Giáo án môn Địa lý Lớp 9 - Tiết 1 đến 52 - Năm học 2019-2020 - Mai Thanh Đỉnh

Giáo án môn Địa lý Lớp 9 - Tiết 1 đến 52 - Năm học 2019-2020 - Mai Thanh Đỉnh

I. Mục tiêu bài học:

1. Kiến thức:

- Biết được quá trình gia tăng dân số của nước ta qua các giai đoạn.

- Hiểu được nguyên nhân, hậu quả và biện pháp khắc phục của gia tăng dân số

2. Kĩ năng:

- Phân tích tháp dân số, biếu đồ, bảng số liệu thống kê.

3. Thái độ:

- Có nhận thức đúng đắn và tuyên truyền thực hiện tốt chính sách dân số của Nhà nước hiện nay.

4. Định hướng phát triển năng lực, phẩm chất:

* Năng lực:

- Năng lực sử dụng tháp dân số, biểu đồ.

- Năng lực sử dụng số liệu thống kê.

* Phẩm chất: tự tin, trung thực, chăm chỉ

II. Thiết bị dạy học.

 Biểu đồ biến đổi dân số của nước ta.

III. Tiến trình bài giảng:

Lớp Sĩ số Học sinh vắng

9A

9B

9C

1. Tổ chức:

2. Kiểm tra bài cũ:

 Câu hỏi: - Trình bày sự phân bố của các dân tộc nước ta?

 - Những nét văn hóa riêng của các dân tộc biểu hiện ở các mặt nào?

 Đáp án: Câu 1- Mục 2 . Câu 2- Mục 1- Giáo án Tiết 1

3. Bài mới:

 Nước ta là nước đông dân , có cơ cấu dân số trẻ , nhờ có thực hiện tốt kế hoạch hóa gia đình nên tỉ lệ tăng tự nhiên đang có xu hướng giảm, cơ cấu dân số có sự thay đổi như thế nào? chúng ta cùng tìm hiểu vấn đề này.

 

doc 129 trang hapham91 2870
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn Địa lý Lớp 9 - Tiết 1 đến 52 - Năm học 2019-2020 - Mai Thanh Đỉnh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 01
Ngày soạn: 04/9/2020	
Lớp
9A
9B
9C
Tiết/Ngày
Ngày giảng: 
ĐỊA LÝ DÂN CƯ
Tiết 1-Bài 1: CỘNG ĐỒNG CÁC DÂN TỘC VIỆT NAM
I. Mục tiêu bài học: 
1. Kiến thức:
 - Biết được nước ta có 54 dân tộc. Các dân tộc của nước ta luôn luôn đoàn kết bên nhau trong quá trình xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. 
 - Trình bày được tình hình phân bố các dân tộc ở nước ta. 
2. Kĩ năng:
 - Xác định trên bản đồ vùng phân bố chủ yếu của một số dân tộc, nhận biết các dân tộc qua tranh ảnh..
3. Thái độ:
 - Có tinh thần tôn trọng đoàn kết các dân tộc.
4. Định hướng phát triển năng lực, phẩm chất: 
* Năng lực: 
- Năng lực sử dụng bản đồ, lược đồ.
- Năng lực sử dụng số liệu thống kê.
- Năng lực sử dụng ảnh, hình vẽ.
* Phẩm chất: tự tin, trung thực, chăm chỉ
II. Thiết bị dạy học. 
 - Bản đồ dân cư Việt Nam.
 - Tranh một số dân tộc việt Nam.
III. Tiến trình bài giảng: 
Lớp
Sĩ số
Học sinh vắng
9A
9B
9C
1. Tổ chức: 
2. Kiểm tra: 
 Sách vở, đồ dùng học tập; Vở bài tập thực hành.
3. Bài mới: 
 Nước ta là một quốc gia nhiều dân tộc với truyền thống yêu nước, đoàn kết. Các dân tộc đã sát cánh bên nhau trong suốt quá trình xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Vậy cụ thể ở nước ta có những dân tộc nào ? 
Hoạt động của GV và HS
Nội dung chính
Bước 1: Triển khai nhiệm vụ học
Quan sát H1.1 SGK, cho biết lãnh thổ Việt Nam có bao nhiêu dân tộc sinh sống? Hãy kể tên một số dân tộc? 
Trình bày những nét khái quát về dân tộc Kinh và một số dân tộc khác? Trong cộng đồng dân tộc việt Nam dân tộc nào đông nhất?
Hãy nhận xét biểu đồ H 1.1 SGK cơ cấu dân tộc của nước ta năm 1999? Hãy kể tên một số sản phẩm thủ công nghiệp tiêu biểu của các dân tộc ít người mà em biết?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập: Học sinh thực hiện theo hướng dẫn của GV
Bước 3: Báo cáo kết quả học tập: Học sinh trình bày kết quả.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện học tập: GV cho HS khác nhận xét và chuẩn hóa kiến thức.
Dựa vào lược đồ phân bố dân cư và sự hiểu biết, hãy cho biết dân tộc việt (Kinh) phân bố chủ yếu ở đâu? hoạt động trong các ngành kinh tế nào?
Dựa vào biểu đồ hãy cho biết các dân tộc ít người phân bố chủ yếu ở đâu? Sự phân bố các dân tộc từ Bắc đến Namđược thể hiện như thế nào?
Khu vực Trường Sơn và Tây Nguyên có bao nhiêu dân tộc ít người? Các tỉnh Nam bộ gồm có các tộc ít người nào? sinh sống như thế nào?
Cuộc sống của người dân miền núi còn gặp những khó khăn gì? Đảng và Chính phủ đã có những chính sách gì để nâng cao cuộc sống cho người dân?
1. Các dân tộc Việt Nam: 
- Nước ta có 54 dân tộc.
- Các dân tộc có ngôn ngữ, trang phục, phong tục tập quán khác nhau.
- Dân tộc Việt ( Kinh ) có số dân đông nhất chiếm 86,2% là lực lượng lao động đông đảo trong các ngành kinh tế quan trọng.
- Các tộc ít người chiếm khoảng 13,8% có số dân và trình độ phát triển kinh tế khác nhau, có kinh nghiệm trong một số lĩnh vực.
- Người Việt định cư ở nước ngoài cũng là một bộ phận của cộng đồng các dân tộc Việt Nam.
2. Phân bố các dân tộc:
a, Dân tộc Việt ( Kinh): 
phân bố rộng khắp cả nước, song tập chung đông hơn ở các vùng đồng bằng, trung du, và duyên hải.
b, Các dân tộc ít người: 
- Các dân tộc ít người chủ yếu ở miền núi và trung du.
- Trung du và miền núi Bắc Bộ là địa bàn cư trú đan xen của 30 tộc và có sự phân bố theo độ cao, gồm: Thái, Tày, Mường,Mông, Dao, Nùng 
- Khu vực Trường Sơn và Tây nguyên có 20 tộc ít người: Ê- Đê, Co Ho, Gia Rai .cư trú thành vùng khá rõ.
- Các tỉnh cực Nam Trung Bộ và Nam Bộ có người Chăm, Ê-đê, và người Hoa.
4. Củng cố, đánh giá: 
 - Tóm tắt nội dung chính bài học.
 - Trình bày tình hình phân bố dân tộc của nước ta?
5. Hoạt động nối tiếp. 
- Học thuộc bài .
- Trả lời các câu hỏi cuối bài.
Ngày soạn: 04/9/2020
Lớp
9A
9B
9C
Tiết/Ngày
Ngày giảng: 
Tiết 2-Bài 2: DÂN SỐ VÀ GIA TĂNG DÂN SỐ
I. Mục tiêu bài học: 
1. Kiến thức:
- Biết được quá trình gia tăng dân số của nước ta qua các giai đoạn.
- Hiểu được nguyên nhân, hậu quả và biện pháp khắc phục của gia tăng dân số
2. Kĩ năng:
- Phân tích tháp dân số, biếu đồ, bảng số liệu thống kê.
3. Thái độ:
- Có nhận thức đúng đắn và tuyên truyền thực hiện tốt chính sách dân số của Nhà nước hiện nay.
4. Định hướng phát triển năng lực, phẩm chất:
* Năng lực: 
- Năng lực sử dụng tháp dân số, biểu đồ.
- Năng lực sử dụng số liệu thống kê.
* Phẩm chất: tự tin, trung thực, chăm chỉ
II. Thiết bị dạy học. 
 Biểu đồ biến đổi dân số của nước ta.
III. Tiến trình bài giảng: 
Lớp
Sĩ số
Học sinh vắng
9A
9B
9C
1. Tổ chức: 
2. Kiểm tra bài cũ: 
 Câu hỏi: - Trình bày sự phân bố của các dân tộc nước ta? 
 - Những nét văn hóa riêng của các dân tộc biểu hiện ở các mặt nào?
 Đáp án: Câu 1- Mục 2 . Câu 2- Mục 1- Giáo án Tiết 1 
3. Bài mới:
 	 Nước ta là nước đông dân , có cơ cấu dân số trẻ , nhờ có thực hiện tốt kế hoạch hóa gia đình nên tỉ lệ tăng tự nhiên đang có xu hướng giảm, cơ cấu dân số có sự thay đổi như thế nào? chúng ta cùng tìm hiểu vấn đề này.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung chính
Dân số nước ta năm 2002 là bao nhiêu triệu người? Em có nhận xét gì về xếp thứ tự về diện tích và số dân so với thế giới? rút ra kết luận về dân số nước ta?
Hoạt động cá nhân:
Bước 1: Triển khai nhiệm vụ học tập:
Quan sát H2.1 SGK và thảo luận theo câu hỏi SGK: Sự gia tăng dân số của nước ta diễn ra như thế nào? Dân số nước ta bùng nổ từ khi nào? Em hãy nêu các nguyên nhân của gia tăng dân số trong các giai đoạn?
Vì sao tỷ lệ gia tăng tự nhiên của dân số nước ta giảm nhưng dân số nước ta vẫn tăng nhanh? Dân số đông và tăng nhanh sẽ gây ra những hậu quả ?
Nêu các biện pháp giảm sự gia tăng dân số tự nhiên? (Kế hoạch hóa gia đình) Hãy phân tích các ích lợi của việc giảm tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên của dân số nước ta? 
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập: Học sinh thực hiện, giáo viên quan sát và hướng dẫn. 
Bước 3: Báo cáo kết quả học tập: Đại diện học sinh báo cáo kiến thức.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện học tập: Giáo viên cho học sinh khác nhận xét và chốt lại kiến thức trọng tâm.
Dựa vào bảng 2.2 SGK ( Cơ cấu theo giới tính và nhóm tuổi ở Việt Nam (%) và 2 câu hỏi hướng dẫn trong SGK.
Dựa vào nội dung mục 3 cho biết:Tỷ lệ về giới tính ở nước ta có đặc điểm gì?
1. Dân số: 
- Năm 2009 là trên 85,7 triệu người, thứ 3 Đông Nam Á, thứ 13 thế giới.
2. Gia tăng dân số: 
- Từ giữa thế kỷ XX về trước: Dân số tăng chậm.
- Từ cuối những năm 50 của thế kỷ XX: Có hiện tượng "bùng nổ dân số" và chấm dứt vào cuối thế kỷ XX.
- Hiện nay:gia tăng dân số tự nhiên có xu hướng giảm, nhưng hàng năm vẫn tăng khoảng 1triệu người.
- Nguyên nhân: 
 + Số người trong độ tuổi sinh đẻ nhiều.
 + Tỉ lệ tử giảm 
 + Nhận thức về dân số chưa cao,quan niệm phong kiến.
- Hậu quả: kìm hãm sự phát triển kinh tế, khó khăn trong giải quyết việc làm,nhà ở giáo dục,y tế, an ninh xã hội, ô nhiễm môi trường...
- Tỷ lệ gia tăng dân số giữa các vùng khác nhau: thấp ở các vùng đồng bằng, cao ở các vùng miền núi.Tỷ lệ tăng tự nhiên ở thành phố thấp hơn vùng nông thôn.
3. Cơ cấu dân số : 
- Nước ta có cơ cấu dân số trẻ .
+ Cơ cấu theo độ tuổi của nước ta đang có sự thay đổi theo hướng: tỷ lệ trẻ em giảm xuống, tỷ lệ người trong độ tuổi lao động và trên tuổi lao động tăng lên.
 - Tỷ lệ về giới tính đang tiến dần tới mức cân bằng và có sự khác nhau giữa các địa phương do hiện tượng chuyển cư.
4. Củng cố, đánh giá: 
 - Dựa vào H 2.1 Hãy cho biết dân số và tình hình gia tăng dân số của nước ta?
 - Phân tích ý nghĩa của việc giảm tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên và thay đổi cơ cấu dân số của nước ta? 
 5. Hoạt động nối tiếp. 
 - Học thuộc bài cũ và làm bài tập số 1, 2, 3 SGK
 - Đọc bài " Phân bố dân cư và các loại hình quần cư" và chuẩn bị bài theo câu hỏi hướng dẫn 
Tuần: 02
Ngày soạn: 04/9/2020
Lớp
9A
9B
9C
Tiết/Ngày
Ngày giảng: 
Tiết 3-Bài 3:
PHÂN BỐ DÂN CƯ VÀ CÁC LOẠI HÌNH QUẦN CƯ
I. Mục tiêu bài học: 
1. Kiến thức:
 - Hiểu và trình bày được đặc điểm mật độ dân số và phân bố dân cư của nước ta 
 - Biết được đặc điểm các loại hình quần cư nông thôn, quần cư thành thị, đô thị hóa của nước ta.
2. Kĩ năng:
 - Biết phân tích lược đồ phân bố dân cư và đô thị Việt Nam ( năm 1999) một bảng về số liệu về dân cư.
3. Thái độ:
 - Ý thức được sự cần thiết phải phát triển đô thị trên cơ sở phát triển công nghiệp, bảo vệ môi trường nơi đang sống, chấp hành các chính sách của nhà nước về phân bố dân cư.
4. Định hướng phát triển năng lực, phẩm chất:
* Năng lực: 
- Năng lực sử dụng bản đồ, lược đồ, hình ảnh.
- Năng lực sử dụng số liệu thống kê.
* Phẩm chất: tự tin, trung thực, chăm chỉ.
II. Thiết bị dạy học. 
 - Bản đồ phân bố dân cư và đô thị Việt Nam.
 - Tranh về nhà ở, một số hình thức quần cư ở Việt Nam. 
III. Tiến trình bài giảng: 
Lớp
Sĩ số
Học sinh vắng
9A
9B
9C
1. Tổ chức: 
2. Kiểm tra bài cũ: 
 Câu hỏi: - Hãy cho biết số dân và tình hình gia tăng dân số của nước ta?
 - Cơ cấu dân số nước ta có đặc điểm gì? 
 Đáp án: - Câu 1:Mục 1
 - Câu 2: Mục 2 (Giáo án-Tiết 2) 
3. Bài mới: Mật độ dân số nước ta là bao nhiêu? mật độ dân số nước ta so với mật độ trung bình của thế giới như thế nào? và sự phân bố dân số cố đều không? và chúng ta phải giải quyết vấn đề này như thế nào? đó là nội dung bài học này: 
Hoạt động của GV và HS
Nội dung chính
Hoạt động cá nhân:
Bước 1: Triển khai nhiệm vụ học tập:
Mật độ dân số nước ta năm 2003 là bao nhiêu người trên km2? so với mật độ dân số thế giới? Tại sao dân số nước ta ngày càng tăng? 
Quan sát H 3.1 hãy cho biết dân cư tập chung đông đúc ở những vùng nào? Thưa dân ở những vùng nào? Vì sao? 
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập: Học sinh thực hiện, giáo viên quan sát và hướng dẫn. 
Bước 3: Báo cáo kết quả thảo luận: Đại diện học sinh báo cáo kiến thức.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện học tập: Giáo viên cho học sinh khác nhận xét và chốt lại kiến thức trọng tâm.
Sự phân bố dân cư giữa thành thị và nông thôn ở nước ta như thế nào? Tại sao có sự chênh lệch đó ? 
Có mấy loại hình cư trú? Các loại hình quần cư cú đặc điểm gì?( mật độ, hình thức cư trú, hoạt động kinh tế)
Em đang sinh sống ở quần cư nào? Cùng với quá trình công nghiệp hóa , nông thôn ngày nay có sự thay đổi như thế nào? 
Quan sát H 3.1 hãy nêu nhận xét về sự phân bố đô thị của nước ta?
Các nhóm thảo luận:
Quan sát bảng 3.1 SGK dân số thành thị và tỷ lệ dân số thành thị nước ta thời kỳ 1985 - 2003: Nhận xét về số dân thành thị và tỷ lệ dân thành thị của nước ta? 
Cho biết sù thay đổi tỷ lệ dân thành thị đã phản ánh quá trình đô thị hóa ở nước ta như thế nào? 
Việc đô thị hóa nhanh có ảnh hưởng tới môi trường như thế nào? biện pháp khắc phục?
1. Mật độ dân số và phân bố dân cư: 
- Nước ta có mật độ dân số cao trên thế giới, năm 2003 là 246 người /km2. Mật độ dân số nước ta ngày càng tăng.
+ Sự phân bố dân cư nước ta rất không đều giữa đồng bằng và miền núi, giữa thành thị và nông thôn.
(Khoảng 74% dân sống ở nông thôn và 26 % dân sống ở thành thị.)
2. Các loại hình cư trú : 
a) Quân cư nông thôn : 
Là điểm dân cư với quy mô dân số và tên gọi khác nhau: làng, xã, thôn, bản... 
- Hoạt động kinh tế chủ yếu là nông nghiệp, dựa vào ruộng đất. 
b) Quần cư thành thị : 
- Mật độ dân số cao .
- Sinh hoạt theo phố , phường, 
- Hoạt động kinh tế công nghiệp, thương nghiệp, dịch vụ, văn hóa, khoa học, chính trị 
- Các đô thị nước có qui mô vừa và nhỏ phân bố ở ven biển 
3. Đô thị hóa : 
- Dân thành thị và tỷ lệ dân thành thị tăng liên tục nhưng không đều.
- Quá trình đô thị hóa ở nước ta đang diễn ra với tốc độ ngày càng cao. Tuy nhiên trình độ đô thị hóa thấp.
4. Củng cố, đánh giá: 
 - Dựa vào H 3.1 hãy trình bày đặc điểm của sự phân bố dân cư của nước ta? 
 - Quan sát bảng 3.2 nêu nhận xét về sự phân bố dân cư và sự thay đổi mật độ dân số theo các vùng của nước ta? 
 5. Hoạt động nối tiếp.
 - Làm bài tập SGK, tập bản đồ thực hành.
 - Đọc bài " Lao động và việc làm, chất lượng cuộc sống,,
Ngày soạn: 04/9/2020
Lớp
9A
9B
9C
Tiết/Ngày
Ngày giảng: 
Tiết 4-Bài 4:
LAO ĐỘNG VIỆC LÀM. CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG
I. Mục tiêu bài học: 
1. Kiến thức:
 - Hiểu và trình bày được đặc điểm và việc sử dụng lao động ở nước ta.
 - Biết sơ lược về chất lượng cuộc sống và việc nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân ta.
2. Kĩ năng: 
- Biết nhận xét các biểu đồ.
3. Thái độ:
- Tích cực và tự giác trong lao động, nâng cao chất lượng cuộc sống của bản thân và cộng đông. 
4. Định hướng phát triển năng lực, phẩm chất:
* Năng lực: 
- Năng lực sử dụng bản đồ, lược đồ, hình ảnh.
- Năng lực sử dụng số liệu thống kê.
* Phẩm chất: tự tin, trung thực, chăm chỉ.
II. Thiết bị dạy học. 
 - Các bảng thống kê về sử dụng lao động 
 - Tranh ảnh thể hiện về nâng cao chất lượng cuộc sống.
III. Tiến trình bài giảng: 
Lớp
Sĩ số
Học sinh vắng
9A
9B
9C
1. Tổ chức: 
2. Kiểm tra bài cũ: 
 Câu hỏi:
 Sự phân bố dân cư của nước ta như thế nào?Tại sao dân cư lại tập 
 trung đông đúc ở đồng bằng, thưa thớt ở miền núi và cao nguyên? 
 Đáp án: Mục 1- Giáo án-Tiết 3 
3. Bài mới:
 Nguồn lao động là mặt mạnh của nước ta, mỗi năm nước ta tăng lên bao nhiêu lao động? Sử dụng lao động như thế nào? và chất lượng cuộc sống ra sao? đó là nội dung bài học chúng ta cần nghiên cứu: 
Hoạt động của GV và HS
Nội dung chính
Hoạt động cá nhân:
Bước 1: Triển khai nhiệm vụ học tập:
Nguồn lao động nước ta nước ta có những mặt mạnh và hạn chế nào? Quan sát H 4.1: Nhận xét cơ cấu lực lượng lao động giữa thành thị và nông thôn? Giải thích nguyên nhân?
Theo em những biện pháp nào để nâng cao chất lượng lao động hiện nay? Em cã nhận xét gì về sử dụng lao động ở nước ta giai đoạn 1991- 2003? 
Quan sát H 4.2 hãy nhận xét về cơ cấu và sự thay đổi cơ cấu lao động theo ngành ở nước ta? Tại sao lao động nông nghiệp giảm, lao động công nghiệp và dịch vụ lại tăng? 
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập: Học sinh thực hiện, giáo viên quan sát và hướng dẫn. 
Bước 3: Báo cáo kết quả thảo luận: Đại diện học sinh báo cáo kiến thức.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện học tập: Giáo viên cho học sinh khác nhận xét và chốt lại kiến thức trọng tâm.
Vấn đề việc làm hiện nay ở nước ta như thế nào? Vấn đề không đủ việc làm sẽ gây ra những tiêu cực gì? 
Thiếu việc làm sẽ gấy sức ép gì cho xã hội, em hãy lấy các ví dụ để minh họa?
Chất lượng cuộc sống của người dân hiện nay như thế nào? Em hãy nêu các dẫn chứng, chứng minh chất lượng cuộc sống của nhân dân ngày càng thay đổi? 
Biên pháp để nâng cao chất lượng cuộc sống đồng đều?
1. Nguồn lao động và sử dụng lao động : 
a) Nguồn lao động: 
- Nguồn lao động nước ta dồi dào và tăng nhanh bình quân hàng năm tăng khoảng 1 triệu người. Đó là điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế . 
- Tập trung nhiều ở khu vực nông thôn
- Lực lượng lao động bị hạn chế về thể lực và chất lượng(Không qua đào tạo 78,8%)
b) Sử dụng lao động : 
- Lao động có việc làm ngày càng tăng
- Cơ cấu sử dụng lao động của nước ta đang được thay đổi theo hướng tích cực.
- Phần lớn lao động tập trung trong các ngành nông- lâm- ngư nghiệp.
2. Vấn đề việc làm: 
- Lực lượng lao động tăng nhanh là sức ép lớn đến vấn đề giải quyết việc làm.
- Năm 2003 ở nông thôn mới sử dụng 77,7% thêi gian lao động.
- Thành thị khoảng 6% thất nghiệp
3. Chất lượng cuộc sống: 
- Chất lượng cuộc sống của nhân dân ngày càng được cải thiện.
Nhưng có sự chênh lệch giũa nông thôn và thành thị, giữa các tầng lớp trong xã hội.
4. Củng cố- đánh giá: 
 - Tóm tắt bài học.
 - Tại sao giải quyết việc làm là vấn đề gay gắt của nước ta? 
 5. Hoạt động nối tiếp.
 - Học thuộc bài.
 - Làm bài tập SGK, tập bản đồ thực hành 
 - Chuẩn bị bài thực hành.
Tuần: 03
 Ngày soạn: 06/09/2020
Lớp
9A
9B
9C
Tiết/Ngày
Ngày giảng: 
Tiết 5-Thực hành:
PHÂN TÍCH VÀ SO SÁNH THÁP DÂN SỐ NĂM 1989 VÀ NĂM 1999
I. Mục tiêu bài học: 
1. Kiến thức:
 - Tìm được sự thay đổi và xu hướng thay đổi cơ cấu dân số theo tuổi ở nước ta . 
 - Xác lập được mối quan hệ giữa gia tăng dân số với cơ cấu dân số theo độ tuổi 
 giữa dân số và phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. 
2. Kĩ năng:
- Biết cách phân tích và so sánh dân số.
3. Thái độ:
 - Ý thức được sự cần thiết phải kế hoạch hoá gia đình.
4. Định hướng phát triển năng lực, phẩm chất:
* Năng lực: 
- Năng lực sử dụng bản đồ, lược đồ, hình ảnh.
- Năng lực sử dụng số liệu thống kê.
* Phẩm chất: tự tin, trung thực, chăm chỉ. 
II. Thiết bị dạy học. 
 Tháp tuổi việt nam năm 1989 và năm 1999 (phóng to theo sgk)
III. Tiến trình bài giảng: 
Lớp
Sĩ số
Học sinh vắng
9A
9B
1. Tổ chức: 
 2. Kiểm tra bài cũ:
 Câu hỏi:
 1. nước ta có nguồn lao động như thế nào, có những ưu điểm và hạn chế nào?
 2. để nâng cao chất lượng lao động cần có những giải pháp nào?
 Đáp án: Câu 1- mục 1 . Câu 2- mục 2 - giáo án -tiết 3 
 3. Bài mới: 
Giáo viên nêu yêu cầu bài thực hành
Hoạt động của GV và HS
Nội dung chính
Thảo luận nhóm:
Bước 1: Triển khai nhiệm vụ học tập: 
Nhóm 1, 2: So sánh hình dạng hai tháp dân số
Nhóm 3, 4: Cơ cấu ds theo độ tuổi. Tại sao tháp dân số năm 1999 tuổi dưới lao động thấp hơn năm 1989? 
Tại sao tuổi lao động và ngoài lao động năm 1999 cao hơn năm 1989? Tại sao tỷ lệ dân số phụ thuộc còn cao? 
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập: Các nhóm thực hiện theo hướng dẫn của giáo viên.
Bước 3: Báo cáo kết quả thảo luận: Đại diện nhóm báo cáo kết quả thảo luận:
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện học tập: GV cho nhóm khác nhận xét và chuẩn hóa kiến thức:
Thảo luận nhóm:
 + Nhóm 1,2 thảo luận theo câu hỏi 2 trong sgk.
 + Nhóm 3, 4 thảo luận theo câu hỏi 3 trong sgk. 
Các nhóm giải thích- gv chuẩn xác kiến thức.
cơ cấu dân số theo độ tuổi của nước ta có thuận lợi khó khăn gì cho phát triển kinh tế - xã hội? biện pháp khắc phục khó khăn?
Các nhóm trả lời, bổ sung- gv chuẩn hóa kiến thức
1. Phân tích tháp dân số năm 1989 và năm 1999 : 
- Hình dạng: đều có đáy rộng, sườn dốc, đỉnh nhọn , nhưng chân đáy của năm 1999 thu hẹp hơn năm 1989. 
- Cơ cấu:
 + Dân số dưới lao động có tỉ lệ đều cao nhưng năm 1999 có tỷ lệ cao hơn.
 + Dân số trong độ tuổi lao động: năm 1999 có tỷ lệ cao hơn.
- Tỷ lệ dân số phụ thuộc cao, năm 1999 (0,71) ít hơn năm 1989(0,86).
2. sự thay đổi cơ cấu dân số theo độ tuổi.
 - Tỷ lệ nhóm tuổi dưới lao động giảm.
 - Tỷ lệ nhóm tuổi lao động tăng.
 - Tỷ lệ nhóm tuổi trên độ tuổi lao động có chiều hướng gia tăng. 
 * Nguyên nhân: thực hiện tốt chíng sách dân số, chất lượng cuộc sống được nâng cao.
+ Thuận lợi: 
- Nguồn dự trữ lao động đông 
- Lực lượng lao động dồi dào 
- Thị trường tiệu thụ lớn.
+ Khó khăn: 
- Thiếu việc làm.
- Người phụ thuộc vào người lao động quá cao , ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống 
+ Biện pháp: thực hiện tốt chính sách dân số, đẩy mạnh phát triển kinh tế để nâng cao chất lượng cuộc sống. 
 4. Củng cố- đánh giá:
 - Nhận xét bài thực hành : tuyên dương tổ , cá nhân làm tốt 
5. Hoạt động nối tiếp.
 - Hoàn thành bài thực hành , 
 - Đọc bài 6, trả lời theo câu hỏi 
Ngày soạn: 06/09/2020
Lớp
9A
9B
Tiết/Ngày
Ngày giảng: 
ĐỊA LÝ KINH TẾ
Tiết 6-Bài 6: SỰ PHÁT TRIỂN NỀN KINH TẾ VIỆT NAM
I. Mục tiêu bài học: 
1. Kiến thức:
- Có những hiểu biết về quá trình phát triển về kinh tế nước ta trong những thập kỷ gần đây. 
- Hiểu được xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế , những thành tựu và những khó khăn trong quá trình triển kinh tế.
2. Kĩ năng: 
- Có kỹ năng phân tích bản đồ về quá trình diễn biến của hiện tượng địa lý ( ở đây là quá trình diễn biến về tỷ trọng của các ngành kinh tế trong cơ cấu GDP)
- Rèn luyện kỹ năng đọc bản đồ: vẽ biểu đồ cơ cấu(biểu đồ hình tròn) và nhận xét biểu đồ.
3. Thái độ:
- Học tập nghiêm túc và tích cực tìm hiểu môn học. 
4. Định hướng phát triển năng lực, phẩm chất:
* Năng lực: 
- Năng lực sử dụng bản đồ, lược đồ, hình ảnh.
- Năng lực sử dụng số liệu thống kê.
* Phẩm chất: tự tin, trung thực, chăm chỉ.
II. Thiết bị dạy học. 
 Bản đồ kinh tế chung việt nam. 
III. Tiến trình bài giảng: 
 1. Tổ chức:
Lớp
Sĩ số
Học sinh vắng
9A
9B
2. Kiểm tra bài cũ: 
 Câu hỏi: 
 Hãy nêu những thuận lợi, khó khăn của sự thay đổi cơ cấu dân số ở nước ta? Biện pháp khắc phục khó khăn?
 Đáp án: Nội dung bài tập 3-tiết 5 bài thực hành.
 3. Bài giảng:
 Nền kinh tế nước ta đã trải qua quá trình phát triển lâu dài và nhiều khó khăn. từ năm 1986 nước ta bắt đầu đổi mới cơ cấu kinh tế đang chuyển dịch ngày càng rõ rệt theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa . nền kinh tế đã đạt được nhiều thành tựu, nhưng cũng đứng trước nhiều thách thức. vậy nền kinh tế nước ta phát triển như thế nào?
Hoạt động của gv và hs
Nội dung chính
Thảo luận nhóm:
Bước 1: Triển khai nhiệm vụ học tập: 
Nhóm 1, 2 quan sát h 6.1. phân tích xu hướng chuyển dịch cơ cấu nghành kinh tế, xu hướng này thể hiện rõ nhất ở khu vực nào?
Nhóm 3,4 quan sát h 6.2 sgk có những vùng kinh tế nào, xác định các vùng kinh tế của nước ta, phạm vi lãnh thổ của các vùng kinh tế trọng điểm?
 Kể tên các vùng kinh tế giáp biển, vùng kinh tế không giáp biển?
Sự chuyển dịch cơ cấu thành phần kinh tế thể hiện như thế nào? dựa vào bảng 6.1 nêu các thành phần kinh tế?
Dựa vào kiến thức sgk và thực tế, hãy cho biết nền kinh tế nước ta có những thành tựu gì? Những khó khăn và thách thức của nền kinh tế nước ta là gì? 
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập: Các nhóm thực hiện theo hướng dẫn của giáo viên.
Bước 3: Báo cáo kết quả thảo luận: Đại diện nhóm báo cáo kết quả thảo luận:
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện học tập: GV cho nhóm khác nhận xét và chuẩn hóa kiến thức:
II. Nền kinh tế nứơc ta trong thời kỳ đổi mới: 
1. Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế : 
- Chuyển dịch cơ cấu ngành: giảm tỉ trọng của khu vực nông- lâm- ngư nghiệp, tăng tỉ trọng của khu vực công nghiệp- xây dựng, dịch vụ chiếm tỉ trọng cao nhưng còn nhiều biến động.
- Chuyển dịch cơ cấu lãnh thổ : 
hình thành các vùng chuyên canh nông nghiệp ,các vùng tập chung công nghiệp, dịch vụ, tạo nên các vùng kinh tế phát triển năng động.
- Chuyển dịch cơ cấu thành phần kinh tế
 phát triển nền kinh tế nhiều thành phần
2. Những thành tựu và thách thức: 
+ Thành tựu: 
- Kinh tế tăng trưởg tương đối vững chắc.
- Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá. 
- Đang hội nhập vào nền kinh tế khu vực và toàn cầu ;
+ Những khó khăn :
- Sự phân hóa giầu nghèo, vẫn còn xã nghèo, vùng nghèo nhiều.
- Những bất cập trong phát triển văn hóa, giáo dục, y tế 
- Vấn đề việc làm còn bức xúc.
- Những khó khăn trong quá trình hội nhập vào nền kinh tế thế giới . môi trường bị ô nhiễm, tài nguyên bị cạn kiệt.
 4. Củng cố- đánh giá : 
 - Vai trò về các thành phần kinh tế trong nền kinh tế nước ta? 
 - Vẽ biểu đồ hình tròn dựa vào bảng thống kê sgk ? 
 - Hướng dẫn học sinh các vẽ biểu đồ hình tròn.
5. Hoạt động nối tiếp. 
 - Làm bài tập trong sgk và tập bản đồ địa lý thực hành. 
Tuần: 04
Ngày soạn: 05/9/2020
Lớp
9A
9B
Tiết/Ngày
Ngày giảng: 
Tiết 7-Bài 7: 
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN
 SỰ PHÁT TRIỂN VÀ PHÂN BỐ NÔNG NGHIỆP.
I. Mục tiêu bài học: 
1. Kiến thức:
- Nắm được các vai trò của các nhân tố tự nhiên và kinh tế - xã hội đối với sự phát triển và phân bố nông nghiệp ở nước ta . 
- Thấy được những nhân tố này ảnh hưởng tới sự hình thành nền nông nghiệp ở nước ta là nền nông nghiệp nhiệt đới, đang phát triển theo hướng thâm canh và chuyên môn hóa. 
2. Kĩ năng:
- Phân tích, đánh giá được trị kinh tế các tài nguyên thiên nhiên.
- Liên hệ được với thực tế địa phương. 
3. Thái độ:
- Không ủng hộ với những hành vi làm ô nhiễm, suy giảm,suy thoái tài nguyên thiên nhiên.
- Tích cực và tự giác tìm hiểu môn học và liên hệ với thực tế ở địa phương.
4. Định hướng phát triển năng lực, phẩm chất:
* Năng lực: 
- Năng lực sử dụng bản đồ, lược đồ, hình ảnh.
- Năng lực sử dụng số liệu thống kê.
* Phẩm chất: tự tin, trung thực, chăm chỉ.
II. Thiết bị dạy học. 
 - Bản đồ địa lý tự nhiên Việt Nam.
III. Tiến trình dạy học: 
1. Tổ chức:
Lớp
Sĩ số
Học sinh vắng
9A
9B
2. Kiểm tra bài cũ: 
 - Câu hỏi:
 a. Hãy nêu sự chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế nước ta trong thời kỳ đổi mới? 
 b. Hãy nêu một số thành tựu và thách thức trong phát triển kinh tế của nước ta? 
 - Đáp án:
 Câu 1- mục 1 . Câu 2- mục 2 giáo án tiết 6 
3. Bài mới : 
Vào bài theo gợi ý trong SGK
Hoạt động của GV và HS
Nội dung chính
Ngành sản xuất nông nghiệp phụ thuộc vào các nhân tố tự nhiên nào? 
Thảo luận nhóm:
Bước 1: Triển khai nhiệm vụ học tập: 
Nhóm 1: tài nguyên đất có vai trò như thế nào đối với sản xuất nông nghiệp? Có mấy loại đất? diện tích? phân bố? thích hợp với các loại cây gì? 
Nhóm 2: Tài nguyên khí hậu có thuận lợi và khó khăn gì cho sản xuất nông nghiệp?(nêu theo từng đặc điểm của khí hậu) 
Tại sao nói 90% cây trồng nước ta là cây trồng nhiệt đới? (kể tên các loại cây trồng của nước ta mà em biết) 
Nhóm 3: Tài nguyên nước: đặc điểm, có những khó khăn nào? Tại sao thuỷ lợi là biện pháp hàng đầu trong thâm canh nông nghiệp ở nước ta? 
Nhóm 4: tài nguyên sinh vật ở nước ta phong phú như thế nào? có vai trò gì trong nông nghiệp?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập: Các nhóm thực hiện theo hướng dẫn của giáo viên.
Bước 3: Báo cáo kết quả thảo luận: Đại diện nhóm báo cáo kết quả thảo luận:
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện học tập: GV cho nhóm khác nhận xét và chuẩn hóa kiến thức:
Kể các thành tịu khoa học về lai tạo ra nhiều giống cây trồng và vật nuôi cho năng suất cao? 
Có những nhân tố kinh tế - xã hội nào? Dân cư và lao động nông thôn có đặc điểm gì? chính sách thích hợp đã khuyến khích sản xuất nông nghiệp như thế nào? 
 HS quan sát h7.2: hệ thống cơ sở vật chất- kỹ thuật trong nông nghiệp gồm những gì? kể tên một số cơ sở vật chất kỹ thuật để minh hoạ?
Đảng ta có những chính sách gì để khuyến khích nông nghiệp phát triển? Phân tích các chính sách phát triển nông nghiệp?
Thị trường tiêu thụ sản phẩm có tác động đến sản xuất như thế nào? 
(biến động của thị trường có ảnh hưởng tới sản xuất nông nghiệp không?)
I. Các nhân tố tự nhiên :
1. Tài nguyên đất: 
- Đất phù sa: có diện tích rộng khoảng 3 triệu ha phân bố ở đồng bằng, ven biển thích hợp với trồng lúa nước và nhiều cây ngắn ngày khác .
- Đất feralít diện tích rộng16 triệu ha; phân bố ở miền núi và cao nguyên; thích hợp trồng cây công nghiệp dài ngày và cây ăn quả 
2. Tài nguyên khí hậu: 
- Khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng ẩm mưa nhiều, khí hậu phân hoá từ bắc vào nam, từ thấp lên cao, theo mùa 
+ Thuận lợi: cây trồng phát triển được 
quanh năm, trồng được nhiều loại cây khác nhau: nhiệt đới, cận nhiệt đới, ôn đới.
+ Khó khăn: hạn hán , bão lụt 
sương muối mưa đá ..
3. Tài nguyên nước:
- Mạng lưới sông dày, nguồn nước ngầm khá phong phú đảm bảo nguồn nước cho cây trồng phát triển.
 + Thuỷ lợi là biện pháp hàng đầu trong thâm canh nông nghiệp:
4. Tài nguyên sinh vật 
- Tài nguyên sinh vật nước ta phong phú .
- Cơ sở để lại tạogiống cây trồng và vật nuôi có chất lượng tốt, thích nghi với điều kiện sống.
II. Các nhân tố kinh tế - xã hội 
1. Dân cư và lao động nông thôn : 
- Có nguồn lao động đông, cần cù, giàu kinh nghiệm sản xuất.
2. Cơ sở vật chất - kỹ thuật. 
- Cơ sở vật chất - kỹ thuật phục vụ cho trồng trọt và chăn nuôi ngày càng được hoàn thiện.
- Công nghiệp chế biến nông sản phát triển đã nâng cao hiệu quả sản xuất và phát triển vùng chuyên canh.
3. Chính sách phát triển nông nghiệp: 
- Kinh tế hộ gia đình 
- Kinh tế trang trại . 
- Nông nghiệp hướng xuất khẩu.
4. Thị trường trong nước và nước ngoài: 
- Mở rộng thị trường, thúc đẩy sản xuất, đa dạng sản phẩm.
- Thị trường xuất khẩu biến động đã ảng hưởng đến sự phát triển 1 số cây trồng
 4. Củng cố- đánh giá: 
 - Đọc phần chốt kiến thức, trả lời câu hỏi 1, 2,3 sgk trang 27. 
5. Hướng dẫn về nhà: 
 + Học thuộc bài, tìm hiểu nội dung bài 8 sgk.
Ngày soạn: 20/9/2020
Lớp
9A
9B
Tiết/Ngày
Ngày giảng: 
Tiết 8: Bài 8: 
SỰ PHÁT TRIỂN VÀ PHÂN BỐ NÔNG NGHIỆP
I. Mục tiêu bài học: 
1. Kiến tức:
- Nắm được các đặc điểm và phân bố một số cây trồng và vật nuôi chủ yếu và một số xu hướng trong phát triển nông nghiệp hiện nay. 
 - Biết ảnh hưởng của việc phát triển nông nghiệp tới môi trường, trồng cây công nghiệp, phá thế độc canh là một trong những biện pháp bảo vệ môi trường.
2. Kĩ năng:
- Có kỹ năng phân tích mối quan hệ giữa sản xuất nông nghiệp và môi trường. 
- Rèn luyện kỹ năng phân tích bảng 8.3, về phân bố cây công nghiệp chủ yếu ở các vùng - Biết đọc lược đồ nông nghiệp việt nam.
3. Thái độ:
- Không ủng hộ với những hành vi làm ô nhiễm, suy giảm,suy thoái tài nguyên thiên nhiên.
4. Định hướng phát triển năng lực, phẩm chất:
* Năng lực: 
- Năng lực sử dụng bản đồ, lược đồ, hình ảnh.
- Năng lực sử dụng số liệu thống kê.
* Phẩm chất: tự tin, trung thực, chăm chỉ.
II. Thiết bị dạy học. 
 - Bản đồ nông nghiệp việt nam. 
III. Tiến trình dạy học: 
1. Tổ chức:
Lớp
Sĩ số
Học sinh vắng
9A
9B
2. Kiểm tra bài cũ:
 - Câu hỏi: phân tích các điều kiện tự nhiên để phát triển nông nghiệp ở nước ta? 
 - Đáp án: mục 1 giáo án tiết 6
 3. Bài mới:
vào bài theo gợi ý trong sgk
Hoạt động của GV và HS
 Nội dung chính
Hoạt động cá nhân:
Bước 1: Triển khai nhiệm vụ học tập:
Dựa vào bảng 8.2 hãy trình bày những thành tựu chủ yếu trong sản suất lúa thời kỳ 1980 - 2002? (mỗi nhóm tính 1 chỉ tiêu tăng bao nhiêu, tăng bao nhiêu lần)
.
Quan sát lược đồ nông nghiệp, nhận xét sự phân bố nông nghiệp Việt Nam? Ngành trồng cây công nghiệp có vai trò gì trong nền kinh tế? 
Dựa vào bảng 8.3 sgk hãy nêu sự phân bố cây công nghiệp hàng năm và cây công nghiệp lâu năm ở nước ta? 
Có những loại cây ăn quả nào? kể tên các loại cây ăn quả mà em biết? Vùng trồng nhiều cây ăn quả nhất là ở đâu? tại sao vùng đồng bằng sông cửu long và đông nam bộ lại trồng được nhiều cây ăn quả nhất? 
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập: Học sinh thực hiện, giáo viên quan sát và hướng dẫn. 
Bước 3: Báo cáo kết quả thảo luận: Đại diện học sinh báo cáo kiến thức.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện học tập: Giáo viên cho học sinh khác nhận xét và chốt lại kiến thức trọng tâm.
Tỉ trọng của ngành chăn nuôi so với ngành trồng trọt như thế nào?
Trong ngành chăn nuôi có mấy ngành nhỏ? Số lượng,vai trò, phân bố, giải thích tại sao? 
Tại sao ngành chăn nuôi lợn lại phát triển mạnh ở vùng đồng bằng? 
Nêu tình hình 

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_mon_dia_ly_lop_9_tiet_1_den_52_nam_hoc_2019_2020_mai.doc