Giáo án Giáo dục hướng nghiệp 9 - Chương trình cả năm - Năm học 2020-2021 - Nguyễn Thị Mai Dung

Giáo án Giáo dục hướng nghiệp 9 - Chương trình cả năm - Năm học 2020-2021 - Nguyễn Thị Mai Dung

A. Mục tiêu cần đạt.

1. Chủ đề 1:

 - Biết đợc ý nghĩa, tầm quan trọng của việc chọn nghề có cơ sở khoa học.

 - Nêu đợc dự định ban đầu về lựa chọn hớng nghiệp sau khi học hết THCS.

 - Bớc đầu có ý thức chọn nghề có cơ sở khoa học.

2. Chủ đề 3:

 - Biết đợc một số kiến thức về thế giới nghề nghiệp rất phong phú và đa dạng, xu thế phát triển hoặc biến đổi của nhiều nghề.

 - Biết cách tìm hiểu thông tin nghề.

 - Có ý thức chủ động tìm hiểu thông tin nghề.

 B. Chuẩn bị của GV và HS.

1. Giáo viên: SGK, bài soạn, tìm hiểu một số nghề hiện nay.

2. Học sinh: Vở ghi, tìm hiểu một số nghề dự định

 C. Tổ chức các hoạt động dạy học

1. ổn định lớp.

2. Dạy học bài mới.

Tiết 1: Chủ đề 1.

 

doc 11 trang Hoàng Giang 5201
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Giáo dục hướng nghiệp 9 - Chương trình cả năm - Năm học 2020-2021 - Nguyễn Thị Mai Dung", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 NS : 16/10/2020
 ND: /10/2020
 Buổi 1: Tiết 1,2,3
 Chủ đề 1: ý nghĩa, tầm quan trọng của việc
 chọn nghề có cơ sở khoa học.
 Chủ đề 3: Thế giới nghề nghiệp quanh ta.
 A. Mục tiêu cần đạt.
1. Chủ đề 1: 
 - Biết được ý nghĩa, tầm quan trọng của việc chọn nghề có cơ sở khoa học.
 - Nêu được dự định ban đầu về lựa chọn hướng nghiệp sau khi học hết THCS.
 - Bước đầu có ý thức chọn nghề có cơ sở khoa học.
2. Chủ đề 3: 
 - Biết được một số kiến thức về thế giới nghề nghiệp rất phong phú và đa dạng, xu thế phát triển hoặc biến đổi của nhiều nghề.
 - Biết cách tìm hiểu thông tin nghề.
 - Có ý thức chủ động tìm hiểu thông tin nghề.
 	B. Chuẩn bị của GV và HS.
1. Giáo viên: SGK, bài soạn, tìm hiểu một số nghề hiện nay.
2. Học sinh: Vở ghi, tìm hiểu một số nghề dự định
 	C. Tổ chức các hoạt động dạy học
1. ổn định lớp.
2. Dạy học bài mới.
Tiết 1: Chủ đề 1.
ý nghĩa tầm quan trọng của việc chọn nghề có cơ sở khoa học.
Hoạt động của GV và HS :
Yêu cầu cần đạt:
Hoạt động 1:
? Khi chọn nghề cần dựa trên những cơ sở k/h nào?
 HS h/đ độc lập -> lớp nhận xét.
? Lấy VD về phương diện sức khỏe?
? Lấy VD về đặc điểm tâm lý?
Hoạt động 2:
? Theo em có những nguyên tắc chọn nghề nào?
? Vì sao lại phải tuân thủ theo các nguyên tắc trên?
? Khi chọn nghề cần đặt ra những câu hỏi ntn?
 H/s thảo luận 3 phút -> đại diện trả lời.
Hoạt động 3:
? Việc chọn nghề có ý nghĩa ntn?
 HS suy nghĩ trả lời độc lập. Lớp nhận xét. GV nhận xét bổ sung.
1. Cơ sở khoa học của việc chọn nghề.
- Về phương diện sức khỏe, phát triển thể lực và đặc điểm sinh lí mà mình có điểm nào mà nghề không chấp nhận. VD: muốn làm cầu thủ chuyên nghiệp bóng rổ, bóng chuyền nhưng chiều cao chỉ đạt 1,55cm.
- Về đặc điểm tâm lý: mình có điểm nào không phù hợp với nghề. VD: nóng nảy, bình tĩnh 
- Về sinh sống có gì trở ngại cho nghề mình chọn. VD: nhà quá xa nơi làm việc 
2. Những nguyên tắc chọn nghề: 
Có 3 nguyên tắc chọn nghề cần được tuân thủ:
a/ Nguyên tắc thứ nhất: không chọn nghề mà mình không thích.
b/ Nguyên tắc 2: không chọn nghề mà bản thân không đủ điều kiện về tâm lý, thể chất hay xh đáp ứng yêu cầu của nghề.
c/ Nguyên tắc 3: không chọn nghề nằm ngoài kế hoạch phát triển kinh tế xh của địa phương nói riêng và của đất nước nói chung.
*Câu hỏi đặt ra khi chọn nghề.
- Tôi thích nghề gì?
- Tôi làm được nghề gì?
- Tôi cần làm nghề gì?
3. ý nghĩa của việc chọn nghề.
a/ ý nghĩa kinh tế của việc chọn nghề.
Chọn nghề đem lại thu nhập cho bản thân, gia đình và sự phát triển KT- XH của đất nước.
b/ ý nghĩa XH của việc chọn nghề.
 Chọn nghề phù hợp, nghề mà xh đang cần nhân lực, sẽ giảm được sức ép cho xh.
c/ ý nghĩa GD.
 Có việc làm ổn định thì nhân cách con người sẽ từng bước được phát triển và hoàn thiện qua lao động nghề nghiệp.
d/ ý nghĩa chính trị.
HS hiểu rõ việc chọn nghề có cơ sở KH thì sẽ tạo đk thuận lợi để phân luồng HS sau khi tốt nghiệp THCS, phân hóa HS theo năng lực, phát triển theo năng khiếu.
Tiết 2+3: Chủ đề 3.
Thế giới nghề nghiệp quanh ta.
Hoạt động của GV và HS :
Yêu cầu cần đạt:
Hoạt động 1
? Liệt kê những nghề nghiệp mà em biết? Nêu nhận xét.
Hoạt động 2:
 ?Nghề được phân loại dưới những hình thức ntn?
 HS thảo luận nhóm. Sau đó đại diện trả lời. GV nhận xét bổ sung.
Hoạt động 3:
? Nghề có những dấu hiệu cơ bản nào?
? Bản mô tả nghề gồm có những mục nào?
Hoạt động 4.
 GV cho hs làm ra giấy viết bài thu hoạch trong 15 phút. GV thu bài chấm.
1/ Tính đa dạng, phong phú của thế giới nghề nghiệp. 
 - Nghề làm vườn, sửa xe máy, nuôi cá, dệt vải, hướng dẫn viên du lịch, bán thuốc, bác sĩ -> Thế giới nghề nghiệp quanh ta rất da dạng và phong phú.
2/ Phân loại nghề thường gặp.
a/ Phân loại theo hình thức lđ (lĩnh vực lđ)
- Lĩnh vực quản lãnh đạo(10 nhóm nghề)
- Lĩnh vực sx (23 nhóm nghề)
b/ Phân loại theo trình độ đào tạo.
- Nghề được đào tạo: nghề hàn, may mặc, dạy học...
- Nghề không được đào tạo: làm vườn, chăn nuôi 
c/ Phân loại nghề theo yêu cầu đối với người lao động.
- Những nghề thuộc lĩnh vực hành chính: kế toán, thủ quỹ, văn thư 
- Những nghề tiếp xúc với con người: thầy giáo, thầy thuốc 
- Nghề thợ
- Nghề kỹ thuật.
- Nghề trong lĩnh vực nghệ thuật.
- Nghề thuộc lĩnh vực nghiên cứu kh.
- Những nghề tiếp xúc với thiên nhiên.
- Nghề có đk lđ đặc biệt.
3/ Những dấu hiệu cơ bản của nghề, bản mô tả nghề.
a. Bốn dấu hiệu cơ bản của nghề:
- Đối tượng lđ.
- Mục đích lđ.
- Nội dung lđ.
- Công cụ lđ.
- Điều kiện lđ.
b.Bản mô tả nghề. Gồm các mục sau: 
- Tên nghề, chuyên môn thường gặp.
- Nội dung, tính chất lđ của nghề.
- Điều kiện cần thiết để tham gia lđ.
- Chống chỉ định y học.
- Điều kiện đảm bảo cho người lđ làm việc.
- Những nơi có thể học nghề.
- Những nơi có thể làm việc sau khi học nghề.
III/ Đánh giá kết quả hai chủ đề.
1/ Em nhận thức được điều gì qua buổi GDHN này?
2/ Em hãy nêu ý kiến của mình:
- Em thích nghề gì?
- Những nghề nào phù hợp với khả năng của em?
- Hiện nay ở quê em (T.Hóa, H.Vinh) nghề nào đang cần nhân lực?
3/ Hướng dẫn học bài.
- Hiểu cơ sở của việc chọn nghề, ý nghĩa của việc chọn nghề.
- Kể tên những nghề em biết.
- Hãy mô tả nghề em biết theo bản mô tả nghề.
 - Chuẩn bị bài : 
Chủ đề 8: Định hướng phát triển kinh tế, xã hội của địa phương và đất nước 
Chủ đề 9: Tìm hiểu thông tin về thị trường lao động
D/ Nhận xét rút kinh nghiệm
...................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Duyệt của tổ CM, ngày /10/ 2020
 TT: 
 Lờ Thị Nhung
Ngày soạn: 02/01/2021
Ngày dạy: /01/2021
Buổi 2: Tiết 4,5,6
Chủ đề 8: định hướng phát triển kinh tế xã hội của địa phương và đất nước
Chủ đề 9: tìm hiểu thông tin về thị trường lao động
A. Mục tiêu cần đạt
1. Kiến thức
- Biết một số thông tin cơ bản về phương hướng phát triển KT-XH của đất nước và địa phương .
- Hiểu được k/n “Thị trường’’, “việc làm”, “nghề” và biết được những lĩnh vực sản xuất thiếu nhân lực đòi hỏi sự đáp ứng của thế hệ trẻ.
- Biết cách tìm thông tin về 1 số lĩnh vực nghề cần nhân lực .
- Chuẩn bị tâm lý sẵn sàng đi vào LĐ nghề nghiệp .
2. Kĩ năng: Kể ra được 1 số nghề thuộc các lĩnh vực KT phổ biến ở địa phương. 
3 .Thái độ: Quan tâm đến những lĩnh vực LĐ nghề nghiệp cần pt.
B. Chuẩn bị
1. Giáo viên: Bảng phụ, phiếu học tập, Sgk.
2. Học sinh: Vở ghi, thông tin thị trường.
C. Tiến trình lên lớp
1. Giới thiệu bài và ổn định lớp 
2. Tổ chức dạy học
Tiết 4: Chủ đề 8: định hướng phát triển kinh tế xã hội của địa phương và đất nước
 HĐ của GV và HS 
 Yêu cầu cần đạt
Hoạt đông 1
?. Phương hướng pt KT-XH ở xã ta ntn?
? Em có nhận xe gì về phương hương phát triển KTXH của đp mình ?
? Chỉ tiêu văn hóa, GD, y tế có phù hợp với thực tế không?
Hoạt đông 2.
? Em hiểu ntn là CNH, HĐH?
? Tại sao nước ta cùng lúc phải tiến hành cả CNH, HĐH?
? So sánh với các nước khác mà em biết?
? Sự chuyển dịch kt có ý nghĩa ntn?
? Những yếu tố nào tạo nên thành công hay thất bại của qúa trình CNH, HĐH?
 ? Yếu tố cơ bản của thị trường là gì?
? Em nhận xét gì về thị trường hiện nay?
 Hoạt động 3
?. Những việc làm cấp bách trong quá trình pT kT- XH?
I. phương hương và chỉ tiêu phát triển kh -xh ở địa phương
1. Phương hướng chung
- Đẩy mạnh công cuộc đổi mới .
- Đẩy mạnh tốc độ tăng trưởng KT
- Ưu tiên đầu tư và pt các ngành nghề
- Chuyển dịch cơ cấu KH theo hướng CNH, HĐH
- Nâng cao đ/s v/c và tinh thần .
2. Chỉ tiêu
a.Kinh tế
- Tốc độ tăng trưởng KT: 15 %
- Thu nhập BQ đầu người: 8tr đồng 
- Cơ cấu KT: + N2: 45 %
 + CN: 23,5 %
 + DV: 31,5 %
- SLLT quy thóc: 6000 tấn 
- BQLT: 700 kg/người năm 
b. Văn hóa xã hội, y tế, giáo dục
- Hộ nghèo: dưới 10%
- Trẻ em suy dinh dưỡng: 8%
- Trẻ em tiêm chủng: 100%
- Dùng nước sạch: 85%
- Trẻ em đi mẫu giáo: 100%
- HS tiểu học:100%
- HS THCS:100%
- THPT: 80%
c. An ninh quốc phòng: Giữ vững an ninh.
II. Một số đặc điểm của quá trình phát triển kinh tế- XH của nước ta.
a. Đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước.
- Đến năm 2020 VN trở thành nước CN hiện đại.
- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thành phần kinh tế.
* Chỉ tiêu phấn đấu:
+ Giữ tốc độ kinh tế nhanh và bền vững.
- Chuyển dịch cơ cấu nghành kinh tế.
b. Phát triển nền kinh tế thị trường theo định hướng CNXH.
 SX hàng hóa và phát triển KT theo hướng thị trường.
III. Những việc làm cấp bách trong quá trình pT kT- XH.
- Giải quyết việc làm.
- Xóa đói giảm nghèo
- Đảy mạnh chương trình định canh định cư.
- XD chương trình kinh tế.
Tiết 5,6: Chủ đề 9: tìm hiểu thông tin về thị trường lao động
phương và đất nước
 HĐ của GV và HS 
 Yêu cầu cần đạt
Hoạt động 1.
? Em hiểu ntn là việc làm?
? Em hiểu ntn là nghề?
Hoạt động 2.
? Em hiểu ntn là Thị trường LĐ?
? Một số yêu cầu thỏa thuận lao động hiện nay?
? Thị trường LĐ luôn thay đổi theo hướng nào?
Hoạt động 3.
? Nêu các thị trường lđ hiện nay?
I. Khái niệm về việc làm và nghề.
1. Việc làm.
- Mỗi công việc trong SX, kinh doanh, dịch vụ cần đến một lao động thực hiện trong một thời gian, không gian xác định
-> được coi là một việc làm. 
Thông qua việc làm người LĐ có được một khoản thu nhập đáp ứng nhu cầu sinh sống hàng ngày.
- Dân số tăng nhanh
- Hệ thống ngành nghề chưa nhiều.
- Dân số chủ yếu sống ở nông thôn.
2. Nghề
Nghề cần được đào tạo. Mỗi nghề có một 
yêu cầu riêng về hiểu biết nhất định chuyên môn và kĩ năng tương ứng.
II. Thị trường lao động
1. Khái niệm
- Lđ được thể hiện như một hoạt động được mua bán, dưới hình thức tuyển chọn, kí hợp đồng theo thỏa thuận về các phương diện: 
tiền lương, phụ cấp.
- Theo quy luật cung cầu
- Theo quy luật giá trị.
2. Một số yêu cầu thỏa thuận lao động hiện nay.
- Phải có trình độ học vấn
- Biết ngoại ngữ.
- Sử dụng thành thạo máy tính
- Có sức khỏe
3. Thị trường LĐ luôn thay đổi
- Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế
- Nhu cầu tuyển dụng ngày càng đa dạng
- Thay đổi nhanh chóng của công nghệ.
VI. Thị trường lao động
1. Thị trường lao động nông nghiệp.
- Sản xuất lúa ngô.
- Trồng trọt chăn nuôi.
2. Thị trường lđ CN.
- Khai thác than, quặng
- XD cầu đường
- SX hàng tiêu dùng
3. Thị trường xuất khẩu lđ: 
Hàn Quốc. Đài Loan, Nhật...
Hoạt động 4. Đánh giá hoạt động
Làm bài thu hoạch.
Chuẩn bị chủ đề 5,7
 D. nhận xét, rút kinh nghiệm
..................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... 
Duyệt, ngày /01/ 2021
 TT: 
 Lờ Thị Nhung
Ngày soạn: 19/3/2021
Ngày dạy: /3/2021
Buổi 3: tiết 7,8,9
Chủ đề 5: tìm hiểu hệ thống gdpt và gd nghề nghiệp ở trung ương và địa phương.
 Chủ đề 7: tư vấn hướng nghiệp
A. Mục tiêu cần đạt
1. Kiến thức:
- HS biết một cách khái quát về các trường trung học chuyên nghiệp và các trường dạy nghề ở trung ương và ở địa phương. 
- Hiểu được ý nghĩa của tư vấn trước khi chọn nghề.
- Có được một số thông tin cần thiết để tiếp xúc với cơ quan tư vấn có hiệu quả.
2. Kĩ năng: 
- Biết cách tìm hiểu hệ thống giáo dục THCN và đào tạo nghề. 
- Biết cách chuẩn bị những tư liệu cho tư vấn hướng nghiệp.
3. Thái độ: 
- Có ý thức tích cực và chủ động tìm hiểu thông tin về hệ thống trường THCN và dạy nghề, để sẵn sằng chọn nghề, chọn trường trong lĩnh vực hiện nay. 
- Có ý thức cầu thị trong khi tiếp xúc với nhà tư vấn.
B. Chuẩn bị
1. Giáo viên: Bảng xác định đối tượng lao động cần chọn, phiếu học tập, Sgk.
2. Học sinh: Vở ghi, thông tin một số trường dạy nghề đóng trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.
C. Tiến trình lên lớp
1. Giới thiệu bài và ổn định lớp 
2. Tổ chức dạy học
 HĐ của GV và HS 
 Yêu cầu cần đạt
Tiết 1: HĐ 1
? Em hiểu thế nào về khái niệm - Lao động phổ thông (qua đào tạo và không qua đào tạo)?
- Yêu cầu: HS trao đổi thông tin -> làm rõ vấn đề cùng quan tâm -> có khái niệm về các vấn đề trên.
- So sánh hai hình thức trên. Giải thích vì sao cần phải được đào tạo nghề trước khi thực tế LĐSX ?
- GV thông báo mục tiêu đào tạo của hệ thống trường THCN và dạy nghề.
- Yêu cầu HS liên hệ - Lao động qua đào tạo có tầm quan trọng như thế nào đối với các ngành nghề hiện nay? 
- Mục tiêu của hệ thống trường THCN và dạy nghề là gì ? 
- GV cung cấp thêm một số thông tin về sự tăng SL HS vào các trường THCN và dạy nghề trong những năm gần đây.
- Yêu cầu HS liên hệ thực tế.
+ Những người có trình độ chuyên môn nghề nghiệp ( thợ giỏi) có kiếm được việc làm không ? Thu nhập như thế nào ?
+ Một số người tự mở xưởng, cơ sở LĐ họ hành nghề ra sao ? Thu nhập ntn?
+ Những người không qua đào tạo - tìm việc làm có dễ không? Xúc tiến công việc có khó khăn gì? Vì sao?
Tiết 2: HĐ 2
- GV phát cho HS một số tài liêu tham khảo: Những điều cần biết về tuyển sinh cao đẳng - đại học.
- Yêu cầu HS xem, trao đổi. Trình bày nội dung theo yêu cầu (1).
- GV giới thiệu một số địa chỉ, HS liên hệ tư vấn.
+ Danh mục trường THCN và dạy nghề.
+ Trung tâm tư vấn, xúc tiến việc làm.
+ Chính quyền phụ trách ở địa phương.
+ Nhân viên kĩ thuật hoặc những công nhân kĩ thuật.
+ Tạp chí, sách báo... 
Hoạt động 3
- GV giải thích cho HS khái niệm về tư vấn hướng nghiệp, những lời khuyên chọn nghề của các cơ sở hoặc cán bộ tư vấn.
- Trao đổi với HS: Về những nơi để nhận lời khuyên cần cho việc chọn nghề (Bệnh viện, trung tâm xúc tiến việc làm, trung tâm hướng nghiệp, dạy nghề).
- GV hướng dẫn HS cách chuẩn bị những tư liệu về bản thân để đưa cho cơ quan tư vấn làm cơ sở cho lời khuyên.
- GV cho HS tham khảo “ Bảng xác định đối tượng lao động ”.
- Yêu cầu HS :
+ Đánh dấu (+) hoặc (-) vào những con số thích hợp (Hướng dẫn).
+ Cho biết đối tượng lao động nào thích hợp với mình.
+ Đối chiếu lại công thức nghề đã chọn cho mình.
(Với đối tượng LĐ lần này có trùng hợp hay không).
- Yêu cầu một số HS đọc bảng ghi của mình để thảo luận chung.
- GV tổng kết và nêu lên những sai lầm khi chọn nghề HS thường mắc phải.
Tiết 3: HĐ 4
* Tiến hành:
- GV cho HS nêu lên nghề định chọn và xác định nghề đó đòi hỏi phẩm chất đậo đức nào? Vì sao? 
- Tổ chức cho HS thảo luận “ Những biểu hiện cụ thể của đạo đức nghề nghiệp ”
Chủ đề 5: Tìm hiểu hệ thống gdpt và gd nghề nghiệp ở trung ương và địa phương.
1. Tìm hiểu khái niệm lao động qua đào tạo và không qua đào tạo.
- Lao động qua đào tạo: Được học nghề, được đào tạo qua THCN và dạy nghề. (Trung tâm hướng nghiệp và dạy nghề).
- Lao động không qua đào tạo: Lao động vừa làm vừa học không qua đào tạo nghề (LĐ phổ thông không qua đào tạo bài bản, trường lớp).
2. Mục tiêu
- Trang bị cho lớp trẻ một số kiến thức kĩ năng cơ bản trong LĐKT và trong LĐSX.
- Tuỳ thuộc vào yêu cầu của nghề các trường có loại hình đào tạo, chỉ tiêu yêu cầu xét tuyển (Tuyển sinh).
- Trong những năm gần đây số HS học nghề tăng không ngừng. Nhà nước đã quan tâm đến hệ dạy nghề. Giúp HS nắm chắc tay nghề. Biết tự hoàn thiện học vấn và chuyên môn để khi học xong có năng lực làm việc và xúc tiến được việc làm hoặc tự tạo ra việc làm.
3. Tìm hiểu trường THCN và trường dạy nghề.
- Trường ĐH, CĐ :
+ Tên trường - truyền thống của trường.
+ Đặc điểm của trường.
+ Số điện thoại của trường.
+ Số khoa và tên khoa trong trường.
+ Đối tượng tuyển vào trường.
+ Các môn thi tuyển.
+ Khả năng xin việc sau khi tốt nghiệp.
- Đối với các trường dạy nghề:
+ Tên trường, truyền thống của trường.
+ Địa điểm trường ( số điện thoại)
+ Các nghề đào tạo.
+ Đối tượng tuyển sinh.
+ Bậc tay nghề được đào tạo.
+ Khả năng xin việc sau khi tốt nghiệp.
Chủ đề 7: Tư vấn hướng nghiệp
1. Tìm hiểu về một số vấn đề chung của tư tư vấn hướng nghiệp.
- Tư vấn nghề nghiệp thực chất là cho những lời khuyên chọn nghề với những ai muốn tìm cho mình một nghề yêu thích để cống hiến tài năng và trí tuệ của mình, để có được tiến bộ nghề nghiệp.
+ Sự phát triển thể lực, sức khoẻ.
+ Học vấn, sở thích.
+ Quan hệ gia đình, xã hội
+ Nghề định chọn.
2. Xác định đối tượng lao động mình ưa thích 
* Những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sai lầm trong hướng nghiệp:
- Coi thường một số nghề: việc thấp hèn (dọn vệ sinh..)
- Bị hấp dẫn bởi một số dấu hiệu bên ngoài của nghề mà không hiểu tính chất nội dung công việc.
- Quan niệm “tĩnh” về nghề -> thiếu nâng cao hoàn thiện tay nghề.
- Đánh giá sai năng lực của bản thân
- Không nắm vững sức khoẻ của mình để chọn nghề.
3. Thảo luận về đạo đức nghề nghiệp 
- Hoàn thành tốt những nhiệm vụ được giao, lao động có kết cao.
- Toàn tâm toàn ý chăm lo đến đối tượng lao động của mình.
- Luôn luôn chăm lo đến việc hoàn thiện nhân cách và tay nghề.
3. Đánh giá kết quả chủ đề:
- GV đặt câu hỏi: Muốn đến cơ quan tư vấn ta cần chuẩn bị những tư liệu gì ?
 Để chuẩn bị cho việc chọn nghề sau này, sau khi tốt nghiệp THCS em dự kiến sẽ làm gì (Thi và học trường nào ?)
- HS vận dụng bài học để trả lời, GV bổ sung (củng cố bài học ).
4. Kết thúc hoạt động:
 - Vui văn nghệ, chơi trò chơi tập thể. 
D. Nhận xét và rút kinh nghiệm:
 Duyệt củaTTCM, ngày /3/ 2021
 TT: 
 Tống Thị Dung

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_giao_duc_huong_nghiep_9_chuong_trinh_ca_nam_nam_hoc.doc