Chuyên đề bài tập môn Vật lý Lớp 8
I. TÓM TẮT LÍ THUYẾT
1. Chuyển động cơ học
- Sự thay đổi vị trí của một vật theo thời gian so với vật khác (vật mốc) gọi là chuyển động cơ học (gọi tắt là chuyển động).
- Một vật được coi là đứng yên khi vị trí của vật đó không thay đổi theo thời gian so với vật khác.
Ví dụ: Đoàn tàu rời ga, vị trí của đoàn tàu thay đổi so với nhà ga, ta nói đoàn tàu đang chuyển động so với nhà ga
2. Tính tương đối của chuyển động
- Một vật có thể được xem là chuyển động so với vật này nhưng lại được xem là đứng yên so với vật khác. Ta nói chuyển động hay đứng yên có tính tương đối, tuỳ thuộc vào vật chọn làm mốc.
- Thông thường người ta chọn Trái Đất hay những vật gắn với Trái Đất làm vật mốc (nhà cửa, cây cối, xe cộ, cột đèn .)
Ví dụ: Một người đứng quan sát ô tô trên đường, vị trí giữa ô tô và người đó thay đổi, như vậy ô tô đang chuyển động so với người đó. Nhưng vị trí của người đó với cột điện bên đường không thay đổi, vì vậy người đó đứng yên so với cột điện.
3. Các dạng chuyển động thường gặp.
- Đường mà vật chuyển động vạch ra gọi là quỹ đạo của chuyển động.
- Tuỳ thuộc vào hình dạng của quỹ đạo mà ta chia ra các dạng chuyển động:
+ Chuyển động thẳng.
Chuyển động thẳng của tàu vũ trụ
+ Chuyển động cong.
Chuyển động cong của quả bóng bàn
Chuyển động cong của con lắc
+ Chuyển động tròn.
Chuyển động tròn của chiếc đu quay quanh trục của nó
Chuyển động tròn của điểm đầu cánh quạt khi quay
Chú ý: Quỹ đạo chuyển động của đầu van xe đạp vừa chuyển động cong so với trục bánh xe, vừa cùng với xe đạp chuyển động thẳng trên đường.
II. PHƯƠNG PHÁP GIẢI
1. Cách nhận biết một vật đang chuyển động hay đứng yên
Khi nói một vật chuyển động hay đứng yên thì phải nói so với vật làm mốc nào? Muốn biết vật A chuyển động hay đứng yên so với vật B thì ta phải xam xét vị trí của vật A so với vật B.
+ Nếu vị trí của vật A so với vật B có thay đổi theo thời gian thì ta nói vật A chuyển động so với vật B.
+ Nếu vị trí của vật A so với vật B không thay đổi theo thời gian thì ta nói vật A đứng yên so với vật B.
2. Tính tương đối của chuyển động
Để chứng minh chuyển động hay đứng yên mang tính tương đối thì ta phải chọn ra ít nhất ba vật: Vật 1, vật 2, vật 3 sao cho vật 1 chuyển động so với vật 2 nhưng lại đứng yên so với vật 3.
Tài liệu đính kèm:
- chuyen_de_bai_tap_mon_vat_ly_lop_8.docx