Giáo án Lịch sử Lớp 9 - Bài 6: Các nước châu Phi - Trịnh Mỹ Hạnh

Giáo án Lịch sử Lớp 9 - Bài 6: Các nước châu Phi - Trịnh Mỹ Hạnh

I. Mục tiêu

1. Kiến thức:

- Biết được nét chính tình hình chung ở châu Phi sau Chiến tranh thế giới thứ hai

- Trình bày được kết quả cuộc đấu tranh của nhân dân Nam Phi chống chế độ phân biệt

chủng tộc (A-pac-thai)

2. Năng lực:

- Năng lực chung:

+ Tự chủ và tự học: Biết chủ động, tích cực thực hiện những công việc của bản thân trong

học tập và cuộc sống.

+ Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết tóm tắt quá trình đấu tranh giải phóng dân tộc

của nhân dân châu Phi.

- Năng lực lịch sử:

+ Tìm hiểu lịch sử: Nhận diện được các loại tư liệu lịch sử, khai thác được tư liệu

lịch sử về cuộc đấu tranh giành độc lập và phát triển kinh tế -xã hội của các nước châu Phi.

+ Nhận thức và tư duy lịch sử: Mô tả và trình bày được quá trình thành lập Cộng

hòa Nam Phi.

3. Phẩm chất:

+ Nhân ái: Cảm thông với những khó khăn của nhân dân châu Phi.

+ Trung thực: tôn trọng lẽ phải.

II. Thiết bị dạy học và học liệu

- Giáo viên: Bản đồ thế giới, bản đồ châu Phi sau chiến tranh. Tranh ảnh về chiến đấu

và xây dựng đất nước ở châu Phi, tranh ông Nen-xơn Man-đê-la. Bảng phụ, phiếu học tập

- Học sinh: sách giáo khoa và sưu tầm tranh ảnh, tư liệu về các nước châu Phi.

pdf 8 trang Mai Thanh 1 22/10/2024 790
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lịch sử Lớp 9 - Bài 6: Các nước châu Phi - Trịnh Mỹ Hạnh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường THCS Đoàn Thị Điểm
Tổ: Sử - Địa - GDCD
Họ và tên giáo viên: Trịnh Mỹ Hạnh
BÀI 6. CÁC NƯỚC CHÂU PHI
Môn học: Lịch sử Lớp: 9
Thời gian thực hiện: 1 tiết
I. Mục tiêu
1. Kiến thức:
- Biết được nét chính tình hình chung ở châu Phi sau Chiến tranh thế giới thứ hai
- Trình bày được kết quả cuộc đấu tranh của nhân dân Nam Phi chống chế độ phân biệt
chủng tộc (A-pac-thai)
2. Năng lực:
- Năng lực chung:
+ Tự chủ và tự học: Biết chủ động, tích cực thực hiện những công việc của bản thân trong
học tập và cuộc sống.
+ Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết tóm tắt quá trình đấu tranh giải phóng dân tộc
của nhân dân châu Phi.
- Năng lực lịch sử:
+ Tìm hiểu lịch sử: Nhận diện được các loại tư liệu lịch sử, khai thác được tư liệu
lịch sử về cuộc đấu tranh giành độc lập và phát triển kinh tế -xã hội của các nước châu Phi.
+ Nhận thức và tư duy lịch sử: Mô tả và trình bày được quá trình thành lập Cộng
hòa Nam Phi.
3. Phẩm chất:
+ Nhân ái: Cảm thông với những khó khăn của nhân dân châu Phi.
+ Trung thực: tôn trọng lẽ phải.
II. Thiết bị dạy học và học liệu
- Giáo viên: Bản đồ thế giới, bản đồ châu Phi sau chiến tranh. Tranh ảnh về chiến đấu
và xây dựng đất nước ở châu Phi, tranh ông Nen-xơn Man-đê-la. Bảng phụ, phiếu học tập
- Học sinh: sách giáo khoa và sưu tầm tranh ảnh, tư liệu về các nước châu Phi.
III. Tiến trình dạy học
1. HOẠT ĐỘNG 1: MỞ ĐẦU
a. Mục tiêu: Với việc học sinh quan sát những hình ảnh, các em có thể biết về vị trí đia lí,
đặc điểm của châu Phi. Tuy nhiên, chưa biết đầy đủ nguyên nhân vì sao các nước phương
Tây xâm lược châu Phi và nhân dân châu Phi đã đấu tranh để giành và bảo vệ độc lập như
thế nào? Từ đó, kích thích sự tò mò, tìm hiểu của các em ở hoạt động hình thành kiến thức
mới của bài học.
b. Nội dung hoạt động: học sinh quan sát hình ảnh, đoạn video giới thiệu về châu Phi và
thảo luận tìm hiểu về vị trí địa lý của châu Phi, đặc điểm tự nhiên và nguyên nhân châu Phi
sớm bị thực dân xâm lược.
c. Sản phẩm học tập: HS trả lời được câu hỏi.
d. Tổ chức hoạt động:
- Chuyển giao nhiệm vụ: Giáo viên giao nhiệm vụ cho học sinh quan sát hình ảnh, đoạn
video giới thiệu về châu Phi và trả lời câu hỏi:
+ Xác định vị trí địa lí, diện tích, dân số của châu Phi.
+ Đặc điểm về tài nguyên, văn hóa của châu Phi.
+ Rút ra nguyên nhân vì sao các nước Phương Tây xâm lược châu Phi?
- Thực hiện nhiệm vụ: học sinh quan sát hình ảnh, đoạn video giới thiệu về châu Phi và
thực hiện yêu cầu.
+ Trong quá trình HS thực hiện nhiệm vụ giáo viên chú ý theo dõi, quan sát, hỗ trợ
những HS gặp khó khăn.
- Báo cáo, thảo luận: HS trình bày sản phẩm của mình. GV tổ chức cho HS phản biện sản
phẩm của bạn.
- Kết luận, nhận định: GV đánh giá, nhận xét sản phẩm của HS và lựa chọn một sản phẩm
nào đó của một học sinh để làm tình huống kết nối vào bài mới.
2. HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨCMỚI
2.1. Hoạt động 1: Tìm hiều nét khái quát về tình hình châu Phi sau Chiến tranh thế
giới thứ hai.
a. Mục tiêu: Trình bày được nét chính về phong trào đấu tranh chống thục dân của nhân dân
châu Phi sau chiến tranh thế giới thứ hai (tinh thần, hình thức đấu tranh, kết quả). Giải pháp
nhằm giải quyết khó khăn của châu Phi từ cuối những năm 80 của thế kỉ XX đến nay.
b. Nội dung hoạt động: HS quan sát hình ảnh, lược đồ và tìm hiểu về tình hình châu Phi
sau Chiến tranh thế giới thứ hai.
c. Sản phẩm học tập: HS trả lời được các câu hỏi.
d. Tổ chức thực hiện:
- Chuyển giao nhiệm vụ: Giáo viên thực hiện chia 4 nhóm HS và giao nhiệm vụ cho học
sinh: Quan sát “Lược đồ các nước châu Phi sau chiến tranh thế giới hai”, đọc thông tin trong
SGK. Hoàn thành phiếu học tập.
- Thực hiện nhiệm vụ: học sinh đọc thông tin SGK, Quan sát “Lược đồ các nước châu Phi
sau chiến tranh thế giới hai” thảo luận nhóm, thực hiện nhiệm vụ.
+ Trong quá trình HS thực hiện nhiệm vụ giáo viên chú ý theo dõi, quan sát, hỗ trợ
những HS gặp khó khăn.
- Báo cáo, thảo luận: HS thảo luận viết sản phẩm của mình ra giấy A3, đại diện nhóm HS
dán sản phẩm của mình lên bảng và trình bày sản phẩm của mình. GV hướng dẫn HS nhận
xét sản phẩm của bạn.
- Kết luận, nhận định: GV bổ sung, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của HS.
Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho HS.
I- TÌNH HÌNH CHUNG
- Từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai, phong trào giải phóng dân tộc đã diễn ra sôi nổi ở châu
Phi, sớm nhất là ở Bắc Phi - nơi có trình độ phát triển hơn. Ở Ai Cập, đã nổ ra cuộc đảo
chính lật đổ chế độ quân chủ (l952). Nhân dân An-giê-ri tiến hành khởi nghĩa vũ trang lật đổ
ách thống trị của thực dân Pháp (l954 - 1962). Năm l960 - ''Năm châu Phi'', với l7 nước châu
Phi tuyên bố độc lập.
- Sau khi giành được độc lập, các nước châu Phi bắt tay vào công cuộc xây dựng đất nước và
đã thu dược nhiều thành tích. Tuy nhiên, nhiều nước châu Phi vẫn trong tình trạng đói nghèo,
lác hậu, thậm chí lại diễn ra các cuộc xung đột, nội chiến đẫm máu.
- Châu Phi đã thành lập nhiều tổ chức khu vực để các nước giúp đỡ, hợp tác cùng nhau, lớn
nhất là Tổ chức thống nhất châu Phi – nay là Liên minh châu Phi (viết tắt là AU).
2.2. Hoạt động 2: Tìm hiểu Cộng hòa Nam Phi
a. Mục tiêu: Biết được diễn biến, kết quả, ý nghĩa của phong trào đấu tranh chống chế độ
phân biệt chủng tộc. Chính sách phát triển đất nước hiện nay của Nam Phi.
b. Nội dung hoạt động: HS đọc thông tin trong SGK và quan sát hình ảnh về cuộc đấu
tranh của người dân da đen chống chế độ A-pac-thai tìm hiểu những nét chung về cộng hòa
Nam Phi và cuộc đấu tranh chống chế độ A-pac-thai, chính sách phát triển đất nước hiện nay
của Nam Phi.
c. Sản phẩm học tập: HS trả lời được các câu hỏi
d. Tổ chức thực hiện:
- Chuyển giao nhiệm vụ: Giáo viên giao nhiệm vụ cho học sinh đọc thông tin trong SGK
và quan sát hình ảnh về cuộc đấu tranh của người dân da đen chống chế độ A-pac-thai, trả
lời các câu hỏi sau
+ Những hiểu biết về cộng hòa Nam Phi.
+ Cuộc đấu tranh chống chế độ phân biệt chủng tộc ở Nam Phi.
+ Chủ trương phát triển kinh tế của Nam Phi hiện nay.
- Thực hiện nhiệm vụ: học sinh đọc thông tin SGK, kết hợp quan sát hình, thực hiện nhiệm
vụ.
+ Trong quá trình HS thực hiện nhiệm vụ giáo viên chú ý theo dõi, quan sát, hỗ trợ
những HS gặp khó khăn.
- Báo cáo, thảo luận: HS viết sản phẩm của mình ra giấy nháp, đại diện HS trình bày sản
phẩm của mình. GV hướng dẫn HS nhận xét sản phẩm của bạn.
- Kết luận, nhận định: GV bổ sung, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của HS.
Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho HS.
II- CỘNG HOÀ NAM PHI.
- Là nước nằm ở cực nam châu Phi, Cộng hoà Nam Phi co dân số là 43,2 triệu người (2002),
trong đó 75,2% là người da đen, l3,6% - người da trắng, 11,2% - người da màu. Kéo dài hơn
ba thế kỉ (kể từ năm l662, khi người Hà Lan tới đây), chế độ phân biệt chủng tộc (A-pac-thai)
đã thống trị cực kì tàn bạo đối với người da đen và da màu ở Nam Phi.
- Người da đen đã ngoan cường và bền bỉ đấu tranh chống chế độ phân biệt chủng tộc. Dưới
sự ]ãnh đạo của tổ chức ''Đại hội dân tộc Phi'' (ANC), người da đen đã giành được những
thắng lợi có ý nghĩa lịch sử. Năm 1993, chế độ phân biệt chủng tộc được tuyên bố xoá bỏ.
- Năm l994, cuộc bầu cử dân chủ đa chủng tộc lần đầu tiên được tiến hành và Nen-xơn
Man-đê-la - lãnh tụ ANC được bầu và trở thành vị Tổng thống người da đen đầu tiên ở Cộng
hoà Nam Phi.
- Nam Phi đang tập trung sức phát triển kinh tế và xã hội nhằm xoá bỏ ''chế độ A-pac-thai''
về kinh tế.
3. HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP, CỦNG CỐ
a. Mục tiêu: nhằm củng cố, hệ thống hóa, hoàn thiện kiến thức mới mà HS đã lĩnh hội ở
hoạt động hình thành kiến thức về các nội dung về tình hình chung của các nước châu Phi và
Nam Phi sau chiến tranh thế giới thứ hai.
b. Nội dung hoạt động: HS trả lời câu hỏi:
Câu 1. Nhận xét tinh thần đấu tranh của nhân dân châu Phi
c. Sản phẩm học tập: HS hoàn thành được các bài tập
d. Tổ chức thực hiện :
- Chuyển giao nhiệm vụ : GV giao nhiệm vụ cho HS và HS làm việc cá nhân, trong quá
trình làm việc HS có thể trao đổi với bạn hoặc cô giáo.
- Thực hiện nhiệm vụ : HS làm việc cá nhân, HS trình bày sản phẩm của mình ra giấy
nháp.
+ Trong quá trình học sinh thực hiện nhiệm vụ, giáo viên chú ý theo dõi, quan sát, hỗ trợ
những HS gặp khó khăn.
- Báo cáo, thảo luận : GV cử đại diện HS trình bày sản phẩm, tổ chức cho HS khác nhận
xét, phản biện sản phẩm của bạn.
- Kết luận, nhận định : GV chốt ý, nhận xét, đánh giá mức độ hoàn thành của sản phẩm và
treo bảng phụ sản phẩm hoàn thành đã được chuẩn bị.
4. HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG, MỞ RỘNG
a. Mục tiêu: Nhằm vận dụng kiến thức mới mà HS đã lĩnh hội để giải quyết những vấn đề
mới trong học tập và thực.
b. Nội dung hoạt động: HS vận dụng kiến thức đã học để nhận xét tinh thần đấu tranh của
nhân dân Nam Phi, vai trò của UNO và các tổ chức tiến bộ thế giới trong cuộc chiến chống
đói nghèo, nội chiến ở Nam Phi. Liên hệ mối quan hệ Việt Nam - Nam Phi hiện nay.
c. Sản phẩm học tập: HS trả lời được các câu hỏi
d. Tổ chức thực hiện:
- Chuyển giao nhiệm vụ: GV giao nhiệm vụ cho HS bằng hệ thống câu hỏi và cho HS về
nhà làm sản phẩm ra giấy A4.
Câu 1. Vai trò của Liên Hiệp Quốc và các tổ chức tiến bộ trên thế giới đối với cuộc
chiến chống đói nghèo và bệnh tật ở châu Phi.
Câu 2. Quan hệ giữa Việt Nam và các nước châu Phi ( Nam Phi)
Câu 3. Trách nhiệm của bản thân trong cuộc chiến chống nghèo nàn, lạc hậu.
- Thực hiện nhiệm vụ: HS về nhà thực hiện nhiệm vụ GV giao và trình bày sản phẩm ra
giấy A4.
- Báo cáo, thảo luận: HS trình bày, chia sẻ sản phẩm của mình trong các tiết bài tập theo
dặn
TÀI LIỆU THAM KHẢO
- SGK và SGV Lịch sử 9 - NXB Giáo dục
- Chuẩn kiến thức kĩ năng lịch sử 9.
- Tài liệu video trên trang Youtube
- Tư liệu hình ảnh từ Google.
- 
- 
------------HẾT----------------

Tài liệu đính kèm:

  • pdfgiao_an_lich_su_lop_9_bai_6_cac_nuoc_chau_phi_trinh_my_hanh.pdf