Giáo án Hình học Lớp 9 - Tuần 29

Giáo án Hình học Lớp 9 - Tuần 29

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức:

 - Học sinh được củng cố kỹ năng vẽ hình (Các đường cong chắp nối), vận dụng công thức tính diện tích hình tròn, diện tích hình quạt tròn vào giải toán.

 - Học sinh được giới thiệu khái niệm hình viên phân, hình vành khăn và cách tính diện tích các hình đó.

2. Kỹ năng:

 - Có kỹ năng vận dụng công thức đã học vào giải các bài toán.

 - Rèn tư duy lô gíc chính xác cho học sinh.

 3. Thái độ:

 - Nghiêm túc, tích cực, chủ động, độc lập và hợp tác trong hoạt động nhóm

 - Say sưa, hứng thú trong học tập và tìm tòi nghiên cứu liên hệ thực tiễn

 4. Năng lực:

 - Năng lực giao tiếp và hợp tác; Năng lực tự chủ và tự học; Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.

 - Năng lực tính toán, suy luận.

II. Chuẩn bị:

GV: - Bảng phụ ghi các bài tập;

- Thước thẳng, eke, máy tính bỏ túi.

HS: - Ôn lại các công thức tính diện tích.

- Thước thẳng, eke, máy tính bỏ túi.

III. Tiến trình bài học:

1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG.

Mục tiêu: Tạo tình huống giúp học sinh củng cố kiến thức để vận dung làm bài tập

+ Chuyển giao:

 Viết công thức tính diện tích hình tròn, hình quạt tròn. Làm bài 78 -sgk/98

* Thực hiện: cho học sinh hoạt động cá nhân để trả lời câu hỏi.

* Báo cáo, thảo luận: giáo viên gọi 1 học sinh lên bảng trình bày, học sinh khác nhận xét bổ sung

* Nhận xét, đánh giá: Nhận xét biểu dương tinh thần tự giác, tích cực của học sinh

 G- nhận xét và cho điểm

2. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

 3. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP-VẬN DỤNG, TÌM TÒI, MỞ RỘNG

 

doc 15 trang maihoap55 3400
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hình học Lớp 9 - Tuần 29", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 29
Ngày soạn: 14/3 Ngày dạy: 
 Tiết 55 LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: 
 - Học sinh được củng cố kỹ năng vẽ hình (Các đường cong chắp nối), vận dụng công thức tính diện tích hình tròn, diện tích hình quạt tròn vào giải toán.
 - Học sinh được giới thiệu khái niệm hình viên phân, hình vành khăn và cách tính diện tích các hình đó.
2. Kỹ năng: 
 - Có kỹ năng vận dụng công thức đã học vào giải các bài toán.
 - Rèn tư duy lô gíc chính xác cho học sinh.
 3. Thái độ:
 - Nghiêm túc, tích cực, chủ động, độc lập và hợp tác trong hoạt động nhóm
 - Say sưa, hứng thú trong học tập và tìm tòi nghiên cứu liên hệ thực tiễn 
 4. Năng lực:
 - Năng lực giao tiếp và hợp tác; Năng lực tự chủ và tự học; Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo. 
 - Năng lực tính toán, suy luận.
II. Chuẩn bị:
GV: - Bảng phụ ghi các bài tập; 
- Thước thẳng, eke, máy tính bỏ túi.
HS: - Ôn lại các công thức tính diện tích.
- Thước thẳng, eke, máy tính bỏ túi. 
III. Tiến trình bài học:
1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG.
Mục tiêu: Tạo tình huống giúp học sinh củng cố kiến thức để vận dung làm bài tập
+ Chuyển giao: 
 Viết công thức tính diện tích hình tròn, hình quạt tròn. Làm bài 78 -sgk/98
* Thực hiện: cho học sinh hoạt động cá nhân để trả lời câu hỏi.
* Báo cáo, thảo luận: giáo viên gọi 1 học sinh lên bảng trình bày, học sinh khác nhận xét bổ sung
* Nhận xét, đánh giá: Nhận xét biểu dương tinh thần tự giác, tích cực của học sinh 
 G- nhận xét và cho điểm 
2. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
 3. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP-VẬN DỤNG, TÌM TÒI, MỞ RỘNG 
Hoạt động của thày và trò
Nội dung
* HĐ1. Bài 83 - sgk / 99
Mục tiêu: Rèn cách chia một hình cần tính diện tích thành tổng các hình cơ bản có thể tính được diện tích; củng cố công thức tính diện tích hình tròn. 
* Chuyển giao:
G: Đưa ra bài tập trên bảng phụ
- Nêu cách vẽ hình HOABINH
- tính diện tích hình HOABINH
Yêu cầu học sinh hoạt động nhóm giải bài tập 
* Thực hiện:
- HS hoạt động nhóm làm bài
- Giáo viên quan sát từng nhóm học sinh để phát hiện kịp thời khó khăn của học sinh để có biện pháp giúp đỡ đặc biệt là những học sinh yếu kém
+ Muốn chứng minh hình tròn đường kính NA có diện tích bằng diện tích hình HOABINH ta tính diện tích hai hình đó
* Báo cáo, thảo luận: 
- Giáo viên gọi 1 nhóm học sinh lên bảng trình bày, học sinh khác nhận xét bổ sung
* Nhận xét, đánh giá:
Nhận xét đánh giá bài làm của học sinh
* HĐ2. Bài 85 - sgk / 100
Mục tiêu: nắm được khái niệm và cách tính diện tích hình viên phân.
* Chuyển giao: 
G- đưa bảng phụ có ghi bài tập 85 - sgk / 100
G- vẽ hình lên bảng và giới thiệu khái niệm hình viên phân.
? Làm thế nào để tính được diện tích hình viên phân?
? Hãy tính điện tích hình viên phân AmB?
- Giáo viên cho học sinh hoạt động nhóm đôi giải bài tập 
* Thực hiện: HS hoạt động nhóm đôi giải bài tập 
- Giáo viên quan sát từng học sinh để phát hiện kịp thời khó khăn của học sinh để hỗ trợ.
* Báo cáo, thảo luận
- Các nhóm kiểm tra chéo bài nhau nhận xét
G- kiểm tra bài làm của một số nhóm 
G: Sửa hoàn thiện
- GV lưu ý những thiếu sót mà hs mắc phải
* Nhận xét, đánh giá
GV Nhận xét sự hỗ trợ nhau trong từng nhóm
* HĐ3. Bài 87 - sgk / 100
Mục tiêu: biết phân tích hình để tính diện tích các hình.
* Chuyển giao: 
G- đưa bảng phụ có ghi bài 87 sgk / 100
G- yêu cầu học sinh họat động nhóm để làm bài tập
* Thực hiện:
 HS hoạt động nhóm làm bài
 G- kiểm tra hoạt động của các nhóm
và hỗ trợ nếu cần
+ Tính diện tích tam giác đều DOB
+ Tính diện tích hình quạt tròn OBD
+ Tính diện tích hình viên phân BmD
+ Tính điện tích hai hình viên phân nằm ngoài tam giác
* Báo cáo, thảo luận: 
Đại diện các nhóm báo cáo kết quả
Hs khác nhận xét kết quả của nhóm bạn
G- nhận xét bổ sung
* Nhận xét, đánh giá:
GV Nhận xét sự hỗ trợ nhau trong từng nhóm, tuyên dương nhóm hoạt động tích cực.
Bài số 83 - sgk / 99
H
O
B
I
A
N
M
a/ Cách vẽ hình HOABINH
- Vẽ nửa đường tròn tâm M, đường kính HI = 10 cm
- Trên đường kính HI lấy HO = BI = 2cm 
- Vẽ hai nửa đường tròn đường kính HO và BI cùng phía với nửa đường tròn tâm M.
- Vẽ nửa đường tròn đường kính OB
khác phía với nửa đường tròn tâm M.
- Đường thẳng vuông góc với HI tại M cắt đường tròn (M) tại N và cắt nửa đường tròn đường kính OB tại A.
b/ Tính diện tích hình HOABINH
Diện tích hình HOABINH là:
+ - 12 
= + - = 16 (cm2)
c/ Ta có NA = NM + MA = 3 + 5 = 8 cm
Vậy bán kính đường tròn đường kính AN là 4 cm
Diện tích hình tròn đường kính AN là 
.42 = 16 (cm2)
Vậy hình tròn đường kính NA có diện tích bằng diện tích hình HOABINH
Bài 85 - sgk / 100
O
A
B
m
Hình viên phân là phần hình tròn giới hạn bởi một cung và một dây căng cung ấy.
Diện tích hình viên phân AmB là
Svp = Sq – S
Mà diện tích hình quạt tròn là:
Sq = = = 
 13,61 cm2
Diện tích tam giác đều AOB là
S = 11,23 cm2
Vậy diện tích hình viên phân là:
Svp = 13,61 – 11,23 = 2,38 (cm2)
Bài 87 sgk / 100
B
C
O
A
D
F
m
n
Nửa đường tròn (O) cắt AB, AC lần lượt tại D và E
Ta có BOD là tam giác đều 
(OB = OD và B = 600)
Bán kính đường tròn tâm O là
 R = cm
Diện tích hình quạt tròn OBD là:
S1 = 
Diện tích tam giác đều OBD là:
S2 = 
Diện tích hình viên phân BmD là:
S = S1 – S2 = 
 = 
Hai hình viên phân BmD và CnE có diện tích bằng nhau
Vậy diện tích của hai hình viên phân bên ngoài tam giác là:
2.S = 2. 
 = 
Hướng dẫn về nhà 
Học bài chuẩn bị các câu hỏi ôn tập chương
Học thuộc các định nghĩa, định lý trong phần “Tóm tắt các kiến thức cần nhớ” 
Tr 101- 103 sgk: 
Làm bài tập : 88 – 91 sgk tr 103 - 104
Rút kinh nghiệm: 
 ..
Ngày soạn: 14/3 Ngày dạy: 
Tiết 56 ÔN TẬP CHƯƠNG III (Tiết 1)
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: 
 Học sinh được ôn tập, hệ thống hoá các kiến thức cơ bản của chương về số đo cung, liên hệ giữa cung, dây và đường kính của đường tròn. Các loại góc với đường tròn, tứ giác nội tiếp, đường tròn ngọai tiếp, đường tròn nội tiếp đa giác đều, cách tính độ dài đường tròn, cung tròn và diện tích hình tròn, hình quạt tròn.
2. Kĩ năng: 
- Rèn kỹ năng vẽ các góc với đường tròn , tính toán số đo các góc dựa vào số đo cung tròn . 
- Rèn kỹ năng vẽ hình và chứng minh của học sinh. 	
- Rèn kỹ năng vận dụng công thức vào các bài toán thực tế.
3. Thái độ
 - HS có ý thức tự giác trong học tập.
 - Thái độ tích cực, chủ động hợp tác trong nhóm.
 - Thông qua tiết học, học sinh có ý thức say mê học tập và yêu thích môn học.
4. Năng lực: 
 - Năng lực giao tiếp và hợp tác; Năng lực tự chủ và tự học; Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo. 
 - Năng lực tính toán, suy luận.
 - Năng lực độc lập giải quyết bài bài toán thực tiễn. Quan sát, phân tích, liên hệ thực tiễn. 
II. CHUẨN BỊ:
- GV: Bảng phụ ghi các bài tập, phiếu học tập.
- HS : Ôn lại các kiến thức của chương theo các câu hỏi sgk.
III. TIẾN TRÌNH BÀI HỌC:
HĐ 1. KHỞI ĐỘNG.
* Mục tiêu: Tạo sự chú ý cho học sinh gây hứng thú học tập 
*Nội dung: Nêu tóm tắt các đề mục đã học được trong chương 3.
*Kỹ thuật tổ chức: HS thảo luận và viết vào bảng phụ theo bàn.
*Sản phẩm: GV chốt lại và nêu mục tiêu của các tiết Ôn tập chương 3 
HĐ 2. ÔN TẬP LÝ THUYẾT
* Mục tiêu 
- Củng cố và tập hợp lại các kiến thức đã học trong chương III.
- Khắc sâu các khái niệm về góc với đường tròn và các định lý, hệ quả liên hệ để áp dụng vào bài chứng minh. 
 Tiếp tục củng cố cho học sinh các khái niệm về đường tròn nội tiếp, đường tròn ngoại tiếp và công thức tính bán kính, độ dài đường tròn, cung tròn, diện tích hình tròn, diện tích hình quạt tròn.
- Rèn kỹ năng vẽ hình, áp dụng công thức tính toán.
*Nội dung: Nhắc lại định nghĩa ,định lí, dấu hiệu thông qua bài tập trắc nghiệm, điền khuyết ,đối thoại vấn đáp
*Kỹ thuật tổ chức: HS thảo luận và viết vào bảng phụ theo nhóm.
*Sản phẩm: Học sinh nhớ kiến thức hệ thống để vận dụng vào bài tập
Hoạt động của thày và trò
Nội dung
* HĐ1. Ôn tập về cung, liên hệ giữa cung, dây và đường kính.
? Nêu cách tính số đo cung tròn?
? Giữa cung và dây có những mối liên hệ như thế nào?
? Hãy viết biểu thức cộng cung khi E là điểm nằm trên cung AB?
G- đưa bảng phụ có ghi bài tập:
Cho đường tròn (O) đường kính AB, dây CD không đi qua tâm và cắt đường kính AB tại H.
Gọi học sinh lên bảng vẽ hình.
Dưới lớp vẽ hình vào vở.
G- nhận xét bổ sung cho hình vẽ của học sinh trên bảng.
? Phát biểu các định lý thể hiện mối liên hệ giữa ABCD; AC = AD và CH = HD
Học sinh phát biểu các định lý
G- Bổ sung hình vẽ dây EF // CD
? Hãy phát biểu định lí về hai cung chắn giữa hai dây song song?
* HĐ2. Ôn tập về góc với đường tròn.
G- đưa bảng phụ có ghi bài tập 89 tr 104 sgk:
G- yêu cầu học sinh lên bảng vẽ hình
? Thế nào là góc ở tâm ? Tính AOB
H- trả lời
? Thế nào là góc nội tiếp? Phát biểu định lý và các hệ quả của góc nội tiếp?
Học sinh phát biểu lần lượt.
? Tính ACB?
? Thế nào là góc tạo bởi tia tiếp tuyến và dây cung?
H- trả lời
? Phát biểu định lý về góc tạo bởi tia tiếp tuyến và dây cung? Tính góc ABt
? So sánh ACB và ABt. Phát biểu hệ quả áp dụng.
? Phát biểu định lý góc có đỉnh bên trong đường tròn?
H- trả lời
? Phát biểu định lý góc có đỉnh bên ngoài đường tròn?
H- trả lời
? Phát biểu quỹ tích cung chứa góc?
? Cho đoạn thẳng AB, quỹ tích cung chứa góc 900 vẽ trên đoạn thẳng AB là gì
H- trả lời
* HĐ3. Ôn tập về tứ giác nội tiếp.
? Thế nào là tứ giác nội tiếp một đường tròn.
? Muốn chứng minh một tứ giác nội tiếp ta có những cách nào?
H- trả lời
G- đưa bảng phụ có ghi bài tập: 
Hãy khoanh tròn vào những câu đúng trong những câu sau:
Tứ giác ABCD nội tiếp được một đường tròn nếu:
1- BAD + BCD = 1800
2- Bốn đỉnh A, B, C, D cùng cách đều một điểm I.
3- BAD = BCD
4- ABD = ACD
5- Góc ngoài tại đỉnh B bằng góc A.
6- Góc ngoài tại đỉnh B bằng góc D.
7- ABCD là hình thang cân.
8- ABCD là hình thang vuông
9- ABCD là hình chữ nhật
10- ABCD là hình thoi.
(1- Đúng, 2- đúng, 3- sai, 4- đúng, 5- sai, 6- đúng, 7- đúng, 8- sai, 9- đúng, 10 sai.)
* HĐ4. Ôn tập về đường tròn nội tiếp, đường tròn ngoại tiếp đa giác đều.
? Thế nào là đa giác đều?
? Thế nào là đường tròn ngoại tiếp đa giác, đường tròn nội tiếp đa giác?
? Phát biểu định lý về đường tròn nội tiếp, đường tròn ngoại tiếp đa giác đều.
? Nêu công thức tính độ dài đường tròn, độ dài cung tròn?
? Nêu công thức tính diện tích hình tròn, diện tích hình quạt tròn.
* HĐ5. Ôn tập về độ dài đường tròn, diện tích hình tròn.
G- đưa bảng phụ có ghi bài tập 91 tr 104 sgk:
G- yêu cầu học sinh họat động nhóm 
G- kiểm tra hoạt động của các nhóm
Đại diện các nhóm báo cáo kết quả
Học sinh nhóm khác nhận xét kết quả của bạn
G- nhận xét bổ sung
I- Ôn tập về cung, liên hệ giữa cung, dây và đường kính.
1- Số đo cung tròn.
Sđ cung nhỏ = sđ góc ở tâm chắn cung đó.
Sđ cung lớn = 3600 - Sđ cung nhỏ
2- Liên hệ giữa cung và dây
* Cung nhỏ AB = cung nhỏ CD 
 Dây AB = dây CD
* Cung nhỏ AB > cung nhỏ CD 
 Dây AB > dây CD
3- Điểm nằm trên cung tròn.
Cho E là điểm nằm trên cung AB thì 
Sđ AB = sđ AE + sđ EB
A
D
H
C
F
E
B
O
4- Liên hệ đường kính và dây.
ABCD
AC= AD
CH = HD
II/ Ôn tập về góc với đường tròn.
B
H
F
C
D
G
A
O
E
 t
- Góc ở tâm
- Góc nội tiếp
- Góc tạo bởi tia tiếp tuyến và dây cung.
- Góc có đỉnh bên trong đường tròn
- Góc có đỉnh bên ngoài đường tròn.
* Quỹ tích cung chứa góc 0 dựng trên AB:
 - Quỹ tích cung chứa góc 900 dựng trên AB:
M1
B
A
M2
O
O’
M1
M2
B
O
A
III - Ôn tập về tứ giác nội tiếp.
* Định nghĩa:
* Dấu hiệu nhận biết tứ giác nội tiếp:
- Tứ giác có tổng hai góc đối bằng 1800
- Tứ giác có 4 đỉnh cùng cách đều một điểm cho trước.
- Tứ giác có 2 đỉnh liên tiếp nhìn hai đỉnh còn lại dưới các góc bằng nhau.
- Tứ giác là một hình thang cân.
- Góc ngoài tại một đỉnh bằng góc trong của đỉnh đối diện với nó.
IV- Ôn tập về đường tròn nội tiếp, đường tròn ngoại tiếp đa giác đều.
V- Ôn tập về độ dài đường tròn, diện tích hình tròn.
Độ dài đường tròn (O; R): C = 2R
Độ dài cung tròn n0: l = 
Diện tích hình tròn: S = .R2
Diện tích hình quạt tròn cung n0:
 Sq = 
Bài số 91 sgk Tr 104
A
O
B
q
p
Ta có: 
a/ sđApB = 3600 – sđ AqB
= 3600 - 750
= 2850
b/ Độ dài cung AqB là:
lAqB = = = (cm)
Độ dài cung ApB là
l ApB= = = (cm)
c/ Diện tích hình quạt tròn OAqB là:
Sq = = = (cm2)
Hướng dẫn về nhà 
Học bài và làm bài tập: 92 - 99 - sgk / 104 - 105
Rút kinh nghiệm: 
 ..
 Ký duyệt của BGH
TUẦN 30
Ngày soạn: 21/3 Ngày dạy:
Tiết 57 : ÔN TẬP CHƯƠNG III (Tiết 2) 
I. Mục tiêu
1. Kiến thức 
- Vận dụng các kiến thức cơ bản vào việc giải bài tập tính toán các đại lượng liên quan đến đường tròn, hình tròn.
- Luyện kỹ năng làm các bài tập chứng minh hình.	 
2. Kĩ năng
- Rèn kỹ năng vẽ các góc với đường tròn , tính toán số đo các góc dựa vào số đo cung tròn . 
- Rèn kỹ năng vẽ hình và chứng minh của học sinh. 	
- Rèn kỹ năng vận dụng công thức vào các bài toán thực tế.
3. Thái độ 
- Học sinh có ý thức ôn tập và hệ thống hóa các kiến thức đã học.
- Trung thực, tự trọng; 
- Tự tin, tự chủ và có tinh thần vượt khó.
4. Năng lực 
Năng lực kiến thức và kĩ năng toán học;- Năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề; - Năng lực tư duy; - Năng lực giao tiếp; - Năng lực sử dụng các công cụ, phương tiện học toán. 
II. Chuẩn bị:
- GV: Bảng phụ ghi các bài tập; Phiếu học tập.
- HS : Thước thẳng, eke, máy tính bỏ túi.
III. Tiến trình lên lớp:
1. Hoạt động khởi động
Mục tiêu: Kiểm tra kiến thức đã học để vận dụng giải bài tập
* Chuyển giao nhiệm vụ: Giáo viên yêu cầu cá nhân học sinh trả lời câu hỏi 
- Thế nào là góc nội tiếp?
- Nêu tính chất và các hệ quả của góc nội tiếp?
* Thực hiện: cho học sinh hoạt động cá nhân để trả lời câu hỏi.
* Báo cáo, thảo luận:
- Giáo viên gọi học sinh lên bảng trình bày,
- Học sinh khác nhận xét bổ sung
* Nhận xét, đánh giá: 
 G- nhận xét và cho điểm
 G- biểu dương tinh thần tự giác, tích cực của học sinh 
 G- Khắc sâu lại nội dung trên. 
 2. Hoạt động hình thành kiến thức
3. Hoạt động luyện tập, vận dụng, tìm tòi, mở rộng
* Mục tiêu:
 Năng lực kiến thức và kĩ năng toán học;
 Năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề; 
 Năng lực tư duy; - Năng lực giao tiếp; 
 Năng lực sử dụng các công cụ, phương tiện học toán.
*Nội dung: Đưa ra bài tập áp dụng kiến thức cơ bản ở mức độ thông hiểu và vận dụng ở MĐT. MĐC
*Kỹ thuật tổ chức: Thuyết trình ,vấn đáp. Hoạt động nhóm
*Sản phẩm: GV chốt lại kiến thức đã sử dụng trong bài, tư duy hình học 
Hoạt động của thày và trò
Nội dung
* HĐ1. Dạng tính toán vẽ hình:
G- đưa bảng phụ có ghi bài tập 90 tr 104 sgk:(Có bổ sung câu d, e)
G- cho đoạn thẳng quy ước 1 cm trên bảng
a/ Vẽ hình vuông cạnh 4 cm. Vẽ đường tròn ngoại tiếp và đường tròn nội tiếp hình vuông.
b/ Tính bán kính R của đường tròn ngoại tiếp hình vuông.
c/ Tính bán kính r của đường tròn nội tiếp hình vuông.
d/ Tính diện tích miền bôi đen giới hạn bởi hình vuông và đường tròn (O,r)
e/ Tính diện tích hình viên phân BmC.
Gọi học sinh lên bảng vẽ hình
Học sinh khác nhận xét 
G- nhận xét bổ sung
Gọi 2 học sinh lên bảng: Một học sinh làm ý b, một học sinh làm ý c.
Học sinh khác nhận xét kết quả của bạn
G- nhận xét bổ sung
Gọi 2 học sinh lên bảng: Một học sinh làm ý d, một học sinh làm ý e.
Học sinh khác nhận xét kết quả của bạn
G- nhận xét bổ sung
* HĐ2. Dạng bài tập chứng minh tổng hợp.
G- đưa bảng phụ có ghi bài tập 95 tr 105 sgk:
Gọi một học sinh đọc đề bài
G- vẽ hình lên bảng theo từng câu hỏi
Dưới lớp học sinh vẽ hình vào vở.
G- phân tích theo sơ đồ đi lên:
 CD= CE
 CD = CE
 CAD = CBE
? Muốn chứng minh một tam giác cân ta có những cách nào?
H- trả lời
Gọi học sinh chứng minh
Một HS lên bảng chứng minh câu c
Học sinh khác nhận xét kết quả của bạn
G- nhận xét bổ sung
? Nêu dấu hiệu nhận biết tứ giác nội tiếp một đường tròn.
Gọi hai học sinh lên bảng mỗi học sinh chứng minh một tứ giác nội tiếp.
Học sinh khác nhận xét kết quả của bạn
G- nhận xét bổ sung
? Thế nào là tâm đường tròn nội tiếp một tam giác.
H- trả lời
? Để chứng minh H là tâm đường tròn nội tiếp tam giác DEF ta phải chứng minh điều gì?
H- trả lời
? Muốn chứng minh hai góc bằng nhau trong đường tròn ta thường dùng cách nào?
H- trả lời
Gọi một học sinh chứng minh.
* HĐ3. Dạng bài tập về quỹ tích
G- đưa bảng phụ có ghi bài tập 98 tr 105 sgk:
G- vẽ hình lên bảng và yêu cầu học sinh vẽ hình vào trong vở.
? Trên hình có những điểm nào cố định, điểm nào di động.
H- trả lời
? Điểm M có tính chất gì không đổi.
H- trả lời
?Dự đoán dạng của quỹ tích?
H- trả lời
? Muốn M di động tên đường tròn thì M phải thoả mãn điều kiện gì?
H- trả lời
? Trong trường hợp này M có tính chất gì?
H- trả lời
? M di chuyển trên đường nào?
G- ghi lại phần thuận
G- hướng dẫn học sinh lập luận phần đảo
Lấy M’ bất kỳ thuộc đường tròn đường kính AO, Nối OM’kéo dài cắt (O) tại B’.Ta cần chứng minh M’thoả mãn tính chất nào?
Gọi học sinh chứng minh
? Kết luận quỹ tích.
* Dạng tính toán vẽ hình:
Bài 90 sgk / 104
a/ Hình1 cm
A
O
B
4 cm
D
C
m
b/ Có a = R
 4 = R
R = = 2 (cm)
c/ Có 2r = AB = 4 cm
r = 2 cm
d/ Diện tích hình vuông là:
S1 = a2 = 42 = 16 (cm2)
Diện tích hình tròn (O, r) là:
S2 = .r2 = 4(cm2)
Diện tích miền màu đen là:
S= S1 – S2 = 16 – 4 3,44 (cm2)
e/ Diện tích quạt tròn OBC là 
Sq = = 2 (cm2)
Diện tích tam giác OBC là:
S’ = = 4 (cm2)
Diện tích hình viên phân BmC là:
 2 - 4 2,28 (cm2)
* Dạng bài tập chứng minh tổng hợp.
A
E
C
D
B
F
B’
C’
H
A’
O
Bài 95 sgk / 105
a/Ta có AD BC tại A’
A’AC + ACB = 900
Ta lại có BE AC tại B’
B’BC + ACB = 900
 A’AC = B’BC
Mà hai góc này là hai góc nội tiếp chắn các cung CD và CE
 CD = CE
b/ Ta có CD = CE 
 DBC = CBE ( Hệ quả góc nội tiếp)
 BHD cân vì có BA’ vừa là đường cao vừa là phân giác.
c/ Ta có BHD cân 
mà BA’ là đường cao
BA’ đồng thời là đường trung trực của HD
 CD = CH
d/ Xét tứ giác A’HB’C có 
CA’H = 900; HB’C = 900
CA’H +HB’C = 1800
Mà hai góc này ở vị trí đối diện trong tứ giác A’HB’C
 A’HB’C là tứ giác nội tiếp được một đường tròn.
Xét tứ giác BC’B’C có 
BC’C = BB’C = 900
Mà C’, B’ thuộc cùng một nửa mặt phảng bờ BC
BC’B’C là tứ giác nội tiếp được một đường tròn.
e/ Ta có 
 CD = CE 
 DFC = CFE ( Hệ quả góc nội tiếp)
Chứng minh tương tự như trên ta có 
 AE = AF 
 ADE = ADF ( Hệ quả góc nội tiếp)
Vậy H là giao điểm hai đường phân giác trong của tam giác DEF
H là tâm đường tròn nội tiếp DEF
* Dạng bài tập về quỹ tích
Bài 98 sgk /105 
A
O
B
B’
M
M’
Phần thuận:
Ta có MA = MB (gt)
OM AB ( định lý đường kính và dây)
 AMO = 900 không đổi
Mặt khác AO cố định
Điểm M luôn nhìn đoạn thẳng AO cố định dưới một góc 900 không đổi nên M thuộc đường tròn đường kính AO
Phần đảo:
Lấy M’ bất kỳ thuộc đường tròn đường kính AO, Nối OM’kéo dài cắt (O) tại B’.Ta cần chứng minh M’ là trung điểm của AB’
Thật vậy : vì AM’O =900
(góc nội tiếp chắn nửa đường tròn)
 OM’AB’
 M’A = M’B (định lý đường kính và dây)
Hay M’ là trung điểm của AB.
Kết luận: Quỹ tích các trung điểm M của dây AB khi B di động trên (O) là đường tròn đường kính AO
Hướng dẫn về nhà: 
Ôn tập chuẩn bị kiểm tra 1 tiết
Rút kinh nghiệm: 
 ..
Ngày soạn: 21/3 Ngày dạy: 
 Tiết 58 KIỂM TRA CHƯƠNG III 
I. Mục tiêu:
	Về kiến thức: Các kiến thức cơ bản của chương về số đo cung, liên hệ giữa cung, dây và đường kính của đường tròn. Các loại góc với đường tròn, tứ giác nội tiếp, đường tròn ngoại tiếp, đường tròn nội tiếp đa giác đều, cách tính độ dài đường tròn, cung tròn và diện tích hình tròn, hình quạt tròn.
Về kỹ năng: Kiểm tra kỹ năng vẽ hình và trình bày lời giải của học sinh trong chứng minh hình
Về thái độ: Rèn tính tự giác, trung thực, độc lập suy nghĩ 
II. Chuẩn bị:
GV: Nghiên cứu sgk + tài liệu ra đề
HS: Ôn lại các kiến thức cơ bản của chương
III. Tiến trình lên lớp:
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra: 	
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA CHƯƠNG III 
 Cấp
 độ 
Chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Cộng
Cấp độ thấp
Cấp độ cao
TNKQ
TL
TNKQ
TL
TNKQ
TL
TNKQ
TL
Các loại góc của đường tròn, liên hệ giữa cung và dây 
Nhận biết được góc với đường tròn
Vận dụng được quan hệ giữa góc với đường tròn
Số câu
Số điểm 
Tỉ lệ %
1
0,5đ
5%
1
1đ
10%
2
1.5đ
15%
 Tứ giác nội tiếp. Đường tròn ngoại tiêp. Đường tròn nội tiếp đa giác đều.
Nhận biết được góc của tứ giác nội tiếp.
Hiểu được cách vận dụng định lí về tứ giác nội tiếp 
Vận dụng dấu hiệu nhận biết chứng minh tứ giác nội tiếp 
Số câu
Số điểm 
Tỉ lệ %
1
0,5đ
5%
1
2đ
20%
1
2đ
20%
3
4.5đ
45%
Độ dài đường tròn, cung tròn . Diện tích hình tròn, hình quạt tròn.
Nhận biết được các công thức tính 
Tính được độ dài đường tròn.
Số câu
Số điểm 
Tỉ lệ %
4
2đ
20%
1
2đ
20%
5
4đ
40%
Tổng số câu
Tổng số điểm
Tỉ lệ %
6
3đ
30%
1
2đ
20%
2
4đ
40%
1
1.0
10%
10
10
100%
ĐỀ KIỂM TRA
I. TRẮC NGHIỆM: (3điểm) Chọn chữ cái đứng trước câu trả lời đúng và ghi vào bài làm:
Câu 1. Góc nội tiếp chắn cung 1200 có số đo là :
 A. 1200	 B. 900	 C. 300	D. 600 
Câu 2. Độ dài đường tròn tâm O; bán kính R được tính bởi công thức.
 A. pR2	 B. 2 pR	 C. 	D. 2 p2R
Câu 3. Độ dài cung tròn , tâm O, bán kính R :
 A. 	 B. 	 C. 	 D. 
Câu 4. Diện tích hình tròn tâm O, bán kính R là :
 A. pR2	 B. p2R	 C. 	 D. 
Câu 5. Diện tích của hình quạt tròn cung 1200 của hình tròn có bán kính 3cm là:
 A . (cm2 ) B . 2(cm2 ) C . 3(cm2 ) 	D . 4(cm2 )
Câu 6. Tứ giác ABCD nội tiếp đường tròn có DAB= 1200. Vậy số đo góc BCD là:
 A. 1200	 B. 600	 C. 900	D. 1800
II. TỰ LUẬN : (7 điểm ) 
Cho tam giác ABC nhọn, nội tiếp đường tròn (O; 3cm). Vẽ hai đường cao BE và CF cắt nhau tại H( E AC, F AB).
	a) Chứng minh tứ giác AEHF nội tiếp;
	b) Chứng minh tứ giác BFEC nội tiếp;
	c) Tính độ dài cung nhỏ AC;
	d) Chứng minh đường thẳng OA vuông góc với EF.
ĐÁP ÁN + BIỂU CHẤM
I Trắc nghiệm: (3 điểm) Mỗi câu đúng 0,5 điểm
Câu
1
2
3
4
5
6
Đáp án
D
B
C
A
C
B
II. Tự luận ( 7 điểm)
Câu
Nội dung trình bày
Điểm
a
(2,5 đ)
Chứng minh tứ giác AEHF nội tiếp
Xét tứ giác AEHF có :
 AFH = 900	(gt)
 AEH = 900	(gt) 
Do đó AFH + AEH	= 900+ 900= 1800	 	 
Vậy tứ giác AEHF nội tiếp được đường tròn 	(tổng 2 góc đối diện bằng 1800)	 
Hình 0,5đ
0,5đ
0,5đ
0,5đ
0,5đ
b
(2đ)
Ta có: BFC = BEC = 900 (gt)	
Hai đỉnh E, F kề nhau cùng nhìn đoạn BC dưới 1 góc vuông 
Vậy tứ giác BFEC nội tiếp 	
1đ
0,5đ
0,5đ
c
(1,5 đ)
Tính độ dài cung nhỏ AC
Ta có : sđ AC = 2 ABC = 2 . 600 = 1200 ( t/c góc nội tiếp)
Vậy 
0,5đ
1 đ
d
(1đ)
Qua A vẽ tiếp tuyến xy với (O) xy OA (1)( t/c tiếp tuyến )
Ta có: yAC = ABC ( cùng chắn cung AC )
Ta lại có : ABC = AEF ( vì cùng bù với FEC)
Do đó : yAC = AEF mà 2 góc này là hai góc ở vị trí so le trong của 2 đường thẳng xy và EF nên EF//xy (2)
 Từ (1) và (2) suy ra OA EF
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
Củng cố:
Nhận xét ý thức làm bài của hs trong giờ kiểm tra
Hướng dẫn về nhà:
Xem trước bài hình trụ, diện tích xung quanh và thể tích hình trụ 
 Rút kinh nghiệm: 
 ..
 Ký duyệt của BGH

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_hinh_hoc_lop_9_tuan_29.doc