Giáo án Lịch sử Lớp 9 - Tiết 6, Bài 5: Các nước Đông Nam Á - Phạm Khưu Việt Trinh

Giáo án Lịch sử Lớp 9 - Tiết 6, Bài 5: Các nước Đông Nam Á - Phạm Khưu Việt Trinh

I. Mục tiêu

 1. Kiến thức: Sau khi học xong bài, học sinh

- Biết được tình hình chung của các nước Đông Nam Á trước và sau năm 1945.

- Hiểu được hoàn cảnh ra đời của tổ chức ASEAN và biết được mục tiêu hoạt động của tổ chức này.

- Trình bày được quá trình phát triển của tổ chức ASEAN từ khi thành lập đến nay.

- Nhận xét về quá trình phát triển của tổ chức ASEAN.

- Xác định ví trí các nước Đông Nam Á trên lược đồ.

 2. Năng lực

 - Năng lực chung: Năng lực giao tiếp và hợp tác; tự học; giải quyết vấn đề.

 - Năng lực chuyên biệt

+ Tái hiện kiến thức lịch sử, xác định mối quan hệ giữa các sự kiện, hiện tượng lịch sử.

+ Biết xác định vị trí của nước ASEAN trên lược đồ. Nhận xét về quá trình phát triển của tổ chức ASEAN.

3. Phẩm chất

 Giáo dục lòng yêu quê hương, đất nước, tự hào về lịch sử lâu đời của dân tộc ta,

 ý thức được vị trí của lao động và trách nhiệm lao động xây dựng quê hương đất nước.

 

docx 5 trang Mai Thanh 1 22/10/2024 440
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lịch sử Lớp 9 - Tiết 6, Bài 5: Các nước Đông Nam Á - Phạm Khưu Việt Trinh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường: THCS Võ Nguyên Giáp
 Tổ: Văn – GDCD
Họ và tên giáo viên: Phạm Khưu Việt Trinh
 
	Tiết 6 
	Bài 5: CÁC NƯỚC ĐÔNG NAM Á
Môn học: Lịch sử; lớp: 9
Thời gian thực hiện: (số tiết): 1
I. Mục tiêu
 1. Kiến thức: Sau khi học xong bài, học sinh
- Biết được tình hình chung của các nước Đông Nam Á trước và sau năm 1945.
- Hiểu được hoàn cảnh ra đời của tổ chức ASEAN và biết được mục tiêu hoạt động của tổ chức này.
- Trình bày được quá trình phát triển của tổ chức ASEAN từ khi thành lập đến nay.
- Nhận xét về quá trình phát triển của tổ chức ASEAN.
- Xác định ví trí các nước Đông Nam Á trên lược đồ.
 2. Năng lực
 - Năng lực chung: Năng lực giao tiếp và hợp tác; tự học; giải quyết vấn đề. 
 - Năng lực chuyên biệt
+ Tái hiện kiến thức lịch sử, xác định mối quan hệ giữa các sự kiện, hiện tượng lịch sử.
+ Biết xác định vị trí của nước ASEAN trên lược đồ. Nhận xét về quá trình phát triển của tổ chức ASEAN.
3. Phẩm chất 
 Giáo dục lòng yêu quê hương, đất nước, tự hào về lịch sử lâu đời của dân tộc ta,
 ý thức được vị trí của lao động và trách nhiệm lao động xây dựng quê hương đất nước.
II. Thiết bị dạy học và học liệu
GV:
- Giáo án word và Powerpoint.
- Tranh ảnh về các nước Đông Nam Á.
- Bản đồ châu Á, lược đồ các nước Đông Nam Á.
HS:
- Đọc trước sách giáo khoa và hoàn thành các nhiệm vụ được giao.
- Sưu tầm tư liệu, tranh ảnh các nước Đông Nam Á.
III. Tiến trình dạy học
1. Hoạt động 1: Hoạt động khởi động 
a) Mục tiêu: Giúp học sinh nắm được các nội dung cơ bản bước đầu của bài học cần đạt được đó là nhận xét được tình hình của Đông nam Á qua các hình ảnh, đưa học sinh vào tìm hiểu nội dung bài học, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới.
b) Nội dung : GV cho HS xem hình quốc kì của các nước Đông Nam Á. Yêu cầu HS gọi tên các quốc gia tương ứng.
c) Sản phẩm: HS trả lời 
d) Tổ chức thực hiện: Trên cơ sở đó GV dẫn dắt vào bài mới: Chiến tranh thế giới thứ 2 đã tạo cơ hội để nhiều nước trong khu vực ĐNA giành độc lập và phát triển kinh tế, bộ mặt các 
2. Hoạt động 2: Hoạt động hình thành kiến thức mới
* Kiến thức 1 : Tình hình Đông Nam Á trước và sau năm 1945
a) Mục đích: Biết được tình hình chung của các nước Đông Nam Á trước và sau năm 1945.
b) Nội dung: Huy động hiểu biết đã có của bản thân và nghiên cứu sách giáo khoa suy nghĩ cá nhân trả lời các câu hỏi của giáo viên.
c) Sản phẩm: HS trả lời được các câu hỏi của giáo viên.
d) Tổ chức thực hiện :
Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập 
- HS đọc SGK mục 1.
- Xác định trên lược đồ ví trí của các nước Đông Nam Á.
- Trình bày những nét nổi bật của tình hình Đông Nam Á trước và sau năm 1945?
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập
HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. GV khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực khi thực hiện nhiệm vụ học tập, GV theo dõi, hỗ trợ HS làm việc những bằng hệ thống câu hỏi gợi mở:
GV: Giới thiệu dùng bản đồ Châu Á giới thiệu về khu vực Đông Nam Á 
? Đông Nam Á bao gồm bao nhiêu nước? Là những nước nào.
? Những nét nổi bật của tình hình Đông Nam Á sau năm 1945.
HS: Xác định tên các nước Đông Nam Á (tên nước, ngày độc lập, )
? Sau khi một số nước giành độc lập, tình hình khu vực này ra sao.
? Từ giữa những năm 1950 của thế kỷ XX, các nước Đông Nam Á đã có sự phân hoá như thế nào trong đường lối đối ngoại.
Giáo viên: - Pilíppin và Thái Lan tham gia khối SEATO.
 - In-đô-nê-xi-a và Miến Điện thi hành chính sách trung lập.
? Mĩ thành lập khối SEATO nhằm mục đích gì? (nhằm đẩy lùi ảnh hưởng của CNXH và phong trào GPDT đối với ĐNA)
Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
HS Xác định vị trí của các nước Đông Nam Á trên lược đồ, trình bày.
Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
HS phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả. 
GV bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh.
- Trước năm 1945: các nước Đông Nam Á đều là thuộc địa của thực dân phương Tây (trừ Thái Lan).
- Sau năm 1945:
 + Nhân dân nhiều nước ĐNÁ đã nổi dậy giành chính quyền → giành được độc lập.
 + Từ giữa những năm 50, các nước ĐNÁ có sự phân hóa trong đường lối đối ngoại.
* Kiến thức 2. Sự ra đời của tổ chức ASEAN
a) Mục đích: Hiểu được hoàn cảnh ra đời của tổ chức ASEAN và biết được mục tiêu hoạt động, nguyên tắc cơ bản trong quan hệ giữa các nước thành viên của tổ chức này. Xác định ví trí các nước Đông Nam Á trên lược đồ.
b) Nội dung: Huy động hiểu biết đã có của bản thân và nghiên cứu sách giáo khoa suy nghĩ cá nhân trả lời các câu hỏi của giáo viên.
c) Sản phẩm: HS trả lời được các câu hỏi của giáo viên.
d) Tổ chức thực hiện :
Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập 
- HS đọc mục 2 SGK.
- Chia lớp thành 4 nhóm và thảo luận các câu hỏi:
+ Nhóm lẻ: Hoàn cảnh ra đời của tổ chức ASEAN.
+ Nhóm chẵn: Mục tiêu hoạt động và nguyên tắc cơ bản trong quan hệ giữa các nước của tổ chức ASEAN.
 Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập
HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. GV khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực khi thực hiện nhiệm vụ học tập, GV theo dõi, hỗ trợ HS.
? Tổ chức ASEAN ra đời trong hoàn cảnh nào? 
? Mục tiêu hoạt động của ASEAN là gì?
? Nguyên tắc cơ bản trong quan hệ ASEAN là gì?
? Quan hệ giữa Việt Nam và ASEAN như thế nào? (2 phút)
GV: Trụ sở của ASEAN (ban thư kí) đặt tại Gia-các-ta (In-đô-nê-xi-a)
Trong thời kì đầu mới thành lập ASEAN có 2 văn kiện quan trọng là:
1. "Tuyên bố Băng Cốc" (8 1967) xác định mục tiêu của ASEAN là tiến hành sự hợp tác kinh tế và văn hoá giữa các nước thành viên trên tinh thần duy trì hoà bình và ổn định khu vực.
2. "Hiệp ước thân thiện và hợp tác ở Đông Nam Á" Hiệp ước Ba-li (2 1976) đã xác định những nguyên tắc cơ bản trong quan hệ giữa các nước thành viên.
- Từ đầu những năm 80 thế kỉ XX, do "vấn đề Cam-pu-chia" quan hệ giữa các nước ASEAN và ba nước Đông Dương lại trở nên căng thẳng, đối đầu nhau. Cũng trong thời gian này, nền kinh tế các nước ASEAN đã có những chuyển biến mạnh mẽ và đạt được sự tăng trưởng cao như Xin-ga-po, Ma-lai-xi-a, Thái Lan,...
Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- Các nhóm trình bày.
Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
HS phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả của các nhóm.
GV bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. Cho HS xem một số hình ảnh liên quan và chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh. 
- Hoàn cảnh ra đời: 
 + Sau khi giành được độc lập, nhiều nước Đông Nam Á ngày càng nhận thức rõ sự cần thiết phải cùng nhau hợp tác để phát triển đất nước và hạn chế ảnh hưởng của các cường quốc bên ngoài đối với khu vực.
 +Ngày 8 8 1967, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đã được thành lập tại Băng Cốc (Thái Lan) với sự tham gia của 5 nước là In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a, Phi-líp-pin, Thái Lan và Xin-ga-po. 
- Mục tiêu: phát triển kinh tế và văn hóa thông qua những nổ lực hợp tác chung giữa các nước thành viên trên tinh thần duy trì hòa bình và ổn định khu vực.
- Nguyên tắc hoạt động: cùng nhau tôn trọng chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ; không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình; hợp tác phát triển có kết quả... 
* Kiến thức 3. Từ "ASEAN 6" phát triển thành "ASEAN 10"
a) Mục đích: Trình bày được quá trình phát triển của tổ chức ASEAN từ khi thành lập đến nay. Nhận xét về quá trình phát triển của tổ chức ASEAN.
b) Nội dung: Huy động hiểu biết đã có của bản thân và nghiên cứu sách giáo khoa hoàn thành vào bảng niên biểu về quá trình phát triển của tổ chức ASEAN từ “ASEAN 6” đến “ASEAN 10” ,suy nghĩ cá nhân trả lời các câu hỏi của giáo viên.
Thời gian
Quá trình phát triển mở rộng thành viên
 08-08-1967

ASEAN được thành lập (5 nước) In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a, Phi-líp-pin, Xin-ga-po và Thái Lan








c) Sản phẩm: HS điền vào bảng, trả lời được các câu hỏi của giáo viên.
d) Tổ chức thực hiện :
Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập 
- HS đọc mục 2 SGK và trả lời các câu hỏi:
? Sự phát triển của các nước ASEAN diễn ra như thế nào
? Hoàn thành vào bảng niên biểu về quá trình phát triển của tổ chức ASEAN từ “ASEAN 6” đến “ASEAN 10” 
? Hoạt động chủ yếu của ASEAN là gì?
? Những hoạt động của ASEAN trong thập kỷ 90 có những nét gì mới?
? Quan sát hình 11. Hội nghị cấp cao ASEAN VI họp tại Hà Nội trong SGK và nêu nhận xét về quá trình phát triển của tổ chức này.
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập
HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. GV khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực khi thực hiện nhiệm vụ học tập, GV theo dõi, hỗ trợ HS.
GV: - Hướng dẫn học sinh lập niên biểu quá trình ra đời và phát triển 
 - Hướng dẫn học sinh xem Hình 11 ® Thể hiện sự hợp tác hữu nghị, giúp đỡ nhau cùng phát triển. 
Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- Các nhóm trình bày.
Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
HS phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả của các nhóm.
GV bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh.
Thời gian
Quá trình phát triển mở rộng thành viên
 08-08-1967

ASEAN được thành lập (5 nước) In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a, Phi-líp-pin, Xin-ga-po và Thái Lan
Tháng 1 - 1984
Bru-nây tham gia và trở thành thành viên thứ 6 của ASEAN.
Tháng 7 – 1995
Việt Nam chính thức gia nhập và là thành viên thứ 7 của ASEAN. 
Tháng 7 – 1997
Lào và Mi-an-ma gia nhập ASEAN, là thành viên thứ 8 và 9
Tháng 4 – 1999
Cam-pu-chia được kết nạp và là thành viên thứ 10 của ASEAN.
GV : cho HS xem một số hình ảnh liên quan
3. Hoạt động 3: Hoạt động luyện tập
a) Mục tiêu: Nhằm củng cố, hệ thống hóa, hoàn thiện kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội ở hoạt động hình thành kiến thức là tình hình chung của các nước Đông Nam Á trước và sau năm 1945; hoàn cảnh ra đời của tổ chức ASEAN và biết được mục tiêu hoạt động của tổ chức này; quá trình phát triển của tổ chức ASEAN từ khi thành lập đến nay.
b) Nội dung: GV dùng bảng hệ thống gồm: tên nước, quốc kì, thủ đô, thời gian gia nhập ASEAN và yêu cầu học sinh chọn đáp án đúng hoàn thành vào bảng. Điền tên thủ đô và thời gian gia nhập tổ chức ASEAN của các nước Đông Nam Á? 
c) Sản phẩm: Trả lời các câu hỏi của GV
d) Tổ chức thực hiện: 
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: 
GV giao nhiệm vụ cho HS và chủ yếu cho làm việc cá nhân. 
GV dùng bảng hệ thống gồm: tên nước, quốc kì, thủ đô, thời gian gia nhập ASEAN và yêu cầu học sinh chọn đáp án đúng hoàn thành vào bảng.
 Điền tên thủ đô và thời gian gia nhập tổ chức ASEAN của các nước Đông Nam Á? 
4. Hoạt động 4: Hoạt động vận dụng 
a) Mục tiêu: Nhận xét về quá trình phát triển của tổ chức ASEAN.
b) Nội dung: Các câu hỏi sau khi hình thành kiến thức mới.
c) Sản phẩm: Đáp án của HS
d) Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: 
GV nêu yêu cầu: 1/ Tại sao nói từ đầu những năm 90 của thế kỉ XX, một chương mới đã mở ra trong lịch sử khu vực ĐNÁ.
 2/ Quan hệ Việt Nam và các nước ASEAN hiện nay?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
 + Nghe yêu cầu.
 + Trình bày cá nhân.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS nêu, HS khác nhận xét, bổ sung.
Bước 4: Kết luận, nhận định: 
GV đánh giá kết quả của HS, GV chuẩn kiến thức
1/ Từ đầu những năm 90 của thế kỷ XX, một chương mới đã mở ra trong lịch sử các nước Đông Nam Á là vì:
Từ đầu những năm 90, tình hình chính trị của khu vực có nhiều cải thiện rõ rệt, xu hướng mới là mở rộng các nước thành viên của tổ chức ASEAN. Đến tháng 4- 1999, 10 nước ĐNA đều là thành viên của tổ chức ASEAN. Như vậy, lần đầu tiên trong lịch sử khu vực, 10 nước Đông Nam Á đều cùng đứng trong một tổ chức thống nhất.
	Trên cơ sở đó, ASEAN đã chuyển trọng tâm hoạt động sang hợp tác kinh tế, quyết định biến Đông Nam Á thành một khu vực mậu dịch tự do (AFTA), lập diễn đàn khu vực(ARF) nhằm tạo một môi trường hoà bình, ổn định cho công cuộc hợp tác phát triển của ĐNA.
	Như vậy, một chương mới đã mở ra trong lịch sử các nước Đông Nam Á.
2/ Quan hệ Việt Nam – ASEAN
	Quan hệ Việt Nam – ASEAN diễn ra phức tạp, có lúc hòa dịu, có lúc căng thẳng tùy theo sự biến động của quốc tế và khu vực, nhất là tình hình phức tạp ở Cam-pu-chia.
	Từ cuối những năm 1980 của thế kỉ XX, ASEAN đã chuyển từ chính sách “đối đầu” sang ‘’đối thoại”, hợp tác với ba nước Đông Dương. Từ khi vấn đề Cam-pu-chia được giải quyết, Việt Nam thực hiện chính sách đối ngoại “Muốn là bạn với tất cả các nước”, quan hệ Việt Nam – ASEAN được cải thiện.
	Tháng 7-1992, Việt Nam tham gia Hiệp ước Ba-li, đánh dấu một bước mới trong quan hệ Việt Nam – ASEAN và quan hệ khu vực.
	Ngày 28-7-1995, Việt Nam gia nhập ASEAN, mối quan hệ Việt Nam và các nước trong khu vực là mối quan hệ trên tất cả các mặt, các lĩnh vực: kinh tế, văn hóa, khoa học, kĩ thuật và nó ngày càng được đẩy mạnh.
GV giao nhiệm vụ cho HS:
+ Học bài cũ, soạn bài 6: Các nước Châu Phi. 
+ Nắm khái quát tình hình các nước Châu Phi sau Chiến tranh thế giới thứ hai. Sưu tầm những tranh ảnh, tư liệu về Châu Phi.

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_lich_su_lop_9_tiet_6_bai_5_cac_nuoc_dong_nam_a_pham.docx