Bài giảng môn Địa lí Lớp 9 - Bài 5: Thực hành: Phân tích và so sánh tháp dân số năm 1989 và năm 1999

Bài giảng môn Địa lí Lớp 9 - Bài 5: Thực hành: Phân tích và so sánh tháp dân số năm 1989 và năm 1999

Bài tập 2

Nhận xét về sự thay đổi cơ cấu theo độ tuổi sau 10 năm

Sau 10 năm, cơ cấu dân số có chuyển biến tích cực:

- Nhóm tuổi 0-14 giảm mạnh từ 39% xuống 33,5% (giảm 5,5%), nhờ những tiến bộ về y tế, vệ sinh. Đặc biệt, nhận thức về kế hoạch hoá gia đình của người dân được nâng cao.

- Nhóm tuổi 15 - 59 tăng khá nhanh, từ 53,8% lên 58,4% (tăng 4,6%), do hậu quả của thời kì bùng nổ dân số trước đó khiến nhóm tuổi lao động hiện nay tăng cao.

- Nhóm tuổi > 60 tăng chậm từ 7,2% lên 8,1% (tăng 0,9%), nhờ chất lượng cuộc sống được cải thiện.

 

pptx 16 trang Thái Hoàn 28/06/2023 2860
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng môn Địa lí Lớp 9 - Bài 5: Thực hành: Phân tích và so sánh tháp dân số năm 1989 và năm 1999", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 5. Thực hành 
PHÂN TÍCH VÀ SO SÁNH THÁP DÂN SỐ NĂM 1989 VÀ NĂM 1999 
Bài 5. Thực hành 
PHÂN TÍCH VÀ SO SÁNH THÁP DÂN SỐ NĂM 1989 VÀ NĂM 1999 
Bài tập 1 
Quan sát tháp dân số năm 1989 và năm 1999 
Hình dạng của tháp. 
Cơ cấu dân số theo độ tuổi. 
- Tỉ lệ dân số phụ thuộc. 
ĐÁY RỘNG 
ĐÁY HẸP 
Đỉnh nhọn 
Đỉnh bớt nhọn 
 39% 
33,5% 
53,8% 
58,4% 
8,1% 
 7,2% 
 Quan sát H 5.1, nhận xét sự thay đổi cơ cấu dân số theo độ tuổi. 
VD: Tỉ lệ dân số phụ thuộc ở Việt Nam năm 2019 là 45% 
(100 người trong tuổi lao động nuôi 45 người dưới tuổi lao động và ngoài tuổi lao động ) 
Tỉ lệ dân số phụ thuộc = 
DTLĐ + NTLĐ 
TTLĐ 
100 
Phân tích và so sánh hai tháp dân số năm 1989 và năm 1999. 
Năm 1989 
Năm 1999 
Hình dạng của tháp 
Cơ cấu dân số theo độ tuổi 
0 – 14 
15 – 59 
60 trở lên 
Tỉ lệ dân số phụ thuộc 
Năm 
Các yếu tố 
Đỉnh nhọn, đáy rộng 
Đỉnh nhọn, đáy rộng chân hẹp hơn 1989 
39% 
33,5% 
53,8% 
58,4% 
7,2% 
8,1% 
86% 
71% 
Mở rộng : Tháp dân số Việt Nam ( 1989 ) 
Tính cụ thể số người DTLĐ, NTLĐ 
Lập luận : 46.2% --------------- 86 người ( DTLĐ + NTLĐ ) 
( DTLĐ ) 39% -------------- x = 39. 86 = 72.6 người ( DTLĐ ) 
	 46.2 
 NTLĐ : 86 người – 72.6 người = 13.4 người 
Kết luận : Vậy 100 người TTLĐ nuôi 
( 72.6 người DTLĐ và 13.4 người NTLĐ ) 
Tương tự : Tháp dân số Việt Nam ( 1999 ) 
Lập luận : 41.6% ---------------------- 71 người ( DTLĐ + NTLĐ ) 
( DTLĐ ) 33.5% ---------------------- x = 33.5 . 71 = 57.2 người ( DTLĐ ) 
	 41.6 
 NTLĐ : 71 người – 57.2 người = 13.8 người 
Kết luận : Vậy 100 người TTLĐ nuôi 
( 57.2 người DTLĐ và 13.8 người NTLĐ ) 
Bài tập 2 
Từ những phân tích và so sánh trên, nêu nhận xét về sự thay đổi của cơ cấu dân số theo độ tuổi ở nước ta. Giải thích nguyên nhân. 
Bài tập 2 
Nhận xét về sự thay đổi cơ cấu theo độ tuổi sau 10 năm 
Sau 10 năm, cơ cấu dân số có chuyển biến tích cực: 
- Nhóm tuổi 0-14 giảm mạnh từ 39% xuống 33,5% (giảm 5,5%), nhờ những tiến bộ về y tế, vệ sinh. Đặc biệt, nhận thức về kế hoạch hoá gia đình của người dân được nâng cao. 
- Nhóm tuổi 15 - 59 tăng khá nhanh, từ 53,8% lên 58,4% (tăng 4,6%), do hậu quả của thời kì bùng nổ dân số trước đó khiến nhóm tuổi lao động hiện nay tăng cao. 
- Nhóm tuổi > 60 tăng chậm từ 7,2% lên 8,1% (tăng 0,9%), nhờ chất lượng cuộc sống được cải thiện. 
Dù đang trong thời kỳ "cơ cấu dân số vàng" với số người ở độ tuổi lao động chiếm 69,4 %, nhưng Việt Nam cũng đang chứng kiến xu hướng "già hóa dân số" nhanh trong khu vực ASEAN, chỉ sau Singapore và Thái Lan. 
Bài tập 3 
Cơ cấu dân số theo độ tuổi của nước ta có những thuận lợi và khó khăn gì cho phát triển kinh tế - xã hội ? Chúng ta cần có những biện pháp nào để từng bước khắc phục những khó khăn này ? 
a) Thuận lợi: 
Do cơ cấu dân số trẻ nên đất nước có nguồn lao động đựợc bổ sung dồi dào, thị trường tiêu thụ lớn, kích thích nền kinh tế phát triển. 
b) Khó khăn 
- Lớp người phụ thuộc chiếm tỉ lệ còn cao (71,2%), đặt ra nhu cầu lớn về giáo dục đào tạo với lớp trẻ và y tế, dinh dưỡng đối với lớp người cao tuổi tăng. 
- Lớp tuổi lao động ngày càng cao (58,4%), gây áp lực trong vấn đề giải quyết việc làm và nhiều vấn đề xã hội khác. 
c) Biện pháp 
- Giáo dục ý thức về kế hoạch hoá gia đình kết hợp với việc áp dụng các biện pháp y tế để giảm nhanh tỉ lệ sinh. 
- Tập trung đầu tư vào giáo dục — đào tạo đối với lớp trẻ để nâng cao chất lượng nguồn lao động, đáp ứng kịp thời nhu cầu lao động cho quá trình hội nhập và phát triển kinh tế. 
Chọn câu đúng nhất 
Câu 1: Quan sát Hình 5.1, nhóm tuổi ( 0 – 14 tuổi ) của năm 1999 so với năm 1989 thay đổi như thế nào sau đây: 
A. Tỉ lệ nữ tăng, nam giảm.	 
B. Tỉ lệ nữ giảm, nam tăng. 
C. Tỉ lệ nữ, nam đều giảm.	 
D. Tỉ lệ nữ, nam cùng tăng. 
Câu 2: Quan sát Hình 5.1, số người nhóm tuổi lao động ( 15 – 59 tuổi ) của nước ta từ 1989 đến 1999 đã thay đổi theo hướng: 
A. Nam tăng nhiều hơn nữ. 
B. Nữ tăng nhiều hơn nam. 
C. Nam tăng ngang bằng nữ. 
D. Nam và nữ đều giảm. 
Câu 3: Tỉ lệ số người già từ 60 tuổi trở lên thuộc phái nam từ năm 1989 đến 1999 đã thay đổi: 
A. Tăng 0,3%.	 
B. Tăng 0,4 %. 
C. Giảm 0,5%.	 
D. Giảm 0,6%. 
Câu 4: So sánh 2 tháp dân số Hình 5.1 . Hãy cho biết cơ cấu dân số nước ta theo tuổi có sự thay đổi theo hướng: 
A. Tỉ lệ trẻ em tăng lên, tỉ lệ độ tuổi lao động và ngoài lao động giảm xuống. 
B. Tỉ lệ trẻ em và độ tuổi lao động tăng lên, độ tuổi ngoài lao động giảm xuống. 
C. Tỉ lệ độ tuổi cả 3 đối tượng tăng lên. 
D. Tỉ lệ trẻ em giảm, tỉ lệ độ tuổi lao động và ngoài tuổi lao động tăng lên. 
Chuẩn bị nội dung bài 6 
SỰ PHÁT TRIỂN NỀN KINH TẾ VIỆT NAM 
I. Học sinh tự đọc 
II. Nền kinh tế nước ta trong thời kì đổi mới 
 ( Soạn theo thống nhất đầu năm ) 

Tài liệu đính kèm:

  • pptxbai_giang_mon_dia_li_lop_9_bai_5_thuc_hanh_phan_tich_va_so_s.pptx