Giáo án Mĩ thuật Lớp 9 - Tuần 19 đến 24 - Năm học 2020-2021 - Nguyễn Tuấn Phương
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
- HS hiểu và nắm bắt được một số kiến thức chung vễ mĩ thuật thời Nguyễn
- HS nhận biết được đặc điểm của mĩ thuật thời Nguyễn
2. Năng lực:
-Năng lực tự học, năng lực hợp tác, năng lực giao tiếp, năng lực quan sát, năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề, năng lực tư duy, năng lực thực hành, sáng tạo, năng lực đánh giá và tự đánh giá, năng lực vận dụng kiến thức vào cuộc sống.
3. Phẩm chất:
-Giáo dục lòng yêu mến, trân trọng những giá trị nghệ thuật của ông cha ta để lại.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1.Chuẩn bị của giáo viên
+ Kế hoạch bài dạy, SGK mĩ thuật 9
+ Tranh ảnh tham khảo về mĩ thuật thời Nguyễn.
2. Chuẩn bị của học sinh
+ SGK mĩ thuật 9
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Tiết1 - Tuần 19 Bài 1:MĨ THUẬT THỜI NGUYỄN Thời gian thực hiện: 1 tiết Ngày dạy: 13/01/2021 I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức: - HS hiểu và nắm bắt được một số kiến thức chung vễ mĩ thuật thời Nguyễn - HS nhận biết được đặc điểm của mĩ thuật thời Nguyễn 2. Năng lực: -Năng lực tự học, năng lực hợp tác, năng lực giao tiếp, năng lực quan sát, năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề, năng lực tư duy, năng lực thực hành, sáng tạo, năng lực đánh giá và tự đánh giá, năng lực vận dụng kiến thức vào cuộc sống. 3. Phẩm chất: -Giáo dục lòng yêu mến, trân trọng những giá trị nghệ thuật của ông cha ta để lại. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1.Chuẩn bị của giáo viên + Kế hoạch bài dạy, SGK mĩ thuật 9 + Tranh ảnh tham khảo về mĩ thuật thời Nguyễn. 2. Chuẩn bị của học sinh + SGK mĩ thuật 9 III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS A. HĐ1: KHỞI ĐỘNG 1.Mục tiêu: -Giúp HS nhận biết được nội dung yêu cầu của bài học. -Giúp HS hứng thú hơn qua trò chơi trước khi vào bài học. 2.Nội dung: -Trò chơi “Xem tranh đoán chữ”. 3.Sản Phẩm học tập: -Nêu được nội dung các bức tranh. 4.Tổ chức thực hiện *GV chuyển giao nhiệm vụ HS : -Chia lớp 3 đội cử đại diện lên bảng chơi trò chơi “Xem tranh đoán chữ”. Trong vòng 2 phút, đội nào đáon ghi được nhiều tên tranh nhất sẽ là đọi chiến thắng . * GV đánh giá kết quả, kết luận vấn đề, tuyên dương và vào bài mới. -HS thực hiện trò chơi ghép tranh -HS lắng nghe và ghi bài. B. HĐ2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC 1.Mục tiêu: -Hiểu và nắm bắt được sơ lược về lịch sử hình thành nhà Nguyễn. -Hiểu và nắm bắt được một số công trình tiêu biểu của nhà Nguyễn. 2.Nội dung: a.Hướng dẫn HS tìm hiểu sơ lược về bối cảnh lịch sử. *GV chuyển giao nhiệm vụ HS : -GV giới thiệu một số tranh hình ảnh thời Nguyễn và đưa ra một số hệ thống câu hỏi: +Cho biết nhà Nguyễn được thành lập vào gia đoạn nào ? +Kể tên một số vị vua, vị tướng, nhân vật nổi tiếng vào thời Nguyễn ? * GV đánh giá kết quả, kết luận vấn đề và tuyên dương. b.Hướng dẫn HS tìm hiểu về một số công trình mĩ thuật thời Nguyễn . *GV Chuyển giao nhiệm vụ học tậ và hướng dẫn, gợi ý HS tìm hiểu, trả lời: -Phân 3 nhóm HS xem tranh về một số công trình mĩ thuật thời Nguyễn +Nhóm 1 : Tìm hiểu về công trình kiến trúc Kinh đô Huế *Gợi ý : Kiến trúc kinh dô Huế được xây dựng năm bao nhiêu ? gồm những quần thể công trình gì ? hiện nay được công nhân là di sản gi ? +Nhóm 2 :Tìm hiểu về điêu khắc, đồ họa và hội họa thời Nguyễn. *Gợi ý : - Điêu khắc được sử dụng để phục vụ cái gì ? kể tên một số công trình điêu khắc ? -Đồ họa, hội họa được hình thành từ bao giờ ? được sử dụng để làm gì ? kể tên một số tác phẩm đồ họa, hội họa. +Nhóm 3 : Tìm hiều về đặc điểm mĩ thuật thời Nguyễn. *Gợi ý : Hãy cho biết kiến trúc, điêu khắc, đồ họa và hội họa có đặc điểm gỉ ? * GV đánh giá kết quả, kết luận vấn đề. 3.Sản Phẩm học tập: -Các câu trả lời nhóm của HS. 4.Tổ chức thực hiện: -HS chia nhóm thảo luận và trả lời cá nhân. -HS chia 3 nhóm quan sát, thảo luận và trả lời. -HS nhận xét câu trả lời của bạn -HS lắng nghe và ghi bài. -HS chia 3 nhóm thảo luận và trả lời. -HS lắng nghe và ghi bài. C. HĐ3: LUYỆN TẬP 1.Mục tiêu: -HS có thể vận dụng kiến thức về mĩ thuật thời Nguyễn để vẽ một sơ đồ tư duy thể hiện mĩ thuật thời Nguyễn . -HS có thể nhận xét và nêu cảm nhận về sản phẩm bài vẽ sơ đồ tư duy của mình và của bạn. 2.Nội dung: *GV chuyển giao nhiệm vụ HS : -chia nhóm 2 HS thực hành vẽ một một sơ đồ tư duy theo ý thích. -Kích thước: Giấy A3. -Màu sắc: tự do. -Trong khi HS làm bài GV quan sát theo dõi, góp ý cho các nhóm về nội dung, bố cục, màu sắc. 3.Sản Phẩm học tập: *GV chuyển giao nhiệm vụ HS : + Cho HS treo bài, nhận xét, tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau. + GV yêu cầu HS đánh giá kết quả theo các tiêu chí : nội dung, bố cục, màu sắc, . *GV bổ sung nhận xét HS và đánh giá sản phẩm học tập. 4.Tổ chức thực hiện: -HS làm bài nhóm. -HS thực hành nhóm -HS treo bài và thảo luận nhận xét bài lẫn nhau. -HS lắng nghe D. HĐ4: VẬN DỤNG 1.Mục tiêu: -HS có thể vận dụng kiến thức đã học để tìm hiểu thêm về các công trình kiến trúc khác. 2.Nội dung: -Tìm hiểu, sưu tầm một số hình ảnh về công trình mĩ thuật thời Nguyễn. 3.Sản Phẩm học tập: -Giáo viên gợi ý,hướng dẫn HS tìm hiểu trên các trang mạng để biết về các công trình kiến trúc khác. 4.Tổ chức thực hiện: -HS về nhà làm bài cá nhân. -HS lắng nghe và thực hiện Tiết 2,3 - Tuần 20,21 Bài 2,3: LỌ, HOA VÀ QUẢ (Vẽ màu) Thời gian thực hiện: 2 tiết Ngày dạy: 20/01/2021 (Tiết 1-Vẽ hình) 27/01/2021 (Tiết 2-Vẽ màu) I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức: -HS hiểu được hình dáng, cấu trúc của lọ, hoa và quả và các bước tiến hành vẽ lọ, hoa và quả . -HS biết vận dụng vẽ mẫu lọ, hoa và quả bằng màu. -Giới thiệu, nhận xét và nêu được cảm nhận về sản phẩm. 2. Năng lực: -Năng lực tự học, năng lực hợp tác, năng lực giao tiếp, năng lực quan sát, năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề, năng lực tư duy, năng lực thực hành, sáng tạo, năng lực đánh giá và tự đánh giá, năng lực vận dụng kiến thức vào cuộc sống. 3. Phẩm chất: -Giáo dục lòng yêu thích, trân trọng những giá trị nghệ thuật môn vẽ tranh tĩnh vật màu. -Tạo cho HS sự hứng thú tìm tòi, sáng tạo vẽ nhiều đồ vật với nhiều màu sắc khác nhau. -HS sẽ nhận thức đầy đủ hơn vẻ đẹp của tranh tĩnh vật màu. -Hình thành ở học sinh cách nhìn, cách làm việc khoa học, sắp xếp những đồ vật xung quanh mình một cách trật tự hợp lý II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1.Chuẩn bị của giáo viên + Kế hoạch bài dạy, SGK mĩ thuật 9 + Tranh ảnh tham khảo một số bài vẽ tranh tĩnh vật mẫu lọ, hoa và quả bằng màu. 2. Chuẩn bị của học sinh + SGK mĩ thuật 9 + Giấy A4, viết chì, thước, compa, màu vẽ,... III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS A. HĐ1: KHỞI ĐỘNG 1.Mục tiêu: -Giúp HS nhận biết được nội dung yêu cầu của bài học. -Giúp HS hứng thú hơn qua trò chơi trước khi vào bài học. 2.Nội dung: -Chơi trò “Ghép tranh”. 3.Sản Phẩm học tập: -Hoàn thành một bức tranh tĩnh vật lọ, hoa và quả . 4.Tổ chức thực hiện *GV Chuyển giao nhiệm vụ học tập: -Chia 3 nhóm HS chơi trò chơi ai nhanh hơn -Trong thời gian 1 phút, nhóm nào ghép tranh nhanh hơn sẽ là đội chiến thắng. * GV đánh giá kết quả, kết luận vấn đề, tuyên dương và vào bài mới. -HS chia 3 nhóm và thực hiện trò chơi ai nhanh hơn. -HS lắng nghe và ghi bài. B. HĐ2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC 1.Mục tiêu: -Hiểu được sự đa dạng về hình dáng, cấu trúc của mẫu lọ, hoa và quả bằng màu. -Hiểu được cách vẽ mẫu lọ, hoa và quả bằng màu. -Sử dụng kiến thức để vẽ một số bài vẽ mẫu hai đồ vật 2.Nội dung: a.Hướng dẫn HS tìm hiểu về mẫu lọ, hoa và quả bằng màu. *GV chuyển giao nhiệm vụ HS : -Phân nhóm HS xem mẫu lọ, hoa và quả bằng màu. -GV giới thiệu một số tranh tĩnh vật mẫu lọ, hoa và quả bằng màu.cho HS quan sát và đưa ra một số hệ thống câu hỏi: +Cho biết đặc điểm mẫu lọ, hoa và quả ? +Các bài vẽ mẫu lọ, hoa và quả bằng màu.được sắp xếp như thế nào ? +So sánh độ đậm nhạt của mẫu lọ, hoa và quả bằng màu.? * GV đánh giá kết quả, kết luận vấn đề và tuyên dương. b.Hướng dẫn HS cách vẽ mẫu lọ, hoa và quả bằng màu.. *GV Chuyển giao nhiệm vụ học tập: -Phân nhóm HS xem tranh và thảo luận các bước để vẽ tranh tĩnh vật mẫu lọ, hoa và quả bằng màu.. -Bước 1: Vẽ khung hình chung, riêng từng vật mẫu. *Gợi ý: Quan sát hình dáng cơ bản của vật mẫu để xác định khung hình chung, riêng từng vật mẫu. -Bước 2: Vẽ nét chính . *Gợi ý: Dựa vào hình cơ bản để phác các nét chính -Bước 3: Vẽ chi tiết. *Gợi ý: Quan sát vật mẫu thật kỹ, sau đó chỉnh lại chi tiết chi tiết. -Bước 4: Vẽ màu đậm nhạt. *Gợi ý: Mỗi đồ vật sẽ có màu sắc khác nhau, nên độ đậm nhạt sẽ khác nhau, cho nên cần quan sát kỹ để xác định mối tương quan màu sắc đậm nhạt. * GV đánh giá kết quả, kết luận vấn đề. 3.Sản Phẩm học tập: -Các câu trả lời của HS. 4.Tổ chức thực hiện: -HS chia nhóm thảo luận và trả lời cá nhân. -HS chia 3 nhóm quan sát, thảo luận và trả lời. -HS nhận xét câu trả lời của bạn -HS lắng nghe và ghi bài. -HS chia 3 nhóm thảo luận và trả lời. -HS lắng nghe và ghi bài. C. HĐ3: LUYỆN TẬP 1.Mục tiêu: -HS có thể vận dụng kiến thức để vẽ tranh tĩnh vật lọ, hoa và quả bằng màu.. -Giới thiệu, nhận xét và nêu được cảm nhận về sản phẩm của mình và của bạn. 2.Nội dung: *GV chuyển giao nhiệm vụ HS : -HS thực hành vẽ mẫu lọ, hoa và quả bằng màu. -Kích thước: Giấy A4. -Trong khi HS làm bài GV theo dõi, góp ý cho các nhóm về hình dáng, bố cục tranh. 3.Sản Phẩm học tập: *GV chuyển giao nhiệm vụ HS : + Cho HS treo bài, nhận xét, tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau. + GV yêu cầu HS đánh giá kết quả theo các tiêu chí : hình dáng, bố cục . *GV bổ sung nhận xét HS và đánh giá sản phẩm học tập. 4.Tổ chức thực hiện: -HS làm bài nhóm, cá nhân. -HS thực hành nhóm, cá nhân -HS treo bài và thảo luận nhận xét bài lẫn nhau. -HS lắng nghe D. HĐ4: VẬN DỤNG 1.Mục tiêu: -HS có thể vận dụng kiến thức đã học để vẽ nhiều tĩnh vật bài lọ, hoa và quả bằng màu. 2.Nội dung: -Vẽ một số tranh tĩnh vật lọ, hoa và quả bằng màu.. 3.Sản Phẩm học tập: -Giáo viên gợi ý,hướng dẫn HS trình bày bài vẽ 4.Tổ chức thực hiện: -HS về nhà làm bài cá nhân. -HS lắng nghe và thực hiện Tiết 4 – Tuần 22 Bài 4: TẠO DÁNG VÀ TRANG TRÍ TÚI XÁCH Thời gian thực hiện: 1 tiết Ngày dạy: 03/01/2021 I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức: -HS biết thêm về cấu trúc hình dáng các loại túi xách và cách tạo dáng và trang trí một túi xách. -HS biết tạo dáng và trang trí một túi xách với nhiều màu sắc đậm nhạt -HS có thể nhận xét và nêu được cảm nhận về sản phẩm của mình, của bạn. 2. Năng lực: -Năng lực tự học, năng lực hợp tác, năng lực giao tiếp, năng lực quan sát, năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề, năng lực tư duy, năng lực thực hành, sáng tạo, năng lực đánh giá và tự đánh giá, năng lực vận dụng kiến thức vào cuộc sống. 3. Phẩm chất: -HS trân trọng và giữ gìn những đồ vật, sản phẩm thủ công mĩ nghệ -Tạo cho HS sự hứng thú tìm tòi, sáng tạo các kiểu trang trí một túi xách theo ý thích II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1.Chuẩn bị của giáo viên + Kế hoạch bài dạy, SGK mĩ thuật 9 + Tranh ảnh tham khảo một số bài vẽ tạo dáng và trang trí một túi xách. 2. Chuẩn bị của học sinh + SGK mĩ thuật 9 + Giấy A4, viết chì, thước, compa, màu vẽ,... III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS A. HĐ1: KHỞI ĐỘNG 1.Mục tiêu: -Giúp HS nhận biết được nội dung yêu cầu của bài học. -Giúp HS hứng thú hơn qua trò chơi trước khi vào bài học. 2.Nội dung: -Chơi trò “Ghép tranh”. 3.Sản Phẩm học tập: -Hoàn thành một bức tranh vẽ về túi xách. 4.Tổ chức thực hiện *GV Chuyển giao nhiệm vụ học tập: -Chia 3 nhóm HS chơi trò chơi ai nhanh hơn -Trong thời gian 1 phút, nhóm nào ghép tranh nhanh hơn sẽ là đội chiến thắng. * GV đánh giá kết quả, kết luận vấn đề, tuyên dương và vào bài mới. -HS cùng hát bài hát -HS lắng nghe và ghi bài. B. HĐ2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC 1.Mục tiêu: -Hiểu được sự đa dạng và vai trò, ứng dụng của túi xách trong đời sống hàng ngày. -Hiểu được cách tạo tạo dáng và trang trí một túi xách. -HS sử dụng các họa tiết để trang trí túi xách. 2.Nội dung: a.Hướng dẫn HS tìm hiểu về cách tạo dáng và trang trí một túi xách. *GV chuyển giao nhiệm vụ HS : -Phân nhóm HS xem tranh và thảo luận -GV giới thiệu một vài tạo dáng và trang trí một túi xách và đưa ra một số hệ thống câu hỏi: +Một túi xách gồm những bộ phận nào ? +Nhận xét về họa tiết, màu sắc của các túi xách ? +Thế nào là một túi xách đẹp ? * GV đánh giá kết quả, kết luận vấn đề và tuyên dương. b.Hướng dẫn HS cách tạo dáng và trang trí một túi xách. *GV Chuyển giao nhiệm vụ học tập: -Phân nhóm HS xem tranh và thảo luận các bước để tạo dáng và trang trí một túi xách. *GV Hướng dẫn, gợi ý HS tìm hiểu, trả lời: -Bước 1: Chọn kiểu dáng túi xách . *Gợi ý: Có thể chọn túi xách với kiểu dáng dài ngắn khác nhau với tay xách dài hoặc ngắn. -Bước 2: Sắp xếp hình ảnh, họa tiết *Gợi ý: Tùy vào kích thước túi xách mà chọn họa tiết sao cho hợp lý. -Bước 3: Vẽ họa tiết trang trí. *Gợi ý: Dựa vào các khoảng cách đã chia sẵn, từ vẽ họa tiết theo ý tưởng ban đầu đã chọn. -Bước 4: Vẽ màu. *Gợi ý: Tùy mục đích, lứa tuổi mà chọn phối màu túi xách sao cho hợp lý. * GV đánh giá kết quả, kết luận vấn đề. 3.Sản Phẩm học tập: -Các câu trả lời của HS. 4.Tổ chức thực hiện: -HS chia nhóm thảo luận và trả lời cá nhân. -HS chia 3 nhóm quan sát, thảo luận và trả lời. -HS nhận xét câu trả lời của bạn -HS lắng nghe và ghi bài. -HS chia 3 nhóm thảo luận và trả lời. -HS lắng nghe và ghi bài. C. HĐ3: LUYỆN TẬP 1.Mục tiêu: -HS có thể vận dụng kiến thức để tạo dáng và trang trí một túi xách. 2.Nội dung: *GV chuyển giao nhiệm vụ HS : -HS thực hành tạo dáng và trang trí một túi xách theo ý thích. -Kích thước: Giấy A4. -Màu sắc: tự do. -Trong khi HS làm bài GV theo dõi, góp ý cho các nhóm về hình dáng, bố cục, màu sắc. 3.Sản Phẩm học tập: *GV chuyển giao nhiệm vụ HS : + Cho HS treo bài, nhận xét, tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau. + GV yêu cầu HS đánh giá kết quả theo các tiêu chí : hình dáng kiểu dáng, bố cục, màu sắc, . *GV bổ sung nhận xét HS và đánh giá sản phẩm học tập. 4.Tổ chức thực hiện: -HS làm bài nhóm, cá nhân. -HS thực hành nhóm, cá nhân -HS treo bài và thảo luận nhận xét bài lẫn nhau. -HS lắng nghe D. HĐ4: VẬN DỤNG 1.Mục tiêu: -HS có thể vận dụng kiến thức đã học biết ứng dụng để tạo dáng và trang trí nhiều loại đồ dùng như: nón, giày dép, quần áo, .. 2.Nội dung: -Ứng dụng trang trí như: nón, giày dép, quần áo, .. 3.Sản Phẩm học tập: -Giáo viên gợi ý,hướng dẫn HS ứng dụng trình bày ứng dụng của mình vào trang trí: nón, giày dép, quần áo, .. 4.Tổ chức thực hiện: -HS về nhà làm bài cá nhân. -HS lắng nghe và thực hiện Tiết 5, 6 – Tuần 23,24 Bài 5, 6: ĐỀ TÀI TRANH PHONG CẢNH QUÊ HƯƠNG Thời gian thực hiện: 2 tiết Ngày dạy: 24/02/2021 ( Tiết 1-Vẽ hình ) 03/03/2021 ( Tiết 2-Vẽ màu ) I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức: -HS biết thế nào là tranh phong cảnh quê hương và cách vẽ màu một tranh phong cảnh quê hương. -HS có thể vẽ được một số tranh phong cảnh quê hương các vùng miền theo ý thích -HS có thể nhận xét và nêu được cảm nhận về sản phẩm của mình, của bạn. 2. Năng lực: -Năng lực tự học, năng lực hợp tác, năng lực giao tiếp, năng lực quan sát, năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề, năng lực tư duy, năng lực thực hành, sáng tạo, năng lực đánh giá và tự đánh giá, năng lực vận dụng kiến thức vào cuộc sống. 3. Phẩm chất: -Giáo dục lòng yêu mến các giá trị nghệ thuật. -HS trân trọng và giữ gìn thiên nhiên cảnh đẹp. -Tạo cho HS sự hứng thú tìm tòi, sáng tạo khi vẽ tranh phong cảnh quê hương. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1.Chuẩn bị của giáo viên + Kế hoạch bài dạy, SGK mĩ thuật 9 + Tranh ảnh tham khảo một số bài tranh phong cảnh quê hương. 2. Chuẩn bị của học sinh + SGK mĩ thuật 9 + Giấy A4, viết chì, thước, compa, màu vẽ,... III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS A. HĐ1: KHỞI ĐỘNG 1.Mục tiêu: -Giúp HS nhận biết được nội dung yêu cầu của bài học. -Giúp HS hứng thú hơn qua trò chơi trước khi vào bài học. 2.Nội dung: -Trò chơi “Ghép tranh”. 3.Sản Phẩm học tập: -Hoàn thành một bức tranh phong cảnh quê hương theo nội dung. 4.Tổ chức thực hiện *GV chuyển giao nhiệm vụ HS : -Chia lớp 2 đội cử đại diện lên bảng chơi trò chơi “Ghép tranh”. Trong vòng 2 phút, đội nào hoàn thành yêu cầu sẽ là đội thắng cuộc. * GV đánh giá kết quả, kết luận vấn đề, tuyên dương và vào bài mới. -HS thực hiện trò chơi ghép tranh -HS lắng nghe và ghi bài. B. HĐ2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC 1.Mục tiêu: -Hiểu được sự đa dạng về hình ảnh, màu sắc của tranh phong cảnh quê hương. -Hiểu được cách vẽ một tranh phong cảnh quê hương. 2.Nội dung: a.Hướng dẫn HS tìm hiểu nội dung tranh phong cản quê hương. *GV chuyển giao nhiệm vụ HS : -Phân 4 nhóm HS và thảo luận. -GV giới thiệu một số tranh phong cảnh quê hương với các vùng miền khác nhau và đưa ra một số hệ thống câu hỏi: +Nhóm 1,2,3,4 cho biết tranh vẽ phong cảnh quê hương những vùng miền nào, cho biết đặc điểm vùng miền đó? +Tranh phong cảnh quê hương thường vẽ những hình ảnh nào ? +Nhận xét về màu sắc của các tranh phong cảnh quê hương? +Vậy vẽ tranh phong cảnh quê hương là vẽ cảnh gì? * GV đánh giá kết quả, kết luận vấn đề và tuyên dương. b.Hướng dẫn HS cách vẽ tranh phong cảnh quê hương. *GV Chuyển giao nhiệm vụ học tập: -Phân nhóm HS xem tranh phong cảnh quê hương và thảo luận các bước để vẽ tranh phong cảnh quê hương. *GV Hướng dẫn, gợi ý HS tìm hiểu, trả lời: -Bước 1: Chọn nội dung . *Gợi ý: Có thể chọn vẽ vùng miền nơi em sinh sống gần gũi hàng ngày. -Bước 2: Sắp xếp bố cục và phác nét hình. *Gợi ý: Khi vẽ các hình ảnh cần có chọn lọc những hình ảnh đặc trưng từng vùng miền. -Bước 3: Vẽ chi tiết hình ảnh. *Gợi ý: Dựa vào các nét vẽ đơn giản để chỉnh lại chi tiết thêm bớt cảnh vật theo ý tưởng ban đầu đã chọn. -Bước 4: Vẽ màu. *Gợi ý: Khi thể hiện màu cần chú ý độ đậm nhạt xa gần của bức tranh, trọng tâm chính của bức tranh. * GV đánh giá kết quả, kết luận vấn đề. 3.Sản Phẩm học tập: -Các câu trả lời của HS. 4.Tổ chức thực hiện: -HS chia nhóm thảo luận và trả lời cá nhân. -HS chia 3 nhóm quan sát, thảo luận và trả lời. -HS nhận xét câu trả lời của bạn -HS lắng nghe và ghi bài. -HS chia 3 nhóm thảo luận và trả lời. -HS lắng nghe và ghi bài. C. HĐ3: LUYỆN TẬP 1.Mục tiêu: -HS có thể vận dụng kiến thức để vẽ một bức tranh phong cảnh quê hương theo ý thích. -HS có thể nhận xét và nêu cảm nhận về sản phẩm bài vẽ của mình và của bạn. 2.Nội dung: *GV chuyển giao nhiệm vụ HS : -chia nhóm 2 HS thực hành vẽ một tranh phong cảnh quê hương theo ý thích. -Kích thước: Giấy A4. -Màu sắc: tự do. -Trong khi HS làm bài GV quan sát theo dõi, góp ý cho các nhóm về nội dung, bố cục, màu sắc. 3.Sản Phẩm học tập: *GV chuyển giao nhiệm vụ HS : + Cho HS treo bài, nhận xét, tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau. + GV yêu cầu HS đánh giá kết quả theo các tiêu chí : nội dung, bố cục, màu sắc, . *GV bổ sung nhận xét HS và đánh giá sản phẩm học tập. 4.Tổ chức thực hiện: -HS làm bài nhóm. -HS thực hành nhóm -HS treo bài và thảo luận nhận xét bài lẫn nhau. -HS lắng nghe D. HĐ4: VẬN DỤNG 1.Mục tiêu: -HS có thể vận dụng kiến thức đã học biết ứng dụng để vẽ tranh phong cảnh quê hương lên tường, lên các chất liệu trang trí, . 2.Nội dung: -Ứng dụng trang trí tranh tường, vẽ lên các chất liệu, 3.Sản Phẩm học tập: -Giáo viên gợi ý,hướng dẫn HS ứng dụng trình bày ứng dụng vẽ tranh phong cảnh quê hương vào trang trí tường, các chất liệu, . 4.Tổ chức thực hiện: -HS về nhà làm bài cá nhân. -HS lắng nghe và thực hiện
Tài liệu đính kèm:
- giao_an_mi_thuat_lop_9_tuan_19_den_24_nguyen_tuan_phuong_nam.docx