Kế hoạch giáo dục bộ môn Toán 9 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Thị trấn Đu

Kế hoạch giáo dục bộ môn Toán 9 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Thị trấn Đu

I. Đặc điểm tình hình:

1. Thuận lợi :

1.1 Giáo viên :

- Có nhiều kinh nghiệm, giảng dạy đúng bộ môn.

- Nhà trường chỉ đạo sát sao về chuyên môn, sẵn sàng giải đáp, tháo gỡ những vướng mắc, tạo mọi điều kiện cho giáo viên nâng cao nghiệp vụ chuyên môn.

1.2 Học sinh :

- Sách, vở ,dụng cụ học tập tương đối đầy đủ.

- Đa số các em có sự cố gắng vươn lên trong học tập, có tinh thần giúp đỡ lẫn nhau. Đến trường chú ý ,lắng nghe thầy cụ giỏo giảng bài, về nhà học bài và làm bài tập nghiờm tỳc.

- Có sự quan tâm thường xuyên và kịp thời của hội cha mẹ học sinh.

2. Khó khăn :

- Học sinh thuộc một số hộ gia đình đời sống kinh tế gặp nhiều khó khăn, thiếu thời gian tự học ở nhà.

- Học sinh là lớp cuối cấp, nên khối lượng kiến thức nhiều.

- Một số em có học lực còn yếu nên giáo viên gặp nhiều khó khăn trong việc hoàn thành mục tiêu bài dạy.

 

docx 10 trang maihoap55 2060
Bạn đang xem tài liệu "Kế hoạch giáo dục bộ môn Toán 9 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Thị trấn Đu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GDĐT PHÚ LƯƠNG
TRƯỜNG THCS THỊ TRẤN ĐU
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Thị trấn Đu, ngày 03 tháng 9 năm 2020
KẾ HOẠCH GIÁO DỤC BỘ MÔN TOÁN 9
 NĂM HỌC 2020 – 2021
I. Đặc điểm tình hình:
1. Thuận lợi : 
1.1 Giáo viên : 
- Có nhiều kinh nghiệm, giảng dạy đúng bộ môn.
- Nhà trường chỉ đạo sát sao về chuyên môn, sẵn sàng giải đáp, tháo gỡ những vướng mắc, tạo mọi điều kiện cho giáo viên nâng cao nghiệp vụ chuyên môn.
1.2 Học sinh : 
- Sách, vở ,dụng cụ học tập tương đối đầy đủ.
- Đa số các em có sự cố gắng vươn lên trong học tập, có tinh thần giúp đỡ lẫn nhau. Đến trường chú ý ,lắng nghe thầy cụ giỏo giảng bài, về nhà học bài và làm bài tập nghiờm tỳc. 
- Có sự quan tâm thường xuyên và kịp thời của hội cha mẹ học sinh. 
2. Khó khăn : 
- Học sinh thuộc một số hộ gia đình đời sống kinh tế gặp nhiều khó khăn, thiếu thời gian tự học ở nhà.
- Học sinh là lớp cuối cấp, nên khối lượng kiến thức nhiều.
- Một số em có học lực còn yếu nên giáo viên gặp nhiều khó khăn trong việc hoàn thành mục tiêu bài dạy.
II. Mục tiêu giáo dục của bộ môn :
1. Về kiến thức:
a. Đại số:
- Học sinh nắm được định nghĩa căn bậc 2, kĩ năng thực hiện các tính chất, quy tắc tính và biến đổi trên các căn bậc hai. Hiểu được định nghĩa căn bậc ba, có kĩ năng tính nhanh, đúng các phép tính trên căn bậc hai, kĩ năng thực hiện các phép biến đổi đơn giản, rút gọn biểu thức chứa căn thức bậc hai.
- Không đề cập tới TXĐ, tính đơn điệu của hàm số, được sử dụng thuật ngữ đồng biến, nghịch biến khi nói về hàm số bậc nhất y= ax + b (a ¹ 0), ý nghĩa các hệ số a, b các điều kiện để hai đường thẳng song song, cắt nhau, đọc và vẽ thành thạo đồ thị hàm số y=ax + b.
+ Không đưa vào chương trình các định lí về phép biến đổi tương đương các hệ phương trình, yêu cầu chủ yếu là học sinh nắm vững cách giải hệ phương trình bậc nhất hai ẩn bằng phương pháp thế và phương pháp cộng đại số, giải thành thạo các hệ phương trình bậc nhất hai ẩn không chứa tham số, biết cách giải các bài toán thực tế bằng cách lập hệ phương trình.
+ Nắm vững công thức nghiệm và giải thành thạo các phương trình bậc hai một ẩn. Biết sử dụng hệ thức Vi-ét để tính nhẩm nghiệm và tìm hai số biết tổng và tích của chúng. Biết giải phương trình quy về phương trình bậc hai.
+ Biết giải các bài toán bằng cách lập hệ phương trình hoặc phương trình bậc hai một ẩn. Được sử dụng thuật ngữ đồng biến, nghịch biến khi nói về hàm số y = ax2 (a ¹ 0). Học sinh nắm được các kiến thức cơ bản về hàm số y = ax2 (a ¹ 0). Khuyến khích học sinh dùng giấy kẻ ôli để vẽ đồ thị. 
b. Về hình học:
+ Các hệ thức trong tam giác vuông được đưa vào chương trình là:
+ Các hệ thức trong tam giác vuông được chứng minh dựa trên kiến thức về tam giác đồng dạng. Định lý Pytago đã được thừa nhận ở lớp 7 nay được kiểm nghiệm lại dưới dạng áp dụng các hệ thức lượng. Việc kiểm nghiệm lại định lý Pytago chỉ nhằm giới thiệu một cách chứng minh bằng phương pháp ứng dụng.
+ Học sinh nắm được các tỉ số lượng giác của góc nhọn trong tam giác vuông. Biết sử dụng bảng lượng giác, nắm được các hệ thức giữa cạnh và góc trong tam giác vuông và các ứng dụng thực tế.
+ Học sinh hiểu được định nghĩa đường tròn và cách xác định đường tròn. Nắm vững sự liên hệ giữa đường kính và dây cung, quan hệ giữa các dây cung tròn trong đường tròn, vị trí tương đối giữa đường thẳng và đường tròn.... về tính chất tiếp tuyến.
+ Học sinh biết tìm số đo của một cung, biết so sánh 2 cung, nắm vững mối liên hệ giữa cung và dây, mối liên hệ giữa số đo độ của góc nội tiếp và cung bị chắn, hiểu được dịnh lí về góc tạo bởi giữa tiếp tuyến và dây cung, hiểu được cách chứng minh về góc có đỉnh bên trong và bên ngoài đường tròn. HS hiểu được quỹ tích cung chứa góc và vận dụng quỹ tích vào giải toán.
+ HS nhận biết được các hình không gian: Hình trụ, hình nón, hình cầu. Nắm vững các công thức được thừa nhận để tính diện tích xung quan, thể tích. Không yêu cầu học sinh biểu diễn các hình này.
2. Kỹ năng:
Học sinh có kỹ năng giải toán đại số, hình học, vận dụng hợp lí các phương pháp: phân tích, tổng hợp, tìm lời giải chính xác.
Học sinh có kỹ năng suy luận trình bày được ý tưởng của mình và hiểu được ý tưởng của người khác.
III. Chỉ tiêu phấn đấu:
 1.Chỉ tiêu: 
Lớp
Sĩ số
Giỏi
Khá
Trung bình
Yếu
Kém
9A
30
6(20%)
8(26,7%)
15(50%)
1(3,3%)
0(0%)
9B
32
6(18,8%)
8(25%)
17(53,1%)
1(3.1%)
0(0%)
9C
32
7(21,9%)
8(25%)
16(50%)
1(3,1%)
0(0%)
2. Biện pháp:
Dạy đúng, đủ theo phân phối chương trình, đảm bảo thời gian của tiết dạy.Đầu tư vào bài soạn, xác định đúng mục tiêu trọng tâm từng tiết, từng chương.
Sử dụng phương pháp thích hợp với đặc trưng bộ môn, với nội dung của kiểu bài lên lớp.
KẾ HOẠCH GIẢNG DẠY ĐẠI SỐ 9
TT
Chương/
Phần/Chủ đề
Tổng số tiết
Số thứ tự tiết theo PPCT
Tên bài, Chủ đề
Mục tiêu
Phương pháp
/Hình thức dạy học
Điều chỉnh
/Ghi chú
1
I - CĂN BẬC HAI, CĂN BẬC BA
17
1-3
1. Khái niệm căn bậc hai. Căn thức bậc hai và Hằng đẳng thức .
Kiến thức:
Hiểu khái niệm căn bậc hai của một số không âm, kí hiệu căn bậc hai, phân biệt được căn bậc hai dương và căn bậc hai âm của cùng một số dương, định nghĩa căn bậc hai số học.
Kĩ năng:
Tính được căn bậc hai của một số hoặc một biểu thức là bình phương của một số hoặc bình phương của một biểu thức khác.
Giải quyết vấn đề, tương tác, tự tìm tòi/Học cá nhân, đôi bạn, nhóm, cả lớp 
4-13
2. Các phép tính và các phép biến đổi đơn giản về căn bậc hai.
Kĩ năng:
- Thực hiện được các phép tính về căn bậc hai: khai phương một tích và nhân các căn thức bậc hai, khai phương một thương và chia các căn thức bậc hai.
- Thực hiện được các phép biến đổi đơn giản về các bậc hai: đưa thừa số ra ngoài dấu căn, khử mẫu của biểu thức lấy căn, trục căn thức ở mẫu.
- Biết dùng bảng số và máy tính bỏ túi để tính căn bậc hai của một số dương cho trước.
Giải quyết vấn đề, tương tác, tự tìm tòi/Học cá nhân, đôi bạn, nhóm, cả lớp 
14
3. Căn bậc ba.
Kiến thức:
Hiểu khái niệm căn bậc ba của một số thực.
Kĩ năng:
Tính được căn bậc ba của một số biểu diễn được thành lập phương của một số khác.
Giải quyết vấn đề, tương tác, tự tìm tòi/Học cá nhân, đôi bạn, nhóm, cả lớp 
15-16
Ôn tập Chương I
Hệ thống được kiến thức về CBH
Giải quyết vấn đề, tương tác, tự tìm tòi/Học cá nhân, đôi bạn, nhóm, cả lớp 
17
kiểm tra giữa kì I
Đánh giá được việc nhận thức kiến thức đã học và kĩ năng làm bài KT.
Đề kiểm tra
2
II- HÀM SỐ BẬC NHẤT.
12
18-23
1
Hàm số y = ax + b 
(a ¹ 0).
Kiến thức:
Hiểu khái niệm và các tính chất của hàm số bậc nhất
Kĩ năng:
Biết cách vẽ và vẽ đúng được đồ thị của hàm số bậc nhất y = ax + b.
Giải quyết vấn đề, tương tác, tự tìm tòi/Học cá nhân, đôi bạn, nhóm, cả lớp 
24-27
2. Hệ số góc của đường thẳng. Hai đường thẳng song song và hai đường thẳng cắt nhau
- Hiểu khái niệm hệ số góc của đường thẳng y = ax + b (a 0) 
- Sử dụng hệ số góc của đường thẳng để nhận biết cự cắt nhau hoặc song song của hai đường thẳng cho trước.
Giải quyết vấn đề, tương tác, tự tìm tòi/Học cá nhân, đôi bạn, nhóm, cả lớp 
28-29
Ôn tập chương II
Hệ thống được kiến thức về hàm số
Giải quyết vấn đề, tương tác, tự tìm tòi/Học cá nhân, đôi bạn, nhóm, cả lớp 
3
III. HỆ HAI PHƯƠNG TRÌNH BẬC NHẤT HAI ẨN
16
30
1. Phương trình bậc nhất hai ẩn.
Hiểu khái niệm phương trình bậc nhất hai ẩn, nghiệm và cách giải hệ phương trình bậc nhất hai ẩn.
Giải quyết vấn đề, tương tác, tự tìm tòi/Học cá nhân, đôi bạn, nhóm, cả lớp 
31-33
2. Hệ hai phương trình bậc nhất 
hai ẩn.
Giải hệ phương trình bằng phương pháp thế
Hiểu khái niệm hệ hai phương trình bậc nhất hai ẩn và nghiệm của hệ hai phương trình bậc nhất hai ẩn.
Vận dụng được hai phương pháp giải hệ hai phương trình bậc nhất hai ẩn: Phương pháp cộng đại số, phương pháp thế
Giải quyết vấn đề, tương tác, tự tìm tòi/Học cá nhân, đôi bạn, nhóm, cả lớp 
34
Ôn tập học kì
Hệ thống được kiến thức về HKI
35-36
Kiểm tra HK I
Kiểm tra kiến thức của HS
Theo đề của phòng GD
37-39
3. Giải hệ phương trình bằng phương pháp thế
Vận dụng được hai phương pháp giải hệ hai phương trình bậc nhất hai ẩn: Phương pháp cộng đại số, phương pháp thế.
Giải quyết vấn đề, tương tác, tự tìm tòi/Học cá nhân, đôi bạn, nhóm, cả lớp 
40-43
4. Giải bài toán bằng cách lập phương trình.
- Biết cách chuyển bài toán có lời văn sang bài toán giải hệ hai phương trình bậc nhất hai ẩn.
Giải quyết vấn đề, tương tác, tự tìm tòi/Học cá nhân, đôi bạn, nhóm, cả lớp 
44-45
Ôn tập chương III (có phần trợ giúp của MTCT)
Hệ thống được kiến thức về hệ phuong trình
Giải quyết vấn đề, tương tác, tự tìm tòi/Học cá nhân, đôi bạn, nhóm, cả lớp 
46
Kiểm tra giữa kỳ 2
Đánh giá được việc nhận thức kiến thức đã học và kĩ năng làm bài KT.
Đề kiểm tra
4
IV. HÀM SỐ 
y = ax2
(a 0)
24
47-50
1. Hàm số
y = ax2 (a 0). Tính chất.
Đồ thị.
Kiến thức:
Hiểu các tính chất của hàm số y = ax2 (a 0).
Kĩ năng: Biết vẽ đồ thị của hàm số y = ax2 (a 0) với giá trị hằng số của a.
Giải quyết vấn đề, tương tác, tự tìm tòi/Học cá nhân, đôi bạn, nhóm, cả lớp 
51-56
2. Phương trình bậc hai một ẩn.
Kiến thức: Hiểu khái niệm phương trình bậc hai một ẩn.
Kĩ năng: Vận dụng được cách giải phương trình bậc hai một ẩn, đặc biệt là công thức nghiệm của phương rình đó (nếu phương trình có nghiệm).
Giải quyết vấn đề, tương tác, tự tìm tòi/Học cá nhân, đôi bạn, nhóm, cả lớp 
57-58
3. Định lý Vi-ét và ứng dụng.
Kiến thức, kĩ năng:
Hiểu và vận dụng được định lý Vi-ét để tính nhẩm nghiệm của phương trình bậc hai một ẩn, tìm 2 số biết tổng và tích của chúng.
Giải quyết vấn đề, tương tác, tự tìm tòi/Học cá nhân, đôi bạn, nhóm, cả lớp 
59-60
4. Phương trình quy về phương rình bậc hai.
Kiến thức: 
Biết nhận dạng phương trình đơn giản quy về phương trình bậc hai và biết đặt ẩn phụ thích hợp để đưa phương trình về phương trình bạc hai đối với ẩn phụ đó.
Kĩ năng:
Giải được một số phương trình đơn giản quy về phương trình bậc hai.
Giải quyết vấn đề, tương tác, tự tìm tòi/Học cá nhân, đôi bạn, nhóm, cả lớp 
61-62
5. Giải bài toán bằng cách lập phương trình bậc hai 
một ẩn.
- Biết cách chuyển bài toán có lời văn sang bài toán giải phương trình bậc hai một ẩn.
- Vận dụng được các bước giải bài toán bằng cách lập phương trình bậc hai.
Giải quyết vấn đề, tương tác, tự tìm tòi/Học cá nhân, đôi bạn, nhóm, cả lớp 
63-64
Ôn tập chương IV (có sự trợ giúp của MTCT)
Hệ thống được kiến thức về hàm số về phương trình bậc hai một ẩn, gải bài toán bằng cách lập phương trình.
Giải quyết vấn đề, tương tác, tự tìm tòi/Học cá nhân, đôi bạn, nhóm, cả lớp 
65-68
Ôn tập cuối năm
Hệ thống lại kiến thức của năm học
Giải quyết vấn đề, tương tác, tự tìm tòi/Học cá nhân, đôi bạn, nhóm, cả lớp 
69-70
Kiểm tra HK II
Kiểm tra kiến thức của HS
Theo đề của phòng GD
KẾ HOẠCH GIẢNG DẠY HÌNH HỌC 9
TT
Chương/
Phần/Chủ đề
Tổng số tiết
Số thứ tự tiết theo PPCT
Tên bài, Chủ đề
Mục tiêu
Phương pháp
/Hình thức dạy học
Điều chỉnh
/Ghi chú
5
I. HỆ THỨC LƯỢNG TRONG TAM GIÁC VUÔNG.
17
1-4
1. Một số hệ thức về cạnh và đường cao trong tam 
giác vuông.
Kiến thức: 
Hiểu cách chứng minh các hệ thức về cạnh và đường cao trong tam giác vuông.
Kĩ năng:
Vận dụng được các hệ thức đó để giải toán và giải quyết một số bài toán thực tế.
Giải quyết vấn đề, tương tác, tự tìm tòi/Học cá nhân, đôi bạn, nhóm, cả lớp 
5-8
2. Tỉ số lượng giác của góc nhọn. Bảng lượng giác.
Kiến thức: 
Hiểu các định nghĩa: Sin, Cos; Tan; Cot.
Biết mối liên hệ giữa tỉ số lượng giác của các góc phụ nhau. 
Kĩ năng:
- Vận dụng được các tỉ số lượng giác để giải bài tập.
- Biết sử dụng bảng số, máy tính bỏ túi để tính tỷ số lượng giác của một góc nhọn cho trước, hoặc tìm số đo của góc nhọn khi biết một tỷ số lượng giác của góc đó.
Giải quyết vấn đề, tương tác, tự tìm tòi/Học cá nhân, đôi bạn, nhóm, cả lớp 
9-12
3. Một số hệ thức giữa các cạnh và các góc của tam giác vuông 
(sử dụng tỉ số
 lượng giác).
Kiến thức: 
Hiểu cách chứng minh các hệ thức giữa các cạnh và các góc của tam giác vuông. 
Kĩ năng: Vận dụng được các hệ thức trên vào giải các bài tập và giải quyết một số bài toán thực tế.
Giải quyết vấn đề, tương tác, tự tìm tòi/Học cá nhân, đôi bạn, nhóm, cả lớp 
13-14
4. Ứng dụng thực tế các tỉ số lượng giác của góc nhọn.
Biết cách “đo” chiều cao và khoảng cách trong tình huống thực tế có thể được.
Giải quyết vấn đề, tương tác, tự tìm tòi/Học cá nhân, đôi bạn, nhóm, cả lớp 
15-16
Ôn tập chương I (có sự trợ giúp của MTĐT)
Hệ thống được kiến thức của chương
Giải quyết vấn đề, tương tác, tự tìm tòi/Học cá nhân, đôi bạn, nhóm, cả lớp 
17
Kiểm tra 
giữa kỳ 1
Đánh giá được việc nhận thức kiến thức đã học và kĩ năng làm bài KT.
Đề kiểm tra
II. ĐƯỜNG TRÒN
19
18-22
Xác định đường tròn.
Định nghĩa đường tròn, hình tròn.
Cung và
dây cung.
Sự xác định một 
đường tròn, đường tròn ngoại tiếp 
tam giác.
Kiến thức: 
Hiểu : 
- Định nghĩa đường tròn, hình tròn;
- Các tính chất của đưòng tròn;
- Sự khác nhau giữa đường tròn và hình tròn;
- Khái niệm cung và dây cung, dây cung lớn nhất cả đường tròn.
Kĩ năng: 
- Biết cách vẽ đường tròn qua hai điểm và ba điểm cho trước. Từ đó biết cách vẽ đường tròn ngoại tiếp tam giác.
- Ứng dụng: Vẽ một đường tròn theo điều kiện cho trước, cách xác định tâm đường tròn.
Giải quyết vấn đề, tương tác, tự tìm tòi/Học cá nhân, đôi bạn, nhóm, cả lớp 
6
23-31
2. Vị trí 
tương đối 
của 
đường thẳng
 và 
đường tròn, 
của hai 
đường tròn.
Kiến thức:
- Hiểu được vị trí tương đối của đường thẳng và đường tròn, của hai đường tròn qua các hệ thức tương ứng (d R, d = r + R,...) và điều kiện để mỗi vị trí tương ứng có thể xảy ra.
- Hiểu các khái niệm tiếp tuyến của đường tròn, hai đường tròn tiếp xúc trong, tiếp xúc ngoài. Dựng được tiếp tuyến của đường đi qua một điểm cho trước ở trên hoặc ở bên ngoài đường tròn.
- Hiểu tính chất của hai tiếp tuyến cắt nhau.
- Hiểu được khái niệm đường tròn nội tiếp tam giác.
Kĩ năng: 
- Biết cách vẽ đường thẳng và đường tròn, đường và đường tròn khi số điểm chung của chúng là 0, 1, 2.
- Vận dụng các tính chất đã học để giải bài tập và một số bài toán thực tế.
Giải quyết vấn đề, tương tác, tự tìm tòi/Học cá nhân, đôi bạn, nhóm, cả lớp 
32-33
Ôn tập chương II
Hệ thống kiến thức chương II
Giải quyết vấn đề, tương tác, tự tìm tòi/Học cá nhân, đôi bạn, nhóm, cả lớp 
34-35
Ôn tập học kì I
Hệ thống lại kiến thức của học kỳ 1
Giải quyết vấn đề, tương tác, tự tìm tòi/Học cá nhân, đôi bạn, nhóm, cả lớp 
36
Trả bài KH 1 (Cả Đại và Hình)
Đánh giá được việc nhận thức kiến thức đã học và kĩ năng làm bài KT.
Giải quyết vấn đề, tương tác, tự tìm tòi/Học cá nhân, đôi bạn, nhóm, cả lớp 
7
III. GÓC VỚI ĐƯỜNG TRÒN
(21 tiết)
21
37-38
1. Góc ở tâm. Số đo cung.
Định nghĩa
góc ở tâm.
Số đo của
 cung tròn.
Kiến thức:
Hiểu khái niệm góc ở tâm, số đo của một cung.
Kĩ năng:
Ứng dụng giải được bài tập và một số bài toán thực tế.
Giải quyết vấn đề, tương tác, tự tìm tòi/Học cá nhân, đôi bạn, nhóm, cả lớp 
39
2. Liên hệ giữa cung và dây.
Kiến thức:
Nhận biết được mối liên hệ giữa cung và dây để so sánh được độ lớn của hai cung theo hai dây tương ứng và ngược lại.
Kĩ năng:
Vận dụng được các định lí để giải bài tập.
Giải quyết vấn đề, tương tác, tự tìm tòi/Học cá nhân, đôi bạn, nhóm, cả lớp 
40-47
3. Góc tạo bởi hai cát tuyến của đường tròn.
Định nghĩa góc nội tiếp.
Góc nội tiếp và cung bị chắn.
Góc tạo bởi
tiếp tuyến 
và dây cung.
Góc có đỉnh ở bên trong 
hay bên ngoài đường tròn.
Cung chứa góc. Bài toán quỹ tích "Cung chứa góc
Kiến thức:
- Hiểu khái niệm góc nội tiếp, mối liên hệ giữa góc nội tiếp và cung bị chắn.
- Nhận biết được góc tạo bởi tiếp tuyến và dây cung.
- Nhận biết được góc có đỉnh ở bên trong hay bên ngoài đường tròn, biết cách tính số đo của các góc trên.
- Hiểu bài toán quỹ tích “Cung chứa góc” và biết vận dụng để giải những bài toán đơn giản.
Kĩ năng:
Vận dụng được định lí, hệ quả để giải bài tập.
Giải quyết vấn đề, tương tác, tự tìm tòi/Học cá nhân, đôi bạn, nhóm, cả lớp 
48-52
4. Tứ giác nội tiếp đường tròn.
Định lý thuận.
Định lý đảo.
Kiến thức:
Hiểu định lí thuận và định lí đảo về tứ giác nội tiếp.
Kĩ năng:
Vận dụng được các định lí trên để giải các bài tập liên quan đến tứ giác nội tiếp đường tròn
Giải quyết vấn đề, tương tác, tự tìm tòi/Học cá nhân, đôi bạn, nhóm, cả lớp 
53-54
5. Công thức tính độ dài đường tròn, diện tích hình tròn. Giới thiệu hình quạt tròn và diện tích h.q.tròn.
Vận dụng được công thức tính độ dài đường tròn, độ dài cung tròn, diện tích hình tròn và diện tích hình quạt tròn để giải bài tập.
Giải quyết vấn đề, tương tác, tự tìm tòi/Học cá nhân, đôi bạn, nhóm, cả lớp 
55-56
Ôn tập chương III (có sự trợ giúp của MTĐT)
Hệ thống kiến thức chương III
Giải quyết vấn đề, tương tác, tự tìm tòi/Học cá nhân, đôi bạn, nhóm, cả lớp 
57
Kiểm tra giữa kỳ 2
Đánh giá được việc nhận thức kiến thức đã học và kĩ năng làm bài KT.
Đề kiểm tra
8
 IV. 
HÌNH TRỤ, HÌNH NÓN, HÌNH CẦU.
18
58-63
Hình trụ, hình nón, hình cầu.
Hình khai trên mặt phẳng của, hình trụ, 
hình nón.
Công thức tính diện tích xung quanh và thể tích của hình trụ, hình nón, hình cầu.
Kiến thức:
Qua mô hình nhận biết được hình trụ, hình nón, hình cầu và đặc biệt là các yếu tố: Đường sinh, chiều cao, bán kính có liên quan đến việc tính toán diện và thể tích của các hình.
Kĩ năng:
Biết các công thức tính diện tích xung quanh và thể tích các hình, từ đó vận dụng vào việc tính toán diện tích, thể tích của các vật thể có cấu tạo từ các hình nói trên.
Giải quyết vấn đề, tương tác, tự tìm tòi/Học cá nhân, đôi bạn, nhóm, cả lớp 
64-65
Ôn tập chương IV
Hệ thống kiến thức chương IV
Giải quyết vấn đề, tương tác, tự tìm tòi/Học cá nhân, đôi bạn, nhóm, cả lớp 
66-69
Ôn tập cuối năm
Hệ thống kiến thức hình học cả năm
Giải quyết vấn đề, tương tác, tự tìm tòi/Học cá nhân, đôi bạn, nhóm, cả lớp 
70
Trả bài kiểm tra cuối năm (phần Đại Sô và Hình học)
Đánh giá được việc nhận thức kiến thức đã
Giải quyết vấn đề, tương tác, tự tìm tòi/Học cá nhân, đôi bạn, nhóm, cả lớp 
 Ngày 28/09/2020
Hiệu Trưởng
Lương Thị Phượng
Tổ Trưởng
Nông Thị Minh Nguyệt
Người lập kế hoạch
Nguyễn Đình Đông

Tài liệu đính kèm:

  • docxke_hoach_giao_duc_bo_mon_toan_9_nam_hoc_2020_2021_truong_thc.docx