Giáo án môn Địa lý Lớp 9 - Tiết 27, Bài 25: Vùng Duyên hả Nam Trung Bộ

Giáo án môn Địa lý Lớp 9 - Tiết 27, Bài 25: Vùng Duyên hả Nam Trung Bộ

I. MỤC TIÊU

1. Về kiến thức

– Biết vị trí, giới hạn lãnh thổ và ý nghĩa.

– Trình bày đặc điểm ĐKTN&TNTN, dân cư xã hội, những thuận lợi và khó khăn của chúng đối với sự phát triển của vùng.

2. Về kỹ năng

– Xác định được trên bản đồ, lược đồ vị trí, giới hạn của vùng

- Phân tích số liệu thống kê, biểu đồ về dân cư - xã hội của Duyên hải Nam Trung Bộ.

- Phân tích các bản đồ, lược đồ Địa lí tự nhiên, Kinh tế vùng Nam Trung Bộ hoặc Atlat Địa lí Việt Nam để nhận biết và trình bày đặc điểm tự nhiên.

– Rèn cho HS một số kỹ năng sống như: tư duy, giải quyết ván đề. tự nhận thức.

3. Về thái độ:

– Học sinh nhận xét và đánh giá được kết quả của bạn cũng như đánh giá kết quả học tập của mình.

– Có ý thức bảo vệ tài nguyên thiên nhiên.

– Có ý thức và việc làm thiết thực trong việc giữ gìn và bảo vệ chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc.

4. Định hướng năng lực được hình thành:

- Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực tính toán.

- Năng lực chuyên biệt: Tư duy tổng hợp theo lãnh thổ, sử dụng bản đồ, sử dụng số liệu thống kê, sử dụng hình vẽ, tranh ảnh, mô hình, video clip

 

doc 12 trang hapham91 4360
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Địa lý Lớp 9 - Tiết 27, Bài 25: Vùng Duyên hả Nam Trung Bộ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Tiết 27. Bài 25. VÙNG DUYÊN HẢI NAM TRUNG BỘ
I. MỤC TIÊU 
1. Về kiến thức
– Biết vị trí, giới hạn lãnh thổ và ý nghĩa. 
– Trình bày đặc điểm ĐKTN&TNTN, dân cư xã hội, những thuận lợi và khó khăn của chúng đối với sự phát triển của vùng.
2. Về kỹ năng
– Xác định được trên bản đồ, lược đồ vị trí, giới hạn của vùng
Phân tích số liệu thống kê, biểu đồ về dân cư - xã hội của Duyên hải Nam Trung Bộ.
Phân tích các bản đồ, lược đồ Địa lí tự nhiên, Kinh tế vùng Nam Trung Bộ hoặc Atlat Địa lí Việt Nam để nhận biết và trình bày đặc điểm tự nhiên.
– Rèn cho HS một số kỹ năng sống như: tư duy, giải quyết ván đề. tự nhận thức.
3. Về thái độ: 
– Học sinh nhận xét và đánh giá được kết quả của bạn cũng như đánh giá kết quả học tập của mình.
– Có ý thức bảo vệ tài nguyên thiên nhiên.
– Có ý thức và việc làm thiết thực trong việc giữ gìn và bảo vệ chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc.
4. Định hướng năng lực được hình thành:
- Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực tính toán.
- Năng lực chuyên biệt: Tư duy tổng hợp theo lãnh thổ, sử dụng bản đồ, sử dụng số liệu thống kê, sử dụng hình vẽ, tranh ảnh, mô hình, video clip 
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN (GV) VÀ CỦA HỌC SINH (HS):
1. Chuẩn bị của GV: 
– Giáo án điện tử, world. 
– Bản đồ vùng duyên hải nam Trung Bộ.
– Phiếu học tập cho học sinh.
– Bảng phụ, bút dạ, bút chỉ bản đồ, máy chiếu vật thể.
2. Chuẩn bị của HS: 
– Nghiên cứu trước bài ở nhà.
– Đầy đủ SGK, Atlat Địa lý Việt Nam, vở viết.
– Chuẩn bị nội dung giáo viên giao tìm hiểu để báo cáo trước lớp.
III. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY
1. Ổn định tổ chức: (1 phút)
– Kiểm tra sĩ số, vệ sinh lớp.
– Kiểm tra đồ dùng học tập, sách vở của học sinh.
2. Kiểm tra bài cũ: (lồng vào bài mới)
3. Dạy nội dung bài mới: (40 phút)
Đặt vấn đề vào bài mới (2 phút): Giáo viên cho học sinh nghe bài hát “Quảng Nam yêu thương” sau đó dẫn vào bài.
Dân gian vùng Nam Trung Bộ có câu: 
“Đất Quảng Nam chưa mưa đã thấm
Rượu hồng đào chưa nhấm đã say ”
	Quảng Nam là 1 tỉnh vùng đất thuộc Duyên hải Nam Trung Bộ cảnh sắc thiên nhiên đa dạng từ vùng núi, rừng tới biển cả bao la; con người đôn hậu, cần cù, kiên cường trong đấu tranh chống ngoại xâm và thiên tai. Bài hôm nay, chúng ta cùng tìm hiểu điều kiện tự nhiên và dân cư xã hộ của vùng Duyên hải Nam Trung Bộ.
HĐ của GV
HĐ của HS
Nội dung chính
* HĐ1: Tìm hiểu vị trí địa lí và giới hạn lãnh thổ của vùng DHNTB (7 phút)
*Năng lực: Tư duy tổng hợp theo lãnh thổ, sử dụng bản đồ, tranh ảnh, video clip, hợp tác, giải quyết vấn đề 
*Tích hợp về giáo dục an ninh quốc phòng – chủ quyền vùng biển: Cơ sở pháp lý và xác lập chủ quyền về 2 quần đảo Hoàng Sa – Trường Sa.
- GV cho HS quan sát lược đồ tự nhiên DHNTB.
BÀI TẬP CẶP (1 PHÚT)
HS TRAO ĐỔI VÀ TRẢ LỜI CÂU HỎI THEO HƯỚNG DẪN
CH: Dựa vào H25.1 và nội dung SGK, Aatlat ĐLVN – Trang 28.
HS hoàn thành nội dung theo yêu cầu sau:
– Diện tích.
– Tên tỉnh (TP)
– Lãnh thổ gồm bộ phận: 
	 + Phần	
	 + Phần
– Tiếp giáp:
	+ Bắc:
	+ Tây:
	+ Đông và Đông Nam:
	+ Tây Nam: 
– Ý nghĩa:
GV gọi đại diện 1 đến 2 HS lên trình bày trên lược đồ.
GV chuẩn kiến thức.
 – Vùng DHNTB không chỉ là cửa ngõ cho Tây Nguyên ra biển mà rộng hơn là của ngõ ra biển của Nam Lào, Đông Bắc Campuchia và xa hơn là Đông Bắc Thái Lan; quan trọng hơn vùng có một số tỉnh (TP) nằm trong hành lang kinh tế Đông – Tây của khu vực ĐNÁ.
– Quần đảo Hoàng Sa (TP Đà Nẵng) – quần đảo Trường Sa (Tỉnh Khánh Hòa) thuộc chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam được xác lập qua nhiều triều đại phong kiến qua các thư tịch và bản đồ cổ. Hiện này, chúng ta tiếp tục xác lập chủ quyền với 2 quần đảo này.
2 quần đảo Hoàng Sa – Trường Sa được Công ước Luật Biển 1982 công nhận là thuộc chủ quyền Việt Nam
GV chuyển ý: Duyên hải Nam Trung Bộ với không gian lãnh thổ rộng lớn, có dải đất kéo dài nhưng hẹp ngang, vùng biển rộng nhiều tài nguyên nhưng cũng mang lại nhiều khó khăn cản trở cho sự phát triển. Những thuận lợi và khó khăn đó là gì, chúng ta cùng tìm hiểu mục II.
HS quan sát lược đồ và trả lời vào phiếu theo nhóm.
- 1 HS xác định trên bản đồ, HS khác nhận xét, bổ sung.
I. Vị trí địa lí và giới hạn lãnh thổ.
– Lãnh thổ:
+ Phần đất liền: hẹp ngang, kéo dài từ Đà Nẵng đến Bình Thuận.
+ Phần đảo: nhiều đảo ven bờ, 2 quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa.
– Tiếp giáp:
+ Bắc: BTB.
+ Tây Nam: ĐNB
+ Phía T giáp Tây Nguyên và Lào.
+ Phía Đông giáp biển.
- Ý nghĩa:
+ Cầu nối giữa Bắc với Nam, giữa Tây Nguyên với biển Đông.
+ Các đảo và quần đảo quan trọng về KT và quốc phòng.
* HĐ2: Tìm hiểu điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên trong vùng (16 phút)
*Năng lực: Tư duy tổng hợp theo lãnh thổ, sử dụng bản đồ, tranh ảnh, video clip, hợp tác, giải quyết vấn đề 
*Tích hợp môi trường: giáo dục học sinh bảo vệ môi trường trong điều kiện thiên tai và tác động của biến đổi khí hậu tới vùng DHNTB.
GV tổ chức cho HS tìm hiểu mục II dưới hình thức thảo luận nhóm chuyên sâu hoàn thành phiếu số 1
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1 
(4HS/NHÓM – 10 PHÚT)
CH: Theo dõi video, kết hợp Atlat Địa lý Việt Nam, nội dung SGK
– Nêu khái quát đặc điểm tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên của vùng Duyên hải Nam Trung Bộ?
– Rút ra thuận lợi và khó khăn của điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế?
GV mời đại điện 1 nhóm HS lên trình bày một câu hỏi trong phiếu hoạt động của nhóm mình.
GV chuẩn kiến thức theo từng câu hỏi.
GV đặt thêm câu hỏi cho HS trả lời.
CH: Tại sao vấn đề bảo vệ và phát triển rừng có tầm quaơ-ơn trọng đặc biệt đối với các tỉnh NTB?
GV chuẩn kiến thức: 
– Địa hình hẹp ngang, dốc nên trồng rừng có 2 vai trò:
+ Phòng chống lũ lụt, sạt lở đất vùng núi.
+ Trồng rừng ven biển phòng chống cát bay, cát nhảy, chống hiện tượng hoang mạc hóa, cải tạo đất đai.
GV chuyển ý: Điều kiện tự nhiên – tài nguyên thiên nhiên có nhiều thuận lợi và khó khăn cho sự phát triển kinh tế của vùng. Vậy người dân vùng này có đặc điểm nào nổi bật, chúng ta cùng tìm hiểu mục III 
- Chia nhóm trao đổi thảo luận
HS quan sát lược đồ và trả lời vào phiếu theo nhóm.
- 1 HS xác định trên bản đồ, HS khác nhận xét, bổ sung.
HS tư duy, suy nghĩ trả lời
HS khác nhận xét, bổ sung
II. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên.
* Địa hình: 
+ Phía Đông: Đồng bằng hẹp, chia cắt; bờ biển dài, khúc khủy nhiều vũng vịnh
+ Phía Tây: vùng núi, gò đồi.
* Khí hậu: Khô nóng kéo dài, lượng mưa thấp nhất cả nước
* Thuận lợi: 
+ Phát triển kinh tế Biển:
(Giao thông, du lịch, thủy sản)
+ Chăn nuôi gia súc lớn
* Khó khăn:
+ Thiên tai 
+ Hiện tượng sa mạc hóa 
* HĐ3: Tìm hiểu đặc điểm dân cư-xã hội trong vùng (15 phút)
*Năng lực: Tư duy tổng hợp theo lãnh thổ, sử dụng bản đồ, tranh ảnh, video clip, hợp tác, giải quyết vấn đề 
*Tích hợp dạy học di sản: giới thiệu về các di sản văn hóa thế giới của vùng: Thánh địa Mỹ Sơn, Phố cổ Hội An, Nghệ thuật hát Bài chòi 
GV tổ chức cho HS tìm hiểu mục III theo nhóm chuyên sâu và hoàn thành phiếu số 2.
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2 
(4HS/NHÓM – 5 PHÚT)
Dựa vào nội dung SGK, Bảng 25.2 và atlat địa lý Việt Nam:
CH 1: 
a) Số dân? Mật độ dân số và Tỉ lệ gia tăng tự nhiên so với cả nước?
b) Hoàn thành bảng sau:
 Địa bàn phân bố
Đặc điểm
Đồng bằng ven biển
đồi núi 
phía Tây
Dân tộc cư trú
Mật độ dân số
Hoạt động kinh tế chủ yếu
CH 2: Dựa vào bảng 25.2 hãy nhận xét tình hình dân cư xã hội của vùng so với cả nước?
Các tiêu chí
So sánh với cả nước
Kết luận
- Tỉ lệ hộ nghèo
- Thu nhập bình quân đầu người
- Tỉ lệ hộ nghèo
- Tuổi thọ trung bình
- Tỉ lệ dân thành thị
Sau khi các nhóm thảo luận xong
GV gọi đại diện nhóm HS lên trình bày từng câu trả lời của nhóm.
GV chuẩn kiến thức theo câu hỏi.
CH: Người dân Duyên hải Nam Trung Bộ có đức tính nổi bật nào?
GV chuẩn kiến thức và bổ sung thêm kiến thức.
– Cuộc đời Mẹ Việt Nam anh hùng Nguyễn Thị Thứ đã trở thành huyền thoại, thành tượng đài của lòng yêu nước, đức hy sinh. Mẹ có 9 người con trai, 1 một con rể, 2 cháu ngoại hy sinh cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ của dân tộc.
– Cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng sinh ra ở xã Đức Tân, huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi.
– Mặc dù còn nhiều khó khăn về điều kiện con người và cơ sở vật chất; sự cản trở của nước ngoài ngăn cản đánh bắt thủy sản trên vùng biển chủ quyền nước ta nhưng ngư dân miền Trung vẫn bám biển vươn khơi để phát triển kinh tế và khẳng định chủ quyền an ninh vùng biển của Tổ quốc.
CH: Dựa vào lược đồ và nội dung SGK:
– Vùng có những di tích văn hóa lịch sử nổi tiếng nào?
– Em có nhứng hành động cụ thể nào đối với những di sản, di tích lịch sử văn hóa do cha ông ta, các thế hệ đi trước để lại?
GV chuẩn kiến thức
– Thánh Địa Mỹ Sơn; Phố cổ Hội An
– Khu di tích tưởng niệm Tây Sơn Bình Định.
– Khu di tích tượng đài Mẹ Việt Nam Anh hùng – Quảng Nam. 
 – Khu tưởng niệm bến tàu không số và khu tưởng niệm các chiến sĩ Gạc Ma – Cam Ranh – Khánh Hòa
- Chia nhóm trao đổi thảo luận
HS quan sát lược đồ và trả lời vào phiếu theo nhóm.
- 1 HS xác định trên bản đồ, HS khác nhận xét, bổ sung.
- Quan sát bảng 25.1 rút ra nhận xét.
HS tư duy, suy nghĩ trả lời
HS khác nhận xét, bổ sung
- Thực hiện trên bản đồ
HS suy nghĩ và nói lên cảm xúc của mình.
III. Đặc điểm dân cư – xã hội.
- Phân bố dân cư và hoạt động kinh tế có sự khác biệt giữa phía Tây với phía Đông.
– Đời sống các dân tộc vùng núi phía Tây còn nhiều khó khăn
– Một số chỉ tiêu phát triển kinh tế xã hội của vùng còn thấp so với mức trung bình cả nước.
– Người dân cần cù, kiên cường trong đấu tranh chống ngoại xâm, bảo vệ Tổ quốc, phòng chống thiên tai; khai thác vùng nước rộng lớn trên Biển Đông.
– Nhiều di tích lịch sử - văn hóa có giá trị.
3. Củng cố, luyện tập: (3 phút)
GV cho HS tham gia trò chơi 
“HÀNH TRÌNH DU LỊCH DUYÊN HẢI NAM TRUNG BỘ”
GV cho 2 HS điều khiển nội dung trò chơi (nêu luật chơi, cách tính điểm)
Câu 1: Đây là một thiên tai hàng năm thường xảy ra ở các tỉnh DHNTB.Đặc biệt hồi tháng 10/2010 vừa qua, thiên tai này đã cướp đi sinh mạng của hơn 20 người và làm nhiều người mất tích (Thuộc các tỉnh Quảng Nam, Quãng Ngãi, Bình Định, Phú Yên..). Tổng thiệt hại ước tính hàng nghìn tỉ đồng.
BÃO
Câu 2: 2 Tỉnh có khí hậu khô hạn nhất nước ta là
Ninh Thuận – Bình Thuận
Câu 3: Bức tranh sau nói đến hiện tượng gì?
Sa mạc hóa
Câu 4: Đây là thánh địa Ấn Độ giáo của vương quốc Chăm – pa với hơn 70 công tình kiến trúc xây dựng từ thế kỉ 7 đến thế kỉ 13. Được UNESCO công nhận di sản văn hóa thế giới.
Thánh địa Mỹ Sơn.
Câu 5: Các em nghe bài hát sau và cho biết tên địa danh được nhắc đến trong bài hát?
Hoàng Sa – Trường Sa.
Câu 6: Đây là một đặc sản của Khánh Hòa có giá thành rất cao?
Yến sào
Câu 7: Đây là giải pháp hữu hiệu trống sa mạc hóa, hạn hán, lũ lụt... ở các tình Duyên hải Nam Trung Bộ?
Trồng rừng
Câu 8: Đây là lễ hội truyền thống nào của người Chăm?
Ka – tê 
4. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà: (1 phút)
Bài tập 3 SGK và bài tập ở vở bài tập.
Đọc bài: Vùng Duyên hải Nam Trung Bộ (tiếp theo).
BÀI TẬP CẶP (1 PHÚT)
HS TRAO ĐỔI VÀ TRẢ LỜI VỀ VỊ TRÍ ĐỊA LÝ 
VÙNG DUYÊN HẢI NAM TRUNG BỘ
CH: Dựa vào H25.1 và nội dung SGK, Aatlat ĐLVN – Trang 28.
HS hoàn thành nội dung theo yêu cầu sau:
– Diện tích.
– Tên tỉnh (TP)
– Lãnh thổ gồm: 	
	 + Phần	
	 + Phần
– Tiếp giáp:
	+ Bắc:
	+ Tây:
	+ Đông và Đông Nam:
	+Tây Nam: 
– Ý nghĩa:
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1 (4HS/NHÓM – 10 PHÚT)
CH: Theo dõi video, kết hợp Atlat Địa lý Việt Nam, nội dung SGK
– Nêu khái quát đặc điểm tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên của vùng Duyên hải Nam Trung Bộ?
– Rút ra thuận lợi và khó khăn của điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế?
Trả lời
ĐKTN - TNTN
ĐẶC ĐIỂM
THUẬN LỢI
KHÓ KHẮN
ĐỊA HÌNH
Phía Tây
Phía Đông
KHÍ HẬU
BIỂN
RỪNG
KHOÁNG SẢN
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2 (4HS/NHÓM – 5 PHÚT)
Dựa vào nội dung SGK, Bảng 25.2 và atlat địa lý Việt Nam:
CH 1: 
a) Số dân? Mật độ dân số và Tỉ lệ gia tăng tự nhiên so với cả nước?
Trả lời:
 .
b) Hoàn thành bảng sau:
 Địa bàn phân bố
Đặc điểm
Đồng bằng ven biển
Đồi núi phía Tây
Dân tộc cư trú
Mật độ dân số
Hoạt động kinh tế chủ yếu
CH 2: Dựa vào bảng 25.2 hãy nhận xét tình hình dân cư xã hội của vùng so với cả nước?
Các tiêu chí
So với cả nước
Kết luận
- Tỉ lệ hộ nghèo
- Thu nhập bình quân đầu người
- Tỉ lệ hộ nghèo
- Tuổi thọ trung bình
- Tỉ lệ dân thành thị

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_mon_dia_ly_lop_9_tiet_27_bai_25_vung_duyen_ha_nam_tr.doc