưởng vào thế hệ thanh niên trong việc thực hiện mục tiêu công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước ?
Nhóm 2: Nêu một vài tấm gương về thanh niên đã phấn đấu vì sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc trước đây cũng như hiện nay. Em học tập được điều gì ở họ ?
 Nhóm 3: Nếu sau khi học xong lớp 9 em không đậu vào trường THPT em sẽ làm gì? 
Nhóm 4: Em hãy nêu suy nghĩ của mình về câu nói sau đây: 
 “Đâu cần thanh niên có, nơi nào khó có thanh niên”
 - HS thảo luận trả lời các câu hỏi. - GV nhận xét đánh giá
 Hoạt động 4: Tổng kết hoạt động
- GV nhận xét đánh giá ý thức học tập của học sinh; Chuẩn bị nội dung chủ đề 3
 Ngày 01 tháng 11 năm 2018
 Chủ Đề 3: Thế giới nghề nghiệp quanh ta 
 I. Mục tiêu cần đạt: 
 - Trình bày được tính đa dạng, phong phú và sự pháp triển của thế giới nghề nghiệp.
- Liệt kê được một số nghề theo đối tượng lao động thể hiệ tính đa dạng, phong phú của thế giới nghề nghiệp.
- Tích cực lựa chọn hướng đi sau khi tốt nghiệp THCS phù hợp với năng lực bản thân.
II. Tiến trình tổ chức chủ đề: 
 Hoạt động 1: Tìm hiểu tính đa dạng của nghề nghiệp 
GV yêu cầu học sinh viết tên của 10 nghề mà các em biết.
GV chia lớp thành những nhóm nhỏ và cho học sinh thảo luận, bổ sung cho nhau những nghề không trùng với những nghề mà các em đã ghi.
GV: kết luận về tính đa dạng của thế giới nghề nghiệp 
 Hoạt động 2: Phân Loại Nghề Thường gặp 
 1. Phân loại nghề theo hình thức lao động (lĩnh vực lao động)
a. Lĩnh vực lãnh đạo quản lý:
TT
Lĩnh vực lãnh đạo quản lý
1
Lãnh đạo cơ quan Đảng, Nhà nước,đoàn thể, các bộ phận ở các cơ quan 
2
Lãnh đạo doanh nghiệp
3
Cán bộ kinh tế, kế hoạch, tài chính,thống kê, kế toán 
4
Cán bộ kỷ thuật, nông , lâm nghiệp
5
Cán bộ khoa học giáo dục 
6
Cán bộ văn hóa,nghệ thuật 
7
Cán bộ y tế 
8
Cán bộ luật pháp, kiểm soát 
9
Cán bộ kĩ thuật công nghiệp
10
Thư kí các cơ quan và một số nghề lao động trí óc.
b. Lĩnh vực sản xuất: 
TT
 Lĩnh vực sản xuất 
1
Làm việc trên các thiết bị động lực 
2
Khai thác mỏ, dầu,than, hơi đốt,chế biến than
3
Luyện kim,đúc, luyện cốc 
4
Chế tạo máy,gia công kim loại,kỷ thuật điện và điện tử,vô tuyến điện
5
Công nghệ hóa chất 
6
Sản xuất giấy và sản phẩm bằng giấy,bìa 
7
Sản xuất vật liệu xây dựng, bê tông, sành, sứ, gốm, thủy tinh.
8
Khai thác và chế biến lâm sản.
9
in
10
Dệt
11
May mặc
12
Công nghiệp da,da lông,da giả 
13
Công nghiệp lương thực và thực phẩm
14
Xây dựng 
15
Nông nghiệp 
16
Lâm nghiệp 
17
Nuôi, đánh bắt thủy sản 
18
Vận tải 
19
Bưu chính viễn thông 
20
Điều khiển máy nâng, chuyển 
21
Thương nghiệp, cung ứng vật tư,phục vụ ăn uống 
22
Phục vụ công cộng và sinh hoạt
23
Các nghề sản xuất khác 
 2. Phân loại nghề theo đào tạo:
 a. Nghề được đào tạo: 
 - Nghề được đào tạo qua trường lớp. ví dụ: Lái xe, thợ điện dân dụng 
 - Nghề được đào tạo trong gia đình (nghề gia truyền)
 b. Nghề không được đào tạo: 
3. Phân loại nghề theo yêu cầu của nghề đối với người lao động:
 + Những nghề thuộc lĩnh vực hành chính: Nhân viên văn phòng, kế toán, 
 + Những nghề tiếp xúc với con người: Thầy giáo, Thầy thuốc 
 + Những nghề thợ: Thợ tiện, thợ dệt 
 + Nghề kĩ thuật (gần với ghề thợ)
 + Những nghề thuộc lĩnh văn học nghệ thuật: Viết văn, sáng tác nhạc 
 + Những nghề thuộc lĩnh vực nghiên cứu khoa học,
 + Những nghề tiếp xúc với thiên nhiên : Làm vườn, trồng rừng 
 + Những nghề có điều kiện lao động đặc biệt: Lái máy bay, du hành vũ trụ 
Hoạt động 3: những dấu hiệu cơ bản của nghề, bản mô tả nghề 
1. Những dấu hiệu mô tả nghề:
a. Đối tượng lao động. c. Công cụ lao động
b. Mục đích lao động. d. Điều kiện lao động.
2. Bản mô tả nghề:
a. Tên nghề.
b. Nội dung tính chất lao động nghề.
c. Điều kiện cần thiết tham gia lao động nghề
d. Chống chỉ định y học
 e. điều kiện đảm bảo cho người lao động làm việc trong nghề.
 g. Những nơi học nghề
 h. Những nơi làm việc sau khi tốt nghiệp
Hoạt động 4: Tổng kết hoạt động
 - GV nhận xét đánh giá ý thức học tập của học sinh.
 - HS chuẩn bị nội dung chủ đề 4: Tìm hiểu thông tin một số nghề phổ biến ở địa phương.
 Ngày 01 tháng 12 năm 2018
 Chủ Đề 4: 
 tìm hiểu thông tin về một số nghề ở địa phương
I. Trọng tâm:
1. Biết được phương pháp tìm hiểu thông tin một số nghề phổ biến tại địa phương.
- Mô tả được nội dung bản mô tả nghề.
2. Nắm được những nội dung cơ bản trong bản mô tả nghề để biết cách tìm hiệu thông tin đối với một nghề nào đó 
3. Tích cực, chủ động trong việc tìm hiểu thông tin nghề.
II. Tổ chức các hoạt động
Hoạt động 1: Phương pháp tìm hiểu thông tin nghề 
GV: Đọc bài nghề làm vườn.
GV: Hướng dẫn thảo luận về: vị trí vai trò của sản xuất lương thực và thực phẩm ở Việt Nam, liên hệ đến lĩnh vực nghề nghiệp này ở địa phương, có những lĩnh vực trồng trọt nào đang phát triển(trồng lúa, trồng rau, trồng cây ăn quả ) 
HS: Viết một bài ngắn (1 trang) theo chủ đề “ nếu làm nông nghiệp thì em chọn công việc cụ thể nào ? ”.
 Hoạt động 2: Tìm hiểu thông tin một số nghề phổ biến 
 ở địa phương 
 - HS kể tên những nghề thuộc lĩnh vực dịch vụ địa phương: may mặc, cắt may, ăn uống, sửa chữa xe đạp, xe máy,chuyên chở hàng hóa thực phẩm, lương thực và các loại hàng tiêu dùng 
 - HS mô tả một nghề mà em hiểu biết theo các mục sau: 
+ Tên nghề 
+ Đặc điểm hoạt động của nghề 
+ Các yêu cầu của nghề đối với người lao động 
+ Triển vọng phát triển của nghề 
- HS giới thiệu những nghề có ở địa phương em.
 Đánh giá:
GV: cho học sinh trả lời câu hỏi: 
 Để hiểu về một nghề chúng ta nên chú ý đến những thông tin nào? 
 	 Ngày 02 tháng 01 năm 2019
Chủ đề 5: Tìm hiểu Hệ thống giáo dục phổ thông và giáo
 dục nghề nghiệp của trung ương và địa phương.
I. Trọng tâm :
1.Biết được một số thông tin cơ bản về các trườngTHCN và các trường dạy nghề trung ương và ở địa phương. 
- Trình bày được cách timg hiểu thông tin về cơ sở đào tạo dự định lựa chọn.
2. Tìm hiểu được thông tin về cơ sở đào tạo dự định lựa chọn.
3. Chủ động tìm hiểu thông tin về cơ sở đào tạo cần thiết cho bản thân.
II. Chuẩn bị :
- Hình ảnh một số trường 
- Một số thông tin về các trường THCN 
III. Các hoạt động dạy
Hoạt động 1: Thông tin cơ bản về trường THPT ở điạ phương 
Giáo viên giải thích khái niệm lao động qua đào tạo và không qua đào tạo.Đưa ra một số tài liệu về lao động qua đào tạo và không qua đào tạo trong nước và ở nước ngoài.
Hoạt động 2: Thông tin cơ bản về trường trung cấp
 chuyên nghiệp của trung ương và địa phương 
 Lao động qua đào tạo có vai trò quan trọng như thế nào đối với sản xuất? Lao động qua đào tạo có điểm nào ưu việt so với lao động không qua đào tạo? 
GV giải thích mục tiêu đào tạo của hệ thống trung học chuyên nghiệp - dạy nghề và tiêu chuẩn xét tuyển vào trường. 
Hoạt động 3: Thông tin cơ bản về các trường dạy nghề 
 của trung ương và địa phương
 Trường THCN: yêu cầu học sinh tìm hiểu và viết nội dung theo các mục sau đây: 
- Tên trường, truyền thống của trường 
- Địa điểm của trường 
- Số điện thoại của trường 
- Số khoa và tên từng khoa trong trường 
- Đối tượng tuyển vào trường.
- Các môn thi tuyển 
- Khả năng xin việc làm sau khi tốt nghiệp 
- Giáo viên giới thiệu cho học sinh các nguồn tư liệu.
- Danh mục các trường trung học chuyên nghiệp và dạy nghề 
- Các cơ quan phụ trách lao động của địa phương 
- Nhân viên kỹ thuật hoặc những công nhân kỹ thuật quen biết 
- Tạp chí sách báo phim ảnh 
IV. Đánh giá kết quả chủ đề: 
Chỉ định một vài em phát biểu những điều thu hoạch sâu sắc về chủ đề rồi từ đó đánh giá khái quát buổi sinh hoạt. 
 Ngày 01 tháng 02 năm 2019
Chủ đề 6: Các hướng đi sau khi tốt nghiệp THCS
I. Trọng tâm :
1.Biết được một số thông tin cơ bản về các hướng đi sau khi tốt nghiệp THCS
 - Biết lựa chọn hướng đi thích hợp cho bản thân sau khi tốt nghiệp THCS.
2. Có ý thức lựa chọn một hướng đi và phấn đấu để đạt được mục đích.
3. Tích cực chủ động lựa chọn hướng đi phù hợp sau khi tốt nghiệp THCS.
II. Chuẩn bị :
- Nghiên cứu kĩ phần nội dung cơ bản của chủ đề , đọc tài liệu tham khảo.
- Chuẩn bị về tổ chức chủ đề và lên kế hoạch cxho buổi sinh hoạt: Sưu tầm một số mẫu truyện, tình huống về gương điển hình vàvượt khó trong học tập và lao động
- Mời đại biểu tham dự: Đại diện cha mẹ HS , một số gương vượt khó.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động 1: Thực trạng phân luồng HS sau khi tốt nghiệp THCS 
- Việc phân luồng HS sau khi tốt nghiệp đã và đang rất bất hợp lí gặp khó khăn.
- Theo điều 23 của Luật GD quy định :
 + vào học THPT
 + Vào trung học chuyên nghiệp
+ Vào học nghề (dài hạn)
 + Vào học nghề (ngắn hạn), để tham gia lao động trực tiếp
a. Luồng HS sau khi tốt nghiệp THCS vào THPT:
- Số HS sau khi tốt nghiệp THCS nhu cầu vào THPT ngày càng gia tăng, gây sức ép cho THPT.
b. Luồng HS sau khi tốt nghiệp THCS vào THPT và DN
- Tỉ lệ HS vàoTHPT và THCN rất thấp. Tỉ lệ vào các trường nghề rất thấp.
Hoạt động 2: hướng đi sau khi tốt nghiệp THCS 
1. Trường TH chuyên nghiệp:
- Đào tạo cán bộ thực hành có trình độ về kĩ thuật, nghiệp vụ, GD, văn hoá, y tế 
- Tuyến sinh theo 2 trình độ: Tuyển trình độ THCS và THPT
2. Trường dạy nghề:
- Dạy nghề theo 2 trình độ: + THCS : Thời gian đào tạo 2- 3 năm.
 + THPT : Đào tạo 1-2 năm
Hoạt động 3: chọn hướng học tập và nghề sau khi tN THCS
 GV tổ chức cho HS thảo luận câu hỏi:
1. Hãy nói quan điểm của em về các hướng đi sau khi TN THCS ? 
2. Em sẽ lựa chọn cách đào tạo nào là phù hợp ? Lựa chọn 10 nghề yêu thích ?
 - Đại diện nhóm trình bày và so sánh với các nhóm khác.
 - GV liên hệ với những gương điển hình đã sưu tầm.
 - Đại diện cha mẹ phát biểu.
IV. Đánh giá kết quả chủ đề : Chỉ định một vài em phát biểu những điều thu hoạch sâu sắc về chủ đề rồi từ đó đánh giá khái quát buổi sinh hoạt. 
 Ngày 01 tháng 03 năm 2019
 Chủ đề 7 : Tư vấn hướng nghiệp
I. Mục tiêu cần đạt:
1. Hiểu được ý nghĩa của tư vấn trước khi chọn nghề. Có được một số thông tin cần thiết để tiếp xúc với cơ quan tư vấn có hiệ quả.
2. Biết cách chuẩn bị những tư liệu cho tư vấn hướng nghiệp.
3. Có ý thức cầu thị trong khi tiếp xúc với nhà tư vấn. Tích cực lụa chọn hướng đi cho bản thân sau khi tốt nghiệp.
II. Chuẩn bị :
 - HS chuẩn bị những nội dung trước khi đến gặp cơ quan tư vấn hướng nghiệp.
 - Nghiên cứu trước bảng xác định đối tượng lao động.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV - HS
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1: 
GV giải thích khái niệm:
- Thực chất của tư vấn chọn nghề là cho những lới khuyên chon nghề đối với những ai muốn tìm một nghề yêu thích để cống hiến tài năng , trí tuệ về nghề nghiệp mà mình đã chọn qua tư vấn.
Hoạt động 2: 
? Em hãy nêu những sai lầm khi chọn nghề ?
Hoạt động 3: 
Gv nêu quy trình tư vấn cho HS biết khi lựa chọn nghề nghiệp.
I. Tìm hiểu về một số vấn đề chung của tư vấn hướng nghiệp
* Tư vấn nghề nghiệp là công việc đứng giữa hai công việc, qua tư vấn ta có thể có sự định hướng nghề nghiệp đúng hơn đối với việc xin tuyển vào làm việc trong một nghề nào đó.
- Cần đến những nơi cần đến để nhận được lời khuyên chọn nghề như trung tâm xúc tiến việc làm, trung tâm day nghề 
II. Những sai lầm mắc phải khi chọn nghề
- Chỉ quan tâm đến những nghề được đào tạo tại trường đại học.
- Coi thường một số nghề
- Dựa vào ý kiến người khác khi lựa chọn nghề mà không độc lập quyết định được ý muốn của mình.
- Không hiểu tính chất, nội dung công việc là gì.
đánh giá sai về năng lực bản thân.
III. Quy trình tư vấn cho học sinh
HS cần chuẩn bị những tư liệu sau:
- Sự phát triển thể lực sức khoẻ.
- Học vấn sở thích.
- Quan hệ gia đình, xã hội: Nghề nghiệp truyền thống của gia đình dòng họ.
- Nghề nghiệp định chọn. 
IV. Đánh giá kết quả chủ đề 
- GV đặt câu hỏi: Muốn đến cơ quan tư vấn, ta cần chuẩn bị những tư liệu gì ?
- GV nhận xét, đánh giá.
 Ngày 01 tháng 04 năm 2019
Chủ đề 8: định hướng phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và địa phương 
I. Mục tiêu cần đạt:
1. Nêu được một số thông tin cơ bản về phương hướng phát triển KT-XH của đất nước, địa phương mình.
2. Tìm hiểu một số thông tin về nhu cầu thị trườn klao động của địa phương và cả nước.
3. Chú ý đến sự phát triển của một số nghành nghề địa phương và nhu cầu về nguồn nhân lực của các ngành nghề để định hướng nghề trong tương lai.
II. Chuẩn bị :
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV - HS
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1: 
Hoạt động 2: 
? Em hãy nêu những sai lầm khi chọn nghề ?
Hoạt động 3: 
Gv nêu quy trình tư vấn cho HS biết khi lựa chọn nghề nghiệp.
I. Quá trình phát triển KT-XH của đất nước và địa phương.
II. Sự phát triển của các lĩnh vực KT-XH trong giai đoạn tới 
- Chỉ quan tâm đến những nghề được đào tạo tại trường đại học.
- Coi thường một số nghề
- Dựa vào ý kiến người khác khi lựa chọn nghề mà không độc lập quyết định được ý muốn của mình.
- Không hiểu tính chất, nội dung công việc là gì.
đánh giá sai về năng lực bản thân.
III. Nhu cầu việc làm hiện tại của địa phương
HS cần chuẩn bị những tư liệu sau:
- Sự phát triển thể lực sức khoẻ.
- Học vấn sở thích.
- Quan hệ gia đình, xã hội: Nghề nghiệp truyền thống của gia đình dòng họ.
- Nghề nghiệp định chọn. 
IV. Đánh giá kết quả chủ đề GV: Chỉ định một vài em phát biểu những điều thu hoạch sâu sắc về chủ đề rồi từ đó đánh giá khái quát buổi sinh hoạt. 
 	 Ngày 01 tháng 05 năm 2018
Chủ đề 9 Tìm hiểu thông tin về thị trường lao động 
I. Trọng tâm: 
- Hiểu được khái niệm “ thị trường lao động” ‘Việc làm” và biết được những lĩnh vực sản xuất thiếu nhân lực,đòi hỏi sự đáp ứng của thế hệ trẻ.
- Chuẩn bị tâm lý để sẵn sàng đi vào lao động nghề nghiệp.
- Những việc làm có xu hướng phát triển trong thị trường lao động công nghiệp, nông nghiệp, và dịch vụ với học sinh nông thôn thì cần nhấn mạnh thị trường lao động nông nghiệp và dịch vụ.
II. Chuẩn bị: 
- Giáo viên: báo, chí sách giáo khoa.
- Học sinh: Tự tìm hiểu nhu cầu lao động 
III. Tổ chức các hoạt động:
 Hoạt động 1: Khái niệm việc làm và nghề
- Giáo viên gợi ý cho học sinh tự xây dựng khái niệm việc làm và nghề. GV hướng dẫn học sinh thảo luận câu hỏi.
- Có thực ở nước ta có thiếu việc làm không? Vì sao ở một số địa phương có việc làm mà không có nhân lực.
 - ý nghĩa của chủ trương mỗi thanh niên phải nâng cao năng lực tự học, tự hoàn thiện học vấn, tự tạo ra được việc làm.
 Hoạt động 2: Tìm hiểu thị trường lao động 
 - ý nghĩa của việc nắm vững nhu cầu của thị trường lao động.
 - Giáo viên: hướng dẫn học sinh thảo luận câu hỏi “ tại sao việc chọn nghề của con người phải căn cứ vào nhu cầu của thị trường lao động.” 
 - Giáo viên giải thích cho học sinh đặc điểm của thị trường lao động thường thay đổi thì khoa học công nghệ phát triển.
Giáo viên hướng dẫn học sinh thảo luận câu hỏi “ Vì sao mỗi người phải nắm vững một nghề và phải biết làm một số nghề.” 
 Hoạt động 3: Tìm hiểu nhu cầu lao động của một số
 lĩnh vực hoạt động sản xuất, kinh doanh của địa phương.
- HS tự rút ra kết luận về việc chuẩn bị đi vào lao động nghề nghiệp như thế nào? 
IV. Đánh giá kết quả chủ đề:
 Từ kết quả của hoạt động 3, giáo viên đưa ra những nhận xét về mức độ hiểu chủ đề của học sinh.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_giao_duc_huong_nghiep_9_chuong_trinh_ca_nam_nam_hoc.doc