Giáo án Hình học 9 - Tiết 26: Luyện tập - Nguyễn Văn Tân
I/ MỤC TIÊU
- Kiến thức:
-Học sinh được củng cố ba vị trí tương đối của đường thẳng và đường tròn, các khái niệm tiếp tuyến, tiếp điểm, tính chất tiếp tuyến, các hệ thức về khoảng cách từ tâm đường tròn đến đường thẳng và bán kính đường tròn ứng với từng vị trí tương đối của đường thẳng và đường tròn.
-Kĩ năng:
- Biết cách vẽ đường thẳng và đường tròn, đường tròn với đường tròn khi số điểm chung của chúng là 0, 1, 2.
-Vận dụng các tính chất đã học để giải bài tập và một số bài toán thực tế
II/ CHUẨN BỊ
- GV: GA, SGK; Thước thẳng, êke, compa, bảng phụ.
- HS: Vở chuẩn bị bài, SGK; Thước thẳng, êke, thước đo góc, compa.
III/ TIẾN HÀNH
1. Ổn định (1’)
2. Kiểm tra bài cũ (5’)
HS1 : Nêu các vị trí tương đối của đường thẳng và đường tròn ?
HS Trả lời
GV Nhận xét cho điểm
3. Giới thiệu bài mới:
GV : Hôm nay ta làm một số bài tập sau !
Ngày soạn:....../....../........ Ngày dạy:....../......./........ TUẦN 14 TIẾT 26 I/ MỤC TIÊU - Kiến thức: -Học sinh được củng cố ba vị trí tương đối của đường thẳng và đường tròn, các khái niệm tiếp tuyến, tiếp điểm, tính chất tiếp tuyến, các hệ thức về khoảng cách từ tâm đường tròn đến đường thẳng và bán kính đường tròn ứng với từng vị trí tương đối của đường thẳng và đường tròn. -Kĩ năng: - Biết cách vẽ đường thẳng và đường tròn, đường tròn với đường tròn khi số điểm chung của chúng là 0, 1, 2. -Vận dụng các tính chất đã học để giải bài tập và một số bài toán thực tế II/ CHUẨN BỊ - GV: GA, SGK; Thước thẳng, êke, compa, bảng phụ. - HS: Vở chuẩn bị bài, SGK; Thước thẳng, êke, thước đo góc, compa. III/ TIẾN HÀNH 1. Ổn định (1’) 2. Kiểm tra bài cũ (5’) HS1 : Nêu các vị trí tương đối của đường thẳng và đường tròn ? HS Trả lời GV Nhận xét cho điểm 3. Giới thiệu bài mới: GV : Hôm nay ta làm một số bài tập sau ! TG HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 35’ Hoạt động 1 LUYỆN TẬP Bài tập 17 trang 109 SGK Điền vào các chỗ trống (...) trong bảng sau (R là bán kính của đường tròn, d là khoảng cách từ tâm đến đường thẳng Gọi HS lần lượt thực hiện GV Nhận xét Bài tập 18 trang 110 SGK Trên mặt phẳng tọa độ Oxy, cho điểm A(3;4). Hãy xác định vị trí tương đối của đường tròn (A;3) và các trục tọa độ . Gọi HS lần lượt thực hiện GV Nhận xét Bài tập 19 trang 110 SGK Cho đường thẳng xy. Tâm của các đường tròn có bán kính 1cm và tiếp xúc với đường thẳng xy nằm trên đường nào ? Gọi HS lần lượt thực hiện GV Nhận xét Bài tập 20 trang 110 SGK Cho đường tròn tâm O bán kính là 6cm và một điểm A cách O là 10cm. Kẻ tiếp tuyến AB với đường tròn (B là tiếp điểm). Tính độ dài AB. Gọi HS lần lượt thực hiện GV Nhận xét Bài 17/109 HS Đọc đề HS Thực hiện R d Vị trí tương đối 5cm 6cm 4cm 3cm ... 7cm .... Tiếp xúc nhau .... HS Nhận xét Bài 18/110 HS Đọc đề HS Thực hiện Kẻ AH Ox, AK Oy. Bán kính của đường tròn tâm A là R=3 Do AH =4 >R nên đường tròn (A) và trục hoành không giao nhau Do AK =3 =R nên đường tròn (A) và trục hoành tiếp xúc nhau HS Nhận xét Bài 19/110 HS Đọc đề HS Thực hiện Gọi O là tâm của một đường tròn bất kì có bán kính bằng 1cm và tiếp xúc với đường thẳng xy. Khi đó khoảng cách từ O đến đường thẳng xy là 1cm. Tâm O cách đường thẳng xy cố định 1cm nên nằm trên hai đường thẳng m và m’ song song với xy và cách xy là 1cm. HS Nhận xét Bài 20/110 HS Đọc đề HS Thực hiện Áp dụng định lí Py-ta-go vào tam giác vuông AOB, ta tính đuợc AB = 8cm. HS Nhận xét 4. Củng cố (3’) -Nhắc lại các vị trí tương đối của đường thẳng và đường tròn ? 5. Dặn dò (1’) Học bài Dặn dò và hướng dẫn HS xem lại bài tập trong SGK Duyệt của BGH Giáo viên soạn Nguyễn Văn Tân
Tài liệu đính kèm:
- giao_an_hinh_hoc_9_tiet_26_luyen_tap_nguyen_van_tan.doc