Đề cương ôn thi cuối kiỳ I môn Địa lí Lớp 9 - Năm học 2020-2021
A/ TRẮC NGHIỆM :
Câu 1: Loại hình vận tải nào vận chuyển được khối lượng hàng hóa lớn nhất?
A. Đường bộ. B. Đường sắt. C. Đường sông. D. Đường biển.
Câu 2: Hà Nội và Hải Phòng là hai trung tâm kinh tế lớn nhất của vùng
A.Bắc Trung Bộ. B. Đồng bằng Sông Hồng.
C.Trung Du Miền Núi Bắc Bộ. D.Duyên hải Nam Trung Bộ.
Câu 3: Nước ta có 3 cảng lớn
A. Hải Phòng- Đà Nẵng -Vũng Tàu. B. Hải phòng -Đà Nẵng-Sài Gòn.
C. Quy Nhơn -Nha Trang -Cần Thơ. D. Hải -Phòng –Cam ranh.- Nha Trang.
Câu 4: Dãy Bạch Mã là giới hạn của 2 vùng
A.Tây Nguyên- Đông Nam Bộ.
B.Tây Nguyên -Duyên Hải Nam Trung Bộ.
C.Bắc Trung Bộ- Duyên Hải Nam Trung Bộ.
D.Đồng bằng Sông Hồng- Duyên Hải Nam Trung Bộ.
Câu 5: Điều kiện nào quyết định sự phát triển của ngành nông nghiệp
A. Đất. B.Địa hình, khí hậu.
C. Nước và tài nguyên sinh vật D. Dân cư và nguồn lao động.
Câu 6: Tiềm năng kinh tế lớn nhất của vùng Tây Nguyên là
A. Dịch vụ. B. Công nghiệp.
C. Chăn nuôi. D. Trồng cây công nghiệp và thủy điện.
Câu 7: Nước ta được chia làm mấy vùng kinh tế?
A. 3 vùng. B.5 vùng. C. 7 vùng. D. 9 vùng.
Câu 8: Đặc điểm nào sau đây vừa là mặt mạnh vừa là mặt hạn chế của lao động nước ta?
A. Năng động. B. Số lượng lao động đông, tăng nhanh.
C.Có khả năng tiếp thu khoa học-kỹ thuật D.Có kinh nghiệm trong lao động sản xuất.
ĐỀ CƯƠNG ÔN THI CUỐI KÌ I MÔN ĐỊA LÍ LỚP 9 (2020-2021) A/ TRẮC NGHIỆM : Câu 1: Loại hình vận tải nào vận chuyển được khối lượng hàng hóa lớn nhất? A. Đường bộ. B. Đường sắt. C. Đường sông. D. Đường biển. Câu 2: Hà Nội và Hải Phòng là hai trung tâm kinh tế lớn nhất của vùng A.Bắc Trung Bộ. B. Đồng bằng Sông Hồng. C.Trung Du Miền Núi Bắc Bộ. D.Duyên hải Nam Trung Bộ. Câu 3: Nước ta có 3 cảng lớn A. Hải Phòng- Đà Nẵng -Vũng Tàu. B. Hải phòng -Đà Nẵng-Sài Gòn. C. Quy Nhơn -Nha Trang -Cần Thơ. D. Hải -Phòng –Cam ranh.- Nha Trang. Câu 4: Dãy Bạch Mã là giới hạn của 2 vùng A.Tây Nguyên- Đông Nam Bộ. B.Tây Nguyên -Duyên Hải Nam Trung Bộ. C.Bắc Trung Bộ- Duyên Hải Nam Trung Bộ. D.Đồng bằng Sông Hồng- Duyên Hải Nam Trung Bộ. Câu 5: Điều kiện nào quyết định sự phát triển của ngành nông nghiệp A. Đất. B.Địa hình, khí hậu. C. Nước và tài nguyên sinh vật D. Dân cư và nguồn lao động. Câu 6: Tiềm năng kinh tế lớn nhất của vùng Tây Nguyên là A. Dịch vụ. B. Công nghiệp. C. Chăn nuôi. D. Trồng cây công nghiệp và thủy điện. Câu 7: Nước ta được chia làm mấy vùng kinh tế? A. 3 vùng. B.5 vùng. C. 7 vùng. D. 9 vùng. Câu 8: Đặc điểm nào sau đây vừa là mặt mạnh vừa là mặt hạn chế của lao động nước ta? A. Năng động. B. Số lượng lao động đông, tăng nhanh. C.Có khả năng tiếp thu khoa học-kỹ thuật D.Có kinh nghiệm trong lao động sản xuất. Câu 9:Ghép ý cột A với ý cột B để được câu trả lời đúng: Cột A (Nguyên liệu ) Cột B (Cơ sở để phát triển ngành công nghiệp) Ghép câu 1. Dầu khí, than a. Luyện kim màu 1+ . 2. Kim loại b. Năng lượng. 2+ . 3. Phi kim loại c. Hóa chất 3+ . 4. Đá vôi d. Chế biến nông, lâm, thủy sản 4+ . e. Vật liệu xây dựng 1b,2a,3c,4e Câu 10: Cây trồng chiếm tỉ trọng cao nhất trong cơ cấu giá trị sản xuất ngành trồng trọt của nước ta là A. cây công nghiệp. B. cây hoa màu. C. cây lúa. D. cây ăn quả và rau đậu. Câu 11. Hai vùng trọng điểm lúa của nước ta là A. vùng Đông Nam Bộ và Bắc Trung Bộ B. vùng Đồng bằng Sông Hồng và vùng Duyên hải Nam Trung Bộ C. vùng Đồng bằng Sông Cửu Long và Trung Du, Miền núi Bắc Bộ D. vùng Đồng bằng Sông Cửu Long và Đồng bằng Sông Hồng Câu 12: Ngành công nghiệp nào chiếm tỉ trọng lớn nhất trong cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp nước ta? A. Khai thác nhiên liệu. B. Chế biến lương thực thực phẩm. C. Công nghiệp điện. D. Dệt may. B. Tự Luận Câu 1: Điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên của vùng Đồng Bằng Sông Hồng có những thuận lợi và khó khăn gì cho sự phát triển kinh tế xã hội? Câu 2: Tại sao giải quyết việc làm đang là vấn đề xã hội gay gắt ở nước ta? Câu 3: Nét đặc trưng của quá trình đổi mới nền kinh tế nước ta là gì ? Thể hiện như thế nào ? Câu 4: Nêu ý nghĩa của việc trồng rừng ở Bắc Trung Bộ ? Câu 5: Cho bảng số liệu sau: Cho bảng số liệu dưới đây: Cơ cấu GDP của nước ta thời kì 2001 – 2017 (%). Năm Ngành kinh tế 2001 2003 2005 2007 2010 2015 2017 Tổng số Nông-lâm-ngư nghiệp Công nghiệp-xây dựng Dịch vụ 100,0 40,5 23,8 35,7 100,0 29,9 28,9 41,2 100,0 27,2 28,8 44,0 100,0 25,8 32,1 42,1 100,0 25,4 32,1 42,1 100,0 23,3 38,1 38,6 100,0 23,0 38,5 38,5 a. Hãy vẽ biểu đồ phù hợp thể hiện cơ cấu GDP thời kì 2001 – 2017. b. Sự giảm mạnh tỉ trọng của nông, lâm, ngư nghiệp từ 40,5% xuống còn 23,0% nói lên điều gì? Tỉ trọng của khu vực kinh tế nào tăng nhanh? Thực tế này phản ánh điều gì? Câu 6: Cho bảng số liệu dưới đây hãy: Các thành phần kinh tê Tỉ lệ % Kinh tế nhà nước Kinh tế tập thể Kinh tế tư nhân Kinh tế cá thể Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài Tổng cộng 38,4 8,0 8,3 31,6 13,7 100,0 Vẽ biểu đồ thích hợp dựa bảng số liệu trên Nhận xét về cơ cấu các thành phần kinh tế. ĐÁP ÁN : Câu 1: Thuận lợi: Đất nông nghiệp phần lớn là đất phù sa màu mỡ do hệ thống sông Hồng và sông Thái Bình bồi đắp Khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm thích hợp cho sản xuất cây lúa Hệ thống sông ngòi dày đặc cung cấp nước và phù sa cho đồng ruộng Đất nông nghiệp phần lớn là đất phù sa màu mỡ do hệ thống sông Hồng và sông Thái Bình bồi đắp Khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm thích hợp cho sản xuất cây lúa Hệ thống sông ngòi dày đặc cung cấp nước và phù sa cho đồng ruộng Dân cư và nguồn lao động dồi dào, người lao dộng có kinh nghiệm sản xuất cây lúa nước được tích lũy từ lâu đời Cơ sở vật chất kĩ thuật khá hoàn thiện. Các tiến bộ khoa học công nghệ được sử dụng rộng rãi vào sản xuất. Khó khăn Dân số đông dân bình quan đất nông nghiệp trên đầu người thấp, nhiều nơi bị bạc màu, gây sức ép lớn đên vấn đề sản xuất lương thực thực phẩm Thời tiết diễn biến thất thường, nhiều thiên tai.. Câu 2: +Việc làm đang là vấn đề xã hội gay gắt ở nước ta vì: -Tỉ lệ thất nghiệp của khu vực thành thị tương đối cao, khoảng 6% -Tình trạng thiếu việc làm ở nông thôn là phổ biến -Tình trang thiếu việc làm và thất nghiệp đã tác động tiêu cực đến đời sống, sự phát triển kinh tế xã hội. -Mỗi năm nước ta tăng thêm hơn 1 triệu lao động + Biên pháp -Phân bố lại dân cư và lao động giữa các vùng -Đa dạng hóa các hoạt động kinh tế ở nông thôn -Phát triển hoạt động công nghiệp và dich vụ ở đô thị - Đa dạng hóa các loại hình đào tạo,đẩy mạnh hoạt động hướng nghiệp, dạy nghề giới thiệu việc làm, xuất khẩu lao động .... Câu 3: * Nét đặc trưng của quá trình đổi mới nền kinh tế nước ta là chuyển dịch cơ cấu kinh tế được thể hiện: + Chuyển dịch cơ cấu ngành: Giảm tỉ trọng của ngành nông, lâm, ngư nghiệp, tăng tỉ trọng của ngành công nghiệp - xây dựng. Dịch vụ chiếm tỉ trọng cao nhưng còn nhiều biến động. + Chuyển dịch cơ cấu lãnh thổ: Với sự hình thành các vùng chuyên canh nông nghiệp, các vùng tập trung công nghiệp và dịch vụ. + Chuyển dịch cơ cấu thành phần kinh tế: Từ nền kinh tế chủ yếu gồm khu vực nhà nước và tập thể sang nền kinh tế nhiều thành phần. Câu 4: ý nghĩa : +Phòng chống thiên tai , bảo vệ môi trường, điều hòa +Hạn chế nạn cát bay ,cát lấn , hạn chế tác hại của gió phơn tây nam , hạn chế sạt lỡ đất .....và bảo vệ môi trường sinh thái . Câu 5: a) Vẽ đúng biếu đồ miền thể hiện cơ câu GDP các ngành kinh tế nước ta, thời kì 2001 - 2017 b) Nhận xét: - Cơ cấu GDP phân theo ngành kinh tế có sự thay đổi rõ nét: + Tỉ trọng của khu vực nông, lâm, ngư nghiệp giảm mạnh: từ 40,5% (năm 2001) xuống còn 23% (năm 2017). + Tỉ trọng của khu vực công nghiệp, xây dựng tăng nhanh: từ 23,8% (năm 2001) tăng lên 38,5 % (năm 2017). + Khu vực dịch vụ tuy có biến động nhưng vẫn chiếm tỉ trọng cao (năm 2017 chiếm 38,5%).⟹ Sự thay đổi như trên cho thấy: từ sau năm 2001, cơ cấu kinh tế của nước ta đã có sự chuyện dịch theo hướng tích cực: giảm tỉ trọng ngành nông -lâm -ngư nghiệp, đẩy mạnh phát triển công nghiệp xây dựng và dịch vụ; phù hợp với quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Câu 6 Vẽ biểu đồ tròn đẹp chia tỉ lệ chính xác, có chú giải, tên biểu đồ. b.Nhận xét :Cơ cấu kinh tế nước ta nhiều thành phần, gồm thành phần kinh tế nhà nước, tư nhân...trong đó thành phần kinh tế nhà nước vẫn giữ vai trò quan trọng .
Tài liệu đính kèm:
- de_cuong_on_thi_cuoi_kiy_i_mon_dia_li_lop_9_nam_hoc_2020_202.doc