Giáo án Hình học Lớp 9 - Tuần 6+7

Giáo án Hình học Lớp 9 - Tuần 6+7

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức:

- Học sinh vận dụng được các hệ thức trong việc giải tam giác vuông.

- Học sinh được thực hành nhiều về áp dụng các hệ thức, tra bảng hoặc sử dụng máy tính bỏ túi, cách làm tròn số.

- Biết vận dụng các hệ thức và thấy được ứng dụng của các tỷ số lượng giác góc nhọn để giải quyết các bài toán thực tế.

2. Kỹ năng:

 - Tính được độ dài của các cạnh, các góc trong một tam giác bất kì khi biết các yếu tố cho trước.

- HS vận dụng các hệ thức trên để giải toán và giải quyết một số bài toán thực tế

3. Thái độ:

- Trung thực, hợp tác trong hoạt động nhóm, tính cẩn thận trong trình bày.

- Rèn luyện phát triển tư duy hình học.

4. Năng lực:

- Năng lực giao tiếp; Năng lực hợp tác; Năng lực tự học

- Năng lực tính toán; Năng lực suy luận.

II. Chuẩn bị:

- GV: Soạn bài + các bài tập

- HS: học bài, làm bài tập

III. Tiến trình bài học:

HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG( 5 phút)

Mục tiêu: Tiếp cận nội dung học tập, phát triển năng lực suy luận.

* Chuyển giao nhiệm vụ: Giáo viên treo bảng phụ có ghi đề bài:

 - Phát biểu định lí về các hệ thức về cạnh và góc trong tam giác vuông. Vẽ hình và viết các hệ thức minh họa.

* Thực hiện: HS hoạt động cá nhân

* Báo cáo, thảo luận

- Trả lời yêu cầu thực hiện.

- 1 học sinh trình bày trên bảng.

* Nhận xét, đánh giá

- Các học sinh khác bổ sung, nhận xét.

- GV kết luận

 

doc 11 trang maihoap55 6050
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hình học Lớp 9 - Tuần 6+7", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 6
Ngày soạn: Ngày dạy: 
 Tiết 11 + 12 LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: 
- Học sinh vận dụng được các hệ thức trong việc giải tam giác vuông.
- Học sinh được thực hành nhiều về áp dụng các hệ thức, tra bảng hoặc sử dụng máy tính bỏ túi, cách làm tròn số.
- Biết vận dụng các hệ thức và thấy được ứng dụng của các tỷ số lượng giác góc nhọn để giải quyết các bài toán thực tế.
2. Kỹ năng:
 - Tính được độ dài của các cạnh, các góc trong một tam giác bất kì khi biết các yếu tố cho trước.
- HS vận dụng các hệ thức trên để giải toán và giải quyết một số bài toán thực tế 
3. Thái độ:
- Trung thực, hợp tác trong hoạt động nhóm, tính cẩn thận trong trình bày.
- Rèn luyện phát triển tư duy hình học.
4. Năng lực:
- Năng lực giao tiếp; Năng lực hợp tác; Năng lực tự học
- Năng lực tính toán; Năng lực suy luận.
II. Chuẩn bị:
- GV: Soạn bài + các bài tập
- HS: học bài, làm bài tập
III. Tiến trình bài học:
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG( 5 phút)
Mục tiêu: Tiếp cận nội dung học tập, phát triển năng lực suy luận.
* Chuyển giao nhiệm vụ: Giáo viên treo bảng phụ có ghi đề bài:
 - Phát biểu định lí về các hệ thức về cạnh và góc trong tam giác vuông. Vẽ hình và viết các hệ thức minh họa.
* Thực hiện: HS hoạt động cá nhân 
* Báo cáo, thảo luận
- Trả lời yêu cầu thực hiện.
- 1 học sinh trình bày trên bảng.
* Nhận xét, đánh giá
- Các học sinh khác bổ sung, nhận xét.
- GV kết luận 
HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP ( 40 phút)
Hoạt động của thày và trò
Nội dung
* Hoạt động 1: Giải tam giác vuông
Mục tiêu: Học sinh vận dụng hệ thức liên hệ giữa canh và góc trong tam giác vuông và máy tính bỏ túi để giải tam giác vuông
* Chuyển giao nhiệm vụ: Giáo viên cho học sinh hoạt động cá nhân giải bài tập 26; 27 sgk/88
* Thực hiện: HS hoạt động cá nhân giải bài tập 26; 27 trong sách giáo khoa 
Giáo viên quan sát từng học sinh để phát hiện kịp thời khó khăn của học sinh để hỗ trợ.
* Báo cáo, thảo luận
Học sinh lên bảng trình bày lời giải bài 26, 27 ( 4 hs , mỗi hs một ý)
Cho học sinh khác nhận xét và sửa chữa sai sót 
GV lưu ý những thiếu sót mà hs mắc phải
(cho học sinh nhận biết góc đối và góc kề với cạnh đang phải đi tìm)
* Nhận xét, đánh giá
GV Nhận xét biểu dương những học sinh làm bài tốt, trình bày khoa học. Động viên những học sinh còn lúng túng khi giải toán 
 *Hoạt động 2: Tìm số đo góc nhọn trong tam giác vuông
Mục tiêu: Học sinh vận dụng hệ thức liên hệ giữa cạnh và góc trong tam giác vuông và máy tính bỏ túi để tìm số đo góc nhọn
* Chuyển giao nhiệm vụ: Giáo viên cho học sinh hoạt động nhóm cặp đôi giải bài tập 28; 29 sgk/89
* Thực hiện: HS hoạt động nhóm cặp đôi giải bài tập 28; 29 trong sách giáo khoa 
Giáo viên quan sát từng nhóm học sinh để phát hiện kịp thời khó khăn của học sinh để hỗ trợ.
* Báo cáo, thảo luận
 Các nhóm kiểm tra chéo bài nhau nhận xét
GV lưu ý những thiếu sót mà hs mắc phải
(cho học sinh nhận biết góc đối và góc kề với cạnh đang phải đi tìm)
* Nhận xét, đánh giá
GV Nhận xét biểu dương những nhóm học sinh làm bài tốt, trình bày khoa học. Động viên những học sinh còn lúng túng khi giải toán 
* Hoạt động 3: Tính độ dài đoạn thẳng
Mục tiêu: Học sinh vận dụng hệ thức liên hệ giữa canh và góc trong tam giác vuông và máy tính bỏ túi để tính độ dài đoạn thẳng
* Chuyển giao nhiệm vụ: Giáo viên cho học sinh hoạt động nhóm giải bài tập 30; 31 sgk/89
* Thực hiện: HS hoạt động cá nhân giải bài tập 30; 31 trong sách giáo khoa 
- Giáo viên quan sát từng nhóm học sinh để phát hiện kịp thời khó khăn của học sinh để hỗ trợ.
- Giáo viên cho học sinh tìm hiểu cách tạo ra tam giác vuông bằng cách kẻ AH vuông góc với CD. Tìm AH rồi tính số đo góc ADC
* Báo cáo, thảo luận
 Các nhóm kiểm tra chéo bài nhau nhận xét
GV lưu ý những thiếu sót mà hs mắc phải
(cho học sinh nhận biết góc đối và góc kề với cạnh đang phải đi tìm)
* Nhận xét, đánh giá
GV Nhận xét sự hỗ trợ nhau trong từng nhóm, tuyên dương nhóm hoạt động tích cực.
Bài 26
Chiều cao của tháp : 
86. tan 340 = 86 . 0,6744 58 m
 Bài 27
a) B = 600.
AB = c = b tanC 
 = 10 tan300 5,774 (cm).
BC = a = 
 11,547 (cm).
b) C = 450.
AC = AB = 10 (cm).
BC = a 11,142 (cm).
c) B = 350.
AC = 11,472 (cm).
AB = 16,383 (cm).
d) tanB = Þ B 410.
C = 900 - B = 490.
BC = 27,437 (cm).
Bài 28 (sgk /89):
 A
 0
 C
 B
 Góc mà tia sáng mặt trời tạo với mặt đất là 
Ta có:
tana = 1,75. 
=60015’ 
Bài 29 (sgk /89): 
 B
 C
 A
250 m
 320 m 
Ta có cos = 
cos 0,78125 38037’
Bài 30 sgk/ 89:
A
N
C
K
B
380
300
11 cm
a/ Kẻ BK vuông góc với BC
Xét tam giác vuông BCK ta có 
 C =300 
 KBC = 600
BK = BC . sinC 
= 11 . sin300 = 5,5 (cm)
Ta có KBA = KBC – ABC 
	KBA = 600 – 380 = 220 
 Trong tam giác vuông BKA ta có
 AB = 
 5,932 (cm) 
 AN = AB .sin380 
 5,932 . sin380
 3,652 (cm)
b/Trong tam giác vuông ANC có 
AC = 7,304 (cm)
Bài 31 sgk /89:
B
A
D
9,6
H
 C
540
8
740
a/ Tính AB
ta có ABC vuông tại B nên 
AB = AC.sinC = 8 .sin540 
 6,472 (cm)
b/ Tính góc ADC
Từ A kẻ AH vuông góc với CD
ta có ACH vuông tại H nên 
AH = AC.sinC = 8 .sin740 7,690 (cm)
Xét AHD vuông tại D có 
sinD = 0,8010
D 53013’ 530
HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG ( 37 phút)
Mục tiêu: 
 - Thuộc và ứng dụng thành thạo các hệ thức về cạnh và góc trong tam giác vuông. Biết tính toán và vận dụng các hệ thức để giải quyết các bài tập liên quan trong chương trình.
 - Biết áp dụng trong thực tế ở một số tình huống.
Hoạt động của thày và trò
Nội dung
Hoạt động 1: Giải bài 57 SBT/ 97: 
* Chuyển giao nhiệm vụ:
GV đưa bảng phụ có ghi bài tập 57 SBT tr89
G- yêu cầu học sinh hoạt động cá nhân làm bài
* Thực hiện: HS hoạt động cá nhân 
G- kiểm tra hoạt động của các cá nhân và hỗ trợ nếu cần
* Báo cáo, thảo luận:
Một hs lên bảng trình bày
HS khác nhận xét bài làm của bạn
G- nhận xét 
* Nhận xét, đánh giá
GV nhận xét biểu dương những học sinh làm bài tốt, trình bày khoa học. Động viên những học sinh còn lúng túng khi giải toán 
Hoạt động 2: Giải bài 60 SBT/ 97: 
* Chuyển giao nhiệm vụ:
GV đưa bảng phụ có ghi bài tập 57 SBT tr 89
G- yêu cầu học sinh hoạt động nhóm làm bài
* Thực hiện: HS hoạt động nhóm làm bài 
G- kiểm tra hoạt động của các nhóm và hỗ trợ nếu cần
G- hướng dẫn học sinh
Hãy tạo ra một tam giác vuông trong đó biết ít nhất hai cạnh hoặc biết một cạnh và độ lớn một góc
* Báo cáo, thảo luận:
Các nhóm kiểm tra chéo bài nhau nhận xét
GV lưu ý những thiếu sót mà hs mắc phải
G- nhận xét 
* Nhận xét, đánh giá
GV Nhận xét sự hỗ trợ nhau trong từng nhóm, tuyên dương nhóm hoạt động tích cực.
Hoạt động 3: Giải bài 63 SBT/ 98: 
* Chuyển giao nhiệm vụ: Giáo viên cho học sinh hoạt động nhóm cặp đôi giải bài tập 63 SBT/ 98 
* Thực hiện: HS hoạt động nhóm đôi giải bài tập 
Giáo viên quan sát từng nhóm học sinh để phát hiện kịp thời khó khăn của học sinh để hỗ trợ.
? Nêu công thức tính diện tích tam giác ABC?
? Muốn tính diện tích tam giác ABC cần biết thêm độ dài nào ?
* Báo cáo, thảo luận
 Đại diện một nhóm trình bày
GV lưu ý những thiếu sót mà hs mắc phải
* Nhận xét, đánh giá
GV Nhận xét biểu dương những nhóm học sinh làm bài tốt, trình bày khoa học. Động viên những học sinh còn lúng túng khi giải toán 
Hoạt động 4: Giải bài 32 SGK/ 89: 
* Chuyển giao nhiệm vụ:
GV đưa bảng phụ có ghi bài tập 32 SBT tr89
G- yêu cầu học sinh hoạt động cá nhân làm bài
* Thực hiện: HS hoạt động cá nhân 
G- kiểm tra hoạt động của các cá nhân và hỗ trợ nếu cần:
+ Ta có thể mô tả khúc sông và đường đi của chiếc thuyền như hình bên trong đó:
+ BC là chiều rộng của khúc sông
+ CA là đoạn đường đi của thuyền 
+ ACx là góc tạo bởi đường đi của thuyền và bờ sông
+ Tính BC
* Báo cáo, thảo luận:
Một hs lên bảng trình bày
HS khác nhận xét bài làm của bạn
G- nhận xét 
* Nhận xét, đánh giá
- Nhận xét tinh thần tự giác, tích cực của học sinh.
- GV biểu dương những học sinh làm bài tốt, trình bày khoa học. Động viên những học sinh còn lúng túng khi giải toán 
Hoạt động 5: Giải bài 56 SBT/ 97: 
* Chuyển giao nhiệm vụ:
G đưa bảng phụ có ghi bài tập 56 SBT tr97 và yêu cầu học sinh hoạt động cá nhân làm bài
* Thực hiện: HS hoạt động cá nhân ở nhà
GV gợi ý:
? Để tính khoảng cách từ chân đèn đến đảo ta cần dựa vào tam giác vuông nào?
? Nêu các yếu tố đã biết trong tam giác vuông đó 
Bài 57 SBT/ 97: 
A
N
C
B
380
300
11 cm
a/ Xét tam giác vuông ABN có B = 380 
 AN = AB .sin380 = 11. sin380
 6,772 (cm)
 b/ Trong tam giác vuông ANC có 
 AN = AC . sinC
 AC = 13,544 (cm)
P
T
1500
R
Q
8
5
180
S
Bài 60 SBT / 98: 
a/ Kẻ QS vuông góc với PR 
Trong tam giác QTS vuông tại S có
 QTS = 300 
 QS = QT . sin T 
 = 8 . sin 300 = 4
Ta lại có ST = QT . cos T
 = 8 . cos 300 » 6,928 (cm)
Mặt khác trong tam giác vuông SQP có 
 P = 180
	PS = QS . cotP
 = QS . cot 180 » 12,311(cm)
Do đó PT = PS – ST
 = 12,311 – 6,928 = 5,383 (cm)
b/ SPQR = . QS . PR » . 4 . 10,383
 » 20,766 ( cm2)
B
K
C
12
A
H
 600
400
Bài 63 SBT / 98: 
a/ Trong tam giác vuông BHC có 
CH = BC. sin 600 
 = 12. sin 600 
 » 10,392 (cm)
Ta lại có A = 1800 - 600 – 400 = 800
Trong tam giác vuông AHC 
Có HC = AC . sin 800 
AC = » » 10,552 (cm)
b/ Trong tam giác vuông AKC
 AK = AC . sin C 
 = AC . sin 400
 » 10,552 . 6,43 
 » 6,783 (cm)
Diện tích tam giác ABC là 
SABC =. AK . BC» . 6,783 . 12
 » 40,698 (cm2)
Bài số 32 sgk /89: 
C
A
700
 B
	x
Ta có thể mô tả khúc sông và đường đi của chiếc thuyền như hình bên trong đó:
BC là chiều rộng của khúc sông
CA là đoạn đường đi của thuyền 
ACx là góc tạo bởi đường đi của thuyền và bờ sông
Theo giả thiết thuyền qua sông mất 5 phút vơi vận tốc 2 km/h(» 33m/phút) do đó 
AC » 33 . 5 » 165 m
Trong tam giác vuông ABC có 
ÐBAC = 700 , AC = 165 m 
nên BC = AC . sinA
 » 165 . sin 700 » 155(m)
Bài 56 SBT/ 97: 
C
A
300
 B
 x
Ta có thể mô tả ngọn đèn và hòn đảo như hình bên
AB là chiều cao ngọn đèn
ÐCAx là góc nhìn từ đỉnh ngọn đèn đến hòn đảo với đường nằm ngang chân đèn
BC là khoảng cách từ chân đèn đến đảo
Áp dụng hệ thức giữa cạnh và góc trong tam giác vuông ABC vuông tại B và ÐACB = 300 ta có 
BC = AB . cot300 = 38. » 65,818 (m)
HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI, MỞ RỘNG ( 8 phút)
Mục tiêu: 
- Biết tính toán và vận dụng các hệ thức để giải quyết các bài tập cụ thể
- Biết áp dụng trong thực tế ở một số tình huống.
* Chuyển giao nhiệm vụ:
 - Làm bài tập: 56; 70; 71- SBT / 100 và các bài sau: 
 Bài 1: Cho Dcân ABC (AB=AC=17cm; BH=16cm). Tính đường cao AH, góc A, góc B của tam giác
Hướng dẫn: Có D ABC cân tại A và AH ^ BC HB = BC = 8	
 D AHB vuông góc tại H AH = 
 Bài 2: Trên sân thượng của một tòa nhà cao 25m, một người nhìn thấy một chiếc ô tô đang đỗ dưới một góc = 400 ( so với phương nằm ngang). Hỏi xe đỗ cách nhà bao mét.( làm tròn đến 2 chữ số thập phân)?
 Bài 3: (BT nâng cao)
Tỉ số giữa đường cao và đường trung tuyến ứng với cạnh huyền của 1tam giác vuông là 40:41. Tính tỉ số 2 cạnh góc vuông
- Tiết sau thực hành ngoài trời 2 tiết (Mỗi tổ cần có 1 giác kế , 1 ê ke đặc, thước cuộn, máy tính bỏ túi).
* Rút kinh nghiệm bài học:
 Ký duyệt của BGH
TUẦN 7
Ngày soạn: Ngày dạy: 
Tiết 13 -14 ĐO CHIỀU CAO, KHOẢNG CÁCH
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
	Học sinh biết cách xác định chiều cao của một vật thể mà không cần lên điểm cao nhất của nó 
Học sinh biết xác định khoảng cách giữa hai điểm bất kỳ, trong đó có một điểm khó tới được 
2. Kỹ năng:
- Học sinh được rèn kỹ năng đo đạc thực tế, rèn ý thức làm việc tập thể
- HS vận dụng các hệ thức về cạng và góc trong tam giác vuông để giải quyết một số tình huống thực tế 
- Rèn kĩ năng tính toán
3. Thái độ:
- Trung thực, hợp tác trong hoạt động nhóm, tính cẩn thận trong trình bày.
- Rèn luyện phát triển tư duy hình học.
4. Năng lực:
- Năng lực giao tiếp; Năng lực hợp tác; Năng lực tự làm việc
- Năng lực tính toán; Năng lực suy luận.
5. Sản phẩm:
 Kết quả đo đạc/ tính toán.
II. Chuẩn bị:
- Giác kế, ê ke đạc (4 bộ)
	- Thước cuộn, mà tính bỏ túi, giấy bút,.. 
III. Tiến trình bài học:
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:
 G - kiểm tra việc chuẩn bị của học sinh
3. Bài mới:
Hoạt động của thày và trò
Nội dung
G- hướng dẫn học sinh (tiến hành trong lớp)
G đưa bảng phụ có ghi hình 34 sgk / 90
? Hãy xác định chiều cao của tháp mà không lên đỉnh của tháp 
G- giới thiệu 
? Theo em qua hình vẽ trên những yếu tố nào ta có thể xác định trực tiếp được?
 ? Bằng cách nào để xác định?
H- Ta có thể xác định trực tiếp góc AOB bằng giác kế, xác định trực tiếp đoạn OC, OD bằng đo đạc
? Để tính độ dài AD ta tiến hành như thế nào 
H- Đặt giác kế thẳng đứng cách chân tháp một khoảng bằng a (CD = a)
- Đo chiều cao của giác kế
( Giả sử OC = b)
- Đọc trên giác kế số đo góc AOB = 
- Ta có AB = OB .tan 
và AD = AB + BD 
 = a .tan + b
? Tại sao ta có thể coi AD là chiều cao của tháp
G đưa bảng phụ có hình 35 sgk tr 91
? Xác định chiều rộng của một khúc sông mà việc đo đạc chỉ tiến hành được trên một bờ sông
G- Ta coi hai bờ sông song song với nhau. 
G- hướng dẫn học sinh:
+ Chọn một điểm B trên bờ phía bên kia làm mốc ( thường lấy một cây làm mốc)
Lấy điểm A bên này sông sao cho AB vuông góc với các bờ sông
+ Dùng êke đạc kẻ một đường thẳng Ax sao cho Ax vuông góc với AB
+ Lấy C Ax. Đo đoạn AC 
 (giả sử AC = a)
+ Dùng giác kế đo góc ACB 
 (giả sử ACB = )
Học sinh ghi vào vở
? Làm thế nào để tính chiều rộng khúc sông
H – trả lời
1. Xác định chiều cao.
O
A
B
D
C
a
b
- Độ dài AD là chiều cao của một tháp mà khó đo trực tiếp được 
- Độ dài AC là chiều cao của giác kế 
- CD là khoảng cách từ chân tháp tới nơi đặt giác kế (CD = a)
- Đo chiều cao của giác kế
( Giả sử OC = b)
- Đọc trên giác kế số đo của góc AOB 
- Ta có AB = OB .tan 
và AD = AB + BD 
 = a .tan + b
2. Xác định khoảng cách
 B
 C
 A
~ ~ ~ ~ ~ ~ ~ ~ ~ ~ ~ ~ ~ ~ ~ ~ ~ ~ ~ ~ ~ ~ ~ ~ ~ ~ ~ ~ ~ ~ ~ ~
x
- Chọn một điểm B trên bờ phía bên kia làm mốc ( thường lấy một cây làm mốc)
Lấy điểm A bên này sông sao cho AB vuông góc với các bờ sông
- Dùng êke đạc kẻ một đường thẳng Ax sao cho Ax vuông góc với AB
Lấy C Ax
Đo đoạn AC (giả sử AC = a)
- Dùng giác kế đo góc ACB 
(giả sử ACB = )
- Tính AB:
Ta có ABC vuông tại A, AC = a; 
 ACB = 
AB = a tan 
G- yêu cầu các tổ trưởng báo cáo việc chuẩn bị thực hành về dụng cụ và phân công nhiệm vụ
G- Kiểm tra cụ thể
G- Giao mẫu báo cáo thực hành cho các tổ
BÁO CÁO THỰC HÀNH
 ĐO CHIỀU CAO, KHOẢNG CÁCH
Tổ ..... Lớp .....
1-Xác định chiều cao:
Hình vẽ:
a/Kết quả đo:
CD = 
 = 
OC = 
b/ Tính AD = AB + BD
2- Xác định khoảng cách 
Hình vẽ:
a- kết quả đo
- Kẻ Ax vuông góc AB
- Lấy C Ax
Đo AC = 
xác định 
Tính AB
ĐIỂM THỰC HÀNH CỦA TỔ
STT
Tên học sinh
Điểm chuẩn bị dụng cụ
(2 điểm)
Ý thức 
kỷ luật
(3 điểm)
Kỹ năng thực hành
(5 điểm)
Tổng số (10 điểm)
1
2
3
 * Tổ chức hoạt động 
G-cho học sinh thực hành ngoài trời
G- đưa học sinh tới địa điểm thực hành ngoài trời
Học sinh thực hành theo tổ; mỗi tổ cử một thư ký ghi lại kết quả đo đạc và tính toán của tổ	(Nên làm hai lần để kiểm tra kết quả)
G- kiểm tra kỹ năng thực hành của các tổ
G- yêu cầu học sinh: Thực hành xong các tổ thu dọn dụng cụ, rửa chân tay vào lớp để tiếp tục hoàn thành báo cáo.
Các tổ học sinh làm báo cáo thực hành
 * Tổng kết 
 G- Thu báo cáo thực hành của các tổ;
 Nhận xét buổi thực hành 
Rút kinh nghiệm: 
 Ký duyệt của BGH

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_hinh_hoc_lop_9_tuan_67.doc