Giáo án Lịch sử 9 - Bài 29: Cả nước trực tiếp chiến đấu chống Mỹ, cứu nước (1965-1973) - Ninh Chí Tùng
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức
- Nêu được những nét chính của cuộc đấu tranh của nhân dân miền Nam chống chiến lược “Chiến tranh cục bộ”, của Mỹ: Sơ lược âm mưu của đế quốc Mỹ; chiến thắng Vạn Tường.
- Miền Bắc vừa chiến đấu chống chiến tranh phá hoại lần thứ nhất của Mỹ, vừa sản xuất chi viện cho miền Nam.
- Nêu được những nét chính của cuộc đấu tranh của nhân dân miền Nam chống chiến lược “Việt Nam hoá chiến tranh”, của Mỹ; cuộc tiến công chiến lược năm 1972 và ý nghĩa.
- Miền Bắc vừa chiến đấu chống chiến tranh phá hoại lần thứ nhất của Mỹ, vừa sản xuất chi viện cho miền Nam.
- Miền Bắc khôi phục và phát triển kinh tế-văn hoá, chiến đấu chống chiến tranh phá hoại lần thứ hai của Mỹ 1969-1973.
- Hiệp định Pari năm 1973 về chấm dứt chiến tranh ở Việt Nam.
2. Năng lực
- Biết sưu tầm tư liệu, tái hiện được các sự hiện nước ta 1965 - 1973. Nâng cao năng lực phân tích, đánh giá thông qua xem xét các sự kiện lịch sử quan trọng.
- Năng lực: Tự chủ, tự học, giao tiếp, hợp tác.
3. Phẩm chất
- Bồi dưỡng lòng tự hào dân tộc, niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh. Trân trọng những giá trị lịch sử, sự hi sinh lớn lao của các thế hệ cách mạng cho độc lập tự do của dân tộc do của dân tộc.
- Phẩm chất: Trách nhiệm, nhân ái, yêu nước.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với giáo viên
Máy tính, máy chiếu, phiếu học tập, sưu tầm và chọn lọc tư liệu dạy học, video, thẻ học tập, trò chơi.
2. Đối với học sinh
Hoàn thành nhiệm vụ được giao theo nhóm (Sưu tầm tài liệu; tìm hiểu trước kiến thức liên quan đến chủ đề; vở ghi, )
Tiết 41, 42, 43 Ngày soạn: 09/4/2021 (3 tiết) I. MỤC TIÊU BÀI HỌC 1. Kiến thức - Nêu được những nét chính của cuộc đấu tranh của nhân dân miền Nam chống chiến lược “Chiến tranh cục bộ”, của Mỹ: Sơ lược âm mưu của đế quốc Mỹ; chiến thắng Vạn Tường. - Miền Bắc vừa chiến đấu chống chiến tranh phá hoại lần thứ nhất của Mỹ, vừa sản xuất chi viện cho miền Nam. - Nêu được những nét chính của cuộc đấu tranh của nhân dân miền Nam chống chiến lược “Việt Nam hoá chiến tranh”, của Mỹ; cuộc tiến công chiến lược năm 1972 và ý nghĩa. - Miền Bắc vừa chiến đấu chống chiến tranh phá hoại lần thứ nhất của Mỹ, vừa sản xuất chi viện cho miền Nam. - Miền Bắc khôi phục và phát triển kinh tế-văn hoá, chiến đấu chống chiến tranh phá hoại lần thứ hai của Mỹ 1969-1973. - Hiệp định Pari năm 1973 về chấm dứt chiến tranh ở Việt Nam. 2. Năng lực - Biết sưu tầm tư liệu, tái hiện được các sự hiện nước ta 1965 - 1973. Nâng cao năng lực phân tích, đánh giá thông qua xem xét các sự kiện lịch sử quan trọng. - Năng lực: Tự chủ, tự học, giao tiếp, hợp tác. 3. Phẩm chất - Bồi dưỡng lòng tự hào dân tộc, niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh. Trân trọng những giá trị lịch sử, sự hi sinh lớn lao của các thế hệ cách mạng cho độc lập tự do của dân tộc do của dân tộc. - Phẩm chất: Trách nhiệm, nhân ái, yêu nước. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Đối với giáo viên Máy tính, máy chiếu, phiếu học tập, sưu tầm và chọn lọc tư liệu dạy học, video, thẻ học tập, trò chơi. 2. Đối với học sinh Hoàn thành nhiệm vụ được giao theo nhóm (Sưu tầm tài liệu; tìm hiểu trước kiến thức liên quan đến chủ đề; vở ghi, ) III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC A. Hoạt động 1: Khởi động a. Mục tiêu Tạo tình huống biết được những nét chính về tình hình nước ta chống chiến lược “Chiến tranh cục bộ” b. Nội dung hoạt động Dựa vào hiểu biết của em, hãy trao đổi với bạn những hiểu biết của mình những nét chính về tình hình nước ta 1965 – 1973. c. Sản phẩm học tập - Học sinh trả lời được câu hỏi gợi ý của giáo viên. d. Tổ chức hoạt động - Trong thời kỳ cả nước có chiến tranh nhân dân ta ở hai miền Nam-Bắc cùng chiến đấu đánh bại hai chiến lược “chiến tranh cục bộ” và “Việt Nam hoá chiến tranh”. Miền Bắc vừa chiến đấu chống chiến tranh phá hoại, vừa sản xuất, làm nhiệm vụ hậu phương chi viện cho miền Nam và nghĩa vụ quốc tế đối với Lào và Campuchia. - Em hiểu thế nào là “Chiến tranh cục bộ”? B. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức a. Mục tiêu - Nêu được những nét chính của cuộc đấu tranh của nhân dân miền Nam chống chiến lược “Chiến tranh cục bộ”, của Mỹ: Sơ lược âm mưu của đế quốc Mỹ; chiến thắng Vạn Tường. - Miền Bắc vừa chiến đấu chống chiến tranh phá hoại lần thứ nhất của Mỹ, vừa sản xuất chi viện cho miền Nam. - Nêu được những nét chính của cuộc đấu tranh của nhân dân miền Nam chống chiến lược “Việt Nam hoá chiến tranh”, của Mỹ; cuộc tiến công chiến lược năm 1972 và ý nghĩa. - Miền Bắc vừa chiến đấu chống chiến tranh phá hoại lần thứ nhất của Mỹ, vừa sản xuất chi viện cho miền Nam. - Miền Bắc khôi phục và phát triển kinh tế-văn hoá, chiến đấu chống chiến tranh phá hoại lần thứ hai của Mỹ 1969-1973. - Hiệp định Pari năm 1973 về chấm dứt chiến tranh ở Việt Nam. b. Nội dung hoạt động - Huy động hiểu biết đã có của bản thân và nghiên cứu sách giáo khoa quan sát tranh ảnh suy nghĩ cá nhân, thảo luận nhóm trả lời các câu hỏi của giáo viên. - Thảo luận nhóm, hoạt động cá nhân. c. Sản phẩm học tập - Học sinh trả lời được các gợi ý của giáo viên. d. Tổ chức hoạt động Hoạt động của thầy và trò Nội dung kiến thức cần đạt ? Vì sao Mỹ phải thay chiến lược “Chiến tranh cục bộ”? (thất bại của chiến lược “chiến tranh đặc biệt”) ? Trình bày thế nào là chiến lược “chiến tranh cục bộ” ? (sách giáo khoa) ? Chiến lược “chiến tranh cục bộ” và “Chiến tranh đặc biệt” của Mỹ có điểm gì giống và khác nhau? ? Để thực hiện chiến lược “Chiến tranh cục bộ” Mỹ phải làm gì? (đưa quân ồ ạt vào miền Nam Việt Nam). ? Để đối phó với “chiến tranh cục bộ” nhân dân miền Nam phải có điều gì? (sức mạnh của cả dân tộc và ý chí quyết chiến quyết thắng) - Giáo viên trình bày diễn biến trên lược đồ. ? Chiến thắng Vạn Tường đã mở đầu cho cao trào gì? ? Sau chiến thắng Vạn Tường nhân dân miền Nam còn có những chiến thắng nào tiếp theo? ? Chiến thắng trên mặt trận quân sự đã có tác động gì đến chính trị? (uy tín của Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam được nâng cao trên trường quốc tế) ? Mục đích của Mỹ khi cho quân phá hoại miền Bắc? (phá hoại công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội; ngăn chặn sự chi viện của miền Bắc đối với miền Nam ) ? Mỹ dựng nên sự kiện “Vịnh Bắc Bộ” để làm gì? (lấy cớ để phá hoại miền Bắc) ? Hãy cho biết sự tàn ác của không quân và hải quân Mỹ khi phá hoại miền Bắc? ?Chủ trương của Đảng, nhà nước như thế nào trong điều kiện mới? (Giáo viên nói thêm cho học sinh hiểu về quyết định chuyển hướng từ thời bình sang thời chiến của Đảng – Bác và Nhà nước đã có tác dụng như thế nào ) ? Miền Bắc đã đạt được những thành tựu gì trong việc thực hiện nhiệm vụ vừa sản xuất vừa chiến đấu? - Giáo viên gợi ý (trong sản xuất, trong chiến đấu) ? Miền Bắc đã thực hiện nghĩa vụ hậu phương lớn đối với miền Nam như thế nào? - Học sinh trả lời theo nội dung sách giáo khoa. ? Em hiểu thế nào là “Việt Nam hoá chiến tranh” và “Đông Dương hoá chiến tranh” của Mỹ? ? Chiến lược “Việt Nam hoá chiến tranh” có điểm gì khác so với chiến lược “Chiến tranh cục bộ”? - Học sinh: (Lực lượng tham chiến). Giáo viên đặt câu hỏi: ? Những sự kiện nào nói lên nhân dân 3 nước Đông Dương đã giành được thắng lợi trên mặt trận quân sự chống chiến lược “Đông Dương hoá chiến tranh” của Mỹ ? - Học sinh: Thắng lợi đường 9 Nam Lào ? Em hãy nêu khái quát diễn biến và từ đó rút ra ý nghĩa của cuộc Tổng tiến công chiến lược năm 1972? ? Ý nghĩa? Giáo viên đặt câu hỏi: ? Miền Bắc đã đạt được những thành tích trong công cuộc khôi phục và phát triển trong giai đoạn 1969-1971? - Học sinh: Công nghiệp ; nông nghiệp ; giao thông vận tải Giáo viên đặt câu hỏi: ? Mỹ mở cuộc chiến tranh bằng không quân và hải quân ra miền Bắc lần thứ hai với mục đích gì? - Học sinh: Sau thất bại trong cuộc tiến công chiến lược năm 1972 ở miền Nam để cứu vãn tình thế , tạo thế mạnh trên bàn đàm phán ) Giáo viên đặt câu hỏi: ? Mức độ tàn phá ác liệt, quy mô chiến tranh phá hoại lần thứ hai của Mỹ thực hiện như thế nào? - Học sinh: Dựa sách giáo khoa trả lời. Giáo viên đặt câu hỏi: ? Ý nghĩa thắng lợi của quân dân miền Bắc đã giành được trong cuộc chiến tranh phá hoại lần thứ hai của Mỹ? - Học sinh: Dựa vào Sách giáo khoa trả lời Giáo viên đặt câu hỏi: ? Hãy nêu khái quát diễn biến của Hội nghị Pari về chấm dứt chiến tranh ở Việt Nam? - Học sinh: Thời gian đầu có hai bên sau đó là bốn bên Giáo viên đặt câu hỏi: ? Lập trường của mỗi bên ra sao? Thái độ của Mỹ như thế nào? Hãy phân tích thái độ đó? - Học sinh: Nêu lập trường và nhận xét thái độ của Mỹ. Giáo viên đặt câu hỏi: ? Nội dung cơ bản của Hiệp định Pari? Ý nghĩa lịch sử của nó? I. Chiến đấu chống chiến lược “Chiến tranh cục bộ” của Mỹ (1965-1968) 1. Chiến lược “Chiến tranh cục bộ” của Mỹ ở miền Nam - Sau khi chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” bị thất bại, Mỹ chuyển sang chiến lược “Chiến tranh cục bộ” (1965-1968). Chiến lược “Chiến tranh cục bộ” được tiến hành bằng quân Mỹ, quân đồng minh của Mỹ và quân đội Sài Gòn, lúc cao nhất là gần 1,5 triệu quân. - Dựa vào ưu thế quân sự, Mỹ liên tiếp mở các cuộc hành quân “tìm diệt” vào căn cứ Quân giải phóng ở Vạn Tường (Quảng Ngãi), tiếp đó là hai cuộc phản công mùa khô 1965-1966 và 1966-1967 bằng các cuộc hành quân “tìm diệt” và “bình định”. 2. Chiến đấu chống chiến lược “Chiến tranh cục bộ” của Mỹ - Nhân dân ta chiến đấu chống “Chiến tranh cục bộ” với ý chí “Quyết chiến quyết thắng giặc Mỹ xâm lược”, mở đầu là thắng lợi ở Vạn Tường – Quảng Ngãi (8/1965). Chiến thắng Vạn Tường đã mở đầu cho cao trào “Tìm Mỹ mà đánh, lùng Nguỵ mà diệt” trên khắp miền Nam, với thắng lợi này đã chứng minh khả năng ta có thể đánh thắng Mỹ trong chiến lược “Chiến tranh cục bộ”. - Tiếp theo, quân dân miền Nam đã đánh bại các cuộc hành quân càn quét lớn của Mỹ trong hai mùa khô 1965-1966 và 1966-1967. - Trên mặt trận chính trị, các phong trào đấu tranh của quần chúng nổ ra từ thành thị đến nông thôn, phá vỡ từng mảng “Ấp chiến lược” Vùng giải phóng được mở rộng, uy tín của Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam được nâng trên trường quốc tế. II. Miền Bắc vừa chiến đấu chống chiến tranh phá hoại lần thứ nhất của Mỹ, vừa sản xuất (1965-1968) 1. Mỹ tiến hành chiến tranh không quân và hải quân phá hoại miền Bắc - Mỹ dựng nên sự kiện “Vịnh Bắc Bộ” (8/1964), cho quân máy bay ném bom miền Bắc. - Đến ngày 7/2/1965, lấy cớ “trả đũa” việc quân giải phóng miền Nam tiến công doanh trại quân Mỹ ở Plây-Cu, Mỹ chính thức gây ra cuộc chiến tranh bằng không quân và hải quân phá hoại miền Bắc. 3. Miền Bắc thực hiện nghĩa vụ hậu phương lớn - Tuyến đường vận chuyển chiến lược – đường Hồ Chí Minh trên bộ và trên biển được khai thông từ tháng 5/1959. - Trong 4 năm đã đưa vào miền Nam hơn 30 vạn cán bộ, bộ đội và hàng chục vạn tấn vũ khí, đạn dược phục vụ cho miền Nam đánh Mỹ. III. Chiến đấu chống chiến lược “Việt Nam hoá chiến tranh” và “Đông Dương hoá chiến tranh” của Mỹ (1969-1973) 1. Chiến lược “Việt Nam Hoá chiến tranh” của Mỹ - Sau thất bại của chiến lược “chiến tranh cục bộ”, Mỹ chuyển sang chiến lược “Việt Nam hoá chiến tranh” ở miền Nam và mở rộng chiến tranh ra toàn Đông Dương, thực hiện “Đông Dương hoá chiến tranh”. - Lực lượng chính tiến hành cuộc chiến tranh là quân đội Sài Gòn kết hợp với hoả lực, vẫn Mỹ chỉ huy bằng hệ thống cố vấn quân sự. - Quận đội Sài Gòn được sử dụng như lực lượng xung kích trong các cuộc hành quân mở rộng xâm lược Campuchia 1970, Lào năm 1971, thực hiện âm mưu “dùng người Đông Dương đánh người Đông Dương”. 2. Chiến đấu chống chiến lược “Việt Nam hoá chiến tranh” và “Đông Dương hoá chiến tranh” của Mỹ - Trên mặt trận chính trị: + Chính phủ Cách Mạng lâm thời Cộng hoà miền Nam Việt Nam ra đời (6/1969) là một thắng lợi chính trị đầu tiên trong cuộc chiến đấu chống chiến lược “Việt Nam hoá chiến tranh”. + Hội nghị cấp cao 3 nước Đông Dương họp (4/1970) để biểu thị quyết tâm của nhân dân ba nước đoàn kết chiến đấu chống Mỹ. - Trên mặt trận quân sự: + Quân đội Việt Nam phối hợp với quân dân Cam-pu-chia đập tan cuộc hành quân xâm lược Cam-pu-chia của 10 vạn quân Mỹ và quân đội Sài Gòn (từ tháng 4 đến tháng 6/1970). + Từ tháng 2 đến tháng 3/1971 quân đội Việt Nam có sự phối hợp của quân dân Lào đã đập tan cuộc hành quân mang tên “Lam Sơn 719” của 4,5 vạn quân Mỹ và quân đội Sài Gòn nhằm chiếm giữ đường 9 – Nam Lào, quét sạch chúng khỏi nơi đây. - Khắp các đô thị, phong trào của các tầng lớp nhân dân diễn ra liên tục. Đặc biệt ở Huế, Sài Gòn, phong trào học sinh, sinh viên diễn ra rầm rộ. 3. Cuộc tiến công chiến lược năm 1972 - Từ 30/3/1972 quân ta mở cuộc tiến công chiến lược đánh vào Quảng Trị, lấy Quảng Trị làm hướng tiến công chủ yếu. - Đến cuối tháng 6/1972 quân ta đã chọc thủng 3 phòng tuyến mạnh nhất của địch là Quảng Trị, Tây Nguyên và Đông Nam Bộ, loại khỏi vòng chiến đầu hơn 20 vạn tên địch. - Cuộc tiến công chiến lược năm 1972 đã buộc Mỹ phải “Mỹ hoá” trở lại, tức thừa nhận sự thất bại của chiến lược “Việt Nam hoá chiến tranh”. IV. Miền Bắc khôi phục và phát triền kinh tế-văn hoá, chiến đấu chống chiến tranh phá hoại lần thứ hai của Mỹ (1969-1973) 1. Miền Bắc khôi phục và phát triển kinh tế-văn hoá - Về nông nghiệp, ta có một số chủ trương khuyến khích sản xuất. Chăn nuôi được đưa lên ngành chính. Nhiều hợp tác xã đạt 6 đến 7 tấn/ha. Năm 1970, sản lượng lương thực tăng hơn 60 vạn tấn so với năm 1968. - Về công nghiệp, các cơ sở công nghiệp bị tàn phá trong chiến tranh đã nhanh chóng khôi phục, nhiều công trình đang làm dở được ưu tiên đầu tư xây dựng tiếp. Giá trị sản lượng công nghiệp năm 1971 tăng 142% so với năm 1968. - Giao thông vận tải, được khôi phục, đảm bảo thông suốt. 2. Miền Bắc vừa chiến đấu chống chiến tranh phá hoại, vừa sản xuất và làm nghĩa vụ hậu phương lớn - Ngày 6/4/1972 đến 29/12/1972 Mỹ tuyên bố chính thức cuộc chiến tranh bằng không quân và hải quân phá hoại miền Bắc lần thứ hai. - Trong điều kiện chiến tranh, các hoạt động sản xuất, xây dựng miền Bắc không bị ngưng trệ, giao thông vẫn đảm bảo thông suốt. - Mỹ mở cuộc tập kích chiến lược bằng máy bay B52 vào Hà Nội, Hải Phòng 12 ngày đêm cuối tháng 12/1972. - Quân dân miền Bắc đã làm nên trận “Điện Biên Phủ trên không”, buộc Mỹ phải ký Hiệp định Pa-ri (1/1973) về chấm dứt chiến tranh, lập lại hoà bình ở Việt Nam. V. Hiệp định Pari năm 1973 về chấm dứt chiến tranh ở Việt Nam - Hiệp định Pa-ri năm 1973 về chấm dứt chiến tranh ở Việt Nam được ký chính thức ngày 27/1/1973, nội dung bao gồm các điều khoản cơ bản: - Lập trường ngoan cố, phi lý của Mỹ kéo dài đến khi ta đánh thắng trong trận “Điện Biên Phủ trên không” đã buộc Mỹ phải ký hiệp định do ta thảo ra trước đó. - Nội dung cơ bản: Sách giáo khoa. - Với hiệp định Pa-ri, Mỹ công nhận các quyền dân tộc cơ bản của nhân dân ta, phải rút hết quân về nước. Đó là thắng lợi lịch sử quan trọng, tạo cơ sở thuận lợi để ta giải phóng hoàn toàn miền Nam C. Hoạt động 3: Luyện tập a. Mục tiêu - Củng cố kiến thức đã học. - Làm được các bài tập trắc nghiệm, tự luận GV giao. b. Nội dung hoạt động - Cá nhân, cặp đôi, nhóm. c. Sản phẩm học tập - Trả lời được các câu hỏi trắc nghiệm. d. Tổ chức hoạt động - Học sinh làm các bài tập sau: Câu 1: Chiến lược “Chiến tranh cục bộ” và “Chiến tranh đặc biệt” của Mĩ ở miền Nam có điểm gì giống và khác nhau? - Giống nhau: đều là chiến lược chiến tranh xâm lược thực dân kiểu mới nằm trong chiến lược toàn cầu "phản ứng linh hoạt" của Mĩ. - Khác nhau: + Chiến lược "Chiến tranh đặc biệt" được tiến hành bằng quân đội Sài Gòn nhằm chống lại các lực lượng cách mạna và nhân dân ta. Tuy vậy, đây không phải là cuộc nội chiến, mà là cuộc chiến tranh xâm lược thực dân kiểu mới của Mĩ, bởi lẽ Mĩ đề ra kế hoạch, cung cấp đôla, vũ khí, phương tiện chiến tranh, chỉ huy bằng hệ thống "cố vấn" nhằm chống lại lực lượng cách mạng và nhân dân ta, phục vụ cho lợi ích của Mĩ. Đây là biểu hiện tính chất "đặc biệt" của loại hình chiến tranh xâm lược thực dân mới và việc thực hiện âm mưu "dùng người Việt đánh người Việt". Với sự hỗ trợ chiến đấu và chỉ huy bằng hệ thống cố vấn của Mĩ, quân đội Sài Gòn mở những cuộc hành quân càn quét tiêu diệt lực lượng cách mạng, tiến hành hoạt động dồn dân, lập "ấp chiến lược', đẩy lực lượng cách mạng ra khỏi các ấp, tách dân khỏi cách mạng, tiến tới nắm dân, "bình định" miền Nam. + Chiến lược "Chiến tranh cục bộ" được tiến hành bằng quân Mĩ, quân đồng minh của Mĩ (Hàn Quốc, Thái Lan, Phi-lip-pin, Ô-xtrây-li-a, Niu Di-lân) và quân đội Sài Gòn. Trong đó quân Mĩ giữ vai trò quan trọng, không ngừng tăng lên về số lượng (lúc cao nhất là gần 1,5 triệu quân) và trang bị, nhằm chống lại các lực lượng cách mạng và nhân dân ta. Tuy quân Mĩ trực tiếp tham chiến, chiến lược "Chiến tranh cục bộ" ở miền Nam vẫn là chiến lược chiến tranh xâm lược thực dân kiểu mới vì quân đội Sài Gòn vẫn giữ vai trò quan trọng. Mĩ nhảy vào cuộc chiến nhằm cứu quân đội Sài Gòn khỏi bị sụp đổ, tiếp tục thực hiện những mục tiêu của chủ nghĩa thực dân mới ở miền Nam. Dựa vào ưu thế quân sự, Mĩ liên tiếp mở các cuộc hành quân "tìm diệt" và "bình định' vào các vùng giải phóng của ta. Đồng thời mở rộng chiến tranh bằng không quân, hải quân phá hoại miền Bắc. Câu 2: Chiến lược “Chiến tranh cục bộ” (1965 – 1968) và chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” (1969 – 1973) của Mĩ ở miền Nam Việt Nam có điểm gì giống và khác nhau? - Giống nhau : đều là chiến lược chiến tranh xâm lược thực dân kiểu mới nằm trong chiến lược toàn cầu "phản ứng linh hoạt" của Mĩ. - Khác nhau : + Chiến lược "Chiến tranh đặc biệt" được tiến hành bằng quân đội Sài Gòn nhằm chống lại các lực lượng cách mạna và nhân dân ta. Tuy vậy, đây không phải là cuộc nội chiến, mà là cuộc chiến tranh xâm lược thực dân kiểu mới của Mĩ, bởi lẽ Mĩ đề ra kế hoạch, cung cấp đôla, vũ khí, phương tiện chiến tranh, chỉ huy bằng hệ thống "cố vấn" nhằm chống lại lực lượng cách mạng và nhân dân ta, phục vụ cho lợi ích của Mĩ. Đây là biểu hiện tính chất "đặc biệt" của loại hình chiến tranh xâm lược thực dân mới và việc thực hiện âm mưu "dùng người Việt đánh người Việt". Với sự hỗ trợ chiến đấu và chỉ huy bằng hệ thống cố vấn của Mĩ, quân đội Sài Gòn mở những cuộc hành quân càn quét tiêu diệt lực lượng cách mạng, tiến hành hoạt động dồn dân, lập "ấp chiến lược', đẩy lực lượng cách mạng ra khỏi các ấp, tách dân khỏi cách mạng, tiến tới nắm dân, "bình định" miền Nam. + Chiến lược "Chiến tranh cục bộ" được tiến hành bằng quân Mĩ, quân đồng minh của Mĩ (Hàn Quốc, Thái Lan, Phi-lip-pin, Ô-xtrây-li-a, Niu Di-lân) và quân đội Sài Gòn. Trong đó quân Mĩ giữ vai trò quan trọng, không ngừng tăng lên về số lượng (lúc cao nhất là gần 1,5 triệu quân) và trang bị, nhằm chống lại các lực lượng cách mạng và nhân dân ta. Tuy quân Mĩ trực tiếp tham chiến, chiến lược "Chiến tranh cục bộ" ở miền Nam vẫn là chiến lược chiến tranh xâm lược thực dân kiểu mới vì quân đội Sài Gòn vẫn giữ vai trò quan trọng. Mĩ nhảy vào cuộc chiến nhằm cứu quân đội Sài Gòn khỏi bị sụp đổ, tiếp tục thực hiện những mục tiêu của chủ nghĩa thực dân mới ở miền Nam. Dựa vào ưu thế quân sự, Mĩ liên tiếp mở các cuộc hành quân "tìm diệt" và "bình định' vào các vùng giải phóng của ta. Đồng thời mở rộng chiến tranh bằng không quân, hải quân phá hoại miền Bắc. D. Hoạt động 4: Vận dụng - mở rộng a. Mục tiêu Giúp HS vận dụng được các kiến thức kĩ năng đã học để giải quyết các tình huống cụ thể. Chuẩn bị bài ở nhà, tìm hiểu nội dung giáo viên giao. b. Nội dung hoạt động - Cá nhân c. Sản phẩm học tập - Học sinh trả lời được nội dung đã học. d. Tổ chức hoạt động Câu 1: Hãy nêu suy nghĩ của em về ý nghĩa của các chiến thắng quân sự: - Trận Vạn Tường (8/1965): mở ra cao trào “tìm Mĩ mà đánh, lùng Ngụy mà diệt”; mở ra khả năng ta có thể đánh bại chiến lược “chiến tranh cục bộ” của Mĩ. - Hai mùa khô (1965 – 1966; 1966 – 1967): Tiêu diệt một bộ phận quan trọng sinh lực địch; tiếp tục là sự khẳng định khả năng chiến thắng Mĩ trong chiến lược “chiến tranh cục bộ”. - Tổng tiến công và nổi dậy tết Mậu Thân (1968): làm lung lay ý chí xâm lược của Mĩ, buộc Mĩ phải “phi Mĩ hóa” chiến tranh xâm lược – thừa nhận sự thất bại của chiến tranh cục bộ; chấm dứt không điều kiện chiến tranh phá hoại Miền Bắc và chấp nhận đàm phán ở Pa-ri để bàn về chấm dứt chiến tranh. Câu 2: Mĩ thực hiện âm mưu và thủ đoạn gì trong việc tiến hành chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” (1969-1973)? - Sau thất bại của chiến lược "Chiến tranh cục bộ", Mĩ chuyển sang chiến lược "Việt Nam hóa chiến tranh" ở miền Nam và mở rộng chiến tranh ra toàn Đông Dương, thực hiện "Đông Dương hóa chiến tranh" với âm mưu "dùng người Việt đánh người Việt, dùng người Đông Dương đánh người Đông Dương". - Lực lượng chính tiến hành cuộc chiến tranh là quân đội Sài Gòn kết hợp với hỏa lực Mĩ, vẫn do Mĩ chỉ huy bằng hệ thống cố vấn quân sự. - Quân đội Sài Gòn được sử dụng như là lực lượng xung kích trong các cuộc hành quân mở rộng xâm lược Cam-pu-chia năm 1970, Lào năm 1971, thực hiện âm mưu "dùng người Đông Dương đánh người Đông Dương". * Tư liệu tiêu diệt lính đánh thuê Đại Hàn: XÉ XÁC "RỒNG XANH", PHANH THÂY "MÃNH HỔ" Trước năm 1965 chính phủ Đại Hàn đã gửi các đơn vị quân y và các võ sư sang tham gia vào các hoạt động giao lưu với chính phủ Việt Nam Cộng Hòa nhằm dọn đường việc tham gia chính thức vào chiến trường Việt Nam sau này. Từ năm 1965 trở đi lần lượt các đơn vị chiến đấu của Đại Hàn lần lượt cập bến quân cảng Đà Nẵng và chính thức tham chiến. Đó là Sư đoàn bộ binh Capital có cái tên rất kêu "Mãnh hổ" đóng quân ở Qui Nhơn, tiếp theo là sư đoàn bộ binh "Bạch Mã" đóng ở Phú Yên, Lữ đoàn thuỷ quân lục chiến "Rồng Xanh" đóng quân tại Quảng Ngãi, Hội An. So với lực lượng giải phóng quân của ta thì tụi này được huấn luyện rất bài bản và được chọn lựa kỹ càng. Chúng rất thành thạo về các chiến thuật "phản" du kích, kỹ chiến thuật điêu luyện. Được huấn luyện đào tạo theo các giáo trình huấn luyện biệt kích của Mỹ. Rất gan lỳ và được đầu độc nặng nề về lòng căm thù Chế độ Cộng Sản. Ngoài ra ngay cả bọn Mỹ cũng phải kính nể về trình độ võ thuật của bọn này. Tiêu chuẩn của các tên lính tham gia vào các đơn vị kể trên là phải có trình độ cao đăng môn Teakwon-do hoặc Happkido truyền thống của Đại Hàn. Chúng có thể độc lập tác chiến và tự tìm cách duy trì sự sống trong rừng sâu khi bị lạc đơn vị trong chiến đấu một thời gian tương đối lâu. Chúng nghiên cứu qui luật chiến đấu và hoạt động của du kích ta rất kỹ lưỡng và đối phó khá hiệu quả trong thời gian đầu. Chúng tổ chức các đợt càn quét lớn và rộng. Đêm đêm chia quân đi phục kích các vị trí nghi ngờ với sự kiên trì và tính kỷ luật cao độ. Khi đi càn chúng luôn luôn đi đầu, trực thăng Mỹ và pháo binh ủng hộ trên đầu và lính Mỹ ủng hộ vòng ngoài. Chúng hoạt động gần như là độc lập với bọn Nguỵ và không tin bọn Nguỵ trong vấn đề tác chiến. Chúng sẵn sàng nổ súng mà không cần bắn cảnh cáo khi có một tên dân vện đi lạc đường vào khu vực mà chúng chiếm giữ. Quân ta gặp khá nhiều khó khăn và tổn thất khi đối đầu với chúng. Chúng phục kích rất lỳ lợm và khủng bố dân trong các vùng chiếm đóng vơicách thức hết sức dã man. Chúng gây ra rất nhiều tội ác man rợ, trời không dung đất không tha như giết hại cùng một lúc 500 dân làng ở Tịnh Sơn Sơn Tịnh Quảng Ngải với thành phần chủ yếu là người già trẻ em và phụ nữ để khủng bố răn đe mọi người không được ủng hộ du kích và trả thù cho những tên bị quân ta tiêu diệt... Tư lệnh miền đã nhận được rất nhiều thư tố cáo và yêu cầu trừng trị lũ giặc đánh thuê man rợ của chi hội phụ nữ và dân trong vùng bị chúng chiếm đóng. Quân ta đã tập trung lại và thề tiêt diệt bọn Nam Triều Tiên khát máu trả thù cho các chiến sĩ và đồng bào hy sinh vơi khẩu hiệu viết bằng máu: " Xé xác Rồng Xanh, Phanh thây Mãnh Hổ! Máu phải trả bằng máu , quyết trả thù cho đồng bào Bình Sơn, Sơn Tịnh bị Nam Triều Tiên sát hại " Các chiến sĩ ta và trận với quyết tâm cao cùng với vành khăn tang trắng quấn trên đầu để tưởng nhớ những đồng bào bị giặc sát hạiVà các hoạt động "Khai tử Rồng Xanh " liên tục diễn ra: Vào một ngày giữa năm 1966 , như thường lệ bọn Đại Hàn lên trực thăng đi càn khá đông, chúng đổ bộ xuống một cánh đồng mà không biết đã có tiểu đoàn 48 quân giải phóng bố trí trận địa bao vây phục sẵn. Đợi bọn giặc vào thất gần cả tiểu đoàn đồng loạt nổ súng, địch bị bất ngờ chống cự yếu ớt và tháo chạy tìm đường thoát thân. Quyết không để bọn Nam Triều Tiên chạy thoát quân ta nhất loạt xung phong truy kích tiêu diệt địch. Cuối trận đấu địch hầu như bị tiêu diệt toàn bộ, bỏ lại hơn 200 xác chết, chỉ có một số ít tháo chạy được. Sau đó thì từng đại đội Nam Triều Tiên bị bao vây tiêu diệt gọn. Địch bắt đầu hoang mang và chùn tay hơn khi đi càn quyét. Tuy nhiên tinh thần của chúng hầu như gục ngã hẳn sau một trận đánh lớn, trận đánh giáng một đòn mạnh vào bọn Nam Triều Tiên rung động đến cả Seoul và làm Park Chung Hee phải điên đầu. Đó là trận tấn công một tiểu đoàn lính thuỷ đánh bộ của Lữ đoàn "Rồng Xanh" nổi tiếng tàn ác khát máu đóng đóng tại đồi tranh Quang Thạnh tỉnh Quảng Ngãi vào năm 1967. Trận đánh này có ý nghĩa rất lớn, nó củng cố tinh thần cho quân giải phóng, làm hả lòng hả dạ đồng bào Quản Ngãi nơi quân giặc đã gây ra nhiều tội ác tày trời. Làm tan rã ý chí chiến đấu và sự hung hăng của bọn Đại Hàn đánh thuê. Đặc biệt, trận này không phải là ta phục kích đánh lẻ tẻ mà đánh tiêu diệt xoá xổ một lực lượng cỡ tiểu đoàn trong một căn cứ phòng ngự vững chắc được kết cấu bởi một hệ thống các công sự phòng ngự kèm các lô-cốt cố thủ bao quanh bởi một hệ thống dây kẽm gai gài mìn nhiều tầng được giám sát bảo vệ bởi các tốp lính đi tuần và canh gác cẩn mật. Diễn biến trận đánh Tư lệnh miền đã cân nhắc rất kỹ các kế hoạch tấn công vào cứ điểm đồi tranh Quang Thạnh. Mục tiêu của ta đề ra là phối hợp các tiểu đoàn chiến đấu vận động bí mật tiếp cận mục tiêu theo hình thức đặc công. Đến nơi tạo 4 cửa mở ở bốn góc bằng cách gài bộc phá để phá đồng loạt các hàng rào dây kẽm gai sau đó đồng loạt xung phong tiến vào tiêu diệt quân địch trong cứ điểm bằng AK, lựu đạn và súng phun lửa kết hợp với DKZ và B-40 ở bên ngoài. Yếu tố bất ngờ đóng vai trò chủ đạo và trận đánh phải sẽ diễn ra vào khoảng 10 giờ tối và phải kết thúc trước càng nhanh càng tốt trước khi trời sáng để đề phòng quân địch ở các căn cứ khác kéo đến tiếp viện và hạn chế hoả lực của phi pháo bắn tiếp cứu Trận đánh bắt đầu đúng như kế hoạch, ta dùng 4 mũi tấn công bí mật tiếp cận từ các hướng, giữa các mũi tấn công luôn luôn đảm bảo liên lạc thông suốt với nhau và với ban chỉ huy trận đánh. Tuy nhiên do rải lộ tiêu không tốt mà một mũi tấn công bị lạc đường mất liên lạc và không đến vị trí tập kết được. Mặc dù chỉ còn ba mũi nhưng ta vẫn quyết định tấn công cứ điểm. Ta đã thành công trong việc bịt mắt bọn đi tuần và bọn gác bên ngoài. 3 mũi bí mật tiếp cận các cửa mở và đã đặt bộc phá xong, chỉ huy trận đánh ra lệnh đồng loạt phát hoả để mở các cửa Sau những tiếng nổ của bộc phá và DKZ, B-40 cùng lựu đạn. Quân ta nhất loạt xung phong đột phá qua các cửa mở dùng AK bắn xối xả vào các giao thông hào, các ụ phòng ngự có đặt trung liên, và các khu dã chiến cho lính ngủ nửa chìm nửa nổi. Bọn địch bị hoàn toàn bất ngờ, vòng ngoài nhanh chóng bị hoả lực của ta tiêu diệt. Số còn lại lùi vào bên trong vừa phản kích dữ dội vừa tìm cách tập trung lực lượng dựa vào các lô cốt phòng ngự. Nắm được ý đồ của địch, ta vừa tăng cường sức tiến công vừa bao vây chia cắt địch theo từng khu vực để tiêu diệt và gọi hàng. Mặc dù sức tấn công của ta mạnh ở 3 mũi nhưng do thiếu một mũi tấn công thứ tư cho nên việc chia cắt cô lập địch thành các khu nhỏ để bao vây tiêu diệt triệt để trở nên khó khăn. Do bản chất lỳ lợm và ngoan cố, tụi Đại Hàn dựa vào các lô-cốt hầm ngầm điên cuồng chống cự bằng trung liên, nhất quyết không tên nào đầu hàng. Ta dùng súng phun lửa và lựu đạn tiêu diệt các ụ phòng ngự ngoan cố này. Đến gần sáng, ta làm chủ phần lớn cứ điểm, căn cứ ngổn ngang xác địch. Do sơ hở mất cảnh giác, ta để một đại đội thuộc sư đoàn bộ binh Mãnh hổ từ bên ngoài đánh vào tiếp cứu cho bọn bên trong và chúng co cụm lại vào 2 lô-cốt kiên cố nhất ở trên cao và dùng hoả lực chống cự quyết liệt... Lúc này phi pháo ở bên ngoài bắn vào dữ dội hơn. Do bên trong căn cứ lúc này chủ yếu là quân ta cho nên chỉ huy trận đánh ra lệnh giải quyết số thương binh tử sĩ và rút lui dần vì nếu kéo dài đến sáng sẽ không có lợi, 4 giờ sáng quân ta rút lui an toàn ra khỏi căn cứ đồi tranh Quang Thạnh. Mặc dù không tiêu diệt được 100% quân số địch, không bắt được tù binh nhưng số mà ta tiêu diệt và loại khỏi vòng chiến đấu đủ để xoá sổ tiểu đoàn lính thuỷ đánh bộ của Lữ đoàn Rồng Xanh đóng tại căn cứ này. Trận này ta tiêu diệt tại chỗ 420 tên Đại Hàn (chúng có khoảng 500 tên trong căn cứ ) Đây là một trận đánh lớn, có ý nghĩa cực kỳ quan trọng, đánh quỵ Lữ đoàn thuỷ quân lục chiến Rồng Xanh, giáng một đòn chí tử vào đội quân đánh thuê dã man, hèn hạ, củng cố tinh thần cho bộ đội khu Năm về khả năng đánh địch trong cứ điểm phòng ngự kiên cố. Âm vang của trận đánh lớn đến nỗi làm bọn Đại Hàn sống sót mất tinh thần, sau trận đánh ở một đơn vị Đại Hàn, sáu tên lính Pak Chung Hy đã rút chốt lựu đạn tự tử tập thể, một số tự bắn vào chân để phản đối lệnh đi càn của chỉ huy. Ở các nơi có bọn Đại Hàn đóng quân, một số đem súng tìm du kích để đầu hàng. Một số thông qua dân nhắn bộ đội giải phóng đừng có bắn chúng, đổi lại chúng sẽ chỉ đi càn lấy lệ. Sau chiến thắng này bà con ta hả lòng hả dạ và yên tâm bám đất ủng hộ du kích kiên quyết không vào các ấp chiến lược do địch cưỡng chế." * Hãy lập bảng thống kê các giai đoạn, sự kiện và nội dung cơ bản theo mẫu sau: Giai đoạn Âm mưu của Mỹ Thắng lợi của nhân dân miền Nam Thắng lợi của nhân dân miền Bắc - Soạn bài 30. Hoàn thành giải phóng Miền Nam, thống nhất đất nước (1973 - 1975)
Tài liệu đính kèm:
- giao_an_lich_su_6_bai_29_ca_nuoc_truc_tiep_chien_dau_chong_m.doc