Bài thuyết trình Vật lí Lớp 9 - Tiết 12, Bài 12: Công suất điện - Phùng Thị Ngà

Bài thuyết trình Vật lí Lớp 9 - Tiết 12, Bài 12: Công suất điện - Phùng Thị Ngà

Hệ thống các câu hỏi trong bài giảng mang tính gợi mở kích thích người học qua hệ thống tương tác tích cực để khắc sâu và củng cố nội dung bài học.

Câu hỏi tập trung kích thích tư duy và động não người học trong việc đưa ra vấn đề và giải quyết vấn đề. Dạy học lấy người học làm trung tâm và vì lợi ích của người học.

Sử dụng đa dạng các kiểu tương tác và khai thác triệt để tính ưu việt của phần mềm cũng như các phần mềm hỗ trợ thực hiện các ý đồ thiết kế tăng khả năng tự học của người học.

 

docx 19 trang Mai Thanh 1 23/10/2024 410
Bạn đang xem tài liệu "Bài thuyết trình Vật lí Lớp 9 - Tiết 12, Bài 12: Công suất điện - Phùng Thị Ngà", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO QUỸ LAWRENCE S.TING
Cuộc thi quốc gia Thiết kế bài giảng E-leaning lần thứ 4
BÀI THUYẾT MINH 
BÀI GIẢNG E- LEANING 
MÔN :VẬT LÍ 9 
Tiết 12- Bài 12: CÔNG SUẤT ĐIỆN 
Giáo viên thực hiện: Phùng Thị Ngà 
 Email: thungaphungnt@gmail.com
 Điện thoại : 01254507398
 Trường THCS Nguyễn Trãi – Hà Đông 
 Địa chỉ: Số 2- Nguyễn Thị Minh Khai –
 phường Nguyễn Trãi- Quận Hà Đông– 
 Thành phố Hà Nội 
Hà Đông , tháng 10/ 2016
BẢN THUYẾT MINH BÀI GIẢNG ĐIỆN TỬ E-LEARNING
Môn Vật lí 9
I/ THÔNG TIN CÁ NHÂN
Giáo viên: Phùng Thị Ngà 
Sinh ngày : 19-10-1982.
Năm vào ngành:2005 
Đơn vị: Trường THCS Nguyễn Trãi – Hà Đông- Hà Nội 
Tên bài giảng: Tiết 12- Bài 12 :Công suất điện ( Vật lí 9)
II. PHẦN THUYẾT TRÌNH
1. Chọn phần mềm thiết kế
Để đáp ứng nhu cầu cho việc học tập của các em học sinh trong thời kì công nghệ thông tin và khuyến khích đội ngũ giáo viên ở các cấp học đổi mới hình thức dạy học cho học sinh qua ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy bằng phần mềm trong việc thiết kế hồ sơ bài giảng điện tử e-Learning.
Thực tiễn các năm qua nhóm chúng tôi rất thành thạo việc sử dụng các file trình chiếu trên Powerpoint để phục vụ công tác và giảng dạy. Do đó qua nghiên cứu, thực hành, sử dụng một số phần mềm để làm bài giảng nhóm chúng tôi thấy phần mềm Adobe Presenter có ưu điểm tốt và khai thác được những kiến thức mà bản thân tôi đã có là khả năng kết hợp giữa Powerpoint với phần mềm Adobe Presenter để chuyển tải các bài trình chiếu Powerpoint thông thường sang tương tác tích cực.
2. Mục tiêu chính của việc xây dựng các bài giảng điện tử:
- Giúp người học nắm được kiến thức cả về lí thuyết và thực hành. Với những hướng dẫn cụ thể nhưng đề cao tính tự học do đó người học hiểu bài và thực hành được ngay sau các nội dung lí thuyết.
- Đề cao tính tự học của tất cả các đối tượng và bài giảng điện tử e-Learning đáp ứng được các nhu cầu trong quá trình học tập.
- Ưu việt trong thích ứng các hoàn cảnh học tập và tạo ra các điều kiện để người học có thể tự học ở các thời điểm khác nhau, không bị ràng buộc về không gian, thời gian cũng như mọi hoàn cảnh khác nhau.
2.1. Tuân thủ các quy định trong trình bày bài giảng 
a) Ngoài 2 slide giới thiệu và kiểm tra còn tất cả các slide đều đồng nhất để người học tập trung vào nội dung học tập. 
b. Màu sắc các slide không lòe loẹt và không rối mắt người học. 
c. Chữ trình bày rõ ràng theo font Times New Roman và tập trung 2 màu trắng và vàng.
d. Hệ thống bài giảng theo các hoạt động và mỗi bài tập đều hướng dẫn cách làm (có video hướng dẫn mẫu qua ví dụ minh hoạ).
e. Mỗi bài tập đều có thống kê kết quả và nút lệnh kiểm tra kết quả để người học đối chiếu để xem mình đã hoàn thành nội dung gì và mình chưa hoàn thành nội dung gì.
2.2. Kĩ năng thiết kế Multimedia
a. Các slide đều có sử dụng Audio để giảng bài và hướng dẫn giúp người học sử dụng đa kênh trong học tập (nghe, xem, thực hành )
b. Có các video ghi hình giáo viên giảng bài và các nội dung giới thiệu, chuyển tiết, củng cố .
c. Có hình ảnh trong các bài tập, các clips minh họa cho các nội dung kiến thức của bài học.
d. Công nghệ: Đóng gói theo chuẩn SCORM, AICC của thể lệ quy định. Sản phẩm thân thiện khi sử dụng trong môi trường học tập online hoặc offline rất phù hợp trong tình hình học tập hiện nay của Việt Nam.
2.3. Nội dung các câu hỏi của GV
Hệ thống các câu hỏi trong bài giảng mang tính gợi mở kích thích người học qua hệ thống tương tác tích cực để khắc sâu và củng cố nội dung bài học.
Câu hỏi tập trung kích thích tư duy và động não người học trong việc đưa ra vấn đề và giải quyết vấn đề. Dạy học lấy người học làm trung tâm và vì lợi ích của người học.
Sử dụng đa dạng các kiểu tương tác và khai thác triệt để tính ưu việt của phần mềm cũng như các phần mềm hỗ trợ thực hiện các ý đồ thiết kế tăng khả năng tự học của người học.
III. Tóm tắt bài giảng (thông qua các slide)
STT slide
Slide ( trang)
Nội dung
1

Trang mở đầu 
2

VIDEO

Vi deo Giáo viên giới thiệu bản thân.
3

 MỤC TIÊU BÀI HỌC
Có 4 mục tiêu lớn.
Hiểu được thế nào là công suất điện.
Biết được ý nghĩa số vôn và số oát ghi trên mỗi dụng cụ điện.
Biết được công thức tính công suất điện.
Áp dụng công thức tính công suất điện để giải bài tập về công suất điện.

4

Các hoạt động học
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ.
Hoạt động 2: Tìm hiểu về công suất của các dụng cụ điện.
Hoạt động 3: Tìm hiểu về công thức tính công suất điện.
Hoạt động 4: Vận dụng kiến thức để giải các bài tập cơ bản về công suất điện.

5

Câu hỏi kiểm tra bài cũ:
Câu 1: Chọn phương án mà em cho là đúng 
Biến trở là điện trở có thể :
A.thay đổi được trị số.
B.thay đổi được mức độ.
C. Thay đổi được cường độ 
( Đáp án A)
6

Câu hỏi kiểm tra bài cũ:
Chọn phương án mà em cho là đúng.
Câu 2:Điền từ thích hợp vào chỗ trống để được câu đúng về mặt vật lí.
 Biến trở là điện trở có thể thay đổi được trị số và có tác dụng biến đổi ..(.1)....... 
Đáp án: (1) cường độ dòng điện.
7

Câu hỏi kiểm tra bài cũ:
Chọn phương án mà em cho là đúng
Câu 3: Các laoij biến trở đã được giới thiệu trong SGK vật lí 9 là: 
A.. Biến trở con chạy, biến trở than, biến trở tay quay, biến trở vòng màu, biến trở ghi số.
B.Biến trở con chạy, biến trở than, biến trở tay quay
 C. Biến trở con chạy, biến trở than, biến trở tay quay, biến trở ghi số.
 ( Đáp án: A) 

8

Câu 4: Sơ đồ mạch điện như hình vẽ :
A
N
+
-
K
 A B

9
 
Trang thống kê điểm số của gói câu hỏi “ Kiểm tra bài cũ”
10
 
Thí nghiệm :
Mắc lần lượt hai đèn có ghi 220V – 60W , 220V- 25W vào hiệu điện thế 220V, đóng khóa K và quan sát độ sáng của hai đèn.

11

GÓI CÂU HỎI BÀI MỚI
Câu 1: Sau khi quan sát thí nghiệm, em thấy đèn sáng hơn là :
Đèn 220V- 60W 
Đèn 220V- 25W 
( Đáp án: A)
12

Đặt vấn đề: 
Khi sử dụng đèn điện, có đèn sáng mạnh đèn sáng yếu, ngay cả khi các đèn này được dùng với cùng một hiệu điện thế. Tương tự như vậy, các dụng cụ điện như quạt điện, nồi cơm điện bếp điện cũng có thể hoạt động mạnh yếu khác nhau. Căn cứ vào đâu để xác định mức độ hoạt động mạnh, yếu khác nhau này?

13
 

Bắt đầu hoạt động 2: Tìm hiểu về công suất định mức của các dụng cụ điện.
14
 
Giới thiệu một số hình ảnh về dụng cụ điện được dùng trong gia đình và số liệu kĩ thuật ghi trên mỗi dụng cụ đó.
15

Chọn phương án trả lời đúng.
Câu 2: Trên mỗi dụng cụ điện vừa quan sát có ghi:
Số vôn và số oat.
Cường độ dòng điện.
Hiệu điện thế.
( Đáp án: A)
16
 
Chốt kiến thức mục 1a.
Trên các dụng cụ điện thường ghi số vôn và số oat.

17

Thí nghiệm:
Mắc lần lượt hai đèn có ghi 220V- 100W và 220 V- 25W, đóng khóa k, quan sát độ sáng của hai đèn.

18

Câu 3: Sau khi quan sát, em thấy đèn sáng hơn là:
Đừn 220V- 100W
Đèn 220 V- 25 W.
( Đáp án: A)
19

Chốt nội dung kiến thức:
 “ Bóng đèn ghi số oat lớn, sáng mạnh hơn.
 Bóng đèn số oat nhỏ, sáng yếu hơn”.
20

Tìm từ thích hợp trong ô trống để điền vào chỗ chấm cho đúng ý nghĩa vật lí.
Câu 4: Oát là đơn vị của đại lượng .
( Đáp số: Công suất)
21

Chốt kiến thức: C2: Oát là đơn vị của công suất.
22

Ý nghĩa số vôn, số oat ghi trên mỗi dụng cụ điện.
Mỗi dụng cụ điện khi được sử dụng với hiệu điện thế đúng bằng hiệu điện thế định mức, thì tiêu thụ công suất điện(gọi tắt là công suất) bằng số oát ghi trên dụng cụ đó và được gọi là công suất định mức. 
Công suất định mức của mỗi dụng cụ điện cho biết công suất mà dụng cụ đó tiêu thụ khi hoạt động bình thường.

23
 
Giới thiệu bảng 1: Công suất của một số dụng cụ điện thường dùng:
Dụng cụ điện
Công suất (W)
Bóng đèn pin
1
Bóng đèn thắp sáng ở gia đình
15 - 200
Quạt điện
25 - 100
Tivi
60 - 160
Bàn là
250 - 1000


24
 
Câu 5: Nối các ý tương ứng ở cột 1 với cột 2 để cjgias trị công suất ứng với các dụng cụ điện đã nêu ở bảng 1.
25

Thông báo thông tin: “Một dụng cụ điện hoạt động càng mạnh thì công suất của nó càng lớn.
26
26

Câu C3a: Một bóng đèn có lúc sáng mạnh, lúc sáng yếu thì trường hợp đèn có công suất lớn hơn là: 
Khi đèn sáng mạnh.
 B: Khi đèn sáng yếu.
( Đáp án: B)

27


Câu C3b: Một bếp điện có thể điều chỉnh để lúc nóng nhiều hơn, lúc nóng ít hơn thì bếp có công suất nhỏ hơn khi:
Nóng nhiều hơn.
Nóng ít hơn.
( Đáp án: B)

28

Chốt lại thông tin ( để học sinh ghi vở):Một dụng cụ điện hoạt động càng mạnh thì công suất của nó càng lớn.
29

Chuyển ý sang hoạt động 3: 
Các bóng đèn khác nhau hoạt động với cùng một hiệu điện thế có thế có công suất khác nhau. Nhưng cùng một bóng đèn hoạt động với các hiệu điện thế khác nhau( nhỏ hơn hoặc bằng hiệu điện thế định mức) thì công suất điện sẽ khác nhau. Vậy mối liên hệ giữa công suất tiêu thụ điện với hiệu điện thế đặt vào dụng cụ đó và cường độ dòng điện qua nó như thế nào?
Để trả lời câu hỏi đó mời các em chuyển sang hoạt động 3: Tìm hiểu về công thức tính công suất điện

30

Giới thiệu hoạt động 3
31

Trình chiếu thí nghiệm . Học sinh quan sát và ghi lại số liệu.
32

Học sinh quan sát thí nghiệm.Ghi số liệu thu được.
33

Kết quả thí nghiệm thu được.
Yêu cầu HS tính tích UI, so sánh với công suất định mức của 
mỗi đèn.
34

Nối kết quả tích UI tương ứng với mỗi đèn.

35

Chốt kết quả so sánh.
36
P = 

Chốt kiến thức: Tích U.I của mỗi đèn đúng bằng công suất định mức ghi trên mỗi đèn nếu bỏ qua sai số.
Từ đó đưa ra công thức tính công suất điện:
P = UI . Trong đó: U là hiệu điện thế( V)
 I là cường độ dòng điện ( A)
 P là công suất tiêu thụ điện ( W)
Đơn vị của công suất là : 1W= 1V.A
 1kW = 1000 W
 1MW = 1000 kW = 1000.000 W

37

Thông tin về C5.

38

 Thông tin về lời giải C5.

39

Nhận xét của học sinh về lời giải thông qua câu hỏi Đúng/sai 
40

Chốt lại kiến thức của mục II.

41

. Video học sinh trả lời câu hỏi: Qua bài học này em nắm được những kiến thức gì về công suất điện?
42

Video Giáo viên chốt lại kiến thức cơ bản của bài
43

Thống kê số điểm của gói câu hỏi bài mới.
44

Giới thiệu chuyển sang hoạt động 4 : III. vận dụng và nội dung câu hỏi C6 ( SGK)

45

Học sinh làm bài tập câu C6 theo dạng : Câu hỏi nhiều lựa chọn và câu hỏi đúng/ sai

46

Học sinh làm bài tập câu C6 theo dạng : Câu hỏi nhiều lựa chọn và câu hỏi đúng/ sai

47

Nội dung câu hỏi C7:: Khi mắc bóng đèn vào hiệu điện thế 12V thì dòng điện chạy qua nó có cường độ 0,4A. Tính công suất điện của bóng đèn này và điện trở của bóng đèn khi đó.

48

Đáp án câu C7: 
C7: Tóm tắt: Giải
U = 12V Công suất điện của bóng đèn này là:
I = 0,4A P = U.I = 12.0,4= 4,8( W) 
_________ Điện trở của bóng đèn là: 
 P ? R? R = U/I = 12/0,4 = 30 ( Ω)
 Đáp số: P = 4,8 W và R = 30 Ω 
49

Giáo viên yêu cầu học sinh làm trong 5 phút.
Nội dung câu hỏi C8- SGK 

50

Video HS trả lời câu C8
51

Đáp án C8 của giáo viên:
Tóm tắt: Giải 
U = 220V Công suất điện của bếp điện này là:
R = 48,4 Ω P = U2R = 220248,4 = 1000 (W) W)
________ Đáp số: P = 1000 W
P =?

52

Nhận xét của học sinh về lời giải của bạn HS trong video vừa xem ( thông qua dạng bài tập Đúng / sai)
(Đáp án: Học sinh trong video trả lời đúng.)
53

Thống kê điểm số gói câu hỏi vận dụng
54

Bài tập củng cố.
Câu 1. Trên một bóng đèn có ghi 220V-100W. Ý nghĩa của các con sô này là:
A.Hiệu điện thế định mức và công suất điện định mức của đèn.
B.Cường độ dòng điện định mức và công suất định mức.
C.Công suất định mức và hiệu điện thế định mức.
D. Hiệu điện thế định mức và cường độ dòng điện định mức.
( Đáp án : A)
55

Bài tập củng cố.
Câu 2: Trên một nồi cơm điện có ghi 220V-440W. Khi sử dụng nồi cơm điện này với hiệu điện thế là 220V thì cường độ dòng điện qua điện trở của nồi là:
A.I = 2A
B. I = 0,2 A
( Đáp số A)
56

Bài tập củng cố.
Câu 3: Cùng một lúc sử dụng một đèn điện và một quạt điện vào hiệu điện thế U = 220V thì cường độ dòng điện qua đèn, quạt lần lượt là 0,341a và 0,2A. Công suất tiêu thụ trên đèn và quạt lần lượt là:
A.75W và 44 W
B.7,5W và 4,4W
C.750W và 44W
D. 75W và 440W
( Đáp án : A)
57

Bài tập củng cố
Câu 4: Một đèn điện hoạt động bình thường khi được mắc với hiệu điện thế 220 V và khi đó đèn có công suất 100W. Lúc này cường độ dòng điện qua đèn là :
0,454 A C. 14,5A
4,45 A D. 15 A
( Đáp án : A)
58


Thống kê số điểm gói bài tập củng cố.
59

 Trò chơi “ Tìm hình đoán ý”
Thể lệ : 
1.Em hãy hoàn thành trò chơi ghép hình trong 4 trang tiếp theo sau đây, để mở ra các bức ảnh nhé! 
2.Hãy suy nghĩ xem ý em định “đoán” là gì nhé !

60

Ghép hình 
61

Ghép hình
62

Ghép hình
63

Ghép hình
64

Hướng dẫn tiết kiệm điện.
Giáo viên kết nối với việc “ đoán ý” trong trò chơi để đưa ra việc cần thiết phải tiết kiệm điện và hướng dẫn tiết kiệm điện cho người học.
1.. Lựa chọn các dụng cụ điện có công suất định mức phù hợp với nhu cầu của gia đình.
2. Sử dụng các dụng cụ điện hợp lí
Qua đó nhấn mạnh thông điệp” Tiết kiệm điện mọi lúc, mọi nơi góp phần tiết kiệm kinh tế cho gia đình, xã hội và bảo vệ nguồi tài nguyên thiên nhiên của đất nước, bảo vệ môi trường”
65

Slide tích hợp định hướng nghề nghiệp
66

Slide tích hợp địa lý, GDCD và định hướng nghề nghiệp
67

Video kết thúc bài học
68

Danh ngôn: “ Học , học nữa, học mãi” 
 ( V.I.Lê Nin)
Và lời chúc : “ Chúc các em chăm ngoan, học giỏi”
69

Tài liệu tham khảo:
1. Sách giáo khoa vật lí 9.
2. Sách bài tập vật lí 9.
3. Sách giáo viên vật lí 9.
4. Chuẩn kiến thức kĩ năng vật lí 9.
5. Hướng dẫn soạn thảo bài giảng E- Leaning trên phần mềm Adobe Presenter 11.
6. Phần mềm Adobe Presenter và phần mềm ghi đĩa CD 
7.Phần mềm định dạng video, âm thanh: Total Converter.
8. Thư viện bài giảng Violet. 

70

Lời cảm ơn.

 Hà Đông,ngày 13 tháng 10 năm 2016
 Giáo viên thực hiện
 Phùng Thị Ngà

Tài liệu đính kèm:

  • docxbai_thuyet_trinh_vat_li_lop_9_tiet_12_bai_12_cong_suat_dien.docx