Bộ đề thi học sinh giỏi môn Lịch sử Lớp 12

Bộ đề thi học sinh giỏi môn Lịch sử Lớp 12

 Câu 1 ( 7,5 điểm )

 Từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến nay, chính sách đối ngoại của Pháp và Nhật Bản có gì giống nhau và khác nhau ?

 Câu 2 ( 5 điểm )

 Trình bày nhận xét của em về quan hệ giữa Trung Quốc với Liên Xô và Cộng hoà liên bang Nga từ năm 1950 đến nay.

 

doc 37 trang Hoàng Giang 02/06/2022 3830
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bộ đề thi học sinh giỏi môn Lịch sử Lớp 12", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ NỘI 
KỲ THI CHỌN ĐỘI TUYỂN HỌC SINH GIỎI LỚP 12
 Môn thi: Lịch sử
 Thời gian làm bài: 180 phút.
 Câu 1 (5 điểm)
 Trình bày tóm tắt tiểu sử Phan Bội Châu. Chủ trương cứu nước của Phan Bội Châu và của Phan Châu Trinh có gì giống và khác nhau ?
Câu 2 (5 điểm)
Hãy chứng tỏ rằng Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời đã chấm dứt thời kì khủng hoảng về vai trò lãnh đạo trong phong trào cách mạng Việt Nam.
Câu 3 (8 điểm)
Bằng những dẫn chứng lịch sử cụ thể, em hãy chứng minh rằng từ năm 1947 đến năm 1991 là thời kì căng thẳng trong quan hệ quốc tế giữa phe đế quốc chủ nghĩa với phe xã hội chủ nghĩa. Hãy nêu các xu thế phát triển của thế giới sau khi “chiến tranh lạnh” chấm dứt. 
Trong quá trình hội nhập với thế giới hiện nay, nước ta đang đứng trước những thời cơ và thách thức nào ?
Câu 4 (2 điểm)
Giải thích hai khái niệm sau và cho ví dụ :
Chiến lược
Sách lược
KỲ THI CHỌN ĐỘI TUYỂN HỌC SINH GIỎI LỚP 12 NĂM HỌC 2007 - 2008
 HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN LỊCH SỬ
 Câu 1 ( 5 điểm)
Tóm tắt tiểu sử Phan Bội Châu.
Sinh năm 1867, tên cũ là Phan Văn San, hiệu là Sào Nam. Gia đình nhà nho nghèo ở Nam Đàn. 0,25đ
16 tuổi đỗ đầu xứ; 17 tuổi viết hịch Bình Tây thu Bắc; 33 tuổi đỗ đầu kì thi Hương ở Nghệ An. 0,25đ
1904-1908: Lập hội Duy tân, sang Nhật cầu viện, tổ chức phong trào Đông Du. 0,25đ
1912-1918: Thành lập và lãnh đạo Việt Nam Quang phục hội. 0,25đ
1920-1925: Đến với Cách mạng tháng Mười Nga. Bị bắt ở Thượng Hải. 0,25đ
1925-1940: Ông già bến Ngự, bị giam lỏng ở Huế. 0,25đ
Giống nhau về mục đích cách mạng: Kết hợp cứu nước với duy tân, giành độc lập đồng thời giành quyền tự do dân chủ cho nhân dân và phát triển đất nước theo con đường tư bản chủ nghĩa. 1đ
Khác nhau về việc xác định mục tiêu trước mắt và biện pháp thực hiện. 0,25đ
 - Phan Bội Châu chủ trương bạo động: Trước hết phải đánh Pháp để giành độc lập cho dân tộc. Đó là điều kiện tiên quyết để duy tân, phát triển đất nước. 1đ
 - Phan Châu Trinh chủ trương cải cách: Trước hết phải duy tân đất nước, cải cách dân chủ. Đây là điều kiện tiên quyết để giải phóng dân tộc. 1đ
 * Có ý sáng tạo, diễn đạt tốt: 0,25đ
Câu 2 ( 5 điểm)
Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời đã chấm dứt thời kì khủng hoảng về vai trò lãnh đạo trong phong trào cách mạng Việt Nam:
 - Sau cách mạng tháng Mười Nga, đảng cộng sản được thành lập ở nhiều nước. Quốc tế Cộng sản , phong trào cách mạng châu Á 0,5đ
 - Từ cuối thế kỉ XIX đến trước 1930, phong trào giải phóng dân tộc “dường như trong đêm tối không có đường ra”, khủng hoảng về đường lối và giai cấp lãnh đạo. 0,75đ
- Đảng Cộng sản VN ra đời đã khẳng định ưu thế lãnh đạo của mình trong tương quan lực lượng giữa các giai cấp trong xã hội Việt Nam 0,5đ
+ Giai cấp phong kiến lỗi thời, sự thất bại của phong trào Cần Vương đã đánh dấu sự thất bại của ngọn cờ cứu nước phong kiến. 0,5đ
+ Giai cấp tư sản nhỏ yếu, bạc nhược Cuộc khởi nghĩa Yên Bái thất bại đã chứng tỏ sự phá sản của đuờng lối cứu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản. 0,5đ
+ Giai cấp công nhân Việt Nam ra đời trước giai cấp tư sản và là giai cấp tiên tiến. Phong trào công nhân có bước phát triển mạnh mẽ. 0,5đ
Sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam là kết quả của cuộc đấu tranh dân tộc và cuộc đấu tranh giai cấp, là sản phẩm của sự kết hợp giữa chủ nghĩa Mác Lênin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước trong những năm 20 của thế kỉ XX. Như vậy, Đảng ta ra đời từ sự chuẩn bị chu đáo về chính trị, tư tưởng và tổ chức.1đ
Ngay sau khi ra đời, Đảng ta đã tổ chức và lãnh đạo phong trào cách mạng 1930 -1931, trở thành giai cấp nắm quyền lãnh đạo cách mạng Việt Nam. 0,5đ
Có ý sáng tạo, diễn đạt tốt: 0,25đ
Câu 3 (8 điểm)
 a. Quan hệ quốc tế từ năm 1947 đến năm 1991 là thời kì căng thẳng giữa hai phe.
Ba sự kiện khởi đầu: 3 ý x 0,25đ = 0,75đ
+ Học thuyết Tru-man
+ Kế hoạch Mac-san
+ Thành lập NATO
Liên Xô và các nước Đông Âu: 2 ý x 0,25đ = 0,5đ
+ Hội đồng tương trợ kinh tế
+ Thành lập khối Vác-sa-va
Chạy đua vũ trang: 0,5đ
Chiến tranh cục bộ: 4 ý x 0,5đ = 2đ
+ Khoảng 100 cuộc chiến tranh cục bộ ở hầu hết các khu vực trên thế giới..
+ Triều Tiên 
+ Đông Dương 
+ Trung Đông 
- Cuộc khủng hoảng Ca-ri-bê 0,5đ
 b. Các xu thế phát triển của thế giới: 4 ý x 0,25đ = 1đ
Chiến lược phát triển lấy kinh tế làm trọng điểm. 
Đối thoại, thỏa hiệp, tránh xung đột. 
Nội chiến xung đột, li khai, khủng bố, mâu thuẫn sắc tộc, tôn giáo 
Xu thế toàn cầu hóa 
Liên hệ
- Thời cơ: Vốn, thị trường, phân công lao động quốc tế, khoa học công nghệ, kinh nghiệm quản lí 1đ
 - Thách thức: Sức cạnh tranh yếu, chất lượng nguồn nhân lực chưa cao, luật pháp chưa hoàn thiện. Nguy cơ tụt hậu, ô nhiễm môi trường, tai nạn giao thông, bênh tật, tệ nạn xã hội. Nguy cơ “diễn biến hoà bình”, đánh mất bản sắc dân tộc 1,5đ 
 * Có ý sáng tạo, diễn đạt tốt: 0,25đ
Câu 4 (2ý x 1đ =2 điểm)
Chiến lược
Đường lối chung chỉ đạo việc đấu tranh lâu dài để đạt mục tiêu cơ bản của cách mạng (Từ điển thuật ngữ lịch sử)
Chiến lược cách mạng: Phương châm và kế hoạch có tích chất toàn cục, xác định mục tiêu chủ yếu và sự sắp xếp lực lượng trong suốt cả một thời kì của cuộc đấu tranh xã hội - chính trị. (SGK9)
Ví dụ: Chiến lược của cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở Việt Nam 
Sách lược
Những hình thức tổ chức và đấu tranh để giành thắng lợi trong một cuộc vận động chính trị. (SGK9)
Sách lược cách mạng: Đường lối tổ chức, biện pháp, hình thức và khẩu hiệu đấu tranh vận động cách mạng trong một thời gian ngắn để thực hiện chiến lược cách mạng. Sách lược quân sự: Bộ phận quan trọng của chiến lược quân sự: Cách đánh, kế hoạch chuẩn bị tác chiến (Từ điển thuật ngữ lịch sử)
Ví dụ: Sách lược mềm dẻo của Đảng ta năm đầu tiên sau Cách mạng tháng Tám.
KỲ THI CHỌN ĐỘI TUYỂN HỌC SINH GIỎI LỚP 12 NĂM HỌC 2007 - 2008
 HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN LỊCH SỬ
 Câu 1 ( 5 điểm)
Tóm tắt tiểu sử Phan Bội Châu.
Sinh năm 1867, Phan Văn San, Sào Nam. Gia đình nhà nho nghèo ở Nam Đàn. 0,25đ
16 tuổi đỗ đầu xứ; 17 tuổi viết Hịch Bình Tây thu Bắc; 33 tuổi đỗ đầu kì thi hương ở Nghệ An. 0,25đ
1904-1908: Lập hội Duy tân, sang Nhật cầu viện, tổ chức phong trào Đông Du. 0,25đ
1912-1918: Thành lập và lãnh đạo Việt Nam Quang phục hội. 0,25đ
1920-1925: Đến với Cách mạng tháng Mười Nga. Bị bắt ở Thượng Hải. 0,25đ
1925-1940: Ông già bến Ngự, bị giam lỏng ở Huế. 0,25đ
Giống nhau về mục đích cách mạng: Kết hợp cứu nước với duy tân, giành độc lập đồng thời giành quyền tự do dân chủ cho nhân dân và phát triển đất nước theo con đường tư bản chủ nghĩa. 1đ
Khác nhau về việc xác định mục tiêu trước mắt và biện pháp thực hiện. 0,5đ
 - Phan Bội Châu chủ trương bạo động: Trước hết phải đánh Pháp để giành độc lập cho dân tộc. Đó là điều kiện tiên quyết để duy tân, phát triển đất nước. 1đ
 - Phan Châu Trinh chủ trương cải cách: Trước hết phải duy tân đất nước, cải cách dân chủ. Đây là điều kiện tiên quyết để giải phóng dân tộc. 1đ
Câu 2 ( 4 điểm)
Vì sao vừa ra đời, Đảng ta đã giành được độc quyền lãnh đạo cách mạng Việt Nam ?
 a. Vì tương quan lực lượng giữa các giai cấp trong xã hội Việt Nam thời kì đó, do hoàn cảnh khách quan và điều kiện chủ quan quy định. 1đ
Phân tích
 - Khách quan:
+ Quốc tế: Cách mạng tháng Mười Nga, Quốc tế 3, phong trào cách mạng châu Á 0,5đ
 + Trong nước: Phong trào giải phóng dân tộc “dường như trong đêm tối không có đường ra” ; giai cấp phong kiến lỗi thời ; giai cấp tư sản nhỏ yếu, bạc nhược ; khởi nghĩa Yên Bái thất bại 1đ
- Chủ quan:
+ Giai cấp công nhân ra đời trước giai cấp tư sản, giai cấp tiên tiến 0,5đ
+ Sự ra đời của Đảng được chuẩn bị chu đáo về tư tưởng, chính trị và tổ chức (1920-1930). 0,5đ
+ Vừa ra đời, Đảng bắt tay ngay vào lãnh đạo phong trào công nông 1930-1931: Đã có sự thống nhất về tư tưởng, chính trị, tổ chức; thống nhất trong hành động, quần chúng thừa nhận chính sách của Đảng 0,5đ
Câu 3 (9 điểm)
 a. Quan hệ quốc tế từ năm 1947 đến năm 1991 là thời kì căng thẳng giữa hai phe do Mĩ và Liên Xô đứng đầu.
Ba sự kiện khởi đầu: 3 ý x 0,5đ = 1,5đ
+ Học thuyết Tru-man
+ Kế hoạch Mac-san
+ Thành lập NATO
Liên Xô và các nước Đông Âu: 2 ý x 0,5đ = 1đ
+ Hội đồng tương trợ kinh tế
+ Thành lập khối Vác-sa-va
Chạy đua vũ trang: 0,5đ
Chiến tranh cục bộ: 4 ý x 0,5đ = 2đ
+ Khoảng 100 cuộc chiến tranh cục bộ ở hầu hết các khu vực trên thế giới..
+ Triều Tiên 
+ Đông Dương 
+ Trung Đông 
- Cuộc khủng hoảng Ca-ri-bê 0,5đ
 b. Các xu thế phát triển của thế giới: 4 ý x 0,25đ = 1đ
Chiến lược phát triển lấy kinh tế làm trọng điểm.
Đối thoại, thỏa hiệp, tránh xung đột.
Nội chiến xung đột, li khai, khủng bố, mâu thuẫn sắc tộc, tôn giáo 
Xu thế toàn cầu hóa 
Thời cơ: Vốn, thị trường, phân công lao động quốc tế, khoa học công nghệ, kinh nghiệm quản lí 1đ
Thử thách: Sức cạnh tranh yếu, chất lượng nguồn nhân lực chưa cao, luật pháp chưa hoàn thiện. Nguy cơ tụt hậu, ô nhiễm môi trường, tai nạn giao thông, bênh tật, tệ nạn xã hội. Nguy cơ “diễn biến hoà bình”, đánh mất bản sắc dân tộc 1đ 
 e. Có ý sáng tạo, diễn đạt tốt: 0,5đ
Câu 4 (2ý x 1đ =2 điểm)
Chiến lược
Đường lối chung chỉ đạo việc đấu tranh lâu dài để đạt mục tiêu cơ bản của cách mạng (Từ điển thuật ngữ lịch sử)
Chiến lược cách mạng: Phương châm và kế hoạch có tích chất toàn cục, xác định mục tiêu chủ yếu và sự sắp xếp lực lượng trong suốt cả một thời kì của cuộc đấu tranh xã hội - chính trị. (SGK9)
Ví dụ: Chiến lược của cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở Việt Nam 
Sách lược
Những hình thức tổ chức và đấu tranh để giành thắng lợi trong một cuộc vận động chính trị. (SGK9)
Sách lược cách mạng: Đường lối tổ chức, biện pháp, hình thức và khẩu hiệu đấu tranh vận động cách mạng trong một thời gian ngắn để thực hiện chiến lược cách mạng. Sách lược quân sự: Bộ phận quan trọng của chiến lược quân sự: Cách đánh, kế hoạch chuẩn bị tác chiến (Từ điển thuật ngữ lịch sử)
Ví dụ: Sách lược mềm dẻo của Đảng ta năm đầu tiên sau Cách mạng tháng Tám.
SỞ GIÁO DỤC- ĐÀO TẠO KỲ THI HỌC SINH GIỎI THÀNH PHỐ LỚP 12
 HÀ NỘI NĂM HỌC 2007-2008
 Môn thi: Lịch sử
 Ngày thi: 13 . 11. 2007
 Thời gian làm bài: 180 phút
 Câu 1 ( 7,5 điểm ) 
 Từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến nay, chính sách đối ngoại của Pháp và Nhật Bản có gì giống nhau và khác nhau ?
 Câu 2 ( 5 điểm ) 
 Trình bày nhận xét của em về quan hệ giữa Trung Quốc với Liên Xô và Cộng hoà liên bang Nga từ năm 1950 đến nay.
 Câu 3 ( 5,5 điểm ) 
Quá trình ra đời và phát triển của tổ chức ASEAN ? Vai trò của Việt Nam trong tổ chức này ?
 Câu 4 ( 2 điểm ) 
 Hãy hoàn thiện bảng sau:
Thời gian
Sự kiện
Nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào chính thức thành lập
Chính phủ Inđônêxia kí Hiệp ước Lahay với Hà Lan
Pháp trao trả độc lập cho Campuchia
Thái Lan gia nhập khối SEATO
Thành lập Liên bang Malaixia
Xingapo rút ra khỏi Liên bang Malaixia và thành lập nhà nước độc lập
Thành lập nước Cộng hòa Bănglađet
Nước Cộng hòa nhân dân Angôla thành lập
SỞ GIÁO DỤC- ĐÀO TẠO KỲ THI HỌC SINH GIỎI THÀNH PHỐ LỚP 12
 HÀ NỘI NĂM HỌC 2007-2008
HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN LỊCH SỬ
 Câu 1 ( 7,5 điểm ) 
 Từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến nay, chính sách đối ngoại của nước Pháp và Nhật Bản có gì giống nhau và khác nhau ?
 a. Giống nhau: 2 điểm
- Đồng minh của Mĩ: (0,5đ)
+ Pháp: Gia nhập khối NATO, tiến hành chiến tranh xâm lược Đông Dương, An-giê-ri (0,5đ)
+ Nhật: Câu kết chặt chẽ với Mĩ. Năm 1951, hai nước kí Hiệp ước an ninh Mĩ - Nhật, chống lại các nước XHCN và phong trào GPDT ở vùng Viễn Đông. Nhật trở thành một căn cứ hậu cần chiến lược của Mĩ trong những năm 70 và nửa đầu những năm 80 của thế kỉ XX. (0,5đ)
- Đều có sự điều chỉnh: (0,5đ)
 b. Khác nhau: 5 điểm
- Mục tiêu: Vì lợi ích của từng nước theo từng thời kì.(0,5đ)
- Trong số các đồng minh Tây Âu của Mĩ, chỉ có Pháp là nước có chính sách đối ngoại tương đối độc lập. Năm 1958, tướng Đờ Gôn lên làm Tổng thống của nền Cộng hoà thứ năm. Năm 1966, Pháp rút ra khỏi Bộ chỉ huy NATO, buộc Mĩ phải rút quân đội và các căn cứ quân sự ra khỏi lãnh thổ Pháp và dời trụ sở Bộ chỉ huy NATO sang Bỉ. Cải thiện quan hệ với Liên Xô và các nước Đông Âu. Phản đối Mĩ xâm lược Việt Nam.(1đ)
- Từ 1991 đến nay, Pháp trở thành một đối trọng với Mĩ trong nhiều vấn đề quốc tế quan trọng. (0,5đ)
- Pháp chú ý mở rộng quan hệ không chỉ với các nước tư bản phát triển mà còn với các nước đang phát triển ở Á, Phi, Mĩ La-tinh cũng như với các nước Đông Âu và Liên Xô cũ. (0,5đ)
- Nhật: Từ nửa sau những năm 70 của thế kỉ XX, Nhật đưa ra chính sách đối ngoại riêng của mình: (0,5đ)
+. Năm 1973, thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam, bình thường hoá quan hệ ngoại giao với Trung Quốc. (0,5đ)
+. Năm 1977, học thuyết Phu-cư-đa ra đời, đánh dấu sự trở về châu Á của Nhật Bản, trong khi vẫn coi trọng quan hệ Nhật - Mĩ, Nhật - Tây Âu. (0,5đ)
+. Năm 1991, học thuyết Kai-phu ra đời, là sự phát triển tiếp tục học thuyết Phu-cư-đa trong điều kiện lịch sử mới. Củng cố mối quan hệ với các nước Đông Nam Á.(0,5đ)
+. Nhật mở rộng phạm vi thế lực bằng kinh tế trên khắp mọi nơi, nhất là ở vùng Đông Nam Á.(0,5đ)
c. Diễn đạt tốt và có ý sáng tạo : 0,5đ
 Câu 2 ( 5 điểm ) 
 Quan hệ giữa Trung Quốc với Liên Xô và Cộng hoà liên bang Nga từ năm 1950 đến nay:
 - Trong những năm 50 của thế kỉ XX, quan hệ giữa Trung Quốc với Liên Xô là quan hệ hữu nghị, góp phần tăng cường sức mạnh của các nước XHCN. Trung Quốc và Liên Xô kí “Hiệp ước hữu nghị liên minh tương trợ Xô - Trung”, chống chủ nghĩa đế quốc. Liên Xô cho Trung Quốc vay tiền, giúp đỡ chuyên gia và kĩ thuật để Trung Quốc khôi phục và phát triển kinh tế. (1đ)
- Từ đầu những năm 60 của thế kỉ XX trở đi, mối quan hệ giữa hai nước trở nên căng thẳng, đối đầu. Năm 1969, xung đột vũ trang giữa quân đội hai nước đã nổ ra ở biên giới Xô - Trung. Từ đó, mối quan hệ giữa hai nước trở nên căng thẳng, phức tạp. (1đ)
- Từ cuối những năm 80 của thế kỉ XX, Trung Quốc bình thường hoá quan hệ với Liên Xô.(1đ)
- Năm 1994, Cộng hoà liên bang Nga chuyển sang chính sách đối ngoại “định hướng Âu - Á”- trong khi vừa tranh thủ phương Tây, vừa khôi phục và phát triển quan hệ với các nước châu Á. (1đ)
- Năm 2007: Về quân sự, Trung Quốc và Cộng hoà liên bang Nga tập trận chung. (0,5đ)
- Diễn đạt tốt và có ý sáng tạo: (0,5đ)
 Câu 3 ( 5,5 điểm ) 
Quá trình ra đời và phát triển của tổ chức ASEAN ? Vai trò của Việt Nam trong tổ chức này ?
Ra đời: 2 điểm
- ASEAN được thành lập tháng 8 năm 1967 tại Băng Cốc. (0,5đ)
- 5 nước sáng lập: Inđônênêxia, Malaixia, Xingapo, Philippin, Thái Lan. (1đ)
- Mục tiêu: Xây dựng mối quan hệ hoà bình, hữu nghị, hợp tác tạo nên một cộng đồng hùng mạnh (0,5đ)
Phát triển: 2 điểm
- 1984: Kết nạp Brunây. (0,5đ)
- 1995: Kết nạp Việt Nam. (0,5đ)
- 1997: Kết nạp Lào, Mianma. (0,5đ)
- 1999: Kết nạp Campuchia. (0,5đ)
Vai trò của Việt Nam: 1 điểm
- Tham gia ngày càng đầy đủ các hoạt động của tổ chức ASEAN .(0,5đ)
- Do vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế ngày càng tăng nên vai trò của Việt Nam ngày càng quan trọng trong các hoạt động của ASEAN.(0,5đ) 
 Diễn đạt tốt và có ý sáng tạo: (0,5đ)
 Câu 4 ( 8ý x 0,25đ = 2 điểm ) 
Thời gian
Sự kiện
2.12.1975
Nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào chính thức thành lập
1949
Chính phủ Inđônêxia kí Hiệp ước Lahay với Hà Lan
9.11.1953
Pháp trao trả độc lập cho Campuchia
9.1954
Thái Lan gia nhập khối SEATO
1963
Thành lập Liên bang Malaixia
1965
Xingapo rút ra khỏi Liên bang Malaixia và thành lập nhà nước độc lập
3.1971
Thành lập nước Cộng hòa Bănglađet
11.1975
Nước Cộng hòa nhân dân Angôla thành lập
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ NỘI 
KỲ THI CHỌN ĐỘI TUYỂN HỌC SINH GIỎI LỚP 12
NĂM HỌC 2006 - 2007
 Môn thi: Lịch sử
 Ngày thi: 28 tháng 11 năm 2006
 Thời gian làm bài: 180 phút.
 Câu 1 (4 điểm)
 Bằng những dẫn chứng lịch sử cụ thể, em hãy nêu rõ đặc điểm của phong trào yêu nước và giải phóng dân tộc Việt Nam từ giữa thế kỉ XIX đến hết Chiến tranh thế giới thứ nhất.
Câu 2 (6 điểm)
Chứng minh sự đúng đắn và sáng tạo của Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam do Nguyễn Ái Quốc soạn thảo.
Câu 3 (8 điểm)
Lịch sử thế giới từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến nay được phân kì như thế nào? Hãy nêu rõ nội dung của từng giai đoạn cụ thể.
Câu 4 (2 điểm)
Giải thích hai khái niệm sau và cho ví dụ :
Cải cách.
Cách mạng xã hội.
KỲ THI CHỌN ĐỘI TUYỂN HỌC SINH GIỎI LỚP 12 NĂM HỌC 2006 - 2007
 HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN LỊCH SỬ
 Câu 1 ( 4 điểm ):
 Đặc điểm của phong trào yêu nước và giải phóng dân tộc Việt Nam từ giữa thế kỉ XIX đến hết Chiến tranh thế giới thứ nhất.
1858 đến cuối thế kỉ XIX: Phạm trù (tính chất) phong kiến. 0,5đ 
Dẫn chứng : 0,75đ 
- 1858-1884: Chống xâm lược : Nguyễn Tri Phương, Trương Định, Nguyễn Hữu Huân, Hoàng Diệu 
- 1885-1896: Cần Vương. Chống bình định : Hàm Nghi, Tôn Thất Thuyết, Nguyễn Thiện Thuật, Phan Đình Phùng, Phạm Bành, Đinh Công Tráng 
- 1884-1913 : Khởi nghĩa Yên Thế.
Đầu thế kỉ XX đến 1918: Xu hướng (tính chất, phạm trù) tư sản. 0,5đ
 Hoàn cảnh thế giới : Từ châu Âu, Nhật Bản, Trung Quốc, trào lưu dân chủ tư sản tác động vào Việt Nam. 0,25đ
 Biến đổi kinh tế xã hội ở Việt Nam : Cuộc khai thác thuộc địa lần 1, một bộ phận nông dân phá sản trở thành công nhân, xuất hiện mầm mống đầu tiên của tầng lớp tư sản dân tộc, tầng lớp tiểu tư sản ngày một đông, sĩ phu Nho học có nhiều chuyển biến về tư tưởng chính trị 0,25đ
- Dẫn chứng về nội dung của xu hướng mới: 
+ Phan Bội Châu: Xu hướng bạo động, Hội Duy Tân, phong trào Đông du, Việt Nam Quang phục hội 0,25đ
+ Phan Châu Trinh : Xu hướng cải lương, phong trào Duy Tân ; Đông Kinh nghĩa thục : Lương Văn Can 0,25đ 
Động lực của phong trào được mở rộng so với trước : Không chỉ có nông dân mà có cả tư sản, tiểu tư sản, công nhân. 0,25đ
Lãnh đạo : Sĩ phu có nguồn gốc phong kiến, nhưng chịu ảnh hưởng của trào lưu dân chủ tư sản ở bên ngoài. 0,25đ
Hình thức : Bên cạnh đấu tranh vũ trang có từ thời kì trước, đã xuất hiện nhiều hình thức mới như lập hội yêu nước, mở trường học, ra sách báo, biểu tình, diễn thuyết, bình văn. 0,25đ
Lưu ý :
Có ý sáng tạo : 0,25đ
Diễn đạt tốt : 0,25đ 
Câu 2 ( 6 điểm ):
Chứng minh sự đúng đắn và sáng tạo của Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam do Nguyễn Aí Quốc soạn thảo.
- Đường lối chiến lược : Tiến hành cuộc ‘‘tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội cộng sản’’. 0,5đ
- Nhiệm vụ của cách mạng : 
+ Đánh đổ đế quốc Pháp, bọn phong kiến và tư sản phản cách mạng làm cho nước Việt Nam độc lập tự do ; lập chính phủ công nông binh ; tổ chức quân đội công nông, tịch thu hết sản nghiệp lớn của đế quốc ; tịch thu ruộng đất của đế quốc và bọn phản cách mạng chia cho dân cày nghèo, tiến hành cách mạng ruộng đất 1đ
+ Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam do Nguyễn Aí Quốc soạn thảo đã kết hợp đúng đắn vấn đề dân tộc và giai cấp trong đó độc lập tự do là tư tưởng chủ yếu. Luận cương tháng 10 năm 1930 do Trần Phú soạn thảo chưa nêu được mâu thuẫn chủ yếu là mâu thuẫn giữa dân tộc Việt Nam và đế quốc Pháp, từ đó, không đặt nhiệm vụ chống đế quốc lên hàng đầu. 1đ
 - Lực lượng cách mạng :
 + Lực lượng cách mạng là công nông, tiểu tư sản, trí thức. Còn phú nông, trung tiểu địa chủ và tư bản thì lợi dụng hoặc trung lập, đồng thời phải liên lạc với các dân tộc bị áp bức và vô sản thế giới. Lãnh đạo cách mạng là Đảng Cộng sản Việt Nam... 1 đ
 + Cương lĩnh đã thể hiện được vấn đề đoàn kết dân tộc rộng rãi để đánh đuổi kẻ thù. Điều này rất đúng với hoàn cảnh một nước thuộc địa như Việt Nam. Luận cương tháng 10 năm 1930 do Trần Phú soạn thảo đánh giá không đúng vai trò cách mạng của giai cấp tiểu tư sản và mặt yêu nước của tư sản dân tộc, một bộ phận địa chủ nhỏ. 1đ
- Luận cương chính trị chưa tìm ra và nắm vững đặc điểm của xã hội thuộc địa, nửa phong kiến Việt Nam. Lại do hạn chế về nhận thức ấu trĩ, tả khuynh, giaó điều, Hội nghị BCH Trung ương tháng 10-1930 đã không chấp nhận những quan điểm mới, sáng tạo, độc lập tự chủ của Nguyễn Ái Quốc nêu trong Đường Cách mệnh, Chính cương vắn tắt và Sách lược vắn tắt. 0,5đ
- Những quan điểm mới này của Nguyễn Ái Quốc sau được chấp nhận trong thực tiễn của phong trào Mặt trận Dân chủ 1936-1939 và biến thành Nghị quyết chính thức của Hội nghị BCH Trung ương Đảng tháng 11-1939 và tháng 5-1941. 0,5đ
- Lưu ý :
+ Có ý sáng tạo : 0,25đ
+ Diễn đạt tốt : 0,25đ 
Câu 3 ( 8 điểm ):
a. Có thể phân kì lịch sử thế giới từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến nay như sau : 
Chia làm 3 giai đoạn :1945 đến nửa đầu những năm 70 ; nửa đầu những năm 70 đến 1991 và sau 1991 đến nay. 0,5đ
b. Nội dung của từng giai đoạn cụ thể :
- 1945-nửa đầu những năm 70 :
+ Trật tự hai cực I-an-ta được xác lập do Liên Xô và Mĩ đứng đầu mỗi cực. 0,5đ
+ CNXH trở thành một hệ thống thế giới. Trong nhiều thập kỉ, với lực lượng hùng hậu về chính trị, kinh tế, quân sự , hệ thống xã hội chủ nghĩa là nhân tố hàng đầu có ý nghĩa quyết định đối với chiều hướng phát triển của thế giới. 0,5đ
+ Mĩ vươn lên đứng đầu phe TBCN và theo đuổi mưu đồ bá chủ thế giới. Nền kinh tế các nước tư bản tăng trưởng liên tục, đạt nhiều thành tựu to lớn, tiêu biểu là Nhật Bản và CHLB Đức. Xuất hiện 3 trung tâm tài chính 0,5đ
+ Cao trào GPDT dâng cao mạnh mẽ ở châu Á, châu Phi và Mĩ La-tinh. Hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa thực dân sụp đổ hoàn toàn 0,5đ
+ Cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật, khởi đầu từ Mĩ, lan nhanh ra toàn thế giới, đưa lại những tiến bộ phi thường. Việc khai thác và áp dụng các tiến bộ của khoa học - kĩ thuật như thế nào là một nhân tố có ý nghĩa quyết định đối với sự phát triển và giàu mạnh của một quốc gia 0,5đ
Nửa sau những năm 70 đến 1991 ;
+ Thời kì sụp đổ của trật tự 2 cực. 0,5đ
+ CNXH khủng hoảng trầm trọng rồi sụp đổ. 0,5đ
+ Một số nước thuộc thế giới thứ ba cũng lâm vào khủng hoảng. 0,5đ
+ Cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật phát triển sang một giai đoạn mới. 0,5đ
Từ sau 1991 đến nay :
+ Tiếp diễn cuộc đấu tranh nhằm 4 mục tiêu : HB, ĐL, DC và tiến bộ xã hội. 0,5đ
+ Xu thế chung mà các quốc gia mong muốn là đa cực, đa trung tâm. Các quốc gia đang ra sức vươn lên để có được một vị thế có lợi nhất trong trật tự thế giới mới đa cực đang hình thành. 0,5đ
+ Các nước điều chỉnh chiến lược phát triển, tập trung vào phát triển sản xuất, tăng trưởng kinh tế và mở rộng hợp tác 0,5đ
+ Toàn cầu hóa đã trở thành một xu thế mạnh mẽ. Các dân tộc đang đứng trước những thời cơ lớn và cả những nguy cơ gay gắt. 0,5đ
+ Nhiều khu vực lại bùng nổ nội chiến, xung đột quân sự. Nguy cơ của chủ nghĩa li khai, chủ nghĩa khủng bố Những học thuyết đơn phương, phớt lờ Liên hợp quốc, đòn đánh phủ đầu, tấn công trước của Mĩ là những nhân tố gây mất ổn định 0,5đ
 - Lưu ý :
+ Có ý sáng tạo : 0,25đ
+ Diễn đạt tốt : 0,25đ :
Câu 4 ( 2 điểm ):
Giải thích hai khái niệm sau và cho ví dụ :
Cải cách
Đổi mới cho tiến bộ hơn, cho phù hợp với sự phát triển chung của xã hội mà không đụng chạm tới nền tảng của chế độ hiện hành. 0,5đ
Có nhiều loại cải cách: Cải cách toàn diện như ở nước ta hiện nay, cải cách một số mặt như cải cách của Hồ Quý Ly 0,5đ
Cách mạng xã hội
- Sự biến đổi sâu sắc, căn bản trên mọi mặt khi chuyển từ một chế độ chính trị xã hội này sang chế độ khác cao hơn. Nguyên nhân sâu xa là mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất mới phát triển với quan hệ sản xuất cũ đã lỗi thời. Vấn đề cơ bản của cách mạng xã hội là vấn đề chính quyền. 0,5đ
 - Ví dụ: Cách mạng tư sản Anh năm 1640, Cách mạng tư sản Pháp năm 1789 0,5đ
SỞ GIÁO DỤC- ĐÀO TẠO KỲ THI HỌC SINH GIỎI THÀNH PHỐ LỚP 12
 HÀ NỘI NĂM HỌC 2006-2007
 Môn thi: Lịch sử
 Ngày thi: 15 . 11. 2006
 Thời gian làm bài: 180 phút
 Câu 1 ( 8 điểm ) :
 Hãy so sánh tình hình châu Phi và tình hình khu vực Mĩ La-tinh trong thời gian từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến nay.
 Câu 2 ( 10 điểm ) :
 Từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến nay, Mĩ đã thực hiện “Chiến lược toàn cầu” như thế nào ? Em hãy nêu nhận xét của mình về kết quả thực hiện chiến lược đó.
 Câu 3 ( 2 điểm ) :
Hãy hoàn thiện bảng sau:
Thời gian
Sự kiện
Cộng hòa Liên bang Nam Tư ra đời
Nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa tuyên bố chính thức thành lập
Nước Cộng hòa ấn Độ chính thức thành lập
Chế độ Ba-ti-xta sụp đổ
Vụ Oatơghết buộc Tổng thống Ních-xơn từ chức
Nước Cộng hòa nhân dân Angôla chính thức thành lập
Phnôm Pênh được giải phóng khỏi chế độ Khơ-me đỏ diệt chủng.
Việt Nam thiết lập quan hệ với Liên minh châu Âu
SỞ GIÁO DỤC- ĐÀO TẠO KỲTHI HỌC SINH GIỎI THÀNH PHỐ LỚP 12
 HÀ NỘI NĂM HỌC 2006-2007
HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN : LỊCH SỬ
Câu 1 ( 8 điểm ) :
Tình hình châu Phi và khu vực Mĩ la-tinh từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đén nay:
Phong trào giải phóng dân tộc:
Giống nhau: Các nước đều tuyên bố độc lập. 1đ
Khác nhau:
+ Sau Chiến tranh thế giới thứ hai Mĩ la-tinh là thuộc địa kiểu mới, châu Phi là thuộc địa kiểu cũ. 0,5đ
+ Lãnh đạo: Giai cấp vô sản Mĩ la-tinh mạnh hơn giai cấp vô sản châu Phi. Đảng cộng sản Cu ba có vai trò lớn ở Mĩ la-tinh, cách mạng Cu ba là lá cờ đầu ở Mĩ la-tinh. Giai cấp vô sản châu Phi chưa trưởng thành. Lãnh đạo phong trào giải phóng dân tộc ở châu Phi hầu hết do các chính đảng hoặc tổ chức chính trị của giai cấp tư sản dân tộc (trừ một số nước Bắc Phi và Nam Phi đã có Đảng cộng sản nhưng lại không nắm được quyền lãnh đạo cách mạng). 1đ
+ Khu vực Mĩ la-tinh giành độc lập sớm hơn châu Phi. 0,5đ
+ Nội dung đấu tranh của nhân dân Mĩ la-tinh là chống chế độ độc tài tay sai thân Mĩ, giành, bảo vệ độc lập và củng cố độc lập, còn ở châu Phi cuộc đấu tranh của nhân dân chủ yếu là chống thực dân phương Tây để giành độc lập. 0,5đ
+ Hình thức đấu tranh: Phong trào giải phóng dân tộc ở châu Mĩ la-tinh có các hình thức đấu tranh phong phú và đấu tranh vũ trang là chủ yếu. Ngược lại, phong trào giải phóng dân tộc ở châu Phi có đấu tranh vũ trang và đấu tranh chính trị, song đấu tranh chính trị hợp pháp là chủ yếu, thương lượng với các nước phương Tây để được công nhận độc lập. 1đ
Công cuộc xây dựng đất nước: 
- Giống nhau: Đã đạt được một số thành tựu nhưng khó khăn về kinh tế, xã hội còn trầm trọng. 1đ
+ Châu Phi đang đứng trước nguy cơ xâm nhập của chủ nghiã thực dân mới và sự vơ vét bóc lột của các cường quốc phương Tây; Nợ nước ngoài, đói rét, bệnh tật và mù chữ; Sự bùng nổ về dân số; Xung đột giữa các bộ tộc và phe phái 0,5đ
+ Tình hình kinh tế của nhiều nước Phi,Mĩ la-tinh còn gặp không ít khó khăn, mâu thuẫn xã hội là vấn đề nổi bật, tham nhũng đã trở thành quốc nạn và ngăn cản sự phát triển kinh tế. 0,5đ
- Khác nhau: Thành tựu đạt được của châu Phi còn nhỏ bé. Thành tựu đạt được của khu vực Mĩ la-tinh lớn hơn, một số nước đã trở thành các nước công nghiệp mới (NICs) như Bra-xin, Ác-hen-ti na, Mê-hi-cô.0,5đ
Lưu ý:
+ Có ý sáng tạo: 0,5đ
+ Diễn đạt tốt: 0,5đ
 Câu 2 ( 10 điểm ) :
Từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến nay, Mĩ đã thực hiện “Chiến lược toàn cầu” như sau:
- Mục tiêu:
+ Ngăn chặn, đẩy lùi, tiến tới tiêu diệt các nước XHCN. 0,5đ
+ Đàn áp phong trào GPDT, phong trào công nhân 0,5đ
+ Khống chế , nô dịch các nước đồng minh của Mĩ. 0,5đ
- Chính sách cơ bản: Dựa vào sức mạnh Mĩ (thực lực). 0,5đ
- Triển khai qua nhiều học thuyết cụ thể:
+1947: Học thuyết Tru-man và chiến lược “ngăn chặn” bị phá sản. 0,5đ
+1953: Học thuyết Ai-xen-hao và chiến lược “trả đũa ồ ạt” (đánh trả ngay) quân phiệt hóa nước Mĩ, tìm cách “lấp chỗ trống” sau khi Pháp thất bại ở Đông Dương năm 1954, Anh thất bại ở Trung Cận Đông năm 1957. 0,5đ
+ 1961: Học thuyết Ken-nơ-đi và chiến lược “Phản ứng linh hoạt” 0,5đ
+ 1969: Học thuyết Ních-xơn và chiến lược “Ngăn đe trên thực tế” phá sản ở Việt Nam. 0,5đ
+ 1981: Học thuyết Ri-gân và chiến lược “Đối đầu trực tiếp”, chạy đua vũ trang... 0,5đ
+ 1993: B.Clin-tơn triển khai chiến lược “Cam kết và mở rộng”: Mềm dẻo nhưng vẫn thiên vị với I-xra-en và vẫn duy trì căn cứ quân sự và quân đội ở Nhật Bản, Hàn Quốc 0,5đ
+ 2001 đến nay: Bu-sơ (con) thi hành chính sách cứng rắn 0,5đ
Nhận xét:
- Thất bại: 
+ Thắng lợi của Cách mạng Trung Quốc 1949. 0,5đ
+ Thắng lợi của Cách mạng Cuba 1959. 0,5đ
+ Thắng lợi của Cách mạng Việt Nam 1975. 0,5đ
+ Thắng lợi của Cách mạng Hồi giáo I-ran 1979. 0,5đ
+ Vụ khủng bố 11-9-2001. 0,5đ
- Thành công:
+ Góp phần quan trọng làm sụp đổ CNXH ở Liên Xô và Đông Âu. 0,5đ
+ Thắng lợi trong chiến tranh vùng Vịnh chống I-rắc (1990-1991). 0,5đ
c. Lưu ý:
+ Có ý sáng tạo: 0,5đ
+ Diễn đạt tốt: 0,5đ
 Câu 3 ( 8 ý x 0,25đ = 2 điểm ) :
Thời gian
Sự kiện
29-11-1945
Cộng hòa Liên bang Nam Tư ra đời
1-10-1949
Nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa tuyên bố chính thức thành lập
26-1-1950
Nước Cộng hòa ấn Độ chính thức thành lập
1-1-1959
Chế độ Ba-ti-xta sụp đổ
1974
Vụ Oatơghết buộc Tổng thống Ních-xơn từ chức
11-11-1975
Nước Cộng hòa nhân dân Angôla chính thức thành lập
7-1-1979
Phnôm Pênh được giải phóng khỏi chế độ Khơ-me đỏ diệt chủng.
1990
Việt Nam thiết lập quan hệ với Liên minh châu Âu
SỞ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO HÀ NỘI 
KỲ THI CHỌN ĐỘI TUYỂN HỌC SINH GIỎI LỚP 12
NĂM HỌC 2005 - 2006
Môn thi: Lịch sử
 Ngày thi: 20 tháng 12 năm 2005
 Thời gian làm bài: 180 phút.
 Câu 1 ( 8 điểm ):
Hãy phân chia các giai đoạn phát triển của lịch sử Nhật Bản từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến năm 2000 và nêu rõ đặc điểm của từng giai đoạn. Hiện tượng “thần kì Nhật Bản” là gì? Nguyên nhân của hiện tượng đó? Theo em, có thể học tập được bài học kinh nghiệm gì từ hiện tượng “thần kì Nhật Bản”?
Câu 2 ( 5 điểm ):
 Bằng những dẫn chứng cụ thể, hãy chứng minh rằng Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời năm 1930 là kết quả tất yếu của cuộc đấu tranh dân tộc và giai cấp ở Việt Nam trong thời đại mới, là sản phẩm của sự kết hợp giữa chủ nghĩa Mác - Lênin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước trong những năm 20 của thế kỉ XX.
Câu 3 ( 5 điểm ):
Sách giáo khoa lịch sử lớp 12 tập 2 có đoạn viết về bài học kinh nghiệm của Cách mạng tháng Tám năm 1945:
“Nắm vững và vận dụng sáng tạo quan điểm bạo lực cách mạng và khởi nghĩa vũ trang, kết hợp đấu tranh vũ trang với đấu tranh chính trị; kết hợp chiến tranh du kích, đấu tranh chính trị và khởi nghĩa từng phần ở nông thôn với đấu tranh chính trị và khởi nghĩa ở đô thị để khi có thời cơ thì phát động toàn dân khởi nghĩa giành chính quyền.”
Hãy trình bày ý kiến của em về nhận định trên và lấy dẫn chứng lịch sử để chứng minh cho lập luận của mình.
 Câu 4 ( 2 điểm ):
 

Tài liệu đính kèm:

  • docbo_de_thi_hoc_sinh_gioi_mon_lich_su_lop_12.doc