Bài thuyết trình Lịch sử Lớp 9 - Tiết 27, Bài 35: Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp xâm lược kết thúc (1953-1954) - Đinh Thị Bích Nga
Mục tiêu chính của việc xây dựng các bài giảng điện tử:
- Giúp người học nắm được kiến thức cả về lí thuyết và thực hành. Với những hướng dẫn cụ thể nhưng đề cao tính tự học do đó người học hiểu bài và thực hành được ngay sau các nội dung lí thuyết.
- Đề cao tính tự học của tất cả các đối tượng và bài giảng điện tử E-Learning đáp ứng được các nhu cầu trong quá trình học tập.
- Ưu việt trong thích ứng các hoàn cảnh học tập và tạo ra các điều kiện để người học có thể tự học ở các thời điểm khác nhau, không bị ràng buộc về không gian, thời gian cũng như mọi hoàn cảnh khác nhau.
2.1. Tuân thủ các quy định trong trình bày bài giảng:
a. Ngoài slide giới thiệu và kiểm tra còn tất cả các slide đều đồng nhất để người học tập trung vào nội dung học tập.
b. Màu sắc các slide không lòe loẹt và không rối mắt người học.
c. Chữ trình bày rõ ràng bằng tiếng Việt, sử dụng bảng mã Unicode và tập trung các dạng màu phù hợp thể hiện rõ tiêu đề và nộidung.
d. Hệ thống bài giảng theo các hoạt động và mỗi bài tập đều hướng dẫn cách làm (có video hướng dẫn mẫu qua ví dụ minh hoạ).
e. Mỗi bài tập đều có thống kê kết quả và nút lệnh kiểm tra kết quả để người học đối chiếu để xem mình đã hoàn thành nội dung gì và mình chưa hoàn thành nội dung gì.
2.2. Kĩ năng thiết kế Multimedia
a. Các slide đều có sử dụng Audio để giảng bài và hướng dẫn giúp người học sử dụng đa kênh trong học tập (nghe, xem, thực hành )
b. Có các video ghi hình giáo viên giảng bài, làm mẫu và các nội dung giới thiệu, chuyển mục, củng cố .
c. Có hình ảnh trong các bài tập, các clips minh họa cho các nội dung kiến thức của bài học.
d. Công nghệ: Bài dự thi được đóng gói dưới dạng web, bài giảng được đọc trên các thiết bị di động chuẩn HTML5 của thể lệ quy định. Sản phẩm thân thiện khi sử dụng trong môi trường học tập online hoặc offline rất phù hợp trong tình hình học tập hiện nay của Việt Nam.
BÀI THUYẾT MINH BÀI GIẢNG ĐIỆN TỬ E-LEARNING MÔN: LỊCH SỬ I. THÔNG TIN CÁ NHÂN VÀ SẢN PHẨM DỰ THI: Bài 27 – Tiết 35: CUỘC KHÁNG CHIẾN TOÀN QUỐC CHỐNG THỰC DÂN PHÁP XÂM LƯỢC KẾT THÚC (1953-1954) Môn Lịch sử /Lớp 9. Giáo viên: Đinh Thị Bích Nga Email: dtbngac2pddl@gmail.com Điện thoại di động: 0941382686 Đơn vị: Trường THCS Kim Đồng Xã Đại Đồng/Huyện Đại Lộc/ tỉnh Quảng Nam Giấy phép bài dự thi: CC-BY Đại Lộc, tháng 11/2016 II. PHẦN THUYẾT MINH 1. Lý do chọn phần mềm thiết kế: Để đáp ứng nhu cầu cho việc học tập của các em học sinh trong thời kì công nghệ thông tin và khuyến khích đội ngũ giáo viên ở các cấp học đổi mới hình thức dạy học cho học sinh qua ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy, bằng phần mềm trong việc thiết kế hồ sơ bài giảng điện tử E-Learning. Học trực tuyến đang là một hình thức mới và được nhiều người hưởng ứng và áp dụng bởi tính chủ động về mặt thời gian và phong phú hình thức học tập, học sinh tự học, tự nghiên cứu và nắm được nội kiến thức của bài tốt. Thực tiễn các năm qua, tôi rất thành thạo việc sử dụng các file trình chiếu trên phần mềm Powerpoint để phục vụ công tác giảng dạy. Do đó qua nghiên cứu, thực hành, sử dụng một số phần mềm để làm bài giảng, tôi thấy phần mềm Adobe Presenter có ưu điểm tốt và khai thác được những kiến thức mà bản thân mình có là khả năng kết hợp giữa Powerpoint với phần mềm Adobe Presenter để chuyển tải các bài trình chiếu Powerpoint thông thường sang tương tác tích cực. Adobe presenter giúp chuyển đổi các bài trình chiếu Powerpoint sang dạng tương tác multimedia, có lời thuyết minh, có thể tạo các câu hỏi tương tác và khảo sát, tạo hoạt động điều khiển dẫn dắt chương trình, và tạo mô phỏng một cách chuyên nghiệp. 2. Mục tiêu chính của việc xây dựng các bài giảng điện tử: - Giúp người học nắm được kiến thức cả về lí thuyết và thực hành. Với những hướng dẫn cụ thể nhưng đề cao tính tự học do đó người học hiểu bài và thực hành được ngay sau các nội dung lí thuyết. - Đề cao tính tự học của tất cả các đối tượng và bài giảng điện tử E-Learning đáp ứng được các nhu cầu trong quá trình học tập. - Ưu việt trong thích ứng các hoàn cảnh học tập và tạo ra các điều kiện để người học có thể tự học ở các thời điểm khác nhau, không bị ràng buộc về không gian, thời gian cũng như mọi hoàn cảnh khác nhau. 2.1. Tuân thủ các quy định trong trình bày bài giảng: a. Ngoài slide giới thiệu và kiểm tra còn tất cả các slide đều đồng nhất để người học tập trung vào nội dung học tập. b. Màu sắc các slide không lòe loẹt và không rối mắt người học. c. Chữ trình bày rõ ràng bằng tiếng Việt, sử dụng bảng mã Unicode và tập trung các dạng màu phù hợp thể hiện rõ tiêu đề và nộidung. d. Hệ thống bài giảng theo các hoạt động và mỗi bài tập đều hướng dẫn cách làm (có video hướng dẫn mẫu qua ví dụ minh hoạ). e. Mỗi bài tập đều có thống kê kết quả và nút lệnh kiểm tra kết quả để người học đối chiếu để xem mình đã hoàn thành nội dung gì và mình chưa hoàn thành nội dung gì. 2.2. Kĩ năng thiết kế Multimedia a. Các slide đều có sử dụng Audio để giảng bài và hướng dẫn giúp người học sử dụng đa kênh trong học tập (nghe, xem, thực hành ) b. Có các video ghi hình giáo viên giảng bài, làm mẫu và các nội dung giới thiệu, chuyển mục, củng cố . c. Có hình ảnh trong các bài tập, các clips minh họa cho các nội dung kiến thức của bài học. d. Công nghệ: Bài dự thi được đóng gói dưới dạng web, bài giảng được đọc trên các thiết bị di động chuẩn HTML5 của thể lệ quy định. Sản phẩm thân thiện khi sử dụng trong môi trường học tập online hoặc offline rất phù hợp trong tình hình học tập hiện nay của Việt Nam. 2.3. Nội dung các câu hỏi của giáo viên: Hệ thống các câu hỏi trong bài giảng mang tính gợi mở kích thích người học qua hệ thống tương tác tích cực để khắc sâu và củng cố nội dung bài học. Câu hỏi tập trung kích thích tư duy và động não người học trong việc đưa ra vấn đề và giải quyết vấn đề. Dạy học lấy người học làm trung tâm và vì lợi ích của người học.Sử dụng đa dạng các kiểu tương tác và khai thác triệt để tính ưu việt của phần mềm cũng như các phần mềm hỗ trợ thực hiện các ý đồ thiết kế tăng khả năng tự học của người học. 3.Tóm tắt nội dung các bài giảng (thông qua các slide): Slide Nội dung các slide Mục đích Slide 1 Giới thiệu thông tin cá nhân giáo viên biên soạn Slide 2 GV giới thiệu hoạt động khởi động tìm hiểu thông tin đã biết và chưa biết từ học sinh ( đặt vấn đề) Bài tập khởi động 1 Bài tập khởi động 1, HS sử dụng kiến thức liên môn ( môn Văn) để trả lời câu hỏi Bài tập khởi động 2 Bài tập khởi động 2, HS thể hiện những hiểu biết của mình về bài học qua việc nhận biết những hình ảnh liên quan đến bài. KQ bài tập khởi động Kết quả hoạt động khởi động xác định mức hiểu biết của hs về bài mới tạo tâm lý phấn khởi, kích thích học sinh tự nghiên cứu bài học. Slide 3 GV giới thiệu bài mới: hoàn cảnh của Đông Dương đến năm 1953 ( tình hình của Pháp và ta) Slide 4 GV xác định mục tiêu bài học gồm nội dung kiến thức, tư tưởng, kỹ năng. Slide 5 Xác định kiến thức trọng tâm của bài. Slide 6 I/ Kế hoạch Na-va của Pháp – Mĩ: GV giới thiệu về tướng Na –va. Bài tập mục I: BT1 Bài tập phát hiện kiến thức mới mục I. Bài tập 1 HS tự nghiên cứu thông tin SGK và hiểu biết của mình để trả lời câu hỏi về chủ trương của Pháp khi thực hiện kế hoạch Na va. Bài tập mục I: BT2 Bài tập phát triển kiến thức mới mục I. Bài tập 2 HS tự nghiên cứu thông tin SGK và hiểu biết của mình để trả lời câu hỏi về nội dung kế hoạch Na Va KQ bài tập mục I Kết quả Bài tập tự phát hiện kiến thức mới của học sinh. Slide 7 GV khẳng định lại nội dung Kế hoạch Na va. Slide 8 GV chuyển ý sang Mục II: cuộc tiến công chiến lược Đông Xuân 1953 -1954 và chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ. Slide 9 GV giới thiệu nội dung mục 1.II: Phương châm chiến lược của ta trong Đông xuân 1953-1954. Slide 10 GV dùng hình ảnh để phân tích chủ trương của Bác trong chiến cuộc Đông Xuân 1953-1954: chủ động tấn công để phân tán lực lượng quân địch ra nhiều nơi. Slide 11 Phim chiến cuộc Đông –Xuân 1953-1954 Bài tập mục 1.II: BT1 Học sinh làm bài tập sắp xếp các lựa chọn để củng cố kiến thức mục 1.II: phương châm chiến lược Đông Xuân 1953-1954 Bài tập mục 2.II: BT2 Học sinh làm bài tập nối cặp đôi để củng cố kiến thức mục 1.II: các cuộc tiến công chiến lược Đông Xuân 1953-1954 Kết quả BT 1.II Kết quả Bài tập củng cố mục 1.II đánh giá mức độ nhận thức của học sinh. Slide 12 GV giới thiệu tập đoàn cứ Điện Biên Phủ: ví trí địa lí, xây dựng. Slide 13 Âm mưu của địch taị Điện Biên Phủ: xây dựng Điện Biên Phủ thành một tập đoàn cứ điểm, một pháo đài bất khả xâm phạm. Slide 14 GV giới thiệu chủ trương của ta trong chiến dịch ĐBP Slide 15 GV trình bày quá trình chuẩn bị của ta cho chiến dịch Điện Biên Phủ. Slide 16 GV cho học nghe bài hát Hò kéo pháo-Hoàng Vân (mp3) để cảm nhận sự hy sinh và tinh thần quyết chiến quyết thắng của quân ta. Slide 17 GV giới thiệu thời gian diễn biến chiến dịch Điện Biên Phủ. Slide 18 Phim diễn biến đợt 1. Slide 19 GV giáo dục tư tưởng cho HS qua 2 cái chết của nhân vật lịch sử ở hai bên chiến tuyến trong cùng một trận đánh, qua đó hs cảm nhận được tinh thần chiến đấu của bộ đội ta. Slide 20 Phim diễn biến chiến dịch ĐBP đợt II Slide 21 GV giới thiệu cho HS tình hình chiến trường sau đợt 2 Slide 22 Phim diễn biến chiến dịch ĐBP đợt 3. Slide 23 GV cho học sinh nghe bài hát chiến thắng Điện Biên Phủ. Slide 24 GV giáo dục đạo đức cho học sinh qua 2 nhân vật lịch sử: hai vị tướng của hai bên chiến tuyến trong cùng một trận đánh. Slide 25 GV vận dụng kiến thức liên môn Văn qua bài thơ Hoan hô chiến sĩ Điện Biên của Tố Hữu. Bài tập mục 2.II: Bài tập vận dụng kiến thức liên môn vào bài học để tìm hiểu về các anh hùng Điện Biên, giáo dục tư tưởng tình cảm cho HS. Kết quả BT KT Liên môn Kết quả bài kiểm tra kiến thức liên môn của học sinh. Slide 26 GV nêu yêu cầu rèn luyện kỹ năng thực hành bộ môn trong việc sử dụng lược đồ. Slide 27 GV hướng dẫn hs thực hành: HS sẽ tự mình trình bày diễn biến chiến dịch Điện Biên Phủ và kiểm chứng nội dung trình bày của mình qua các thông tin xuất hiện liền sau. Slide 28 GV cho học sinh làm bài tập củng cố qua trò chơi: kích chọn các vị trí tập trung quân của Pháp trên lược đồ chiến cuộc ĐX 1953-1954 Slide 29 GV cho HS chọn ý đúng để củng cố kiến thức toàn bài. Slide 30 Kết quả bài tập củng cố phản ảnh mức độ nhận thức bài của HS Slide 31 Sơ đồ tư duy củng cố kiến thức trọng tâm của bài học lide 32 GV hướng dẫn nội dung tự học cho học sinh Slide 33 Chào hs cuối bài Slide 34 Nguồn gốc tư liệu tham khảo III. KẾT LUẬN. Trên đây là toàn bộ bản thuyết minh cho bài giảng E- Learning của tôi. Trong bài giảng tôi đã khai thác các nội dung, phương pháp dạy học như: giảng giải, trực quan, phân tích, thực hành, thảo luận..v..v Qua cách học này đã tạo cho các em hứng thú học tập.Các em nắm bắt được bài học một cách dễ dàng, các em có thể học bất cứ lúc nào. Hình thức học này mang tính chất mở, thoải mái thông qua bài hát, đoạn phim ngắn cũng như các câu hỏi trắc nghiệm được đánh giá bằng điểm số giúp học sinh tư duy và ghi nhớ bài tốt hơn. Qua sự hướng dẫn của giáo viên các em có thể tự tìm tòi và khai thác kiến thức. Để bài giảng của mình được tốt hơn nữa rất mong được sự góp ý, đánh giá về chuyên môn và kỹ năng soạn thảo bài giảng để tôi có thể xây dựng một bài giảng điện tử hay hơn, hiệu quả hơn nữa. Xin chân thành cảm ơn! Đại Đồng, tháng 11 năm 2016 Giáo viên thực hiện Đinh Thị Bích Nga
Tài liệu đính kèm:
- bai_thuyet_trinh_lich_su_lop_9_tiet_27_bai_35_cuoc_khang_chi.docx