Giáo án Lịch sử Lớp 9 - Bài 14: Việt Nam sau chiến tranh thế giới thứ nhất - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Nam Ninh

Giáo án Lịch sử Lớp 9 - Bài 14: Việt Nam sau chiến tranh thế giới thứ nhất - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Nam Ninh

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Kiến thức

- Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp trong các lĩnh vực: nông nghiệp, công nghiệp, tài chính, thuế,

- Sự biến đổi về mặt kinh tế, xã hội trên đất nước ta dưới tác động của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai.

2. Kỹ năng

Quan sát bản đồ, phân tích, đánh giá các sự kiện lịch sử.

3. Phẩm chất, năng lực cần đạt

- Phẩm chất: Trách nhiệm, yêu nước.

- Năng lực:

+ Năng lực chung: Năng lực tự học, giải quyết vấn đề, hợp tác, tự tin.

+ Năng lực chuyên biệt: Tái hiện kiến thức lịch sử, xác định mối quan hệ giữa các sự kiện, hiện tượng lịch sử; Lập niên biểu những sự kiện lớn của lịch sử Việt Nam sau chiến tranh thế giới thứ nhất.

 

doc 5 trang maihoap55 5150
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lịch sử Lớp 9 - Bài 14: Việt Nam sau chiến tranh thế giới thứ nhất - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Nam Ninh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần	15 	 Ngày soạn: 12/12/2020
Tiết	15	 Ngày giảng: 16/12/2020
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức
- Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp trong các lĩnh vực: nông nghiệp, công nghiệp, tài chính, thuế, 
- Sự biến đổi về mặt kinh tế, xã hội trên đất nước ta dưới tác động của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai.
2. Kỹ năng
Quan sát bản đồ, phân tích, đánh giá các sự kiện lịch sử.
3. Phẩm chất, năng lực cần đạt 
- Phẩm chất: Trách nhiệm, yêu nước.
- Năng lực:
+ Năng lực chung: Năng lực tự học, giải quyết vấn đề, hợp tác, tự tin. 
+ Năng lực chuyên biệt: Tái hiện kiến thức lịch sử, xác định mối quan hệ giữa các sự kiện, hiện tượng lịch sử; Lập niên biểu những sự kiện lớn của lịch sử Việt Nam sau chiến tranh thế giới thứ nhất.
II. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY VÀ HỌC
Hoạt động trợ giúp của giáo viên 
Hoạt động của học sinh 
A. Khởi động 
- GV trực quan một số tranh ảnh về cảnh thực dân Pháp khai thác thuộc địa ở Việt Nam. Yêu cầu HS trả lời câu hỏi:
+ Em có suy nghĩ gì về những hình ảnh đó?
+ HS trả lời theo suy nghĩ của mình.
Trên cơ sở đó GV dẫn dắt vào bài mới: Chiến tranh thế giới thứ nhất để lại hậu quả vô cùng nặng nề đối với các nước tư bản chủ nghĩa kể cả những nước thắng trận hay bại trận, để bù đắp những thiệt hại do chiến tranh gây ra, thực dân Pháp đã tiến hành chương trình khai thác thuộc địa lần thứ hai ở Việt Nam, tấn công quy mô và toàn diện vào nước ta, biến nước ta thành thị trường tiêu thụ hàng hoá ế thừa và thị trường đầu tư tư bản có lợi cho chúng. Với chương trình khai thác lần này, kinh tế, văn hoá - giáo dục và xã hội Việt Nam biến đổi sâu sắc và điều đó thể hiện như thế nào? Chúng ta sẽ tìm hiểu trong bài học hôm nay.
Học sinh trả lời theo hướng dẫn của thầy, cô.
B. Hình thành kiến thức
I. Chương trình khai thác lần thứ hai của thực dân Pháp
? Tại sao thực dân Pháp lại tiến hành cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai ở Đông Dương và Việt Nam?
- Do hậu quả của chiến tranh 
- Giáo viên: Nhận xét, kết luận. 
? Mục đích của cuộc khai thác này là gì?
- Bù đắp lại những thiệt hại của chiến tranh.
- Giáo viên: Nhận xét, kết luận 
- Học sinh dựa vào H.27 trình bày chương trình khai thác thuộc địa lần thứ hai.
- Giáo viên gợi ý: Trình bày theo thứ tự, từ nông nghiệp, công nghiệp 
- Học sinh thảo luận trong 5 phút và giáo viên gọi đại diện nhóm trả lời, nhóm khác nhận xét sau đó giáo viên nhận xét, kết luận 
? Tại sao thực dân Pháp không đầu tư vào công nghiệp nặng?
- Hạn chế sự phát triển kinh tế và phụ thuộc vào Pháp 
? Nêu đặc điểm của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai?
Ø Giáo viên chốt lại: 
- Nguyên nhân: Chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc, Pháp là nước thắng trận, nhưng bị tàn phá nặng nề, nền kinh tế kiệt quệ, tư bản Pháp đẩy mạnh chương trình khai thác thuộc địa để bù đắp những thiệt hại do chiến tranh gây ra.
- Chính sách khai thác của Pháp: 
+ Nông nghiệp, Pháp tăng cường đầu tư vốn, chủ yếu vào đồn điền cao su, làm diện tích trồng cây cao su tăng lên nhanh chóng.
+ Trong công nghiệp, Pháp chú trọng khai thác mỏ, số vốn đầu tư tăng; nhiều công ty mới ra đời. Pháp còn mở thêm một số cơ sở công nghiệp chế biến.
+ Về thương nghiệp, phát triển hơn trước; Pháp độc quyền, đánh thuế nặng hàng hoá các nước nhập vào Việt Nam.
+ Trong giao thông vận tải, đầu tư phát triển thêm, đường sắt xuyên Đông Dương được nối liền nhiều đoạn.
+ Về ngân hàng, ngân hàng Đông Dương nắm quyền chỉ huy các ngành kinh tế Đông Dương.
Học sinh thảo luận nhóm tìm hiểu nội dung chương trình khai thác lần thứ hai của thực dân Pháp. Các nhóm trình bày sản phẩm, các nhóm khác nhận xét.
 III. Xã hội Việt Nam phân hoá
- Giáo viên hướng dẫn học sinh thảo luận nhóm.
? Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, xã hội Việt Nam phân hoá như thế nào?
- Giáo viên gợi ý:
+ Những giai cấp nào là giai cấp cũ vốn có của xã hội cũ? Phân hoá như thế nào?
+ Các giai cấp phân hoá như thế nào? Thái độ chính trị và khả năng của từng giai cấp?
- Giáo viên nhấn mạnh: Giai cấp công nhân ngoài đặc điểm chung của giai cấp công nhân quốc tế, giai cấp công nhân Việt Nam còn có đặc điểm riêng là bị 3 tầng lớp áp bức, bóc lột của đế quốc, phong kiến, tư sản; có quan hệ mật thiết nông dân, kế thừa truyền thống yêu nước, anh hùng và bất khuất của dân tộc.
Ø Giáo viên chốt lại: 
- Giai cấp địa chủ phong kiến ngày càng câu kết chặt chẽ và làm tay sai cho Pháp, áp bức nhân dân. Có một bộ phận nhỏ có tinh thần yêu nước.
- Giai cấp tư sản ra đời sau chiến tranh, trong quá trình phát triển phân hoá thành hai bộ phận: tư sản mại bản làm tay sai cho Pháp, tư sản dân tộc có ít nhiều tinh thần dân tộc, dân chủ chống đế quốc và phong kiến.
- Tầng lớp tiểu tư sản thành thị, tăng nhanh về số lượng, nhưng bị chèn ép, bạc đãi, đời sống bấp bênh. Bộ phận trí thức, sinh viên, học sinh có tinh thần hăng hái cách mạng và là lực lượng của cách mạng.
- Giai cấp nông dân chiếm trên 90% dân số, bị thực dân, phong kiến áp bức, bóc lột nặng nề. Họ bị bần cùng hoá, đây là lực lượng hăng hái đông đảo của cách mạng.
- Giai cấp công nhân ngày càng phát triển, bị áp bức bóc lột, có quan hệ gắn bó với nông dân, có truyền thống yêu nước, vươn lên thành giai cấp lãnh đạo cách mạng. 
Học sinh thảo luận nhóm tìm hiểu nội dung nước xã hội Việt Nam phân hoá. Các nhóm trình bày sản phẩm, các nhóm khác nhận xét.
C. Luyện tập 
Câu 1. Ngành công nghiệp nào Pháp chú trọng nhất trong cuộc khai thác lần thứ hai ở Việt Nam?
A. Cơ khí. 	
B. Chế biến	
C. Khai mỏ.	
D. Điện lực.
Câu 2. Lực lượng hăng hái và đông đảo nhất của cách mạng Việt Nam là 
A. giai cấp nông dân. 	
B. giai cấp tư sản dân tộc.
C. giai cấp tiểu tư sản.	
D. giai cấp công nhân.
Câu 3. Thực dân Pháp hạn chế sự phát triển công nghiệp nặng ở Việt Nam trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai (1919-1929) chủ yếu là do
A. muốn cột chặt nền kinh tế Việt Nam vào nền kinh tế Pháp.
B. thị trường Việt Nam nhỏ hẹp không đáp ứng yêu cầu.
C. muốn ưu tiên nguồn vốn đầu tư cho công nghiệp nhẹ.
D. nguồn nhân lực Việt Nam không đáp ứng được yêu cầu.
Câu 4. Trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai, thực dân Pháp đầu tư vốn nhiều nhất vào ngành nào?
A. Giao thông vận tải.	
B. Nông nghiệp và khai thác mỏ.
C. Nông nghiệp và thương nghiệp.
D. Công nghiệp chế biến.
Câu 5. Trong các nguyên nhân sau đây, đâu không phải là lí do khiến tư bản Pháp chú trọng đến việc khai thác mỏ than ở Việt Nam?
A. Khai thác than mang lại lợi nhuận lớn.
B. Ở Việt Nam có trữ lượng than lớn.
C. Khai thác than để thể hiện sức mạnh của nền công nghiệp Pháp.
D. Than là nguyên liệu chủ yếu phục vụ cho công nghiệp chính quốc.
Câu 6. Tác động của chương trình khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp đến nền kinh tế Việt Nam là gì?
A. Nền kinh tế Việt Nam lệ thuộc hoàn toàn vào Pháp.
B. Nền kinh tế Việt Nam có sự phát triển nhưng vẫn lạc hậu, lệ thuộc Pháp.
C. Nền kinh tế Việt Nam phát triển độc lập.
D. Nền kinh tế Việt Nam vô cùng bị lạc hậu, què quặt, bị cột chặt vào kinh tế Pháp.
Câu 7. Những thủ đoạn nào của thực dân Pháp về chính trị và văn hóa giáo dục nhằm nô dịch lâu dài nhân dân ta sau Chiến tranh thế giới thứ nhất?
A. Thâu tóm quyền lực vào tay người Pháp.
B. "Chia để trị" và thực hiện có văn hóa nô dịch, ngu dân.
C. Mở trường dạy tiếng Pháp để đào tạo bọn tay sai.
D. Lôi kéo, mua chuộc người Việt Nam thuộc tầng lớp trên của xã hội.
Câu 8. Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, giai cấp hoặc tầng lớp nào có đủ khả năng nắm lấy ngọn cờ lãnh đạo cách mạng Việt Nam?
A. Giai cấp công nhân.	
B. Giai cấp tư sản dân tộc.
C. Giai cấp nông dân.	
D. Tầng lớp tiểu tư sản.
Câu 9. Giai cấp nào có số lượng tăng nhanh nhất trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai?
A. Tư sản dân tộc.	
B. Địa chủ.	
C. Công nhân.	
D. Nông dân.
Học sinh làm việc cá nhân, trao đổi với bạn với thầy, cô.
D. Vận dụng 
- So sánh với cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của Pháp ở Việt Nam về mục đích, quy mô.
- Dự kiến sản phẩm:
Cuộc khai thác lần thứ hai được tăng cường đầu tư vốn, kĩ thuật và mở rộng sản xuất để kiếm lời nhiều hơn.
Học sinh làm việc cá nhân, trao đổi với bạn với thầy, cô.
E. Mở rộng 
- Vì sao giai cấp công nhân lãnh đạo cách mạng Việt Nam?
- Sưu tầm các hình ảnh về chương trình khai thác thuộc đia lần thứ hai của Pháp.
- Chuẩn bị bài mới: 
+ Xem trước chuẩn bị bài 15: Phong trào cách mạng Việt Nam từ sau chiến tranh thế giới thứ nhất (1919 – 1925).
- Nguyên nhân làm cho phong trào công nhân ở nước ta phát trển một bước cao hơn sau chiến tranh thế giới thứ nhất?
Về nhà tìm hiểu, tiết sau báo cáo sản phẩm.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_lich_su_lop_9_bai_14_viet_nam_sau_chien_tranh_the_gi.doc