Giáo án Hình học Khối 9 - Tuần 12 - Năm học 2020-2021

Giáo án Hình học Khối 9 - Tuần 12 - Năm học 2020-2021

§2: ĐƯỜNG KÍNH VÀ DÂY CỦA ĐƯỜNG TRÒN (T2)

I. Mục tiêu bài học:

1.Kiến thức, kĩ năng, thái độ:

 a) Kiến thức:

 - HS nắm được hai định lí về đường kính ^ với dây và đường kính đi qua trung điểm của dây.

- HS áp dụng 3 định lí: đường kính là dây lớn nhất trong các dây của đường tròn, định lí về đường kính với dây và đường kính đi qua trung điểm của dây,vào giải một số bài tập.

b) Kĩ năng: Biết vận dụng các định lý trên để chứng minh đường kính đi qua trung điểm của một dây, đường kính ^ với dây.

c) Thái độ: Rèn luyện tính chính xác trong suy luận và chứng minh.

2.Năng lực hình thành và phát triển cho học sinh:

Tự học; Giải quyết vấn đề và sáng tạo; Hợp tác.

II. Chuẩn bị :

1.Giáo viên: Bảng phụ, bìa hình tròn

2.Học sinh: Tấm bìa hình tròn, thước, compa.

III. Tổ chức các hoạt động học cho học sinh:

 1.Ổn định lớp:

 2. Kiểm tra bài cũ:( phút)

Nhắc lại cách xác định một đường tròn, tính đối xứng của đường tròn ?

 

doc 7 trang Hoàng Giang 3440
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hình học Khối 9 - Tuần 12 - Năm học 2020-2021", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 12	Ngày soạn: 14/11/2020
Tiết: 23	Ngày dạy: 
§2: ĐƯỜNG KÍNH VÀ DÂY CỦA ĐƯỜNG TRÒN (T2)
I. Mục tiêu bài học:
1.Kiến thức, kĩ năng, thái độ:
	a) Kiến thức: 
 - HS nắm được hai định lí về đường kính ^ với dây và đường kính đi qua trung điểm của dây.
- HS áp dụng 3 định lí: đường kính là dây lớn nhất trong các dây của đường tròn, định lí về đường kính với dây và đường kính đi qua trung điểm của dây,vào giải một số bài tập.
b) Kĩ năng: Biết vận dụng các định lý trên để chứng minh đường kính đi qua trung điểm của một dây, đường kính ^ với dây.
c) Thái độ: Rèn luyện tính chính xác trong suy luận và chứng minh.
2.Năng lực hình thành và phát triển cho học sinh:
Tự học; Giải quyết vấn đề và sáng tạo; Hợp tác.	
II. Chuẩn bị :
1.Giáo viên: Bảng phụ, bìa hình tròn
2.Học sinh: Tấm bìa hình tròn, thước, compa.
III. Tổ chức các hoạt động học cho học sinh:
 1.Ổn định lớp:
 2. Kiểm tra bài cũ:( phút)
Nhắc lại cách xác định một đường tròn, tính đối xứng của đường tròn ?
3. Bài mới:
* Hoạt động 1. Đặt vấn đề: ( phút)
 a) Mục đích: Tạo sự chú ý và hứng thú cho HS
b) Cách thức tổ chức:
- GV hôm trước các em đã được học về cách so sánh đường kính và dây của đường tròn
Hôm nay ta đi nghiên cứu về quan hệ giữa đương kính và dây của đường tròn.
 c) Sản phẩm:
 d) Kết luận:
* Hoạt động 2. Hình thành kiến thức cho học sinh: ( phút)
* Kiến thức 2. Quan hệ vuông góc giữa đường kính và dây. ( phút)
 a) Mục đích: HS biết hai định lý về mối quan hệ giữa đường kính và dây trong một đường tròn.
b) Cách thức tổ chức.
c) Sản phẩm; d) Kết luận.
? Qua bài toán trên em có nhận xét gì về độ dài đường kính và dây Þ định lý
- Gọi HS phát biểu định lý (Sgk)
- Gv vẽ đường tròn (O), dây CD, đường kính AB ^ CD lên bảng
- HS dưới lớp vẽ hình vào vở
? Qua hình vẽ, em có nhận xét gì về đường kính AB và dây CD
Þ HS phát biểu và nêu định lý (Sgk)
- Gv gợi ý HS chứng minh định lý theo 2 trường hợp
- Gọi HS lên bảng chứng minh lại
? Cho biết điều ngược lại của định lý trên còn đúng không ? Þ Làm ?1
? Để đường kính AB đi qua trung điểm của dây CD sẽ vuông góc với dây CD thì ta cần có điều kiện gì
- HS suy nghĩ trả lời
- Gv nhận xét và giới thiệu định lý 3 và ghi tóm tắt lên bảng
? HS thảo luận làm ?2
- Gv đưa đề bài và hình vẽ lên máy chiếu
? Để tính AB ta làm như thế nào
? Tính AM trong DOAM Þ AB 
? Gọi HS lên bảng trình bày
2. Quan hệ vuông góc giữa đường kính và dây.
a/ Định lý 2 (Sgk-103)
- Cho (O) có đường kính AB ^ dây CD
- Nếu CD là đường kính Þ AB ^ CD tại trung điểm O của CD
- Nếu CD không là đường kính
Gọi I = AB Ç CD. Ta có
DOAC cân tại O (OC = OB)
Þ đường cao OI là trung tuyến
 Þ OC = IB
?1 Đường tròn (O) , đường kính
AB và CD cắt nhau tại O
b/ Định lý 3 (Sgk-103) 
 AB là đường kính
 AB cắt AC tại I Þ AB ^ CD
 I ≠ O, CI = ID
?2 OM đi qua trung điểm 
M của dây AB (AB không
đi qua O) nên OM ^ AB.
Theo Pitago ta có :
 AM2 = OA2 - OM2 = 144
Do đó AM = 12cm Þ AB = 24cm
* Hoạt động 3. Luyện tập ( phút)
a) Mục đích: HS biết vận dụng hai định lý về mối quan hệ giữa đường kính và dây trong một đường tròn để chứng minh bài toán liên quan.
b) Cách thức tổ chức.
c) Sản phẩm; d) Kết luận.
Bài 11: SGK (18 phút)
HS: Đọc đề bài 
HS: Lên bảng vẽ hình , ghi gt ,kl, 
HS: Nêu hướng chứng minh 
HS: Lên bảng trình bày lời giải 
HS: Nhận xét và bổ sung thiếu sót 
HS chữa bài vào vở.
HS nhận xét bổ sung thiếu sót nếu có.
GV Chốt lại vấn đề
Bài 11: SGK
Chứng minh :
Theo giả thiết ta có AH ^ CD, BK ^ CD => AH // BK => AHKB là hình thang.
- Kẻ OM ^ CD xét hình thang AHKB có OA = OB = R 
 OM // AH // BK =>MH = MK (1)
Lại có OM ^ CD => MC = MD (Đl2) (2)
Từ (1) và (2) suy ra CH = DK 
* Hoạt động 4: Vận dụng, mở rộng ( phút)
b) Cách thức tổ chức.
c) Sản phẩm; d) Kết luận.
-Nhắc lại các kiến thức đã học trong giờ.
+ Về liên hệ độ dài giữa đường kính và dây (định lý 1)
+ Về quan hệ vuông góc giữa đường kính và dây (định lý 2, 3)
-GV nhận xét và nhắc lại bài và cho HS củng cố các bài tập 10 (Sgk-104)
 4. Hướng dẫn về nhà, hoạt động nối tiếp: (1 phút)
a) Mục đích: HS học tốt các định lý và chuẩn bị được bài tiếp theo
b) Cách thức tổ chức:
-Nắm chắc định lý và cách chứng minh định lý.
-Làm các bài tập 11 (Sgk-104)
-Xem trước bài “Liên hệ giữa dây và khoảng cách từ tâm đến dây”.
c) Sản phẩm:
d) Kết luận:
IV. Kiểm tra đánh giá:
 - Phát biểu các định lý:
 + Về liên hệ độ dài giữa đường kính và dây (định lý 1)
 + Về quan hệ vuông góc giữa đường kính và dây (định lý 2, 3)
 - GV nhận xét và đánh giá tiết học
V. Rút kinh nghiệm:
Tuần: 12	Ngày soạn: 14/11/2020
Tiết: 24	Ngày dạy: 
§3. LIÊN HỆ GIỮA DÂY VÀ KHOẢNG
 CÁCH TỪ TÂM ĐẾN DÂY (T1)	 
I. Mục tiêu bài học:
1.Kiến thức, kĩ năng, thái độ:
a) Kiến thức: HS nắm được các định lý về liên hệ giữa dây và khoảng cách từ tâm đến dây trong một đường tròn.
b) Kĩ năng: Biết vận dụng các định lý trên để so sánh độ dài hai dây, so sánh các khoảng cách từ tâm đến dây.
c) Thái độ: Rèn luyện tính chính xác trong suy luận và chứng minh.
2.Năng lực hình thành và phát triển cho học sinh:
Tự học; Giải quyết vấn đề và sáng tạo; Hợp tác.	
II. Chuẩn bị :
1.Học sinh: Máy chiếu
2.Học sinh: Tấm bìa hình tròn, thước, compa.
III. Tổ chức các hoạt động học cho học sinh:
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ: ( phút)
Phát biểu các định lý về liên hệ độ dài và mối quan hệ vuông góc giữa đường kính và dây của đường tròn.
3. Giảng bài mới:( phút)
* Hoạt động 1. Đặt vấn đề: ( phút)
a) Mục đích: Tạo sự chú ý và gây hứng thú cho HS học bài mới.
b) Cách thức tổ chức: Các em đã biết được các dây và tâm của đường tròn, hôm nay chúng ta sẽ đi tìm hiểu về mối liên hệ giữa chúng qua bài học này nhé.
c) Sản phẩm:
d) kết luận:
* Hoạt động 2. Hình thành kiến thức cho học sinh: ( phút)
* Kiến thức 1: Bài toán .( phút). 
a) Mục đích:HS chứng minh được đẳng thức OH2 + HB2 = 0K2 + KD2 trong một đường tròn (O)
b) Cách thức tổ chức.
c) Sản phẩm; d) Kết luận.
- Gv giới thiệu bài toán 
- 1 Hs đọc đề bài
- Gọi HS lên bảng vẽ hình và ghi GT, KL của bài toán
? Yêu cầu HS dưới lớp vẽ vào vở và thảo luận đọc phần giải trong Sgk
? Để có OH2 + HB2 = OK2 + KD2 
 Ý 
? Cần có OH2 + HB2 = OB2 = R2
 và OK2 + KD2 = OD2 = R2
- Gọi HS lên bảng chứng minh
- HS dưới lớp làm vào vở và nhận xét
? Giả sử dây AB hoặc CD hoặc cả hai dây đó là đường kính thì bài toán trên còn đúng không? Þ Chú ý (Sgk)
? Hãy lấy VD để chứng minh cho Chú ý
1. Bài toán. (Sgk-104)
GT : Cho (O ; R), AB, CD
 là 2 dây bất kì khác đường kính
 OH ^ AB tại H, OK ^ CD tại K
KL : OH2 + HB2 = OK2 + KD2
Chứng minh
Nối OB, OD Þ D vuông OHB và OKD
Ta có OH2 + HB2 = OB2 = R2
 OK2 + KD2 = OD2 = R2
Do đó OH2 + HB2 = OK2 + KD2 (1)
Chú ý : Bài toán vẫn đúng khi một hoặc hai dây đều là đường kính
* Kiến thức 2 : Liên hệ giữa dây và khoảng cách từ tâm đến dây. (20 phút).
a) Mục đích: HS biết được tính chất của mối liên hệ gữa dây và khoảng cách từ tâm đến dây.
b) Cách thức tổ chức.
c) Sản phẩm; d) Kết luận.
- Yêu cầu Hs thảo luận nhóm làm ?1
? Gọi 2 Hs lên bảng cùng trình bày
- Gv và HS dưới lớp nhận xét và sửa sai
? Qua bài tập trên em có nhận xét gì về khoảng cách giữa hai dây đến tâm và ngược lại Þ HS phát biểu
- Gv giới thiệu định lý 1 (Sgk)
? Yêu cầu Hs thảo luận làm ?2
- Gv gợi ý : Dựa vào bài tập ?1
- Gọi 2 Hs lên bảng trình bày
? Gọi Hs nhận xét và từ đó phát biểu thành định lý 2 (Sgk)
? áp dụng 2 định lý trên, yêu cầu Hs thảo luận nhóm làm ?3 
- Gọi 2 Hs lên bảng trình bày 
- Gv và HS dưới lớp nhận xét, sửa sai
2. Liên hệ giữa dây và khoảng cách từ tâm đến dây.
?1 Ta có OH ^ AB, OK ^ CD
Þ AH = HB = 1/2AB và CK = KD = 1/2CD
a/ Nếu AB = CD thì HB = KD Þ HB2 = KD2 (2)
 Từ (1), (2) Þ OH2 = OK2 Þ OH = OK
b/ Nếu OH = OK thì OH2 = OK2 (3)
Từ (1) , (3) Þ HB2 = KD2 Þ HB = KD Þ AB = CD
a/ Định lý 1 (Sgk-105) 
?2 a/ AB > CD Þ HB > KD Þ HB2 > KD2 (4)
 Từ (1), (4) Þ OH2 < OK2 Þ OH < OK
b/ OH < OK Þ OH2 < OK2 (5)
Từ (1) , (5) Þ HB2 > KD2 Þ HB > KD Þ AB > CD
b/ Định lý 2 (Sgk-105) 
?3 a/ OE = OF nên BC = AC (Đlý 1b)
b/ OD > OE, OE = OF nên OD > OF
Þ AB < AC (Đlý 2b)
* Hoạt động 3. Luyện tập: ( phút)
 a) Mục đích: HS vận dụng được định lý đã học vào giải bài tập
b) Cách thức tổ chức.
c) Sản phẩm; d) Kết luận.
Qua bài học hôm nay, 
các em cần nắm chắc những kiến thức gì? 
+ Hai định lý về liên hệ giữa dây 
và khoảng cách từ tâm đến dây
GV nhận xét và nhắc lại bài và cho HS củng cố các bài tập 12 (Sgk-106)
Bài tập 12 (Sgk-106)
 4. Hướng dẫn về nhà, hoạt động nối tiếp:(1 phút)
a) Mục đích: HS làm tốt các bài tập ở nhà và chuẩn bị được nội dung bài mới tiếp theo.
b) Cách thức tổ chức:	
Học kĩ bài theo Sgk và vở ghi. Nắm chắc định lý và cách chứng minh định lý.
Làm các bài tập 13, 14, 15 (Sgk-106)
c) Sản phẩm:
d) Kết luận:
IV. Kiểm tra đánh giá:
+ Phát biểu hai định lý về liên hệ giữa dây và khoảng cách từ tâm đến dây ?
 + GV nhận xét và đánh giá tiết học.
V. Rút kinh nghiệm:
 An Trạch A, ngày tháng năm 2020
Nhận xét
Duyệt của Hiệu trưởng

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_hinh_hoc_khoi_9_tuan_12_nam_hoc_2020_2021.doc