Tài liệu tập huấn Thực hiện chương trình giáo dục phổ thông 2018 môn Lịch sử và Địa lí

Tài liệu tập huấn Thực hiện chương trình giáo dục phổ thông 2018 môn Lịch sử và Địa lí

I. MỤC TIÊU

1. Nhận diện được một số vấn đề chung về việc thực hiện Chương trình GDPT 2018 - Môn Lịch sử và Địa lí.

2. Xác định được cách thức xây dựng kế hoạch bài dạy phát triển phẩm chất, năng lực học sinh.

3. Thực hành xây dựng được kế hoạch bài dạy phát triển phẩm chất, năng lực học sinh.

II. HƯỚNG DẪN NGHIÊN CỨU TÀI LIỆU TRƯỚC KHI TẬP HUẤN

2.1. Khái quát Chương trình GDPT 2018 - Môn Lịch sử và Địa lí

Trong Chương trình GDPT 2018, môn Lịch sử và Địa lí được xây dựng và phát triển trên nền tảng tích hợp lĩnh vực khoa học Lịch sử và Địa lí. Môn học này được dạy ở cấp THCS và là môn học bắt buộc với tổng số 105 tiết/lớp/năm học.

Cùng với các môn học khác, môn Lịch sử và Địa lí góp phần phát triển các phẩm chất chủ yếu đã được nêu trong Chương trình GDPT tổng thể, bao gồm: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm. Bên cạnh góp phần phát triển các năng lực chung như: Tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo, môn Lịch sử và Địa lí hình thành và phát triển ở học sinh năng lực lịch sử, năng lực địa lí, là biểu hiện đặc thù của năng lực khoa học, cụ thể:

* Năng lực lịch sử:

Năng lực tìm hiểu lịch sử: Năng lực này giúp học sinh bước đầu nhận biết được tư liệu lịch sử, hiểu được các văn bản chữ viết, hiện vật lịch sử, tranh ảnh, biểu đồ, bản đồ,. Học sinh giải thích được nguyên nhân, sự vận động của các sự kiện, quá trình, nhân vật lịch sử; bước đầu giải thích được mối liên hệ giữa các sự kiện lịch sử, các mối quan hệ nhân quả trong tiến trình lịch sử; bước đầu đưa ra những ý kiến nhận xét của mình về các sự kiện, nhân vật lịch sử.

Năng lực nhận thức và tư duy lịch sử: Năng lực này giúp học sinh bước đầu trình bày lại được các sự kiện và quá trình lịch sử cơ bản; xác định được các sự kiện lịch sử trong không gian và thời gian cụ thể; trình bày được sự phát triển của các sự kiện, hiện tượng lịch sử theo thời gian.

Năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Năng lực này thể hiện ở việc học sinh bước đầu có thể liên hệ những nội dung lịch sử đã học với thực tế cuộc sống.

 

docx 24 trang Hoàng Giang 30/05/2022 10620
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tài liệu tập huấn Thực hiện chương trình giáo dục phổ thông 2018 môn Lịch sử và Địa lí", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
***
TÀI LIỆU TẬP HUẤN
THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG 2018
MÔN LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÍ
Báo cáo viên:
	1. TS. Nguyễn Văn Thái	Trường Đại học Sư phạm - ĐHĐN
	2. ThS. Trương Trung Phương 	Trường Đại học Sư phạm - ĐHĐN
Đà Nẵng, 2021
I. MỤC TIÊU
1. Nhận diện được một số vấn đề chung về việc thực hiện Chương trình GDPT 2018 - Môn Lịch sử và Địa lí.
2. Xác định được cách thức xây dựng kế hoạch bài dạy phát triển phẩm chất, năng lực học sinh.
3. Thực hành xây dựng được kế hoạch bài dạy phát triển phẩm chất, năng lực học sinh.
II. HƯỚNG DẪN NGHIÊN CỨU TÀI LIỆU TRƯỚC KHI TẬP HUẤN
2.1. Khái quát Chương trình GDPT 2018 - Môn Lịch sử và Địa lí
Trong Chương trình GDPT 2018, môn Lịch sử và Địa lí được xây dựng và phát triển trên nền tảng tích hợp lĩnh vực khoa học Lịch sử và Địa lí. Môn học này được dạy ở cấp THCS và là môn học bắt buộc với tổng số 105 tiết/lớp/năm học. 
Cùng với các môn học khác, môn Lịch sử và Địa lí góp phần phát triển các phẩm chất chủ yếu đã được nêu trong Chương trình GDPT tổng thể, bao gồm: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm. Bên cạnh góp phần phát triển các năng lực chung như: Tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo, môn Lịch sử và Địa lí hình thành và phát triển ở học sinh năng lực lịch sử, năng lực địa lí, là biểu hiện đặc thù của năng lực khoa học, cụ thể:
* Năng lực lịch sử:
Năng lực tìm hiểu lịch sử: Năng lực này giúp học sinh bước đầu nhận biết được tư liệu lịch sử, hiểu được các văn bản chữ viết, hiện vật lịch sử, tranh ảnh, biểu đồ, bản đồ,... Học sinh giải thích được nguyên nhân, sự vận động của các sự kiện, quá trình, nhân vật lịch sử; bước đầu giải thích được mối liên hệ giữa các sự kiện lịch sử, các mối quan hệ nhân quả trong tiến trình lịch sử; bước đầu đưa ra những ý kiến nhận xét của mình về các sự kiện, nhân vật lịch sử.
Năng lực nhận thức và tư duy lịch sử: Năng lực này giúp học sinh bước đầu trình bày lại được các sự kiện và quá trình lịch sử cơ bản; xác định được các sự kiện lịch sử trong không gian và thời gian cụ thể; trình bày được sự phát triển của các sự kiện, hiện tượng lịch sử theo thời gian.
Năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Năng lực này thể hiện ở việc học sinh bước đầu có thể liên hệ những nội dung lịch sử đã học với thực tế cuộc sống.
Bảng 1: Biểu hiện năng lực lịch sử
Năng lực
Mô tả chi tiết
Tìm hiểu lịch sử
- Bước đầu nhận diện và phân biệt được: các loại hình tư liệu lịch sử, các dạng thức khác nhau của các nguồn tài liệu cơ bản của khoa học lịch sử, giá trị của tư liệu lịch sử trong việc tái hiện và nghiên cứu lịch sử.
- Khai thác và sử dụng được thông tin của một số tư liệu lịch sử đơn giản dưới sự hướng dẫn của giáo viên trong các bài học lịch sử.
Nhận thức và tư duy lịch sử
- Mô tả và bước đầu trình bày được những nét chính của các sự kiện lịch sử cơ bản với các yếu tố chính về thời gian, địa điểm, diễn biến, kết quả; diễn biến các trận đánh và cuộc chiến trên lược đồ, bản đồ lịch sử.
- Trình bày bối cảnh lịch sử và đưa ra nhận xét về những nhân tố tác động đến sự kiện, hiện tượng, nhân vật lịch sử, quá trình lịch sử; giải thích được kết quả của sự kiện, diễn biến chính của lịch sử.
- Phân tích được những tác động của bối cảnh không gian, thời gian đến các sự kiện lịch sử, nhân vật lịch sử, quá trình lịch sử.
- Bước đầu giải thích được mối quan hệ giữa các sự kiện lịch sử, mối quan hệ tác động qua lại của các sự kiện, hiện tượng với hoàn cảnh lịch sử.
- Trình bày được chủ kiến của mình về một số sự kiện, nhân vật, vấn đề lịch sử,... như lập luận khẳng định hoặc phủ định các nhận định, nhận xét về một sự kiện, hiện tượng, vấn đề hay nhân vật lịch sử.
Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học 
- Sử dụng kiến thức lịch sử để giải thích, mô tả một số sự kiện, hiện tượng lịch sử trong cuộc sống.
- Vận dụng được kiến thức lịch sử để phân tích và đánh giá tác động của một sự kiện, nhân vật, vấn đề lịch sử đối với cuộc sống hiện tại.
- Vận dụng được kiến thức lịch sử để giải quyết những vấn đề thực tiễn, đồng thời giải thích các vấn đề thời sự đang diễn ra ở trong nước và thế giới.
* Năng lực địa lí: 
Năng lực nhận thức khoa học địa lí: Bao gồm các biểu hiện cụ thể như nhận thức thế giới theo quan điểm không gian và giải thích các hiện tượng và quá trình địa lí (tự nhiên, kinh tế - xã hội). Trong quá trình học tập, học sinh từng bước phát triển tư duy không gian, có thói quen nhìn nhận các sự vật và hiện tượng trong cuộc sống theo mối quan hệ không gian - thời gian, trả lời các câu hỏi cơ bản: Cái gì? Ở đâu? Như thế nào? Học sinh cũng từng bước vận dụng kiến thức, kĩ năng để phân tích các mối quan hệ qua lại và quan hệ nhân quả giữa các hiện tượng, quá trình địa lí tự nhiên, giữa các hiện tượng, quá trình địa lí kinh tế - xã hội cũng như giữa hệ thống tự nhiên và hệ thống kinh tế - xã hội.
Năng lực tìm hiểu địa lí: Bao gồm các biểu hiện cụ thể như sử dụng các công cụ của địa lí học và tổ chức học tập ở thực địa, khai thác Internet phục vụ môn học. Trong quá trình học tập, học sinh từng bước có các kĩ năng khai thác tài liệu thành văn, làm việc với atlat địa lí, bản đồ, lược đồ, biểu đồ, sơ đồ, lát cắt, mô hình, bảng số liệu, tranh ảnh, sử dụng các công cụ thực địa. Học sinh cũng từng bước học cách khai thác Internet có mục đích phục vụ học tập môn học.
Năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Trong quá trình học tập, học sinh học được cách vận dụng kiến thức thực tế để bổ sung, làm sáng rõ kiến thức địa lí; đồng thời vận dụng các kiến thức, kĩ năng đã học vào nhận thức hoặc nghiên cứu một chủ đề vừa sức trong thực tiễn.
Bảng 2: Biểu hiện năng lực địa lí
Năng lực
Mô tả chi tiết
Nhận thức khoa học địa lí
Nhận thức thế giới theo quan điểm không gian
- Định hướng không gian: Biết sử dụng các phương tiện khác nhau, đặc biệt là địa bàn để xác định chính xác phương hướng; Biết xác định vị trí địa lí của một địa điểm và phương hướng trên bản đồ; Biết phân tích phạm vi, quy mô của một lãnh thổ.
- Phân tích vị trí địa lí: Biết phân tích ảnh hưởng của vị trí địa lí đến các quá trình tự nhiên và kinh tế - xã hội.
- Phân tích sự phân bố: Mô tả được đặc điểm phân bố của đối tượng, hiện tượng địa lí.
- Diễn đạt nhận thức không gian: Sử dụng được lược đồ trí nhớ để mô tả nhận thức về không gian; Sử dụng được lược đồ để diễn tả mối quan hệ không gian giữa các hiện tượng, sự vật địa lí; Mô tả được một địa phương với các dấu hiệu đặc trưng về tự nhiên, dân cư và kinh tế. Từ đó hình thành ý niệm về bản sắc của một địa phương, phân biệt địa phương này với địa phương khác.
Giải thích các hiện tượng và quá trình địa lí (tự nhiên, kinh tế - xã hội)
Phân tích các mối quan hệ qua lại và quan hệ nhân quả trong thiên nhiên: 
- Mô tả được một số hiện tượng và quá trình địa lí trên Trái Đất; Mô tả được sự phân hóa của thiên nhiên các châu lục; Mô tả được các đặc điểm chủ yếu của thiên nhiên Việt Nam; Giải thích được một số nhân tố ảnh hưởng đến sự phân hóa thiên nhiên Việt Nam.
- Sơ đồ hóa để mô tả được sự tương tác giữa các hiện tượng và quá trình tự nhiên.
- Nhận biết và phân tích được quan hệ nhân quả trong mối quan hệ giữa các thành phần tự nhiên trong một số tình huống.
Phân tích các mối quan hệ qua lại và quan hệ nhân quả trong kinh tế - xã hội 
- Mô tả được sự phân hóa không gian của các hiện tượng dân cư, quần cư, kinh tế, văn hóa. Giải thích được một số nhân tố tác động tới sự phân hóa đó qua một ví dụ cụ thể.
- Tìm được các minh chứng về mối quan hệ qua lại và nhân quả trong sự phát triển và phân bố dân cư và các ngành kinh tế.
- Sơ đồ hóa để mô tả được sự tương tác giữa các hiện tượng và quá trình kinh tế - xã hội.
- Nhận biết và vận dụng được một số tình huống phân tích quan hệ nhân quả trong đời sống kinh tế - xã hội.
Phân tích tác động của điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên tới sự phân bố dân cư và sản xuất 
- Phân tích được tác động của các điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên đến việc lựa chọn phương thức khai thác tự nhiên của dân cư các châu lục.
- Đánh giá được tác động của các điều kiện tự nhiên, cơ sở tài nguyên đến sự phân bố dân cư, sự phát triển các ngành kinh tế và hình thành cơ cấu kinh tế thông qua ví dụ cụ thể về địa lí Việt Nam.
Phân tích tác động của xã hội loài người lên môi trường tự nhiên 
- Phân tích được cách thức mà con người ở các châu lục, ở các vùng miền của nước ta đã khai thác, sử dụng và bảo vệ tự nhiên.
Tìm hiểu địa lí
Sử dụng các công cụ của địa lí học 
- Khai thác tài liệu văn bản: tìm được nội dung địa lí trong một đoạn văn; biết đặt tiêu đề, chú thích cho một bức ảnh, tranh vẽ từ góc nhìn địa lí; biết tìm kiếm tài liệu địa lí phục vụ cho một bài tập dự án về địa lí địa phương hay một chủ đề về địa lí Việt Nam.
- Sử dụng bản đồ: nêu được các yếu tố bản đồ; biết đọc bản đồ tỉ lệ nhỏ về địa lí tự nhiên, địa lí dân cư, địa lí kinh tế để rút ra các thông tin, tri thức cần thiết; biết sử dụng tỉ lệ bản đồ để xác định khoảng cách thực tế giữa hai địa điểm; biết đọc lát cắt địa hình.
- Tính toán, thống kê: kể được tên được một số đại lượng đo các hiện tượng, quá trình tự nhiên; vận dụng được một số chỉ tiêu về gia tăng dân số, phân bố dân cư và một số chỉ tiêu đo sự phát triển kinh tế và cơ cấu kinh tế. 
- Phân tích biểu đồ, sơ đồ: biết đọc biểu đồ khí hậu (nhiệt độ, lượng mưa); biết đọc các dạng biểu đồ thông dụng trong phân tích động thái, cơ cấu, quy mô và đặc điểm phân bố của hiện tượng và đối tượng địa lí; đọc hiểu các sơ đồ, mô hình đơn giản
Tổ chức học tập ở thực địa 
Biết chuẩn bị điều kiện cần thiết trước khi thực hiện khảo sát thực địa; biết sử dụng một số công cụ đơn giản và thông dụng để thực hiện quan sát, quan trắc ngoài thực địa; biết ghi chép nhật kí thực địa; biết viết thu hoạch sau một ngày thực địa.
Khai thác Internet phục vụ môn học
Biết lấy thông tin về tự nhiên, kinh tế - xã hội từ những trang web được giáo viên giới thiệu; biết xác định các từ khoá trong tìm kiếm thông tin theo chủ đề; biết đánh giá thông tin tiếp cận được; có kĩ năng tải xuống các tài liệu media và lưu giữ tài liệu làm hồ sơ cho một bài tập được giao.
Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học
Cập nhật thông tin, liên hệ thực tế
Biết tìm kiếm các thông tin từ các nguồn tin cậy để cập nhật tri thức, số liệu,... về các địa phương, quốc gia được học, về xu hướng phát triển trên thế giới và trong nước; biết liên hệ thực tế để hiểu sâu sắc hơn kiến thức địa lí. 
Thực hiện chủ đề học tập khám phá từ thực tiễn
Có khả năng hình thành và phát triển ý tưởng về một chủ đề học tập khám phá từ thực tiễn; có khả năng trình bày kết quả một bài tập dự án của cá nhân hay của nhóm.
* Về nội dung giáo dục:
Môn Lịch sử và Địa lí cấp trung học cơ sở gồm phân môn Lịch sử và phân môn Địa lí, mỗi phân môn được thiết kế theo mạch nội dung riêng. Mức độ tích hợp được thể hiện ở ba cấp độ: tích hợp nội môn (trong từng nội dung giáo dục lịch sử và giáo dục địa lí); tích hợp nội dung lịch sử trong những phần phù hợp của bài Địa lí và tích hợp nội dung địa lí trong những phần phù hợp của bài Lịch sử; tích hợp theo các chủ đề chung. 
Mạch nội dung của phân môn Lịch sử được sắp xếp theo logic thời gian lịch sử từ thời nguyên thuỷ, qua cổ đại, trung đại, đến cận đại và hiện đại. Trong từng thời kì, không gian lịch sử được tái hiện từ lịch sử thế giới, khu vực đến Việt Nam để đối chiếu, lí giải, làm sáng rõ những vấn đề lịch sử.
Mạch nội dung của phân môn Địa lí được sắp xếp theo logic không gian là chủ đạo, đi từ địa lí tự nhiên đại cương đến địa lí các châu lục, sau đó tập trung vào các nội dung của địa lí tự nhiên Việt Nam, địa lí dân cư và địa lí kinh tế Việt Nam.
Mặc dù hai mạch nội dung được sắp xếp theo logic khác nhau, nhưng nhiều nội dung dạy học liên quan được bố trí gần nhau để hỗ trợ nhau. Bốn chủ đề chung mang tính tích hợp cao được phân phối phù hợp với mạch nội dung chính của mỗi lớp.
Bảng 3. Định hướng nội dung giáo dục của chương trình môn học
Lớp
Lịch sử
Địa lí
Lớp 6
Tại sao cần học Lịch sử?
Tại sao cần học Địa lí?
Thời nguyên thuỷ
Bản đồ: Phương tiện thể hiện bề mặt Trái Đất 
Xã hội cổ đại
Trái đất - Hành tinh của hệ Mặt Trời
Đông Nam Á từ những thế kỉ tiếp giáp Công nguyên đến thế kỉ X
Cấu tạo của Trái Đất. Vỏ Trái Đất 
Việt Nam từ khoảng thế kỉ VII trước Công nguyên đến đầu thế kỉ X
Khí hậu và biến đổi khí hậu
Nước trên Trái Đất
Đất và sinh vật trên Trái Đất
Con người và thiên nhiên 
Lớp 7
Tây Âu từ thế kỷ V đến nửa đầu thế kỷ XVI
Châu Âu
Trung Quốc từ thế kỉ VII đến giữa thế kỉ XIX
Châu Á
Ấn Độ từ thế kỉ IV đến giữa thế kỉ XIX
Châu Phi
Đông Nam Á từ nửa sau thế kỉ X đến nửa đầu thế kỉ XVI
Châu Mỹ
Việt Nam từ đầu thế kỉ X đến đầu thế kỉ XVI
Châu Đại Dương 
Châu Nam Cực
Lớp 8
Châu Âu và Bắc Mỹ từ nửa sau thế kỉ XVI đến thế kỉ XVIII
Đặc điểm vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ Việt Nam
Đông Nam Á từ nửa sau thế kỉ XVI đến thế kỉ XIX
Đặc điểm địa hình và khoáng sản Việt Nam
Việt Nam từ đầu thế kỉ XVI đến thế kỉ XVIII
Đặc điểm khí hậu và thủy văn Việt Nam
Châu Âu và nước Mỹ từ cuối thế kỉ XVIII đến đầu thế kỉ XX
Sự phát triển của khoa học, kĩ thuật, văn học, nghệ thuật trong các thế kỉ XVIII - XIX
 Đặc điểm thổ nhưỡng và sinh vật Việt Nam
Châu Á từ nửa sau thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX
Biển đảo Việt Nam
Việt Nam từ thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX
Lớp 9
Thế giới từ năm 1918 đến năm 1945
Địa lí dân cư Việt Nam
Việt Nam từ năm 1918 đến năm 1945
Địa lí các ngành kinh tế
Thế giới từ năm 1945 đến năm 1991
Việt Nam từ năm 1945 đến năm 1991
Sự phân hóa lãnh thổ
Thế giới từ năm 1991 đến nay
Việt Nam từ năm 1991 đến nay
Cách mạng khoa học kĩ thuật và xu thế toàn cầu hóa
Phát triển tổng hợp kinh tế và bảo vệ tài nguyên, môi trường biển đảo
Có 4 chủ đề tích hợp, được thiết kế theo các lớp như sau:
Chủ đề 
Lớp
Lớp 6
Lớp 7
Lớp 8
Lớp 9
Các cuộc đại phát kiến địa lí
´
Đô thị: lịch sử và hiện tại
´
´
Văn minh châu thổ sông Hồng và sông Cửu Long
´
´
Bảo vệ chủ quyền,các quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam ở Biển Đông
´
´
Thời lượng thực hiện chương trình là 105 tiết/lớp/năm, dạy học trong 35 tuần. Phân bổ thời lượng cho các mạch nội dung lớn (tỉnh theo tỉ lệ %) như sau:
Mạch nội dung
Lớp 6
Lớp 7
Lớp 8
Lớp 9
Toàn cấp
Địa lí
45
42
41
40
42
Địa lí tự nhiên đại cương
45
11
Địa lí các châu lục
42
11
Địa lí tự nhiên Việt Nam
41
10
Địa lí kinh tế - xã hội Việt Nam
40
10
Lịch sử
45
42
41
40
42
Thế giới
22
20
20
19
20
Việt Nam
23
22
21
21
22
Chủ đề chung
6
8
10
6
Đánh giá định kì
10
10
10
10
10
Tổng số
100
100
100
100
100
Lịch sử địa phương và địa lí địa phương là nội dung quan trọng trong chương trình môn Lịch sử và Địa lí. Nội dung và thời lượng về lịch sử địa phương và địa lí địa phương do các địa phương chủ động thiết kế theo hướng dẫn riêng của Bộ Giáo dục và Đào tạo, trong phạm vi nội dung giáo dục địa phương. 
* Về định hướng phương pháp giáo dục: Trên cơ sở các định hướng về phương pháp giáo dục được ghi trong CTGDPT tổng thể, CTGDPT môn LS&ĐL 2018 đã cụ thể hóa chúng gắn liền với các đặc trưng môn học. Theo đó, phương pháp giáo dục được cần tiến hành theo hướng đề cao vai trò chủ thể học tập của học sinh, phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo; vận dụng các phương pháp, kĩ thuật dạy học một cách linh hoạt, sáng tạo, phù hợp với mục tiêu, nội dung giáo dục, đối tượng HS và điều kiện cụ thể; Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông, sử dụng hợp lí và có hiệu quả các thiết bị dạy học. Bên cạnh đó, Chương trình GDPT 2018 môn Lịch sử và Địa lí cũng định hướng về phương pháp hình thành, phát triển các phẩm chất chủ yếu và năng lực chung, định hướng phương pháp hình thành, phát triển năng lực lịch sử, năng lực địa lí cụ thể. Để thực hiện dạy học phát triển phẩm chất, năng lực HS, GV cần nắm vững các định hướng này. Việc hoàn thành Mô-đun bồi dưỡng về “Sử dụng PPDH theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực HS môn Lịch sử và Địa lí cấp THCS” sẽ giúp GV có thể kết nối những hiểu biết về các phẩm chất, năng lực cần phát triển cho HS trong dạy học Địa lí với các PPDH phù hợp để phát triển các phẩm chất, năng lực đó.
* Về định hướng đánh giá kết quả giáo dục: Cũng trên cơ sở định hướng về kiểm tra đánh giá kết quả giáo dục trong Chương trình GDPT tổng thể, Chương trình GDPT 2018 môn Lịch sử và Địa lí đã cụ thể hóa các yêu cầu gắn với đặc trưng của môn học. Theo đó, mục tiêu đánh giá là cung cấp thông tin chính xác, kịp thời, có giá trị về mức độ đáp ứng YCCĐ của chương trình môn Lịch sử và Địa lí và sự tiến bộ của HS để hướng dẫn, điều chỉnh hoạt động dạy của GV và hoạt động học của HS. Căn cứ đánh giá là YCCĐ về phẩm chất chủ yếu, năng lực chung và năng lực đặc thù LS&ĐL được quy định trong chương trình. Trong đánh giá kết quả giáo dục môn LS&ĐL cần đa dạng hóa về hình thức, tăng cường đánh giá thường xuyên, tạo điều kiện để HS được tham gia đánh giá. Bên cạnh nội dung lí thuyết, cần tăng cường đánh giá các kĩ năng của HS, đánh giá khả năng vận dụng tri thức vào những tình huống cụ thể. Việc hoàn thành Mô-đun bồi dưỡng về “Kiểm tra, đánh giá học sinh THCS theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực môn Lịch sử và Địa lí” sẽ giúp GV có thể hiểu rõ định hướng áp dụng đánh giá theo tiếp cận mới, xây dựng và sử dụng hiệu quả các công cụ đánh giá theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực HS.
2.2. Nghiên cứu phụ lục 4 về kế hoạch bài dạy đính kèm công văn 5512
Phụ lục IV
KHUNG KẾ HOẠCH BÀI DẠY
(Kèm theo Công văn số 5512/BGDĐT-GDTrH ngày 18 tháng 12 năm 2020 của Bộ GDĐT)
Trường:...................
Tổ:............................
Họ và tên giáo viên:
TÊN BÀI DẠY: ..
Môn học/Hoạt động giáo dục: .; lớp: 
Thời gian thực hiện: (số tiết)
I. Mục tiêu
1. Về kiến thức: Nêu cụ thể nội dung kiến thức học sinh cần học trong bài theo yêu cầu cần đạt của nội dung giáo dục/chủ đề tương ứng trong chương trình môn học/hoạt động giáo dục.
2. Về năng lực: Nêu cụ thể yêu cầu học sinh làm được gì (biểu hiện cụ thể của năng lực chung và năng lực đặc thù môn học cần phát triển) trong hoạt động học để chiếm lĩnh và vận dụng kiến thức theo yêu cầu cần đạt của chương trình môn học/hoạt động giáo dục.
3. Về phẩm chất: Nêu cụ thể yêu cầu về hành vi, thái độ (biểu hiện cụ thể của phẩm chất cần phát triển gắn với nội dung bài dạy) của học sinh trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ học tập và vận dụng kiến thức vào cuộc sống.
II. Thiết bị dạy học và học liệu
Nêu cụ thể các thiết bị dạy học và học liệu được sử dụng trong bài dạy để tổ chức cho học sinh hoạt động nhằm đạt được mục tiêu, yêu cầu của bài dạy (muốn hình thành phẩm chất, năng lực nào thì hoạt động học phải tương ứng và phù hợp).
III. Tiến trình dạy học
1. Hoạt động 1: Xác định vấn đề/nhiệm vụ học tập/Mở đầu (Ghi rõ tên thể hiện kết quả hoạt động)
a) Mục tiêu: Nêu mục tiêu giúp học sinh xác định được vấn đề/nhiệm vụ cụ thể cần giải quyết trong bài học hoặc xác định rõ cách thức giải quyết vấn đề/thực hiện nhiệm vụ trong các hoạt động tiếp theo của bài học.
b) Nội dung: Nêu rõ nội dung yêu cầu/nhiệm vụ cụ thể mà học sinh phải thực hiện (xử lí tình huống, câu hỏi, bài tập, thí nghiệm, thực hành ) để xác định vấn đề cần giải quyết/nhiệm vụ học tập cần thực hiện và đề xuất giải pháp giải quyết vấn đề/cách thức thực hiện nhiệm vụ.
c) Sản phẩm: Trình bày cụ thể yêu cầu về nội dung và hình thức của sản phẩm hoạt động theo nội dung yêu cầu/nhiệm vụ mà học sinh phải hoàn thành: kết quả xử lí tình huống; đáp án của câu hỏi, bài tập; kết quả thí nghiệm, thực hành; trình bày, mô tả được vấn đề cần giải quyết hoặc nhiệm vụ học tập phải thực hiện tiếp theo và đề xuất giải pháp thực hiện.
d) Tổ chức thực hiện: Trình bày cụ thể các bước tổ chức hoạt động học cho học sinh từ chuyển giao nhiệm vụ, theo dõi, hướng dẫn, kiểm tra, đánh giá quá trình và kết quả thực hiện nhiệm vụ thông qua sản phẩm học tập.
2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới/giải quyết vấn đề/thực thi nhiệm vụ đặt ra từ Hoạt động 1 (Ghi rõ tên thể hiện kết quả hoạt động).
a) Mục tiêu: Nêu mục tiêu giúp học sinh thực hiện nhiệm vụ học tập để chiếm lĩnh kiến thức mới/giải quyết vấn đề/thực hiện nhiệm vụ đặt ra từ Hoạt động 1.
b) Nội dung: Nêu rõ nội dung yêu cầu/nhiệm vụ cụ thể của học sinh làm việc với sách giáo khoa, thiết bị dạy học, học liệu cụ thể (đọc/xem/nghe/nói/làm) để chiếm lĩnh/vận dụng kiến thức để giải quyết vấn đề/nhiệm vụ học tập đã đặt ra từ Hoạt động 1.
c) Sản phẩm: Trình bày cụ thể về kiến thức mới/kết quả giải quyết vấn đề/thực hiện nhiệm vụ học tập mà học sinh cần viết ra, trình bày được.
d) Tổ chức thực hiện: Hướng dẫn, hỗ trợ, kiểm tra, đánh giá quá trình và kết quả thực hiện hoạt động của học sinh.
3. Hoạt động 3: Luyện tập
a) Mục tiêu: Nêu rõ mục tiêu vận dụng kiến thức đã học và yêu cầu phát triển các kĩ năng vận dụng kiến thức cho học sinh.
b) Nội dung: Nêu rõ nội dung cụ thể của hệ thống câu hỏi, bài tập, bài thực hành, thí nghiệm giao cho học sinh thực hiện.
c) Sản phẩm: Đáp án, lời giải của các câu hỏi, bài tập; các bài thực hành, thí nghiệm do học sinh thực hiện, viết báo cáo, thuyết trình.
d) Tổ chức thực hiện: Nêu rõ cách thức giao nhiệm vụ cho học sinh; hướng dẫn hỗ trợ học sinh thực hiện; kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện.
4. Hoạt động 4: Vận dụng
a) Mục tiêu: Nêu rõ mục tiêu phát triển năng lực của học sinh thông qua nhiệm vụ/yêu cầu vận dụng kiến thức, kĩ năng vào thực tiễn (theo từng bài hoặc nhóm bài có nội dung phù hợp).
b) Nội dung: Mô tả rõ yêu cầu học sinh phát hiện/đề xuất các vấn đề/tình huống trong thực tiễn gắn với nội dung bài học và vận dụng kiến thức mới học để giải quyết.
c) Sản phẩm: Nêu rõ yêu cầu về nội dung và hình thức báo cáo phát hiện và giải quyết tình huống/vấn đề trong thực tiễn.
d) Tổ chức thực hiện: Giao cho học sinh thực hiện ngoài giờ học trên lớp và nộp báo cáo để trao đổi, chia sẻ và đánh giá vào các thời điểm phù hợp trong kế hoạch giáo dục môn học/hoạt động giáo dục của giáo viên.
Ghi chú:
1. Mỗi bài dạy có thể được thực hiện trong nhiều tiết học, bảo đảm đủ thời gian dành cho mỗi hoạt động để học sinh thực hiện hiệu quả. Hệ thống câu hỏi, bài tập luyện tập cần bảo đảm yêu cầu tối thiểu về số lượng và đủ về thể loại theo yêu cầu phát triển các kĩ năng. Hoạt động vận dụng được thực hiện đối với những bài hoặc nhóm bài có nội dung phù hợp và chủ yếu được giao cho học sinh thực hiện ở ngoài lớp học.
2. Trong Kế hoạch bài dạy không cần nêu cụ thể lời nói của giáo viên, học sinh mà tập trung mô tả rõ hoạt động cụ thể của giáo viên: giáo viên giao nhiệm vụ/yêu cầu/quan sát/theo dõi/hướng dẫn/nhận xét/gợi ý/kiểm tra/đánh giá; học sinh thực hiện/đọc/nghe/nhìn/viết/trình bày/báo cáo/thí nghiệm/thực hành/.
3. Việc kiểm tra, đánh giá thường xuyên được thực hiện trong quá trình tổ chức các hoạt động học và được thiết kế trong Kế hoạch bài dạy thông qua các hình thức: hỏi - đáp, viết, thực hành, thí nghiệm, thuyết trình, sản phẩm học tập. Đối với mỗi hình thức, khi đánh giá bằng điểm số phải thông báo trước cho học sinh về các tiêu chí đánh giá và định hướng cho học sinh tự học; chú trọng đánh giá bằng nhận xét quá trình và kết quả thực hiện của học sinh theo yêu cầu của câu hỏi, bài tập, bài thực hành, thí nghiệm, thuyết trình, sản phẩm học tập đã được nêu cụ thể trong Kế hoạch bài dạy.
4. Các bước tổ chức thực hiện một hoạt động học
- Giao nhiệm vụ học tập: Trình bày cụ thể nội dung nhiệm vụ được giao cho học sinh (đọc/nghe/nhìn/làm) với thiết bị dạy học/học liệu cụ thể để tất cả học sinh đều hiểu rõ nhiệm vụ phải thực hiện.
- Thực hiện nhiệm vụ (học sinh thực hiện; giáo viên theo dõi, hỗ trợ): Trình bày cụ thể nhiệm vụ học sinh phải thực hiện (đọc/nghe/nhìn/làm) theo yêu cầu của giáo viên; dự kiến những khó khăn mà học sinh có thể gặp phải kèm theo biện pháp hỗ trợ; dự kiến các mức độ cần phải hoàn thành nhiệm vụ theo yêu cầu.
- Báo cáo, thảo luận (giáo viên tổ chức, điều hành; học sinh báo cáo, thảo luận): Trình bày cụ thể giải pháp sư phạm trong việc lựa chọn các nhóm học sinh báo cáo và cách thức tổ chức cho học sinh báo cáo (có thể chỉ chọn một số nhóm trình bày/báo cáo theo giải pháp sư phạm của giáo viên).
- Kết luận, nhận định: Phân tích cụ thể về sản phẩm học tập mà học sinh phải hoàn thành theo yêu cầu (làm căn cứ để nhận xét, đánh giá các mức độ hoàn thành của học sinh trên thực tế tổ chức dạy học); làm rõ những nội dung/yêu cầu về kiến thức, kĩ năng để học sinh ghi nhận, thực hiện; làm rõ các nội dung/vấn đề cần giải quyết/giải thích và nhiệm vụ học tập mà học sinh phải thực hiện tiếp theo./.
2.3. Nghiên cứu video hướng dẫn xây dựng kế hoạch bài dạy theo công văn 5512
- Link 1: 
- Link 2: 
2.4. Nghiên cứu các kế hoạch bài dạy minh họa - môn Lịch sử và Địa lí
* Giáo án Lịch sử minh họa
Bài 1. LỊCH SỬ LÀ GÌ?
(2 tiết)
I. Mục tiêu
1. Về năng lực: Trình bày được khái niệm lịch sử và môn Lịch sử; Nêu được ý nghĩa của việc học tập môn Lịch sử; Phân biệt được các nguồn sử liệu cơ bản; Nêu được ý nghĩa của các nguồn sử liệu. 
2. Về phẩm chất: Bước đầu bồi dưỡng niềm đam mê học tập bộ môn Lịch sử; Có ý thức tìm hiểu truyền thống gia đình, dòng họ, quê hương.
II. Thiết bị dạy học và học liệu: Thiết bị dạy học tối thiểu theo thông tư 44/2020/TT-BDGĐT; một số hình ảnh liên quan đến nội dung bài học,..
III. Tiến trình dạy học
1. Hoạt động 1: Mở đầu (khoảng 10 phút)
a) Mục tiêu: HS xác định được những nội dung cơ bản của bài học; hứng thú với việc tìm hiểu về các nguồn sử liệu.
b) Tổ chức thực hiện
 Bước 1
GV dẫn dắt và giao nhiệm vụ cho HS như sau:
Nội dung: HS làm việc theo cặp đôi, quan sát các hình ảnh và thực hiện nhiệm vụ:
1. Ghi các thông tin quan sát được trong bức tranh.
2. Chỉ ra điểm khác nhau giữa các bức tranh.
 Bước 2
HS xác định nhiệm vụ, làm việc cặp đôi và ghi vào vở. GV quan sát, điều hành.
Sản phẩm: Kết quả của HS được viết vào vở:
(1). Các thông tin quan sát được: máy tính, điện thoại, người rút tiền, GV và HS.
(2). Điểm khác trong các bức tranh thể hiện qua: chiếc máy tính, chiếc điện thoại, cách thức rút tiền, hoạt động của GV và HS ở các thời điểm “xưa” và “nay”.
 Bước 3
GV chọn hai nhóm HS trình bày kết quả tại chỗ. GV ghi câu trả lời của HS lên bảng; yêu cầu một số nhóm HS cùng quan sát bức tranh bổ sung. Sau đó, GV yêu cầu HS thảo luận và nêu lí do vì sao có sự khác nhau về hình ảnh “xưa” và “nay” trong các bức tranh ở trên? HS thảo luận và trả lời.
Bước 4
GV kết luận như mục Sản phẩm, GV mở rộng thêm, sự khác nhau của các hình ảnh “xưa” và “nay” là do sự thay đổi của sự vật, hiện tượng qua thời gian. Đó chính là quá trình hình thành và phát triển của mọi sự vật hiện tượng; và nó cũng chính là lịch sử của các sự vật hiện tượng đó. Những hình ảnh về quá khứ trong các bức tranh chính là lịch sử. Để hiểu được lịch sử là gì? Việc học tập lịch sử có ý nghĩa như thế nào? Dựa vào đâu để biết và dựng lại lịch sử. Bài học này sẽ giải đáp những câu hỏi kể trên.
2. Hoạt động 2: Tìm hiểu khái niệm lịch sử, môn Lịch sử và ý nghĩa của việc học tập môn Lịch sử (35 phút)
a) Mục tiêu: (1) HS trình bày được khái niệm lịch sử, môn lịch sử; (2) Nêu được ý nghĩa của việc học tập môn Lịch sử.
b) Tổ chức thực hiện
(1) Tìm hiểu khái niệm lịch sử và môn Lịch sử (15 phút)
 Bước 1
GV dẫn dắt và giao nhiệm vụ cho HS như sau:
Nội dung: HS đọc, quan sát hình ảnh trong SGK và trả lời các câu hỏi: 
1. Hình ảnh đề cập đến sự kiện/hiện tượng? Nó xảy ra khi nào? Ở đâu? Những ai có liên quan đến nó? 
2. Nội dung hình ảnh em quan sát được trong hình ảnh của SGK có phải là lịch sử không? Vì sao?
3. Lịch sử là gì? Hãy nêu một ví vụ cụ thể về lịch sử mà em biết.
 Bước 2
HS thực hiện nhiệm vụ: xác định nhiệm vụ, ghi câu trả lời vào vở. GV quan sát, điều hành.
Sản phẩm: Kết quả của HS được viết vào vở:
(1) Thông tin về hình ảnh trong SGK: tên gọi, thời gian, không gian, con người và các yếu tố liên quan.
(2) Nội dung hình ảnh chính là lịch sử, vì nó phản ánh sự kiện/hiện tượng đã diễn ra ở trong quá khứ.
(3) Lịch sử là những gì đã diễn ra trong quá khứ. Ví dụ như: Chiến thắng Bạch Đằng, Chiến thắng Điện Biên Phủ 
 Bước 3
GV chọn 2 HS trình bày kết quả tại chỗ. GV ghi câu trả lời của HS lên bảng; yêu cầu một số HS khác nhận xét, bổ sung. GV tiếp tục đặt câu hỏi: Lịch sử loài người là gì? Có cách hiểu nào khác về khái niệm lịch sử nữa không? Môn Lịch sử là gì?. GV yêu cầu HS đọc SGK, thảo luận cặp đôi để trả lời các câu hỏi tại chỗ.
Bước 4
GV kết luận như mục Sản phẩm và mở rộng thêm: Lịch sử loài người là toàn bộ hoạt động của con người trong quá khứ. Lịch sử còn có nghĩa là khoa học tìm hiểu và phục dựng lại quá khứ của con người và xã hội loài người. Môn Lịch sử là môn học cung cấp cho HS kiến thức về lịch sử loài người và hoạt động của con người trong quá khứ. HS lắng nghe, quan sát và ghi nội dung vào vở. 
(2) Tìm hiểu ý nghĩa của việc học tập môn Lịch sử (20 phút)
Bước 1
GV dẫn dắt, tổ chức HS thành các nhóm cặp đôi và giao nhiệm vụ như sau:
Nội dung: HS quan sát các tranh ở phần Mở đầu kết hợp đọc SGK, thảo luận để: 
1. Nhận xét sự thay đổi của các sự vật, hiện tượng trong các bức tranh. Chúng ta có cần thiết phải tìm hiểu sự thay đổi đó không? Vì sao? 
2. Theo em học lịch sử có ý nghĩa gì?
 Bước 2
HS thực hiện nhiệm vụ, thảo luận và trả lời. GV quan sát, điều hành.
Sản phẩm: Kết quả của HS được viết vào vở:
(1) Các sự vật, hiện tượng thay đổi theo thời gian theo chiều hướng ngày càng trở nên tích cực, tiện lợi hơn. Việc tìm hiểu về sự thay đổi đó là cần thiết, góp phần giúp chúng ta biết được quá khứ để rút ra những bài học kinh nghiệm cho hiện tại và tương lai.
(2) Học lịch sử để biết về nguồn cội, quê hương, dân tộc mình; để tự hào về quá trình lao động, đấu tranh, xây dựng đất nước của cha ông ta; để rút ra những bài học cho hiện tại và tương lai.
 Bước 3
Đối với mỗi nhiệm vụ GV chọn 2 nhóm HS trình bày kết quả tại chỗ. GV ghi câu trả lời của lên bảng; yêu cầu các nhóm khác bổ sung. Sau đó, GV tiếp tục giao nhiệm vụ cho cả lớp: Hãy nêu một vài ví dụ cụ thể về những sự kiện trong cuộc sống gia đình và địa phương em để thấy được ý nghĩa của việc học tập lịch sử. HS suy nghĩ và nêu ví dụ.
Bước 4
GV kết luận như mục Sản phẩm. HS lắng nghe, quan sát và ghi nội dung 

Tài liệu đính kèm:

  • docxtai_lieu_tap_huan_thuc_hien_chuong_trinh_giao_duc_pho_thong.docx