Giáo án Hình học 9 - Tiết 27: Các dấu hiệu nhận biết tiếp tuyến của đường tròn - Nguyễn Văn Tân

Giáo án Hình học 9 - Tiết 27: Các dấu hiệu nhận biết tiếp tuyến của đường tròn - Nguyễn Văn Tân

 I/. MỤC TIÊU

-Kiến thức: Qua bài này, HS cần

-Nắm được các dấu hiệu nhận biết tiếp tuyến của đường tròn.

-Biết vẽ tiếp tuyến tại một điểm của đường tròn, vẽ tiếp tuyến đi qua một điểm nằm bên ngoài đường tròn.

-Kĩ năng:

-Biết vận dụng các dấu hiệu nhận biết tiếp tuyến của đường tròn vào các bài tập về tính toán và chứng minh.

-Thấy được một số hình ảnh về tiếp tuyến của đường tròn trong thực tế.

II/. CHUẨN BỊ

- GV: GA, SGK; Thước thẳng, êke, compa, bảng phụ.

 - HS: Vở chuẩn bị bài, SGK; Thước thẳng, êke, thước đo góc, compa.

III/. TIẾN HÀNH

1. Ổn định lớp (1’)

2. Kiểm tra bài cũ (5’)

HS1 : Nêu các vị trí tương đối của đường thẳng và đường tròn cùng các hệ thức liên hệ tương ứng?

HS2 : Thế nào là tiếp tuyến của đường tròn? Và tính chất cơ bản của nó?

 HS Trả lời

 GV Nhận xét cho điểm

 

doc 4 trang Hoàng Giang 4030
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hình học 9 - Tiết 27: Các dấu hiệu nhận biết tiếp tuyến của đường tròn - Nguyễn Văn Tân", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:....../....../........	Ngày dạy:....../......./........
TUẦN 15
TIẾT 27
 I/. MỤC TIÊU
-Kiến thức: Qua bài này, HS cần
-Nắm được các dấu hiệu nhận biết tiếp tuyến của đường tròn.
-Biết vẽ tiếp tuyến tại một điểm của đường tròn, vẽ tiếp tuyến đi qua một điểm nằm bên ngoài đường tròn.
-Kĩ năng:
-Biết vận dụng các dấu hiệu nhận biết tiếp tuyến của đường tròn vào các bài tập về tính toán và chứng minh.
-Thấy được một số hình ảnh về tiếp tuyến của đường tròn trong thực tế.
II/. CHUẨN BỊ
- GV: GA, SGK; Thước thẳng, êke, compa, bảng phụ.
	- HS: Vở chuẩn bị bài, SGK; Thước thẳng, êke, thước đo góc, compa.
III/. TIẾN HÀNH
1. Ổn định lớp (1’)
2. Kiểm tra bài cũ (5’)
HS1 : Nêu các vị trí tương đối của đường thẳng và đường tròn cùng các hệ thức liên hệ tương ứng?
HS2 : Thế nào là tiếp tuyến của đường tròn? Và tính chất cơ bản của nó?
	HS Trả lời
	GV Nhận xét cho điểm
3. Giới thiệu bài mới
GV : Làm thế nào để nhận biết một đường thẳng là tiếp tuyến của đường tròn? Bài mới !
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
15’
15’
Hoạt động 1
1. Dấu hiệu nhận biết tiếp tuyến của đường tròn
Ở bài 4, ta đã biết những dấu hiệu nhận biết tiếp tuyến của đường. Vậy em có cách nào để nhận biết tiếp tuyến của đường tròn hay không?
GV Vẽ hình và hỏi:
Cho đường tròn tâm (O), lấy điểm C thuộc (O). Qua C vẽ đường thẳng a vuông góc với bán kính OC.
Đường thẳng a có là tiếp tuyến của đường tròn (O) hay không vì sao?
Vậy em nào phát biểu thành định lí được không? Và vẽ hình.
Yêu cầu HS thực hiện ?1.
Theo em có mấy cách chứng minh BC là tiếp tuyến của đường tròn?
Hoạt động 2
2. Áp dụng
Yêu cầu HS nghiên cứu bài toán SGK và bài giải.
Hướng dẫn và phân tích cho HS cách dựng tiếp tuyến.
Yêu cầu HS làm ?2.
BM là gì của tam giác AOB?
BM =?
=> Điều gì? Ta kết luận gì về AB?
Tương tự ta có AC là gì?
GV Nhận xét
1. Dấu hiệu nhận biết tiếp tuyến của đường tròn
HS Trả lời
Một đường thẳng là tiếp tuyến của một đường tròn nếu nó chỉ có một điểm chung với đường tròn đó.
Nếu d = R thì đường thẳng đó là tiếp tuyến của đường tròn.
HS Trả lời:
 Có OCa, vậy OC chính là khoảng cách từ O đến đường thẳng a hay d = OC. 
Có C(O;R) => OC = R
Vậy d = R => đường thẳng a là tiếp tuyến của đường tròn tâm O
HS Trả lời:
Định lí:
Nếu một đường thẳng đi qua một điểm của đường tròn và vuông góc với bán kính đi qua điểm đó thì đường thẳng ấy là một tiếp tuyến của đường tròn.
HS Thực hiện
Cách 1:
Ta có : 
AH = R hay H đường tròn (A ; AH).
Do đó BC là tiếp tiến của đường tròn.
Cách 2:
BC AH tại H, AH là bán kính nên BC là tiếp tuyến của đường tròn.
2. Áp dụng
HS Đọc đề bài toán và đọc cách giải
HS Thực hiện
Ta có ABO ; BM là trung tuyến ứng với cạnh huyền và bằng nên 
=> AB OB tại B
=> AB là tiếp tuyến của (O).
Chứng minh tương tự ta có: AC là tiếp tuyến của (O).
HS Nhận xét
4. Củng cố (8’)
Yêu cầu HS làm bài 21 trang 111 SGK. 
Bài 21/111 Bài giải
Xét ABC có AB = 3 AB2 = 9
 AC = 4 AC2 = 16
 BC = 5 BC2 = 25
Có AB2 + AC2 = 32 + 42 = 52 = BC2 Theo định lí Pitago ta có 
 là tiếp tuyến của đường tròn tâm (B; BA)
5. Dặn dò (1’)
Học bài
	Dặn dò và hướng dẫn HS làm bài tập 23,24 trang 111 SGK
Chuẩn bị bài tập tiết sau luyện tập.
Duyệt của BGH	Giáo viên soạn
Nguyễn Văn Tân

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_hinh_hoc_9_tiet_27_cac_dau_hieu_nhan_biet_tiep_tuyen.doc