Đề cương ôn tập học kỳ I môn Hóa học Lớp 9 - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Phổ Thạnh
A. LÝ THUYẾT
1. Tính chất hóa học của oxit, axit, bazơ, muối.
2. Tính chất hóa học của kim loại. Dãy hoạt động hóa học của kim loại.
3. Tính chất hóa học của sắt và nhôm.
4. Tính chất hóa học của phi kim. Phi kim clo (tính chất, điều chế)
B. BÀI TẬP
1. Bài tập lý thuyết
- Viết PTHH điều chế các chất (SO2, H2SO4, NaOH, Cl2, phương trình luyện gang.)
- Nhận biết được các dd mất nhãn.
- Nhận biết các chất khí.
- Làm sạch chất
2. Bài tập tính toán theo PTHH
- Tính khối lượng dung dịch, tính thể tích dd, tính nồng độ (C%, CM)) của các chất theo PTHH.
- Tìm công thức hóa học của chất theo PTHH.
- Bài tập tăng giảm khối lượng.
- Tính thành phần phần trăm các chất trong hổn hợp.
*Ví dụ các dạng bài tập li thuyết định tính.
Câu 1. Nêu hiện tượng một số thí nghiệm và viết PTHH
a. Nhỏ HCl vào ống nghiệm đựng Cu(OH)2
b. Ngâm một dây đồng sạch vào dung dịch AgNO3
c Đun nóng vài lá đồng trong dung dịch H2SO4 đặc, đun nóng.
Câu 2. Viết PTHH cho dãy chuyển đổi sau
a. SO2 SO3 H2SO4 CuSO4 FeSO4. BaSO4.
b. Fe2O3 Fe2(SO4)3 Fe(OH)3 FeCl3 Fe(NO3)3.
c. MnO2 Cl2 NaCl NaOH Na2CO3 CO2 .
Câu 3. Nhận biết các chất mất nhãn bằng phương pháp hóa học
a. Các dung dịch : H2SO4, NaOH, NaCl, Na2CO3.
b. Các dung dịch AgNO3, NaCl, FeCl2, HCl.
c. Các chất khí CO2, Cl2, O2, HCl.
Câu 4. Làm sạch chất trong hổn hợp bằng phương pháp hóa học.
a. Làm sạch khí H2 trong hổn hợp H2, Cl2, SO2.
b. Làm sạch kim loại Ag có lẫn Zn và Fe.
c. Làm sạch kim loại Cu có lẫn Fe và Al.
TRƯỜNG THCS PHỔ THẠNH Tổ tự nhiên 2. ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ I – NĂM HỌC 2019 - 2020 MÔN HÓA HỌC 9 A. LÝ THUYẾT 1. Tính chất hóa học của oxit, axit, bazơ, muối. 2. Tính chất hóa học của kim loại. Dãy hoạt động hóa học của kim loại. 3. Tính chất hóa học của sắt và nhôm. 4. Tính chất hóa học của phi kim. Phi kim clo (tính chất, điều chế) B. BÀI TẬP 1. Bài tập lý thuyết - Viết PTHH điều chế các chất (SO2, H2SO4, NaOH, Cl2, phương trình luyện gang...) - Nhận biết được các dd mất nhãn. - Nhận biết các chất khí. - Làm sạch chất 2. Bài tập tính toán theo PTHH - Tính khối lượng dung dịch, tính thể tích dd, tính nồng độ (C%, CM)) của các chất theo PTHH. - Tìm công thức hóa học của chất theo PTHH. - Bài tập tăng giảm khối lượng. - Tính thành phần phần trăm các chất trong hổn hợp. *Ví dụ các dạng bài tập li thuyết định tính. Câu 1. Nêu hiện tượng một số thí nghiệm và viết PTHH a. Nhỏ HCl vào ống nghiệm đựng Cu(OH)2 Ngâm một dây đồng sạch vào dung dịch AgNO3 c Đun nóng vài lá đồng trong dung dịch H2SO4 đặc, đun nóng. Câu 2. Viết PTHH cho dãy chuyển đổi sau a. SO2 SO3 H2SO4 CuSO4 FeSO4.. BaSO4. b. Fe2O3 Fe2(SO4)3 Fe(OH)3 FeCl3 Fe(NO3)3. c. MnO2 Cl2 NaCl NaOH Na2CO3 CO2 . Câu 3. Nhận biết các chất mất nhãn bằng phương pháp hóa học a. Các dung dịch : H2SO4, NaOH, NaCl, Na2CO3. b. Các dung dịch AgNO3, NaCl, FeCl2, HCl. c. Các chất khí CO2, Cl2, O2, HCl. Câu 4. Làm sạch chất trong hổn hợp bằng phương pháp hóa học. a. Làm sạch khí H2 trong hổn hợp H2, Cl2, SO2. b. Làm sạch kim loại Ag có lẫn Zn và Fe. c. Làm sạch kim loại Cu có lẫn Fe và Al. Câu 5. a. Giải thích vì sao không nên dùng dụng cụ bằng nhôm đựng vôi hoặc hồ xây dựng? (viết PTHH) b. Giải thích vì sao nước clo, nước Gia ven có tính tẩy màu (viết PTHH) * Ví dụ các dạng bài tập định lượng. Bài 1. a. Biết rằng 1,12 lít lưu huỳnh đioxit (đktc) tác dụng vừa đủ với 100 ml dung dịch NaOH. Tính nồng độ mol của dd NaOH đã dùng. b. Hòa tan 2,3 gam Na vào 100 gam nước Tính nồng độ phần trăm của dd bazơ thu được. Bài 2. Để hòa tan 16 gam CuO cần dùng vừa đủ 200 gam dung dịch H2SO4 thu được dung dịch A. a. Tính nồng độ phần trăm của dung dịch H2SO4. đã dùng. b. Kết tủa dung dịch A trong 100 ml dung dịch NaOH. - Tính nồng độ mol của dung dịch NaOH đã dùng - Tính khối lượng kết tủa Bài 3. Cho 50 gam dung dịch BaCl2 20,8 % tác dụng vừa đủ với m gam dung dịch H2SO4 19,6 % thu được kết tủa A và dung dịch B. Tính m. Tính nồng độ phần trăm của dd B. Tính thể tích dd NaOH 5% (D=1,2 gam/ml) cần dùng để trung hòa dd B. Bài 4. Biết 6 gam hổn hợp 2 muối Na2CO3 và NaCl tác dụng vừa đủ với 20ml dung dịch HCl thu được 448 ml khí. Tính nồng độ mol của dd HCl đã dùng. Tính thành phần phần trăm theo khối lượng mỗi chất trong hổn hợp ban đầu. Bài 5. Hoà tan hoàn toàn 4,54 gam hỗn hợp Zn,ZnO bằng 100ml dung dịch H2SO4 1,5M. Sau phản ứng thu được 448 ml khí (đktc) a) Viết phương trình phản ứng xảy ra. b) Tính khối lượng của mỗi chất trong hỗn hợp ban đầu? c) Tính nồng độ mol của các chất có trong dung dịch khi kết thúc phản ứng (giả sử thể tích dd thay đổi không đáng kể) Bài 6. Cho 12,7 gam hổn hợp gồm Al. Cu và Mg vào dd HCl dư. Sau phản ứng thu được 11,2 lít khí H2(đktc) và 2,5 gam chất rắn không tan. Xác định thành phần phần trăm khối lượng của hợp kim. Bài 7. Cho một thỏi Fe nặng 5 gam vào 50ml dd CuSO4 15% có khối lượng riêng là 1,12 gam ml. Sau một thời gian lấy thanh sắt ra thấy khối lượng thanh sắt nặng 5,16gam. Tính khối lượng muối sắt tạo thành sau phản ứng. Tính nồng độ phần trăm của các chất còn lại trong dung dịch sau phản ứng. Bài 8. Cho 0,84 gam kim loại X hóa trị II tác dụng với một lượng dư HCl thấy khối lượng dung dịch sau phản ứng nặng hơn khối lượng dung dịch trước phản ứng là 0,77 gam. Xác định tên kim loại Bài 9. Cho 7,2 gam một oxit sắt tác dụng với dd HCl có dư. Sau phản ứng thu được 12,7 gam muối khan. Tìm CTHH của oxit đó. Bài 10. Cho m gam một kim loại R hoá trị (II) tác dụng với clo dư. Sau phản ứng thu được 13,6 gam muối. để hoà tan m gam kim loại R cần vừa đủ 200 ml HCl 1M. Viết PTHH xảy ra? Xác định R?
Tài liệu đính kèm:
- de_cuong_on_tap_hoc_ky_i_mon_hoa_hoc_lop_9_nam_hoc_2019_2020.doc