Bài giảng Hóa học Lớp 9 - Chuyên đề: Rèn kĩ năng giải bài tập nhận biết chất - Năm học 2022-2023

Bài giảng Hóa học Lớp 9 - Chuyên đề: Rèn kĩ năng giải bài tập nhận biết chất - Năm học 2022-2023

I. Nguyên tắc và yêu cầu khi giải bài tập nhận biết.

- Muốn nhận biết hay phân biệt các chất ta phải dựa vào phản ứng đặc trưng và có các hiện tượng: Như có chất kết tủa tạo thành sau phản ứng, đổi màu dung dịch, giải phóng chất có mùi hoặc có hiện tượng sủi bọt khí. Hoặc có thể sử dụng một số tính chất vật lí (nếu như bài cho phép) như nung ở nhiệt độ khác nhau, hoà tan các chất vào nước,

 

pptx 9 trang Thái Hoàn 30/06/2023 3331
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Hóa học Lớp 9 - Chuyên đề: Rèn kĩ năng giải bài tập nhận biết chất - Năm học 2022-2023", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chào mừng 
Các đồng chí giáo viên 
Tới dự chuyên đề Hóa 9 
Năm học 2022 - 2023 
CHUYÊN ĐỀ 
RÈN KĨ NĂNG 
GIẢI BÀI TẬP NHẬN BIẾT CHẤT 
HÓA HỌC LỚP 9 
NỘI DUNG 
I. Nguyên tắc và yêu cầu khi giải bài tập nhận biết. 
II. Phương pháp làm bài tập nhận biết. 
III. Các dạng bài tập thường gặp. 
IV. Bài tập vận dụng liên quan 
V. Bài tập vận dụng tự luyện 
I . Nguyên tắc và yêu cầu khi giải bài tập nhận biết. 
- Muốn nhận biết hay phân biệt các chất ta phải dựa vào phản ứng đặc trưng và có các hiện tượng: Như có chất kết tủa tạo thành sau phản ứng, đổi màu dung dịch, giải phóng chất có mùi hoặc có hiện tượng sủi bọt khí. Hoặc có thể sử dụng một số tính chất vật lí (nếu như bài cho phép) như nung ở nhiệt độ khác nhau, hoà tan các chất vào nước, 
- Phản ứng hoá học được chọn để nhận biết là phản ứng đặc trưng đơn giản và có dấu hiệu rõ rệt. 
- Tất cả các chất được lựa chọn dùng để nhận biết các hoá chất theo yêu cầu của đề bài, đều được coi là thuốc thử . 
* Lưu ý : Khái niệm phân biệt bao hàm ý so sánh (ít nhất phải có hai hoá chất trở lên) nhưng mục đích cuối cùng của phân biệt cũng là để nhận biết tên của một số hoá chất nào đó. 
II. Phương pháp làm bài tập nhận biết. 
1 . Chiết (Trích mẫu thử) các chất cần nhận biết vào các ống nghiệm (đánh số) 
2. Chọn thuốc thử thích hợp (tuỳ theo yêu cầu đề bài: thuốc thử tùy chọn, hạn chế hay không dùng thuốc thử nào khác). 
3. Ghi nhận các hiện tượng và rút ra kết luận đã nhận biết, phân biệt được hoá chất nào. 
4. Viết PTHH minh hoạ. 
III. Các dạng bài tập thường gặp. 
1. Nhận biết các chất khí. 
2. Nhận biết dung dịch bazơ (kiềm). 
3. Nhận biết dung dịch axit. 
4. Nhận biết các dung dịch muối. 
5. Nhận biết các oxit của kim loại. 

Tài liệu đính kèm:

  • pptxchuyen_de_ren_ki_nang_giai_bai_tap_nhan_biet_chat_nam_hoc_20.pptx