Giáo án Mĩ thuật Lớp 9 - Bài 6: Thường thức mĩ thuật Chạm khắc gỗ đình làng Việt Nam
1. MỤC TIÊU
1.1. Kiến thức: Học sinh hiểu sơ lược về nghệ thuật chạm khắc gỗ đình làng Việt Nam.
1.2. Kĩ năng: Học sinh phân biệt được đặc điểm của các tác phẩm chạm khắc gỗ đình làng
1.3. Thái độ: Học sinh cảm nhận được vẻ đẹp của chạm khắc gỗ đình làng, biết yêu quý, trân trọng và giữ gìn các công trình văn hóa lịch sử của quê hương đất nước.
2. NỘI DUNG HỌC TẬP:
Học sinh hiểu sơ lược về nghệ thuật chạm khắc gỗ đình làng Việt Nam.
Học sinh phân biệt được đặc điểm của các tác phẩm chạm khắc gỗ đình làng
3. CHUẨN BỊ:
3.1. Giáo viên: Tranh chạm khắc gỗ đình làng Việt Nam
3.2. Học sinh: Sưu tầm tranh ảnh, bài viết về chạm khắc gỗ đình làng Việt Nam.
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Mĩ thuật Lớp 9 - Bài 6: Thường thức mĩ thuật Chạm khắc gỗ đình làng Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết Tuần dạy Ngày dạy: PPCT: 7 Bài 6: Thường thức mĩ thuật CHẠM KHẮC GỖ ĐÌNH LÀNG VIỆT NAM 1. MỤC TIÊU 1.1. Kiến thức: Học sinh hiểu sơ lược về nghệ thuật chạm khắc gỗ đình làng Việt Nam. 1.2. Kĩ năng: Học sinh phân biệt được đặc điểm của các tác phẩm chạm khắc gỗ đình làng 1.3. Thái độ: Học sinh cảm nhận được vẻ đẹp của chạm khắc gỗ đình làng, biết yêu quý, trân trọng và giữ gìn các công trình văn hóa lịch sử của quê hương đất nước. 2. NỘI DUNG HỌC TẬP: Học sinh hiểu sơ lược về nghệ thuật chạm khắc gỗ đình làng Việt Nam. Học sinh phân biệt được đặc điểm của các tác phẩm chạm khắc gỗ đình làng 3. CHUẨN BỊ: 3.1. Giáo viên: Tranh chạm khắc gỗ đình làng Việt Nam 3.2. Học sinh: Sưu tầm tranh ảnh, bài viết về chạm khắc gỗ đình làng Việt Nam. 4. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP: 4.1. Ổn định chức và kiểm diện: Kiểm tra sĩ số học sinh Lớp 9A . 9b . 9c . . 4.2. Kiểm tra miệng: - Bài cũ: Giáo viên nhận xét một số bài vẽ tranh đề tài phong cảnh quê hương của học sinh. - Bài mới: GV kiểm tra ĐDHT của HS. 4.3. Tiến trình bài học: HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS NỘI DUNG BÀI HỌC - Giáo viên giới thiệu: Nghệ thuật chạm khắc gỗ là loại hình gắn bó chặt chẽ với kiến trúc đình làng. Để biết về loại hình nghệ thuật này sâu sắc hơn, chúng ta vào bài hôm nay. * Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu vài nét khái quát về đình làng: (7 phút) - Giáo viên cho học sinh xem tranh phóng to về chạm khắc đình làng và hỏi: r Đình làng là nơi thờ ai? HS: Đình làng thờ Thành Hoàng, là người có công với đất nước với dân làng và được dân làng tôn thờ. I. Vài nét khái quát về đình làng: - Đình làng thờ Thành Hoàng r Đình làng được sử dụng vào công việc gì? HS: Tổ chức lễ hội, hội họp, bàn bạc việc trong làng, r Em có nhận xét gì về kiến trúc của đình làng? HS: Mộc mạc, gần gũi và duyên dáng. r Tác giả của những công trình nghệ thuật này là ai? HS: Nhân dân trong làng. - Giáo viên: Kiến trúc đình làng khác với kiến trúc cung đình ở chổ: Kiến trúc cung đình luôn tuân theo những quy tắc nghiêm nghặt. - Giáo viên tóm tắt: Đình làng là thành tựu đặc sắc trong nghệ thuật kiến trúc và trang trí truyền thống nước ta. * Hoạt động 2: Tìm hiểu về nghệ thuật chạm khắc gỗ đình làng: (18 phút) Giáo viên cho học sinh thảo luận nhóm (5 phút): o Nhóm 1, 2: Xem tranh trang 74 hình 1,2 và trả lời: r Ở kiến trúc đình làng, chạm khắc thường được trang trí ở đâu? Nội dung và nghệ thuật chạm khắc như thế nào? HS: Chạm khắc thường được trang trí ở đầu đao, đầu cột, các trục, vách gỗ. Nội dung gắn với sinh hoạt xã hội, giàu tính hiện thực. Nghệ thuật chạm khắc dứt khoát, chắc tay, phóng khoáng, tạo nông sâu, tối sáng lung linh cho bức chạm khắc. ¨ Nhóm 3: Xem hình 1.2 trang 75, SGK trả lời: r Vì sao chạm khắc gỗ đình làng được xem là dòng nghệ thuật dân gian? HS: Do người nông dân sáng tạo nên, phản ánh đời sống sinh hoạt cuả người dân. o Nhóm 4: r Chạm khẵc gỗ đình làng có quan hệ gì đối với đời sống tinh thần và tư tưởng của người dân? - Đình làng được sử dụng: Tổ chức lễ hội, hội họp, bàn bạc việc trong làng, - Kiến trúc của đình làng: Mộc mạc, gần gũi và duyên dáng. - Đình làng là thành tựu đặc sắc trong nghệ thuật kiến trúc và trang trí truyền thống nước ta. II. Nghệ thuật chạm khắc gỗ đình làng: - Chạm khắc thường được trang trí ở đầu đao, đầu cột, các trục, vách gỗ. HS: Bộc lộ cá tính của người sáng tạo. Sáng tác bằng cảm hứng cuộc sống. Thoát li những quan niệm của giai cấp phong kiến thống trị. Chạm khắc để phục vụ tín ngưỡng. - Giáo viên tóm lại: Chạm khắc đình làng là chạm khắc dân gian đối lập với chạm khắc cung đình. Nội dung: Miêu tả cuộc sống hàng ngày. Đường nét: Phóng khoáng, sinh động nhưng chính xác. r Nhà nước ta trùng tu lại các đình chùa nhằm làm gì? HS: Bảo tồn các di sản văn hoá dân tộc. r Em đã và sẽ làm gì để bảo tồn những di sản văn hoá này? HS: Tự liên hệ. * Hoạt động 3: Tìm hiểu đặc điểm của chạm khắc gỗ đình làng: (5 phút) r Nêu đặc điểm của chạm khắc gỗ đình làng? HS: Nội dung: Phản ánh cuộc sống sinh hoạt đời thường. Nghệ thuật chạm khắc mộc mạc khoẻ khoắn và phóng khoáng, bộc lộ tâm hồn của những người sáng tạo ra nó - Chạm khắc đình làng là chạm khắc dân gian đối lập với chạm khắc cung đình Nội dung gắn với sinh hoạt xã hội, giàu tính hiện thực. Đường nét: Phóng khoáng, sinh động nhưng chính xác. III. Đặc điểm của chạm khắc gỗ đình làng: - Nội dung: Phản ánh cuộc sống sinh hoạt đời thường. - Nghệ thuật chạm khắc mộc mạc khoẻ khoắn và phóng khoáng, bộc lộ tâm hồn của những người sáng tạo ra nó. 4.4. Tổng kết: - Giáo viên hỏi: r Nêu đặc điểm của chạm khắc gỗ đình làng? - Nội dung: Phản ánh cuộc sống sinh hoạt đời thường. - Nghệ thuật chạm khắc mộc mạc khoẻ khoắn và phóng khoáng, bộc lộ tâm hồn của những người sáng tạo ra nó. - Giáo viên cho học sinh chơi trò chơi : Điền từ vào chỗ trống: + Qua đình ngả nón trông đình Đình bao nhiêu ngói, thương mình bấy nhiêu. + Trúc xinh trúc mọc đầu đình Em xinh em đứng một mình cũng xinh 4.5. Hướng dẫn học tập: - Xem lại nội dung bài học, nắm đạc điểm chính của chạm khắc gỗ đình làng. * Đối với bài tiếp theo: - Chuẩn bị bài: “VTT_ Tập phóng tranh, ảnh” + Sưu tầm tranh, ảnh. + Mang theo: giấy vẽ, bút chì, tẩy, màu vẽ, 5. PHỤ LỤC: * Đối với bài này:
Tài liệu đính kèm:
- giao_an_mi_thuat_lop_9_bai_6_thuong_thuc_mi_thuat_cham_khac.doc