Giáo án Giáo dục hướng nghiệp Lớp 9 - Chương trình cả năm

Giáo án Giáo dục hướng nghiệp Lớp 9 - Chương trình cả năm

A) Mục tiêu:

Sau khi tích cực tham gia các hoạt động trong chuyên đề 1, học sinh cần phải:

 – Biết được sự cần thiết của việc chọn hướng học, chọn nghề có cơ sở khoa học(CSKH) và các nguyên tắc chọn nghề;

– Bước đầu nêu được tương quan giữa bản thân, hoàn cảnh gia đình, điều kiện KTXH với mục tiêu nghề nghiệp của bản thân;

– Nêu được dự định ban đầu về lựa chọn hướng đi sau khi tốt nghiệp THCS.

B) Chuẩn bị:

 - Tài liệu hướng nghiệp, phiếu học tập, phiếu trắc nghiệm sở thích

 - Bài hát , ca dao tục ngữ nói về ngành nghề .

C) Nội dung:

Hoạt động 1: Tìm hiểu CSKH của việc chọn hướng học, chọn nghề

Bước 1. Tổ chức trò chơi khởi động.

Trước khi đi vào nội dung chính, giáo viên tổ chức trò chơi để học sinh bước đầu đưa ra được ý kiến của bản thân về việc chọn hướng học, chọn nghề. Cách chơi như sau:

Giáo viên phát cho mỗi học sinh 1 Phiếu phỏng vấn (Phiếu phỏng vấn 1.1,) để phỏng vấn 2 – 3 bạn trong lớp với thời gian 5 phút. Mỗi em cầm phiếu phỏng vấn đến gặp một bạn khác ở trong lớp và hỏi xem người bạn ấy chọn ô nào, đồng thời nói cho bạn biết mình chọn ô nào. Phỏng vấn xong bạn thứ nhất, em tiếp tục phỏng vấn bạn thứ 2, thứ 3. Hãy ghi tên những bạn mà em đã phỏng vấn, đánh dấu vào phiếu phỏng vấn những câu trả lời của từng bạn và câu trả lời của mình.

Sau khi học sinh phỏng vấn xong, giáo viên hỏi một vài học sinh: Em đã chọn ô nào? Vì sao? Hoặc: Bạn em đã chọn ô nào? Em có biết vì sao bạn ấy chọn ô đấy không?

 

docx 33 trang maihoap55 6311
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Giáo dục hướng nghiệp Lớp 9 - Chương trình cả năm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TÀI LIỆU DẠY HỌC GIÁO DỤC HƯỚNG NGHIỆP LỚP 9
CHỦ ĐỀ 1: 
Ý NGHĨA , TẦM QUAN TRỌNG CỦA VIỆCCHỌN NGHỀ CÓ CƠ
 SỞ KHOA HỌC TRUYỀN THỐNG NHÀ TRƯỜNG
Mục tiêu:
Sau khi tích cực tham gia các hoạt động trong chuyên đề 1, học sinh cần phải:
 – Biết được sự cần thiết của việc chọn hướng học, chọn nghề có cơ sở khoa học(CSKH) và các nguyên tắc chọn nghề;
– Bước đầu nêu được tương quan giữa bản thân, hoàn cảnh gia đình, điều kiện KTXH với mục tiêu nghề nghiệp của bản thân;
– Nêu được dự định ban đầu về lựa chọn hướng đi sau khi tốt nghiệp THCS.
B) Chuẩn bị:
 - Tài liệu hướng nghiệp, phiếu học tập, phiếu trắc nghiệm sở thích
 - Bài hát , ca dao tục ngữ nói về ngành nghề .
C) Nội dung:
Hoạt động 1: Tìm hiểu CSKH của việc chọn hướng học, chọn nghề
Bước 1. Tổ chức trò chơi khởi động.
Trước khi đi vào nội dung chính, giáo viên tổ chức trò chơi để học sinh bước đầu đưa ra được ý kiến của bản thân về việc chọn hướng học, chọn nghề. Cách chơi như sau:
Giáo viên phát cho mỗi học sinh 1 Phiếu phỏng vấn (Phiếu phỏng vấn 1.1,) để phỏng vấn 2 – 3 bạn trong lớp với thời gian 5 phút. Mỗi em cầm phiếu phỏng vấn đến gặp một bạn khác ở trong lớp và hỏi xem người bạn ấy chọn ô nào, đồng thời nói cho bạn biết mình chọn ô nào. Phỏng vấn xong bạn thứ nhất, em tiếp tục phỏng vấn bạn thứ 2, thứ 3. Hãy ghi tên những bạn mà em đã phỏng vấn, đánh dấu vào phiếu phỏng vấn những câu trả lời của từng bạn và câu trả lời của mình.
Sau khi học sinh phỏng vấn xong, giáo viên hỏi một vài học sinh: Em đã chọn ô nào? Vì sao? Hoặc: Bạn em đã chọn ô nào? Em có biết vì sao bạn ấy chọn ô đấy không?
PHIẾU PHỎNG VẤN 1.1
Bạn hãy chọn câu nào phù hợp nhất với dự định, mong muốn của bạn về việc chọn hướng học, chọn nghề tương lai:
Tôi sẽ chọn hướng học, chọn nghề đem lại cho tôi lương cao.
Tôi sẽ chọn hướng học, chọn nghề mà cha mẹ tôi muốn tôi học.
Tôi sẽ chọn hướng học, chọn nghề hiện đang được nhiều cơ quan, công ty tuyển dụng.
Tôi sẽ chọn hướng học,chọn nghề mà tôi yêu thích.
Tôi sẽ chọn hướng học,chọn nghề mà tôi có khả năng học giỏi, làm giỏi.
Tôi sẽ chọn hướng học, chọn nghề mà bạn thân tôi chọn.
Tôi sẽ chọn hướng học, chọn nghề mà anh/chị tôi đã học.
Tôi sẽ chọn hướng học, chọn hâm mộ
Tôi sẽ chọn hướng học, chọn nghề khó nhất, có ít người theo học.
Bước 2: Giới thiệu lý thuyết cây nghề nghiệp :
Gv treo tranh hoặc trình chiếu mô hình cây nghề nghiệp cho HS theo dõi và giới thiệu
Ai ai trong chúng ta cũng muốn có một công việc ổn định, lương cao, môi trường làm việc tốt, được nhiều người tôn trọng, vị trí công tác cao, cơ hội thăng tiến tốt, v.v. Tất cả những mong muốn trên là mong muốn chính đáng của mỗi người và đó chính là “trái ngọt” trong “lí thuyết cây nghề nghiệp”. Để có được những “trái ngọt” trong nghề nghiệp, việc chọn hướng học tiếp theo và chọn nghề phù hợp với sở thích, khả năng, cá tính, và giá trị nghề nghiệp của một người rất quan trọng. Sở thích, khả năng, cá tính và giá trị nghề nghiệp chính là phần “rễ” của “lí thuyết cây nghề nghiệp” và cũng là những cơ sở khoa học để dựa vào đó, các em có định hướng đúng đắn trong việc ra quyết định chọn hướng học, chọn nghề tương lai cho phù hợp.
Bước 3: Suy ngẫm:
Giáo viên hướng dẫn học sinh về nhà làm bài tập 1.1 Bài tập này nhằm mục đích giúp các em hiểu sâu hơn về cách chọn nghề theo “rễ” và “trái” của cây nghề nghiệp. Giáo viên nhắc học sinh đọc và suy nghĩ kĩ về các câu hỏi trong bài tập 1.1, sau đó học sinh chọn làm 1 trong 2 bài tập A hoặc B. Đầu giờ học sau, học sinh báo cáo kết quả làm bài tập.
BÀI TẬP 1.1
Bài A
Em hãy viết lại một trường hợp xảy ra ở gần em (trong gia đình, bạn bè, người quen) mà em nghĩ rằng họ đã chọn hướng học hoặc chọn nghề nghiệp theo “rễ”?
Em hãy viết lại một trường hợp ở gần em (trong gia đình, bạn bè, người quen) mà em nghĩ rằng họ đã chọn hướng học hoặc nghề nghiệp không theo “rễ”?
Bài B
Em hãy chia sẻ với một bạn khác một trường hợp quanh em (trong gia đình, bạn bè, người quen) mà em nghĩ rằng họ đã chọn hướng học hoặc nghề nghiệp theo“rễ”?
Em hãy chia sẻ với một bạn khác một trường hợp quanh em (trong gia đình, bạn bè, người quen) mà em nghĩ rằng họ đã chọn hướng học hoặc nghề nghiệp không theo “rễ”?
Trước khi kết thúc hoạt động 1.1, giáo viên hỏi: Em nghĩ như thế nào về“lí thuyết cây nghề nghiệp”? Em có nghĩ rằng, hiểu biết rõ về “lí thuyết cây nghề nghiệp” sẽ giúp em trong việc định hướng nghề nghiệp không?
Kết luận :Chọn hướng học, chọn nghề có CSKH là chọn hướng học,chọn nghề dựa vào khả năng, sở thích, cá tính và giá trị nghề nghiệp, tức là chọn hướng học, chọn nghề theo “rễ” cây nghề nghiệp và một số yếu tố khác như thể lực, sức khỏe của bản thân. Nói cách khác, CSKH của việc chọn hướng học, chọn nghề chính là những hiểu biết về bản thân củ a mỗi người. Đây là phần cơ bản nhất trong việc chọn hướng học, chọn nghề tương lai. 
Hoạt động 2: Tìm hiểu các nguyên tắc chọn nghề:
Bước 1. Giới thiệu mô hình lập kế hoạch nghề
Mô hình “Lập kế hoạch nghề” gồm 7 bước và được chia thành 2 phần:
1/ Tìm hiểu và 2/ Hành động.
Ba bước tìm hiểu:
– Tìm hiểu về bản thân mình trong các lĩnh vực sở thích, khả năng, cá tính, và giá trị nghề nghiệp. Đây là bước đầu tiên và quan trọng nhất khi học sinh chọn hướng học, chọn nghề;
– Tìm hiểu TTrTDLĐ để biết những công việc đang cần nhân lực trong vùng, quốc gia, và quốc tế; Những nghề đang được xem là có tiềm năng trong tương lai và những kĩ năng thiết yếu nào mà người lao động cần phải có đối với mỗi nghề. Từ đó, chọn ra một số nghề phù hợp với bản thân, đồng thời phù hợp với nhu cầu tuyển dụng lao động (TDLĐ) của xã hội và đưa ra quyết định chọn nghề tương lai cho phù hợp .
– Tìm hiểu những tác động hoặc ảnh hưởng từ hoàn cảnh gia đình, điều kiện KTXH và khuôn mẫu đến việc chọn hướng học, chọn nghề của bản thân. 
Bước 2. Động não
Giáo viên chia nhóm, phát Phiếu thảo luận 1.2 cho các nhóm và nêu nhiệm vụ thảo luận nhóm để trả lời các câu hỏi trong Phiếu thảo luận 1.2. Qua đó, xác định tương quan giữa “lí thuyết cây nghề nghiệp” và mô hình “lập kế hoạch nghề”. Thời gian thảo luận: 5 phút
PHIẾU THẢO LUẬN 1.2
Em hãy suy nghĩ xem “cây nghề nghiệp” nằm ở phần nào trong mô hình lập kế hoạch nghề?
Giả sử học xong THCS, em học tiếp THPT. Sau khi tốt nghiệp THPT, cha mẹ khuyên em nên học trường sư phạm vì tài chính gia đình khó khăn, không đủ sức lo cho em học nghề khác, thì điều này nằm ở bước nào?
Em có tự tin rằng mình sẽ thực hiện được tất cả bảy bước trên hay không?
Giáo viên gọi đại diện một số nhóm học sinh trình bày kết quả thảo luận nhóm và nêu vấn đề: Từ những hiểu biết về tương quan giữa “lí thuyết cây nghề nghiệp” và mô hình “lập kế hoạch nghề”, ai có thể đưa ra được các nguyên tắc chọn nghề? 
Kết luận:
– Chọn hướng học, chọn nghề phù hợp với sở thích bản thân;
– Chọn hướng học, chọn nghề phù hợp với khả năng bản thân;
– Chọn những nghề nằm trong kế hoạch phát triển KTXH và xã hội có nhu cầu TDLĐ cao;
– Phù hợp với hoàn cảnh riêng của gia đình.
Muốn chọn hướng học, chọn nghề phù hợp, cần phải tiến hành:
– Ba bước tìm hiểu:1/Bản thân; 2/ Thị trường tuyển dụng lao động; 3/Những yếu tố ảnh hưởng đến bản thân trong việc chọn hướng học, chọn nghề;
 – Bốn bước hànhđộng:1/ Xác định mục tiêu; 2/ Ra quyết định; 
 3/ Thựchiện quyết định; 4/ Đánh giá quyết định có tốt hay không
D) Đánh giá kết quả chủ đề :
 HS viết thu hoạch với nội dung :
Hãy kể các ngành nghề ở địa phương em ? Trong các nghề đó , những nghề nào phù hợp với khả năng của em ? Em thích nhất là nghề nào ? Vì sao ? 
Em nhận thức được điều gì qua buổi Giáo dục hướng nghiệp này ?
E) Hướng dẫn học bài : 
 - Tìm hiểu một số nghề thuộc lĩnh vực kinh tế phổ biến ở địa phương .
 - Những lĩnh vực nghề nào mà em yêu thích nhất ?
 - Tìm hiểu qua báo , đài các văn kiện Đại hội định hướng phát triển kinh tế xã hội của đất nước và địa phương.
CHỦ ĐỀ 2:
ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA ĐẤT NƯỚC VÀ ĐỊA PHƯƠNG
I) Mục tiêu:
 - Giúp HS biết một số thông tin cơ bản về phương hướng phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và địa phương .
 - Kể ra được một số nghề thuộc các lĩnh vực kinh tế phổ biến ở địa phương .
 - Biết quan tâm đến những lĩnh vực lao động nghề nghiệp cần phát triển .
II) Chuẩn bị:
HS sưu tầm một số nghề thuộc lĩnh vực kinh tế phổ biến của địa phương .
III) Nội dung
Hoạt động 1:Các định hướng phát triển kinh tế của đất nước giai đoạn 2011 -2020
- Duy trì tăng trưởng kinh tế bền vững, từng bước thực hiện tăng trưởng xanh, phát triển năng lượng sạch, năng lượng tái tạo
Nâng cao chất lượng tăng trưởng, bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô, đặc biệt là các chính sách tài chính, tiền tệ. Chuyển đổi mô hình tăng trưởng chủ yếu theo chiều rộng sang kết hợp hài hòa giữa chiều rộng và chiều sâu trên cơ sở khai thác, sử dụng hiệu quả tài nguyên thiên nhiên và các thành tựu khoa học và công nghệ tiên tiến để tăng năng suất lao động và nâng cao sức cạnh tranh của các sản phẩm hàng hóa và dịch vụ, nâng cao hiệu quả của nền kinh tế nói chung và hiệu quả của vốn đầu tư nói riêng.
Xây dựng và thực hiện chiến lược tăng trưởng xanh, đảm bảo phát triển nền kinh tế theo hướng các bon thấp. Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả; phát triển năng lượng sạch, năng lượng tái tạo để đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia. Từng bước thị trường hóa giá năng lượng, nâng dần tỷ trọng năng lượng sạch, năng lượng tái tạo trong tổng tiêu thụ năng lượng ở Việt Nam. Xây dựng hệ thống hạch toán kinh tế môi trường và đưa thêm môi trường và các khía cạnh xã hội vào khuôn khổ hạch toán tài khoản quốc gia (SNA).
Phát triển bền vững công nghiệp với cơ cấu ngành nghề, công nghệ, thiết bị bảo đảm nguyên tắc thân thiện với môi trường; tích cực ngăn ngừa và xử lý ô nhiễm công nghiệp, xây dựng nền “công nghiệp xanh”, ưu tiên phát triển các ngành, các công nghệ, sản phẩm thân thiện với môi trường, đẩy mạnh phát triển công nghệ cao tại các đô thị lớn. Từng bước phát triển ngành công nghiệp môi trường.
- Thực hiện sản xuất và tiêu dùng bền vững
Đẩy mạnh áp dụng rộng rãi sản xuất sạch hơn để nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên thiên nhiên, nguyên vật liệu, năng lượng, nước, đồng thời giảm thiểu phát thải và hạn chế mức độ gia tăng ô nhiễm, bảo vệ chất lượng môi trường, sức khỏe con người, đảm bảo phát triển bền vững.
Xây dựng văn hóa tiêu dùng văn minh, hài hòa và thân thiện với thiên nhiên. Từng bước thực hiện dán nhãn sinh thái, mua sắm xanh. Phát triển thị trường sản phẩm sinh thái và sáng kiến cộng đồng về sản xuất và tiêu dùng bền vững. Áp dụng những chính sách điều chỉnh những hành vi tiêu dùng không hợp lý.
- Đảm bảo an ninh lương thực, phát triển nông nghiệp, nông thôn bền vững
Đảm bảo an ninh lương thực trên cơ sở bảo vệ 3,8 triệu hecta diện tích đất lúa, đảm bảo nguồn cung lương thực, nhu cầu dinh dưỡng và khả năng tiếp cận lương thực của người dân theo kết luận của Bộ Chính trị và Nghị quyết của Chính phủ.
Chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp và nông thôn theo hướng công nghiệp hóa, phát huy thế mạnh của từng vùng; phát triển sản xuất nông sản hàng hóa có chất lượng và hiệu quả; gắn sản xuất với thị trường trong nước và thị trường quốc tế nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên (đất đai, nước, rừng, lao động và nguồn vốn); nâng cao thu nhập trên một đơn vị hecta đất canh tác, trên một ngày công lao động; cải thiện đời sống của nông dân; phát triển bền vững các làng nghề. Đẩy nhanh áp dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật và công nghệ trong sản xuất, chế biến, bảo quản, đặc biệt là ứng dụng công nghệ sinh học để tạo nhiều giống cây trồng, vật nuôi và quy trình sản xuất đạt năng suất, chất lượng cao. Điều chỉnh, bổ sung quy hoạch phát triển nông, lâm, ngư nghiệp trong từng vùng kinh tế và liên vùng theo hướng phát triển bền vững, gắn sản xuất với thị trường, gắn vùng nguyên liệu với công nghiệp chế biến.
Phát triển nông thôn bền vững phải bao gồm 4 quá trình: công nghiệp hóa, hiện đại hóa; đô thị hóa; kiểm soát dân số; bảo vệ môi trường sinh thái. Chú trọng đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật và nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân nông thôn xét trên các khía cạnh kinh tế, văn hóa, xã hội, môi trường và dân chủ. Quá trình đô thị hóa, hiện đại hóa nông thôn phải theo các tiêu chí xây dựng nông thôn mới, giảm thiểu sự cách biệt giữa thành thị và nông thôn về mức sống vật chất và tinh thần.
- Phát triển bền vững các vùng và địa phương 
Tập trung ưu tiên phát triển trước các vùng kinh tế trọng điểm, có khả năng bứt phá và dẫn dắt sự phát triển, đồng thời chú ý tới việc hỗ trợ các vùng kém phát triển và có điều kiện khó khăn hơn, nhằm tạo ra một sự cân đối nhất định trong phát triển không gian, từng bước thu hẹp khoảng cách về xã hội và tiến tới giảm bớt sự chênh lệch về kinh tế giữa các vùng và địa phương. Các vùng phát triển kinh tế trọng điểm sẽ đóng vai trò là đầu tàu, lôi kéo các vùng miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo có điều kiện khó khăn hơn. Xây dựng cơ chế, chính sách phù hợp để các vùng trong cả nước cùng phát triển, phát huy lợi thế của từng vùng, tạo sự liên kết giữa các vùng.
Hoạt động 2: Định hướng phát triển kinh tế ở Đăk Nông:
Mục tiêu tổng quát: Phấn đấu đạt cao nhất các chỉ tiêu kế hoạch, làm nền tảng hoàn thành Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XI. Tiếp tục thực hiện các giải pháp nhằm tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp và nhân dân, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, phát triển kinh tế tư nhân. Nâng cao chất lượng, hiệu quả thực hiện nhiệm vụ tái cơ cấu các ngành kinh tế, cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư và năng lực cạnh tranh cấp tỉnh. Thực hiện tốt các mục tiêu an sinh xã hội và chăm lo đời sống, sức khỏe nhân dân. Phát triển giáo dục và đào tạo, đẩy mạnh đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao. Phát triển văn hóa, thực hiện dân chủ và công bằng xã hội. Thực hiện đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy tinh gọn, hiệu lực hiệu quả đối với toàn bộ các cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh. Nâng cao hiệu quả giải quyết khiếu nại, tố cáo. Củng cố quốc phòng, bảo đảm an ninh chính trị và trật tự, an toàn xã hội.
Hoạt động 3: Tìm hiểu thông tin một số nghề ở địa phương
GV cho HS thảo luận nêu tên các nghề ở Đăk Nông, nêu đặc điểm nghề nghiệp, đối tượng lao động, kĩ thuật: Ví dụ như:
Tên nghề:nghề làm vườn
Đặc điểm hoạt động của nghề 
Đối tượng lao động
Đối tượng lao động của nghề làm vườn là các cây trồng có giá trị kinh tế và dinh dưỡng cao. (cà phê, tiêu, )
Nội dung lao động
Làm đất 
	Chọn , nhân giống
	Gieo trồng
	Chăm sóc
Thu hoạch
Công cụ lao động
Điều kiện lao động
Hoạt động chủ yếu ở ngoài trời
Tư thế làm việc thay đổi theo từng công việc.
Các yêu cầu của nghề đối với người lao động
- Phải có sức khỏe tốt
- Mắt tin tường, bàn tay khéo léo.
- Phải có lòng yêu nghề
- Có ước vọng.
Những chống chỉ định y học
Những người mắc các bệnh: thấp khớp, thần kinh tọa, ngoài da, . . 
Nơi đào tạo nghề
Các khoa trồng trọt của các trung tâm kỹ thuật tổng hợp- hướng nghiệp, trung tâm dạy nghề, các khu coiong nghiệp trên địa bàn 
Thảo luận một số nghề sau: 
- Nghề nuôi cá
- Nghề thú y
- Nghề thợ may
- Nghề sửa chữa xe máy
- Nghề hướng dẫn du lịch 
Hs thảo luận và nêu lên quan điểm của mình về các nghề trên.
D) Đánh giá kết quả chủ đề :
 HS viết thu hoạch với nội dung :
Thông qua buổi sinh hoạt hôm nay, em hãy cho biết vì sao chúng ta cần nắm được phương hướng phát triển KT – XH của địa phương và của cả nước ?
Theo nhận xét của em thì hiện nay nghề nào ở địa phương có thể làm cho kinh tế địa phương phát triển hơn ? 
E) Hướng dẫn học bài : 
 Chuẩn bị trả lời các câu hỏi :
Kể tên một số nghề mà em biết ? Trong gia đình em có bao nhiêu người làm bao nhiêu nghề ? Thu nhập bao nhiêu một tháng ?
Có nghề nào không qua đào tào không ? Cho VD ?
Tìm hiểu môi trường làm việc của một số nghề ở địa phương . 
CHỦ ĐỀ 3:
TÌM HIỂU NĂNG LỰC BẢN THÂN VÀ TRUYỀN THỐNG NGHỀ NGHIỆP CỦA GIA ĐÌNH
A) Mục tiêu:
 - HS hiểu được năng lực là gì? Từ đó biết xác định được năng lực của bản thân trong học tập và lao động cùng với đặc điểm truyền thống nghề nghiệp gia đình, biết liên hệ với những yêu cầu của nghề mà mình yêu thích để quyết định chọn lựa .
 - Bước đầu tự đámh giá nămg lực bản thân và biết phân tích đặc điểm nghề truyền thống gia đình.
 - Có lòng tự tin vào bản thân trong việc rèn luyện để có sự phù hợp với nghề định chọn .
B) Chuẩn bị:
 1) Giáo viên:
 - Tim hiểu những tư liệu về gương những người có năng lực trong lao động và học tập.
 - Nghiên cứu và sưu tầm các trắc nghiệm đã có và các trắc nghiệm khác để HS tự kiểm tra.
 2) Học sinh:
 Tìm hiểu qua sách những VD để minh họa các trường hợp người có năng lực hoặc không có năng lực phù hợp với nghề sẽ dẫn đến những hậu quả nào ?
C) Nội dung:
Hoạt động 1. Ảnh hưởng của truyền thống nghề nghiệp và hoàn cảnh gia đình đối với việc chọn hướng học, chọn nghề.
Giáo viên tổ chức cho học sinh tìm hiểu truyền thống nghề nghiệp và hoàn cảnh gia đình theo các bước sau:
Bước 1: Học sinh làm việc cá nhân.
Giáo viên phát Phiếu hỏi 3.1 “Nghề nghiệp trong gia đình em” và yêu cầu học sinh hoàn thành trong thời gian là 5 phút. Giáo viên giải thích thêm: “Nội trợ” trong gia đình cũng là một công việc dù rằng không được trả lương.
PHIẾU HỎI 3.1 NGHỀ NGHIỆP TRONG GIA ĐÌNH EM
Bố em làm công việc gì? Bố có hay kể cho em nghe về công việc của mình không? Bố có nói chuyện về công việc của mình khi về nhà hay những lúc ở cạnh em không?
Mẹ em làm công việc gì? Mẹ có hay kể cho em nghe về công việc của mình làm không? Mẹ có nói chuyện về công việc của mình khi về nhà hay những lúc ở cạnh em không?
Anh/ chị em (có thể là anh/ chị họ) làm công việc gì (hay học ngành gì)? Anh/ chị có hay kể cho em nghe về công việc (hay ngành học) của mình không? Anh/chị có nói chuyện về công việc (hay ngành học) của mình khi về nhà không?
Các bác/ dì/ cậu (bên mẹ em) làm công việc gì? Em có dịp nghe họ kể về công việc của họ khi gặp họ không?
Bước 2: Phỏng vấn
Giáo viên phát phiếu Phỏng vấn 3.2 và yêu cầu học sinh đi phỏng vấn hai bạn khác trong lớp theo các câu hỏi trong phiếu 3.2 và viết câu trả lời của người được phỏng vấn vào giấy.
PHIẾU PHỎNG VẤN 3.2
Bố mẹ bạn có hay nói chuyện với bạn về hướng học tiếp hoặc nghề nghiệp tương lai không?
Bạn có nghĩ rằng bố mẹ bạn sẽ cho bạn quyền quyết định học ban nào ở THPT hoặc chọn nghề gì không?
Bạn có ý tưởng gì về hướng học tiếp hay nghề nghiệp tương lai của mình chưa?
Bước 3: Thảo luận nhóm
Giáo viên phát Phiếu thảo luận 3.2và tổ chức cho học sinh thảo luận nhóm hai người theo nội dung trong phiếu. Nhắc học sinh ghi các câu trả lời vào ô trống bên cạnh.
PHIẾU THẢO LUẬN 3.1
Trung bình một trường Đại học, Cao đẳng công lập ở nước ta có tiền học phí là bao nhiêu/ một năm học?
Bốn triệu đồng
Sáu triệu đồng
Tám triệu đồng
Nhiều hơn 8 triệu đồng
Trung bình một trường Đại học, Cao đẳng dân lập ở nước ta có tiền học phí bao nhiêu/ một năm?
Bốn triệu đồng
Sáu triệu đồng
Tám triệu đồng
Nhiều hơn 8 triệu đồng
Giáo viên gọi một số học sinh trình bày kết quả làm việc của 3 bước trên.
Sau mỗi phần trình bày của học sinh, giáo viên khái quát các ý kiến trình bày của học sinh. Riêng đối với bước 3, giáo viên cần nhấn mạnh: Chi phí cho mỗi năm học và cả khóa học Đại học hoặc Cao Đẳng ở thành phố rất tốn kém (có thể nêu một vài con số cụ thể từ phần trình bày của học sinh). Vì vậ y, khi chọn hướng học, chọn nghề cần phải cân nhắc kĩ lưỡng, trong đó phải chú ý tính đến hoàn cảnh, điều kiện kinh tế của gia đình mình.
Lưu ý đối với giáo viên: Vai trò của phụ huynh trong việc quyết định chọn hướng học và nghề nghiệp tương lai cho các em rất quan trọng. Thông thường phụ huynh sẽ rơi vào một trong những trường hợp sau:
– Cha mẹ không có kiến thức hoặc không tự tin về hiểu biết của mình nên thườngdựa vào ý kiến những thành viên khác trong gia đình (anh chị em, họ hàng) để hướng nghiệp cho con. 
– Cha mẹ có kiến thức nhất định về kinh tế, xã hội và giáo dục, nhưng chủ yếu dựa vào kinh nghiệm bản thân (từ những trải nghiệm trong quá khứ mà có thể không còn hợp thời với những thay đổi hiện tại) để hướng nghiệp cho con, nên chưa chắc đã đúng (vì không theo “lí thuyết cây nghề nghiệp” đã nêu ở trên);
– Cha mẹ có thể có những định kiến giới về nghề nghiệp trong việc hỗ trợ con chọn hướng học và chọn nghề;
– Cha mẹ cho con tự do quyết định, nhưng không có nghĩa là tốt vì con chưa có kinh nghiệm trong cuộc sống, và chưa hiểu rõ các loại nghề nghiệp, các ảnh hưởng v.v. Hơn nữa, con còn dễ bị ảnh hưởng bởi ý kiến của bạn bè hay trào lưu chung, ít chú ý tới khả năng của mình khi chọn nghề.
Vì vậy, rất quan trọng nếu các em được giáo dục về hướng nghiệp vững vàng và chia sẻ với cha mẹ về kiến thức mới của mình để cả hai cùng ra quyết định về hướng học, nghề nghiệp. Điều này sẽ tốt cho bản thân học sinh và cả gia đình. Theo phong tục của người Việt Nam, sẽ hiếm khi thấy một học sinh bỏ qua ý kiến của cha mẹ để đi theo quyết định của riêng mình vì hai lí do chính: 
1/ Các em không muốn cha mẹ buồn; 
2/ Các em sợ quyết định của mình sai. 
Hoạt động 2 : Tìm hiểu khả năng.
Giáo viên gọi một học sinh trong lớp kể tên các môn học các em đang học ở lớp 9; yêu cầu một học sinh khác nhắc lại và bổ sung (nếu cần). Sau đó, giáo viên tổ chức cho học sinh tìm hiểu khả năng của bản thân theo các bước sau:
Bước 1: Học sinh làm việc cá nhân.
Giáo viên nêu các câu hỏi để học sinh tự nêu khả năng học tập của bản thân:
Trong các môn học của lớp 9, em thích học môn nào?
Em thấy mình học dễ dàng và đạt kết quả cao ở những môn học nào?
Trong trường hợp em không thích bất cứ môn học nào ở lớp. Vậy, có hoạt động giáo dục hay hoạt động ngoại khóa nào (ví dụ như hát, múa, làm báo tường, sinh hoạt đoàn, đội, v.v.) em thấy thích và học/ tham gia một cách dễ dàng không?
Mỗi học sinh đều ghi các câu trả lời của mình vào giấy. Thời gian suy nghĩ và ghi các câu trả lời là 5 phút.
Sau khi học sinh trả lời xong, giáo viên gọi một vài học sinh trình bày phần trả lời của mình;
Giáo viên khái quát: Những gì các em vừa ghi ra giấy là khả năng tự nhiên của bản thân các em. Đó cũng chính là những khả năng các em nên rèn luyện để phát triển và sử dụng nhiều trong nghề nghiệp tương lai.
 Bước 2: Giáo viên nêu một vài ví dụ về sự tương quan giữa các khả năng với hướng học tiếp theo và các ngành học trong trường Đại học, Cao đẳng, Trung cấp, hay trường nghề đang có dạy những ngành học ấy và các nghề các em có thể làm sau khi ra trường.
Để giúp học sinh hiểu rõ hơn mối tương quan giữa sở thích và khả năng trong việc chọn hướng học, chọn nghề, giáo viên có thể nêu ví dụ sau hoặc nêu ví dụ khác cho phù hợp với đối tượng học sinh:
Kết luận nội dung 2:Trong hướng nghiệp, điều quan trọng nhất là bản thân các em phải tự xác định hướng học, nghề nghiệp phù hợp cho mình trên cơ sở tìm hiểu, khám phá khả năng và sở thích của bản thân để xác định ban học THPT hoặc nghề nghiệp phù hợp.Các em sẽ còn nhiều cơ hội để học hỏi thêm về hướng nghiệp trong những tiết học sau
D) Đánh giá kết quả chủ đề:
 - Qua điểm tổng kết của bài trắc nghiệm I GV nhận xét và tư vấn chọn môn học thích hợp khi học cấp III ( phân ban) và động viên rèn luyện , tự bồi dưỡng những năng lực sẵn có của bản thân.
 - Đối với việc chọn nghề, cần tư vấn HS học tốt các môn học có liên quan đến nghề mình chọn sau này.
E) Dặn dò:
 - Nếu phù hợp với nghề truyền thống gia đình, cần có ý thức tham gia trực tiếp với các khâu đơn giản quan sát để bước đầu hình thành và phát triển năng lực cho phù hợp với nghề .
- Nếu chọn nghề không phải là truyền thống gia đình, cần học tập và rèn luyện bản thân dể phù hợp với nghề đã chọn.
CHỦ ĐỀ 4:
THẾ GIỚI NGHỀ NGHIỆP QUANH TA
I. Mục tiêu :
HS biết được một số kiến thức về thế giới nghề nghiệp rất phong phú đa dạng và xu thế phát triển hoặc biến đổi của nhiều nghề .
Biết cách tìm hiểu thông tin nghề .
Có ý thức chủ động tìm hiểu thông tin nghề .
II. Chuẩnbị :
 - GV :
 + Nghiên cứu nội dung chủ đề và các tài liệu tham khảo co liên quan .
 + Thuyết trình , trò chơi , bài hát theo chủ đề .
 + Chuẩn bị thảo luận nhóm , câu hỏi .
 - HS :
 + Tìm hiểu nhữngnghề mới ở địa phương , xã hội .
 + Sưu tầm những nghề đã bị mai một ( hỏi thăm những người lớn tuổi ) 
 III. Tiến trình hoạt động :
Hoạt động 1. Tìm hiểu khái niệm “việc làm” và “nghề”
Trước khi giới thiệu lí thuyết về nghề nghiệp, giáo viên khởi động giờ hướng nghiệp bằng cách tổ chức cho học sinh suy nghĩ, trao đổi và làm bài tập nhỏ để động não như sau:
Sau khi gọi một số học sinh trình bày ý kiến của mình, giáo viên khái quát một số
và nêu: Tuổi lao động hợp pháp ở nước ta bắt đầu từ 15 tuổi, nghĩa là từ lúc ấy, người lao động có quyền kí hợp đồng lao động và nhận lương cho sức lao động mà mình bỏ ra. Khi nói đến “nghề”, chúng ta thường liên tưởng ngay đến một việc làm mà người lao động mỗi ngày ăn mặc chỉnh tề, đến một trụ sở/ cơ quan, làm việc ngày 8 tiếng rồi sau đó quay về nhà nghỉ ngơi. Tuy nhiên, quanh ta có rất nhiều công việc và nghề hoàn toàn khác với cách hiểu trên.
 Vậy, việc làm là gì? Nghề là gì?
Giáo viên thuyết trình, giảng giải: Việc làm là hoạt động lao động tạo ra thu nhập mà không bị pháp luật cấm. Nói cách khác: Mọi hoạt động tạo ra thu nhập, không bị pháp luật cấm đều được thừa nhận là việc làm. Việc làm được thể hiện dưới 3 hình thức:
– Công việc để nhận tiền lương, tiền công hoặc hiện vật cho công việc đó (ví dụ:công chức nhà nước, nhân viên các công ty nhà nước, liên doanh, tư nhân...);
– Làm công việc để thu lợi cho bản thân mà bản thân lại có quyền sử dụng hoặc quyền sở hữu một phần hay toàn bộ tư liệu sản xuất để tiến hành công việc đó (ví dụ: chủ doanh nghiệp, chủ trang trại );
– Làm các công việc cho hộ gia đình mình nhưng không được trả thù lao bằng tiền lương, tiền công cho công việc đó (ví dụ: sản xuất nông nghiệp, nội trợ ).
 Theo từ điển tiếng Việt, nghề là công việc chuyên làm theo sự phân công lao động của xã hội. Nói một cách cụ thể hơn, nghề chính là việc làm lao động trí óc hoặc tay chân hoặc kết hợp cả lao động trí óc và tay chân, trong đó người lao động sử dụng các kiến thức, kĩ năng chuyên môn, kinh nghiệm của mình để thực hiện công việc theo sự phân công lao động của xã hội để tạo ra sản phẩm vật chất hoặc tinh thần và tạo ra thu nhập cho bản thân, gia đình. 
Hoạt động 2. Tìm hiểu thế giới nghề nghiệp quanh ta
Giáo viên hỏi: Theo hiểu biết hoặc phỏng đoán của em, nước ta có bao nhiêu nghề? Em hãy kể tên những nghề mà em biết?
Từ những ý kiến của học sinh, giáo viên khái quát và bổ sung: Thế giới nghề nghiệp quanh ta hết sức đa dạng và phong phú. Chưa có ai trả lời một cách chính xác câu hỏi: Có bao nhiêu ngành, nghề ở nước ta? Và hiện nay, trên thế giới có bao nhiêu ngành nghề? 
Nghề có những dấu hiệu cơ bản nào?
Mỗi nghề đều có 4 dấu hiệu cơ bản sau:
– Đối tượng lao động: Là những sự vật, hiện tượng mà người lao động tác độngvào trong quá trình lao động.
Ví dụ: Đối tượng lao động của nghề dạy học là con người, là các học sinh, sinh viên với đặc điểm tâm sinh lí, nhậ n thức khác nhau. 
– Nội dung lao động: Là những công việc phải làm trong nghề, trả lời cho câuhỏi: Làm gì? Làm như thế nào? để đạt được kết quả lao động như mong muốn. Nội dung lao động là dấu hiệu cơ bản nhất của nghề;
– Công cụ lao động: Là những dụng cụ, phương tiện kĩ thuật được sử dụng trong quá trình lao động;
– Điều kiện lao động: Là đặc điểm của môi trường làm việc, trong đó diễn ra hoạt động lao động nghề.
Kết luận nội dung 1:Việc làm là hoạt động tạo ra thu nhập mà không bị pháp luật cấm. Việc làm được thể hiện dưới 3 hình thức, trong đó có cả hình thức làm việc cho gia đình mình nhưng không được trả thù lao bằng tiền lương, tiền công cho công việc đó. Nghề là công việc chuyên làm theo sự phân công lao động của xã hội. Thế giới việc làm, nghề nghiệp rất đa dạng và phong phú. Bốn dấu hiệu cơ bản để phân biệt nghề này với nghề khác là:
Đối tượng lao động; Nội dung lao động; Công cụ lao động; và, Điều kiệnlao động.
Hoạt động 3: Kể tên các nghề mà em biết
GV phát phiếu để Hs từng tổ thi kể tên nghề, GV nhận xét và chỉnh sửa
IV. Đánh giá kết quả chủ đề :
 HS viết thu hoạch với nội dung :
Hãy kể một số nghề truyền thống ở địa phương em ?
Theo dự đoán của em ,trong tương lai còn nghề nào sẽ bị mất đi , và sẽ có thêm những nghề nào ? 
V. Dặn dò :
 Chia nhóm theo địa bàn, nghiên cứu tìm hiểu nghề gần gũi ở địa bàn mình : đối tượng nghề, công cụ lao động, kĩ thuật, điều kiện, yêu cầu nghề, . . .( dựa theo bản mô tả nghề)
CHỦ ĐỀ 5:
TÌM HIỂU THÔNG TIN VỀ MỘT SỐ NGHỀ Ở ĐỊA PHƯƠNG
A) Mục tiêu :
 - Học sinh nắm được những thông tin cơ bản của một số nghề gần gũi với các em trong cuộc sống hàng ngày .
 - Giúp HS tìm hiểu thông tin một nghề cụ thể ở địa phương .
 - Học sinh có ý thức tích cực và chủ động tìm hiểu thông tin nghề để chuẩn bị lựa chọn nghề cho tương lai .
B) Chuẩn bị :
 a) Giáo viên : Sưu tầm tư liệu , địa chỉ của các nhà làm vườn. 
 b) Học sinh : tiếp xúc những nhà làm vườn để tìm hiểu các nội dung theo y /c của bản mô tả nghề. 
C) Tiến trình hoạt động :
Hoạt động 1: Một số nghề phổ biến tại địa phương
Giáo viên cho học sinh thảo luận nêu các nghề phổ biến ở tỉnh Đăk Nông
Một số ngành nghề có nhu cầu nguồn nhân lực cao tại vùng Tây Nguyên: công nghiệp chế biến; ứng dụng cụng nghệ cao, công nghệ sinh học vào sản xuất nông lâm nghiệp; xây dựng thương hiệu một số sản phẩm có lợi thế so sánh của vùng như cà phê, cao su, ca cao, tiêu...; ngành công nghiệp chế biến nông lâm sản, công nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản, ngành cơ khí chế tạo tập trung phục vụ cho ngành công nghiệp chế biến nông sản thực phẩm, chế biến lâm sản, khai thác chế biến khoáng sản; các ngành dịch vụ.
Hoạt động 2: Tìm hiểu thông tin nghề
GV cho HS tìm hiểu, thu thập các thông tin về một số nghề ở địa phương 
Ví dụ: trường cao đẳng cộng đồng Đăk Nông đang đào tạo nhiều nghành, nghề phù hợp với thực tiễn:
Trình độ cao đẳng có 4 ngành, nghề: Bảo vệ thực vật, Công nghệ ô tô, Điện công nghiệp và Thú y. Trình độ trung cấp có 6 ngành, nghề: Bảo vệ thực vật, Công nghệ ô tô, Điện công nghiệp, Thú y, Cắt gọt kim loại và Công nghệ thông tin.
Gv có thể nêu một số nghề cụ thể để Hs tìm hiểu
Ví dụ: Trường Cao đẳng cộng đồng Đăk Nông dự kiến các nghành nghề đào tạo:
Trì

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_giao_duc_huong_nghiep_lop_9_chuong_trinh_ca_nam.docx