Kiến thức cơ bản Địa lý 9 - Năm học 2020-2021 - Vũ Thị Linh

Kiến thức cơ bản Địa lý 9 - Năm học 2020-2021 - Vũ Thị Linh

I. Các dân tộc ở Việt Nam:

+ Đặc điểm:

- Việt Nam có 54 dân tộc, dân tộcViệt (Kinh) đa số (chiếm 86,2%), các dân tộc ít người ( 13,8%).

- Mỗi dân tộc có nét văn hoá riêng, thể hiện trong ngôn ngữ, trang phục, phong tục, tập quán,

Làm cho nền văn hoá Việt Nam thêm phong phú .

+ Trình độ phát triển kinh tế:

- Dân tộc Việt có nhiều kinh nghiệm trong thâm canh lúa nước, có các nghề thủ công đạt mức độ tinh xảo. Là lực lượng đông đảo trong các ngành nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụvà khoa học – kĩ thuật.

- Các dân tộc ít người có số dân và trình độ phát triển kinh tế khác nhau, mỗi dân tộc có kinh nghiệm riêng trong sản xuất, đời sống góp phần tạo nên sự đa dạng bản sắc văn hóa VN.

- Các dân tộc đều bình đẳng, đoàn kết trong quá trình xây dựng và bảo vệ tổ quốc .

- Người Việt định cư ở nước ngoài cũng là một bộ phận của cộng đồng các dân tộc Việt Nam.

II. Phân bố các dân tộc:

- Dân tộc Việt: phân bố rộng khắp cả nước, tập trung nhiều ở đồng bằng, trung du và ven biển.( Đồng bằng sông Hồng, đồng bằng sông Cửu Long, )

- Sống theo đơn vị làng , xóm , thôn

- Các dân tộc ít người: phân bố chủ yếu ở miền núi và trung du.

- Sự khác nhau về các dân tộc và phân bố dân tộc giữa:

+ Trung du và miền núi phía Bắc: (30 dân tộc )Tày , Nùng, Thái,Mường, Dao, Mông.

+ Trường Sơn – Tây Nguyên: ( 20 dân tộc )Ê đê , Gia rai, Cơ ho.

+ Duyên hải cực Nam Trung Bộ và Nam Bộ: Chăm , Khơ me, Hoa.

+ Người Hoa cư trú chủ yếu ở đô thị , nhiều nhất thành phố Hồ Chí Minh.

- Hiện nay phân bố dân tộc đã có nhiều thay đổi. Một số dân tộc ít người từ miền núi phía bắc đến cư trú ở Tây Nguyên .

- Đời sống các dân tộc được nâng lên.

 

doc 24 trang maihoap55 6242
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Kiến thức cơ bản Địa lý 9 - Năm học 2020-2021 - Vũ Thị Linh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỊA LÝ DÂN CƯ
Bài 1: CỘNG ĐỒNG CÁC DÂN TỘC VIỆT NAM
I. Các dân tộc ở Việt Nam:
+ Đặc điểm:
- Việt Nam có 54 dân tộc, dân tộcViệt (Kinh) đa số (chiếm 86,2%), các dân tộc ít người ( 13,8%).
- Mỗi dân tộc có nét văn hoá riêng, thể hiện trong ngôn ngữ, trang phục, phong tục, tập quán, 
Làm cho nền văn hoá Việt Nam thêm phong phú .
+ Trình độ phát triển kinh tế:
- Dân tộc Việt có nhiều kinh nghiệm trong thâm canh lúa nước, có các nghề thủ công đạt mức độ tinh xảo. Là lực lượng đông đảo trong các ngành nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụvà khoa học – kĩ thuật.
- Các dân tộc ít người có số dân và trình độ phát triển kinh tế khác nhau, mỗi dân tộc có kinh nghiệm riêng trong sản xuất, đời sống góp phần tạo nên sự đa dạng bản sắc văn hóa VN.
- Các dân tộc đều bình đẳng, đoàn kết trong quá trình xây dựng và bảo vệ tổ quốc .
- Người Việt định cư ở nước ngoài cũng là một bộ phận của cộng đồng các dân tộc Việt Nam.
II. Phân bố các dân tộc:
- Dân tộc Việt: phân bố rộng khắp cả nước, tập trung nhiều ở đồng bằng, trung du và ven biển.( Đồng bằng sông Hồng, đồng bằng sông Cửu Long, )
- Sống theo đơn vị làng , xóm , thôn 
- Các dân tộc ít người: phân bố chủ yếu ở miền núi và trung du.
- Sự khác nhau về các dân tộc và phân bố dân tộc giữa:
+ Trung du và miền núi phía Bắc: (30 dân tộc )Tày , Nùng, Thái,Mường, Dao, Mông... 
+ Trường Sơn – Tây Nguyên: ( 20 dân tộc )Ê đê , Gia rai, Cơ ho... 
+ Duyên hải cực Nam Trung Bộ và Nam Bộ: Chăm , Khơ me, Hoa.
+ Người Hoa cư trú chủ yếu ở đô thị , nhiều nhất thành phố Hồ Chí Minh.
- Hiện nay phân bố dân tộc đã có nhiều thay đổi. Một số dân tộc ít người từ miền núi phía bắc đến cư trú ở Tây Nguyên . 
- Đời sống các dân tộc được nâng lên.
Bài 2: DÂN SỐ VÀ GIA TĂNG DÂN SỐ
I. Số dân:
- Số dân: 79,7 triệu người (2002), 86,9 triệu người ( 2010 ), 90 triệu người ( 11/2013 ) 
- Việt Nam là nước dân số đông đứng thứ 3 ở Đông Nam Á và thứ 14 trên thế giới.( nay thứ 13 )
II. Gia tăng dân số:
- Dân số tăng nhanh, liên tục ,tỉ lệ tăng tự nhiên 1,43% ( 2002), hiện nay 1,12% .
- Nguyên nhân: 
—Tỉ lệ gia tăng tự nhiên cao.
—Quan niệm lạc hậu trọng nam khinh nữ .
—Trước đây chính sách dân số KHHGĐ chưa thực hiện tốt.
—Hiện nay chất lượng cuộc sống được cải thiện, y tế phát triển tỉ lệ tử giảm nhanh sinh giảm chậm.
- Hậu quả:
—Gây sức ép đối với kinh tế xã hội,tài nguyên môi trường,chất lượng cuộc sống và giải quyết việc làm.
- Hiện tượng bùng nổ dân số ở nước ta bắt đầu từ cuối những năm 50 chấm dứt vào những năm cuối thế kỉ XX.
- Trong những năm gần đây nhờ thực hiện tốt chính sách dân số (kế hoạch hoá gia đình) nên tỉ lệ gia tăng tự nhiên của dân số có xu hướng giảm. Mỗi năm tăng hơn 1 triệu người.
- Tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên của dân số còn có sự khác nhau giữa các vùng.
 —Thành thị, khu công nghiệp tỉ lệ tăng tự nhiên thấp (1.12%), nông thôn và miền núi cao (1.52%)
 — Tỉ lệ tăng tự nhiên thấp nhất Đồng bằng sông Hồng (1.1%), cao nhất Tây Nguyên (2.11%)
III. Cơ cấu dân số:
- Nước ta có cơ cấu dân số trẻ.
- Cơ cấu dân số theo độ tuổi của nước ta đang có sự thay đổi: tỉ lệ trẻ em giảm xuống, tỉ lệ người trong độ tuổi lao động và trên độ tuổi lao động tăng lên.
- Theo giới tính: nam ít hơn nữ.Tỉ số giới tính đang thay đổi: Tác động của chiến tranh kéo dài làm tỉ số giới tính mất cân đối. Cuộc sống hoà bình đang kéo tỉ số giới tính tiến tới cân bằng hơn. 
- Tỉ số giới tính ở một địa phương còn chịu ảnh hưởng mạnh bởi hiện tượng chuyển cư.
BÀI 3: PHÂN BỐ DÂN CƯ VÀ CÁC LOẠI HÌNH QUẦN CƯ
I. Mật độ dân số và phân bố dân cư:
- Mật độ dân số nước ta cao 246 người/km2 ( 2003), 260 người/km2(2011), cao gấp 5 lần thế giới.
- Dân cư nước ta phân bố không đều theo lãnh thổ.
+ Tập trung đông ở đồng bằng, ven biển và các đô thị. (Cao nhất Đồng bằng sông Hồng 1192 người/km2), Hà Nội 2830 người/km2,TP Hồ Chí Minh 2664 người/km2
+ Miền núi, cao nguyên dân cư thưa thớt .
- Khoảng 74 % dân số sống ở nông thôn , 26 % ở thành thị ( 2003 )
- Những vùng có mật độ cao trên 1000 người / km2: Đồng bằng sông Hồng, Đông Nam Bộ ...
- Những vùng có mật độ thấp nhất : Tây Bắc, Tây Nguyên, Trường Sơn Bắc ...
- Nguyên nhân vùng đồng bằng có điều kiện sống thuận lợi, đi lại dễ dàng, sản xuất phát triển, đời sống văn hóa cao ...; vùng núi đi lại khó khăn, sản xuất ,đời sống khó khăn...¨ Miền núi thiếu lao động để khai thác tiềm năng kinh tế. Đồng bằng chịu sức ép dân số đến kinh tế - xã hội và môi trường.
- Phân bố dân cư giữa thành thị và nông thôn cũng chênh lệch nhau phản ánh đặc trưng sản xuất của kinh tế nước ta chủ yếu là nông nghiệp.
II. Các loại hình quần cư:
1. Quần cư nông thôn: người dân sống trải rộng theo lãnh thổ, tập trung thành làng, ấp, bản, buôn với hoạt động kinh tế chủ yếu là sản xuất nông nghiệp. Mật độ dân số thấp. Sự thay đổi cơ cấu kinh tế đang làm cho bộ mặt nông thôn thay đổi, nhiều cơ sở dịch vụ, tiểu thủ công nghiệp ra đời , diện mạo làng quê có nhiều thay đổi, tỉ lệ người không làm nông nghiệp ngày càng tăng .
 2. Quần cư thành thị: dân cư sống tập trung đông ở thị trấn, mật độ dân số rất cao, nhà dày đặc kiểu nhà ống , chung cư cao tầng , hoạt động kinh tế chủ yếu là công nghiệp, dịch vụ. Là trung tâm kinh tế chính trị văn hóa, KHKTcủa mỗi địa phương.
III. Đô thị hoá:
- Số dân đô thị tăng, quy mô đô thị được mở rộng, phổ biến lối sống thành thị.
- Trình độ đô thị hoá thấp do nền kinh tế chuyển hướng chậm và quá trình công nghiệp hóa chậm. 
- Phần lớn các đô thị nước ta thuộc loại vừa và nhỏ, tập trung ở đồng bằng và ven biển.
- Nhờ sự phát triển kinh tế làm quá trình đô thị hoá ở nước ta diễn ra với tốc độ ngày càng cao.
Bài 4: LAO ĐỘNG VÀ VIỆC LÀM. CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG
I. Nguồn lao động và sử dụng lao động:
1. Nguồn lao động:
- Nguồn lao động nước ta dồi dào và tăng nhanh. Trung bình mỗi năm tăng thêm 1 triệu người.
+ Mặt mạnh: Nguồn lao động nước ta có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, thủ công nghiệp, có khả năng tiếp thu khoa học kĩ thuật. Chất lượng nguồn lao động được nâng cao.
" Đây là điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế nhưng đồng thời cũng gây sức ép đến vấn đề giải quyết việc làm.
+ Hạn chế : Lao động nước ta còn hạn chế về thể lực và trình độ chuyên môn. 
+ Để nâng cao chất lượng lao động cần thực hiện việc phân bố lại lao động, nâng cao mặt bằng dân trí,chú trọng công tác hướng nghiệp đào tạo nghề, rèn luyện thể lực, chế độ dinh dưỡng hợp lí.
2. Sử dụng lao động:
- Số lao động có việc làm ngày càng tăng.
- Cơ cấu sử dụng lao động trong các ngành kinh tế đang thay đổi theo hướng tích cực: tỉ trọng lao động trong khu vực công nghiệp - xây dựng và dịch vụ tăng, tỉ trọng lao động trong khu vực nông, lâm, ngư nghiệp giảm, phù hợp với yêu cầu của công nghiệp hoá đất nước hiện nay.
II. Vấn đề việc làm:
- Nguồn lao động dồi dào trong điều kiện nền kinh tế chưa phát triển đã tạo ra sức ép rất lớn đối với vấn đề giải quyết việc làm.
- Khu vực nông thôn: thiếu việc làm là nét đặc trưng .Tỉ lệ thời gian làm việc được sử dụng 77,7%.Do đặc điểm mùa vụ của sản xuất nông nghiệp và sự phát triển ngành nghề còn hạn chế.
- Khu vực thành thị: tỉ lệ thất nghiệp tương đối cao khoảng 6 %.
- Biện pháp : Phân bố lại lao động và dân cư. Đa dạng hoạt động kinh tế ở nông thôn. Phát triển công nghiệp, dịch vụ ở thành thị. Đa dạng hóa các loại hình đào tạo, hướng nghiệp dạy nghề...
III. Chất lượng cuộc sống:
- Chất lượng cuộc sống của nhân dân ta còn thấp, chênh lệch giữa các vùng, giữa thành thị và nông thôn. Chất lượng cuộc sống đang được cải thiện.
- Thành tựu : Tỉ lệ người lớn biết chữ đạt 90,3%, thu nhập bình quân đầu người tăng, người dân được hưởng các dịch vụ xã hội ngày càng tốt hơn, tuổi thọ bình quân ngày càng tăng, tỉ lệ tử vong, suy dinh dưỡng trẻ em ngày càng giảm, nhiều dịch bệnh bị đẩy lùi.
ĐỊA LÍ KINH TẾ
Bài 6: SỰ PHÁT TRIỂN NỀN KINH TẾ VIỆT NAM
I.Nền kinh tế nước ta trước thời kỳ đổi mới: (Giảm tải trang 19/SGK)
II. Nền kinh tế nước ta trong giai đoạn đổi mới: 
Công cuộc Đổi mới kinh tế triển khai năm 1986 đã đưa nền kinh tế nước ta thoát khỏi khủng hoảng , từng bước ổn định và phát triển.
1.Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế: 
- Là nét đặc trưng của quá trình đổi mới, thể hiện ở ba mặt chính:
+ Chuyển dịch cơ cấu ngành: Giảm tỉ trọng khu vực nông lâm ngư nghiệp, tăng tỉ trọng khu vực công nghiệp - xây dựng và dịch vụ. Khu vực dịch vụ chiếm tỉ trọng cao nhưng còn biến động.
+ Chuyển dịch cơ cấu lãnh thổ: Hình thành các vùng chuyên canh trong nông nghiệp, các lãnh thổ tập trung công nghiệp, dịch vụ, tạo nên các vùng kinh tế phát triển năng động.
+ Chuyển dịch cơ cấu thành phần kinh tế: Phát triển nền kinh tế nhiều thành phần.
- Hệ thống kinh tế được hình thành với nhiều trung tâm công nghiệp mới, vùng chuyên canh trong nông nghiệp và sự phát triển của các thành phố lớn.
- Đã hình thành 3 vùng kinh tế trọng điểm : Vùng kinh tế trọng điểm bắc Bộ, Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam .
- Từ năm 1996 nước ta bước vào giai đoạn đẩy mạnh công nghiệp hóa , hiện đại hóa.
2. Những thành tựu và thách thức:
+ Thành tựu: 
- Tăng trưởng kinh tế nhanh, tương đối vững chắc, cơ cấu kinh tế đang chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa.
- Trong công nghiệp đã hình thành một số ngành trọng điểm,nổi bật là ngành dầu khí, điện, chế biến lương thực thực phẩm , sản xuất hàng tiêu dùng 
- Hình thành và phát triển nông nghiệp sản xuất hàng hóa .
- Hoạt động ngoại thương được thúc đẩy, thu hút mạnh đầu tư nước ngoài. 
- Có sự hội nhập vào nền kinh tế khu vực và toàn cầu.
+ Thách thức: 
- Ô nhiễm môi trường, cạn kiệt tài nguyên, thiếu việc làm, chênh lệch về kinh tế giữa các vùng miền còn lớn, miền núi còn nhiều xã nghèo. 
- Biến động trên thị trường thế giới và khu vực. 
- Các thách thức khi tham gia AFTA, WTO 
Bài 7: CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN VÀ PHÂN BỐ NÔNG NGHIỆP
I. Các nhân tố tự nhiên:
Tài nguyên thiên nhiên là tiền đề cơ bản.
1. Tài nguyên đất: vô cùng quý giá và khá đa dạng.
- Đất phù sa: khoảng 3 triệu ha thích hợp nhất với cây lúa nước, nhiều loại cây ngắn ngày khác, tập trung tại các đồng bằng. ( Đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long ...)
- Đất Feralit 16 triệu ha tập trung chủ yếu ở miền núi, cao nguyên.(Trung du và miền núi Bắc Bộ, Tây Nguyên ...),thích hợp trồng cây công nghiệp lâu năm( cà phê, chè, cao su...), cây ăn quả và cây công nghiệp ngắn ngày- Hiện nay diện tích đất nông nghiệp là hơn 9 triệu ha
2. Tài nguyên khí hậu: 
- Khí hậu nhiệt đới ẩm, gió mùa với nguồn nhiệt ẩm phong phú cây cối xanh tươi quanh năm, sinh trưởng nhanh, cơ cấu mùa vụ ( 2 – 3 vụ ) đa dạng, dễ thâm canh...
- Phân hoá đa dạng theo chiều bắc - nam, theo mùa và theo độ cao cho phép trồng được cả cây cận nhiệt , cây ôn đới bên cạnh cây nhiệt đới, giữa các vùng có sự khác nhau về cơ cấu mùa vụ và cơ cấu cây trồng .
- Khó khăn:Thiên tai (bão, gió tây khô nóng, sương muối, rét hại, thời tiết thất thường, sâu bệnh phát triển )gây tổn thất không nhỏ cho nông nghiệp
 3. Tài nguyên nước: 
- Phong phú, có giá trị về thủy lợi và nuôi trồng thủy sản. Tuy nhiên, còn nhiều lưu vực sông có lũ vào mùa mưa gây thiệt hại về người và của, hạn vào mùa khô nên cần phải có hệ thống thủy lợi để khắc phục.
4. Tài nguyên sinh vật: phong phú, là cơ sở để thuần dưỡng, tạo nên các giống cây trồng, vật nuôi tốt ,thích nghi với điều kiện khí hậu từng địa phương.
II. Các nhân tố kinh tế – xã hội: 
Điều kiện kinh tế xã hội là yếu tố quyết định sự phát triển.
1. Dân cư và lao động nông thôn: chiếm tỉ lệ cao khoảng 74%, nhiều kinh nghiệm sản xuất nông nghiệp, 60% lao động là nông nghiệp .
2. Cơ sở vật chất - kĩ thuật: ngày càng hoàn thiện. Công nghiệp chế biến nông sản được phát triển và phân bố rộng khắp.
3. Chính sách phát triển nông nghiệp: nhiều chính sách nhằm thúc đẩy nông nghiệp phát triển như: phát triển kinh tế hộ gia đình, trang trại, nông nghiệp hướng ra xuất khẩu 
4. Thị trường trong và ngoài nước: ngày càng được mở rộng và ổn định đã thúc đẩy sản xuất, đa dạng hóa về cơ cấu cây trồng, vật nuôi.
Bài 8: SỰ PHÁT TRIỂN VÀ PHÂN BỐ NÔNG NGHIỆP
I. Ngành trồng trọt:
+ Đặc điểm chung: phát triển vững chắc, sản phẩm đa dạng, trồng trọt vẫn là ngành chính.
+ Tình hình phát triển: 
- Cơ cấu đa dạng. Lúa là cây trồng chính. 
- Diện tích, năng suất, sản lượng lúa bình quân đầu đầu người không ngừng tăng. 
- Hiện nay xu hướng cây lương thực giảm, cây công nghiệp và cây ăn quả phát triển khá mạnh. 
- Có nhiều sản phẩm xuất khẩu như gạo, cà phê, cao su, trái cây.
- Là nguồn nguyên liệu cho công nghiệp chế biến và xuất khẩu.
1. Cây lương thực:
- Gồm lúa, ngô, khoai , sắn. Lúa là cây trồng chính đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu.
- Diện tích, năng suất, sản lượng, sản lượng lương thực bình quân đầu người không ngừng tăng. 
- Cây lúa được trồng chủ yếu: đồng bằng sông Hồng, đồng bằng sông Cửu Long, đồng bằng Duyên hải, đồng bằng giữa núi.
- Đồng bằng sông Cửu Long, đồng bằng sông Hồng là hai vùng trọng điểm lúa lớn nhất nước. 
 2. Cây công nghiệp:
- Vai trò : cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến, sản phẩm xuất khẩu, sử dụng hợp lí tài nguyên, phá thế độc canh trong nông nghiệp, bảo vệ môi trường 
- Cây công nghiệp phát triển khá mạnh.. 
- Cây công nghiệp hằng năm phân bố chủ yếu ở đồng bằng: đậu tương, bông, thuốc lá ( Đông Nam Bộ ) , lạc ( Bắc Trung Bô )
- Cây công nghiệp lâu năm phân bố vùng núi và Trung du ( 2 vùng trọng điểm là Đông Nam Bộ và Tây Nguyên với các loại cây: cà phê,chè, cao su )
3. Cây ăn quả: 
- Phát triển mạnh với nhiều loại cây có giá trị như : xoài, chôm chôm, măng cụt ,sầu riêng, được thị trường ưa chuộng. Vùng trồng cây ăn quả lớn nhất nước ta là ở đồng bằng sông Cửu Long và Đông Nam Bộ.
II. Ngành chăn nuôi:
- Chiếm tỉ trọng còn nhỏ trong cơ cấu nông nghiệp, đàn gia súc, gia cầm tăng nhanh.
+ Chăn nuôi trâu: được nuôi nhiều ở khu vực trung du - miền núi Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ.
+ Chăn nuôi bò: được nuôi nhiều ở khu vực Duyên hải Nam Trung Bộ.
+ Chăn nuôi lợn và gia cầm: phát triển nhanh chủ yếu ở khu vực đồng bằng, ven các thành phố 
Bài 9: SỰ PHÁT TRIỂN VÀ PHÂN BỐ LÂM NGHIỆP, THỦY SẢN
I. Lâm nghiệp:
Lâm nghiệp có vị trí đặc biệt trong phát triển kinh tế - xã hội và giữ gìn môi trường sinh thái.
1.Tài nguyên rừng: 
- Tài nguyên rừng đang bị cạn kiệt. Năm 2000, tổng diện tích đất lâm nghiệp có rừng chiếm tỉ lệ thấp (gần 11,6 triệu ha) do khai thác bừa bãi, độ che phủ cả nước là 35%.
- Rừng nước ta gồm có: rừng sản xuất, rừng phòng hộ, rừng đặc dụng. Trong đó diện tích chủ yếu là rừng phòng hộ và rừng sản xuất.
- Để bảo vệ tài nguyên rừng: cần được khai thác hợp lý kết hợp với trồng mới và bảo vệ.
2. Sự phát triển và phân bố ngành lâm nghiệp: 
- Phần lớn các rừng phòng hộ và rừng đặc dụng phân bố chủ yếu ở miền núi và cao nguyên, khu vực đầu nguồn các con sông hoặc các vùng ven biển.
- Rừng sản xuất chủ yếu ở miền núi thấp và trung du, có vai trò cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến. Khai thác khoảng hơn 2,5 triệu mét khối gỗ / năm .
- Công nghiệp chế biến gỗ và lâm sản được phát triển gắn với các vùng nguyên liệu.
- Hiện nay, mô hình nông lâm kết hợp đang được phát triển góp phần bảo vệ rừng và nâng cao đời sống cho nhân dân, trồng mới 5 triệu ha rừng nâng độ che phủ rừng lên 45%..
- Bảo vệ rừng phòng hộ, rừng đặc dụng và trồng cây gây rừng được chú trọng.
II.Ngành thủy sản: 
Vai trò: cung cấp thực phẩm, hàng xuất khẩu, góp phần bảo vệ chủ quyền vùng biển.
1. Nguồn lợi thủy sản:
+Thuận lợi: 
- Nước ta có vùng biển rộng lớn, giàu tôm cá.
- Có nhiều ngư trường đánh bắt bốn ngư trường trọng điểm: Cà Mau - Kiên Giang, Ninh Thuận - Bình Thuận - Bà Rịa Vũng Tàu , Hải Phòng - Quảng Ninh và Hoàng Sa,Trường Sa
- Ven biển nhiều đầm phá, rừng ngập mặn, vũng, vịnh và nhiều đảo thuận lợi cho nuôi trồng thủy sản nước lợ, nước mặn. Nước ta còn có nhiều sông, hồ có thể nuôi cá, tôm nước ngọt.
+ Khó khăn: 
- Môi trường biển suy thoái, nguồn thủy sản suy giảm.Quy mô ngành thủy sản còn nhỏ, thiếu vốn .
2. Sự phát triển và phân bố ngành thủy sản: 
- Khai thác thủy sản: sản lượng tăng khá nhanh, vùng khai thác chủ yếu là vùng duyên hải Nam Trung Bộ và Nam Bộ. Các tỉnh dẫn đầu: Kiên Giang, Cà Mau, Bà Rịa – Vũng Tàu và Bình Thuận.
- Nuôi trồng thủy sản: phát triển nhanh, đặc biệt là nuôi tôm, cá. Góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn.Tỉnh dẫn đầu Cà Mau, An Giang và Bến Tre.
- Sản xuất thủy sản phát triển mạnh mẽ và xuất khẩu thủy sản cũng tăng vượt bậc.
Bài 11: CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN VÀ PHÂN BỐ CÔNG NGHIỆP
I. Các nhân tố tự nhiên:
- Tài nguyên thiên nhiên đa dạng, tạo cơ sở để phát triển cơ cấu công nghiệp đa ngành.
- Các nguồn tài nguyên có trữ lượng lớn là cơ sở để phát triển các ngành công nghiệp trọng điểm.
— Khoáng sản nhiên liệu ( than, dầu khí) là cơ sở phát triển công nghiệp năng lượng, hóa chất;
— Khoáng sản kim loại ( sắt, thiếc, đồng,chì, kẽm ) là cơ sở phát triển công nghiệp luyện kim.
— Khoáng sản phi kim loại ( apatit, pirit ) là cơ sở phát triển công nghiệp hóa chất.
— Khoáng sản vật liệu xây dựng ( sét, đá vôi ) là cơ sở phát triển công nghiệp vật liệu xây dựng.
— Nguồn thủy năng dồi dào của sông, suối là cơ sở phát triển công nghiệp năng lượng ( thủy điện)
— Nguồn tài nguyên đất, nước, khí hậu, sinh vật là cơ sở phát triển nông nghiệp để từ đó cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến nông lâm thủy sản .
- Sự phân bố tài nguyên trên lãnh thổ tạo các thế mạnh khác nhau của các vùng.
II. Các nhân tố kinh tế - xã hội:
 Sự phát triển và phân bố công nghiệp phụ thuộc mạnh mẽ vào các nhân tố kinh tế - xã hội.
1. Dân cư và lao động: Nguồn lao động dồi dào, thị trường lớn, có khả năng tiếp thu khoa học kĩ thuật là những điều kiện thuận lợi thu hút đầu tư vào công nghiệp.
2. Cơ sở vật chất – kĩ thuật trong công nghiệp và cơ sở hạ tầng: 
+ Trình độ công nghệ nước ta còn thấp, cơ sở vật chất kĩ thuật chưa đồng bộ và chỉ phân bố tập trung ở một số vùng.
+ Cơ sở hạ tầng, giao thông, bưu chính, điện năng đang từng bước được cải thiện nhất là các vùng kinh tế trọng điểm, song còn nhiều hạn chế.
3. Chính sách phát triển công nghiệp: nước ta có nhiều chính sách phát triển công nghiệp: với chính sách công nghiệp hoá và đầu tư phát triển công nghiệp, phát triển kinh tế nhiều thành phần, khuyến khích đầu tư trong và ngoài nước là động lực cho sự phát triển kinh tế công nghiệp.
4.Thị trường: nước ta có những lợi thế nhất định trong xuất khẩu sang thị trường thế giới, sức ép của thị trường đã và đang làm cho cơ cấu công nghiệp trở nên đa dạng và linh hoạt. Song thị trường hàng hoá nước ta đang bị cạnh tranh quyết liệt.
Bài 12: SỰ PHÁT TRIỂN VÀ PHÂN BỐ CÔNG NGHIỆP
I. Cơ cấu ngành công nghiệp:
- Nền công nghiệp nước ta phát triển nhanh.
- Cơ cấu ngành đa dạng với nhiều ngành công nghiệp trọng điểm: 
— Công nghiệp khai thác nhiên liệu 
— Công nghiệp điện 
— Công nghiệp cơ khí, điện tử.
— Công nghiệp hóa chất.
— Công nghiệp vật liêụ xây dựng 
— Công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm 
— Công nghiệp dệt may
- Các ngành trọng điểm là những ngành chiếm tỉ trọng cao trong giá trị sản lượng công nghiệp, phát triển dựa trên thế mạnh về tài nguyên thiên nhiên, nguồn lao động. Thúc đẩy sự tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
- Phân bố: tập trung ở một số vùng Đông Nam Bộ và Đồng bằng Sông Hồng.
II. Các ngành công nghiệp trọng điểm:
1. Công nghiệp khai thác nhiên liệu: 
Gồm ngành khai thác dầu khí,than.Phân bố ở gần nguồn tài nguyên thiên nhiên các quặng mỏ.
- Công nghiệp khai thác than phân bố chủ yếu Quảng Ninh, mỗi năm sản xuất từ 15 -20 triệu tấn
- Các mỏ dầu khí chủ yếu ở thềm lục địa phía nam.Hơn 100 triệu tấn dầu và hàng tỉ mét khối khí đang đượckhai thác.Dầu thô là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của nước ta hiện nay.
2. Công nghiệp điện: bao gồm nhiệt điện và thủy điện.
- Công nghiệp điện phân bố trên toàn quốc và tiềm lực phát triển rất lớn.
- Mỗi năm sản xuất trên 40 tỉ kwh và sản lượng điện ngày càng tăng.
- Nhà máy thuỷ điện lớn nhất là Sơn La, Hoà Bình,Y-a-ly Tổ hợp nhiệt điện lón nhất là Phú Mĩ (chạy bằng khí), Phả lại (chạy bằng than) .
 3. Công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm:
- Là ngành công nghiệp chiếm tỉ trọng lớn nhất trong cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp. 
- Gồm các phân ngành: Chế biến sản phẩm trồng trọt, sản phẩm chăn nuôi và thủy hải sản.
- Phân bố rộng khắp cả nước,tập trung chủ yếu ở Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Hải Phòng Biên Hoà, Đà Nẵng.
4. Công nghiệp dệt may:
- Là ngành sản xuất hàng tiêu dùng quan trọng, dựa trên lợi thế về lao động và thị trường,các sản phẩm được xuất khẩu nhiều nước và là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của nước ta.
- Là ngành truyền thống ở nước ta trung tâm dệt may lớn nhất nước ta là thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Nẵng, Nam Định 
III. Các trung tâm công nghiệp lớn:
- Hai khu vực tập trung công nghiệp lớn nhất cả nước là Đông Nam Bộ và Đồng bằng Sông Hồng.
- Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội là hai trung tâm công nghiệp lớn nhất cả nước.
Bài 13: VAI TRÒ, ĐẶC ĐIỂM PHÁT TRIỂN VÀ PHÂN BỐ CỦA DỊCH VỤ
I Cơ cấu và vai trò của dịch vụ trong nền kinh tế:
1. Cơ cấu ngành dịch vụ:
- Dịch vụ: là các hoạt động đáp ứng nhu cầu sản xuất và sinh hoạt của con người.
- Cơ cấu đa dạng, gồm 3 nhóm ngành:
— Dịch vụ tiêu dùng: thương nghiệp, dịch vụ sửa chữa, khách sạn, nhà hàng 
— Dịch vụ sản xuất : giao thông vận tải, thông tin liên lạc, tài chính, tín dụng 
— Dịch vụ công cộng: khoa học công nghệ, giáo dục, y tế .
- Trong cơ cấu GDP dịch vụ năm 2002 dịch vụ tiêu dùng chiếm trên 50%.
2. Vai trò của dịch vụ: 
- Cung cấp nguyên liệu, vật tư sản xuất và tiêu thụ sản phẩm cho các ngành kinh tế.
- Tạo ra mối liên hệ giữa các ngành sản xuất, các vùng trong nước và giữa nước ta với nước ngoài.
- Tạo nhiều việc làm, góp phần quan trọng nâng cao đời sống nhân dân và đem lại nguồn thu nhập lớn cho nền kinh tế.
II. Đặc điểm phát triển và phân bố các ngành dịch vụ ở nước ta:
1. Đặc điểm phát triển: 
- Dịch vụ nước ta chưa phát triển mạnh so với các nước trong khu vực chiếm 25% lao động và 38,5% trong cơ cấu GDP.Có vai trò quan trọng và khả năng hội nhập.
- Việt Nam đang trở thành thị trường thu hút nhiều công ti nước ngoài mở các hoạt động dịch vụ nhất là tài chính, ngân hàng , bảo hiểm, y tế 
- Ngành dịch vụ phát triển nhất hiện nay là ngành dịch vụ tiêu dùng.
- Cần nâng cao chất lượng dịch vụ và đa dạng hóa các loại hình dịch vụ.
2. Đặc điểm phân bố: 
- Sự phân bố dịch vụ phụ thuộc chặt chẽ vào phân bố dân cư và sự phát triển sản xuất.
- Các hoạt động dịch vụ ở nước ta phân bố không đều, tập trung ở nơi đông dân. 
Ở thành phố, thị xã, vùng đồng bằng là nơi tập trung dân cư và có nhiều ngành sản xuất cũng là nơi tập trung nhiều hoạt động dịch vụ. Ở vùng núi dân thưa thì hoạt động dịch vụ nghèo nàn 
- Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh là hai trung tâm dịch vụ lớn nhất và đa dạng nhất ở nước ta.
Bài 14: GIAO THÔNG VẬN TẢI VÀ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG
I. Giao thông vận tải: Đủ các loại hình, phân bố rộng khắp cả nước, chất lượng được nâng cao.
1. Ý nghĩa: 
- Có ý nghĩa quan trọng đối với mọi ngành kinh tế, giao thông thực hiện các mối liên hệ trong sản xuất và giữa sản xuất với thị trường. Thực hiện mối liên hệ kinh tế trong và ngoài nước.
- Góp phần phát triển kinh tế các vùng khó khăn, nâng cao đời sống nhân dân.
2. Các loại hình giao thông vận tải:
+ Đường bộ: chiếm tỉ trọng lớn nhất, chuyên chở nhiều hàng hóa và hành khách nhất, được đầu tư nhiều nhất. Cả nước có gần 205 nghìn km, trong đó có 15 nghìn km đường quốc lộ, quan trọng quốc lộ 1A (Lạng Sơn - Cà Mau), đường Hồ Chí Minh ...,Nhiều tuyến đường được mở rộng và nâng cấp. Phần lớn giao thông phát triển theo hai hướng chính: Bắc - Nam và Đông –Tây.
+ Đường sắt: tổng chiều dài 2632 km ( 3143 km) ,chủ yếu ở miền Bắc,tuyến đường chính là đường sắt Thống Nhất( Hà Nội – TP Hồ Chí Minh) cùng với QL1A làm thành trục xương sống giao thông vận tải nước ta nối liền hai miền Nam – Bắc. Luôn được mở rộng và cải tiến kĩ thuật.
+ Đường sông: mới được khai thác ở mức độ thấp, tập trung ở lưu vực vận tải sông Cửu Long 4500 km và lưu vực vận tải sông Hồng 2500 km.
+ Đường biển: Hoạt động vận tải biển quốc tế được đẩy mạnh.Gồm vận tải ven biển trong nước và quốc tế, 3 cảng biển lớn : Hải Phòng, Đà Nẵng, Sài Gòn.
+ Đường hàng không: đã và đang phát triển theo hướng hiện đại hóa, mở rộng mạng lưới quốc tế và nội địa. Mạng nội địa có 24 đường bay đến 19 sân bay, 3 đầu mối chính là Hà Nội( Nội Bài), Đà Nẵng, TP. Hồ Chí Minh( Tân Sơn Nhất).
+ Đường ống: ngày càng phát triển, chủ yếu chuyên chở dầu mỏ và khí.
II. Bưu chính viễn thông:
- Ý nghĩa:Tiếp thu những tiến bộ khoa học kĩ thuật .Thúc đẩy các ngành kinh tế khác phát triển đặc biệt là công nghiệp và dịch vụ cũng như giao lưu văn hoá xã hội. Đưa nước ta trở thành một nước công nghiệp, hội nhập nền kinh tế thế giới.¨ Bưu chính viễn thông có ý nghĩa chiến lược trong quá trình công nghiệp hoá.
- Những dịch vụ cơ bản của bưu chính viễn thông là: điện thoại, điện báo, truyền dẫn số liệu, Internet, phát hành báo chí, chuyển bưu kiện, bưu phẩm,...
- Bưu chính có những bước phát triển mạnh mẽ ,mạng bưu cục không ngừng mở rộng và nâng cấp, nhiều dịch vụ mới với chất lượng cao ra đời).
- Mật độ điện thoại tăng rất nhanh
- Viễn thông phát triển nhanh và hiện đại cùng với sự phát triển kinh tế nước ta.
- Có nhiều loại hình dịch vụ bưu chính viển thông được phát triển và đa dạng góp phần tăng tốc độ phát triển kinh tế, nâng cao dân trí và đời sống người dân.
- Nước ta hòa mạng Internet vào năm 1997. Số thuê bao đang tăng rất nhanh.
Bài 15: THƯƠNG MẠI VÀ DU LỊCH
I. Thương mại:
1. Nội thương: 
- Nội thương là hoạt động thương mại giữa các vùng trong nước
- Phát triển với hàng hoá phong phú và đa dạng, tự do lưu thông.
- Mạng lưới phân phối lưu thông hàng hoá có ở khắp các địa phương.
- Quy mô dân số, sức mua và sự phát triển các ngành kinh tế tạo nên mức độ tập trung khác nhau của các hoạt động thương mại giữa các vùng trong nước.
- Hình thức hoạt động phổ biến của nội thương là các chợ.
- Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh là hai trung tâm thưong mại, dịch vụ lớn và đa dạng nhất nước ta.
2. Ngoại thương:
- Ngoại thương là hoạt động kinh tế đối ngoại quan trọng nhất ở nước ta, góp phần thúc đẩy sản xuất, đổi mới công nghệ, giải quyết việc làm, nâng cao đời sống , tạo nguồn ngoại tệ để công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
- Hàng nhập khẩu: Máy móc thiết bị, nguyên liệu, nhiên liệu 
- Hàng xuất khẩu: Hàng công nghiệp nặng, khoáng sản, nông lâm thuỷ sản, công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp.
- Hiện nay nước ta buôn bán nhiều với : Nhật Bản , ASEAN, Trung Quốc, Hàn Quốc, Đài Loan...
- Nhiều hàng hoá xuất khẩu được ưa chuộng, nhất là thị trường châu Âu và Bắc Mĩ.
II. Du lịch:
-Vai trò: Ngày càng khẳng định vị thế của mình trong cơ cấu kinh tế cả nước.
- Du lịch đem lại nguồn thu nhập lớn, góp phần mở rộng giao lưu giữa nước ta với các nước trên thế giới và cải thiện đời sống nhân dân.
- Tiềm năng du lịch phong phú, gồm: tài nguyên du lịch tự nhiên (phong cảnh, bãi tắm đẹp, khí hậu tốt, có nhiều động vật quý hiếm,...) và tài nguyên du lịch nhân văn (các công trình kiến trúc, di tích lịch sử, lễ hội truyền thống, các làng nghề truyền thống, văn hoá dân gian,...), nhiều điểm du lịch nổi tiếng đã được công nhận là di sản thế giới . Vịnh Hạ Long, Động Phong Nha, Cố đô Huế, Di tích Mỹ Sơn, Phố cổ Hội An. Có hai di sản thế giới về phi vật thể: Nhã nhạc cung đình Huế và Cồng chiêng Tây Nguyên. nhiều sản phẩm du lịch được hình thành nhằm đa dạng hoá hoạt động du lịch, làm tăng sức cạnh tranh về du lịch trong khu vực.
- Phát triển ngày càng nhanh. Năm 2002 có 2,6 triệu lượt khách quốc tế và hơn 10 triệu khách trong nước
SỰ PHÂN HOÁ LÃNH THỔ
Bài 17: VÙNG TRUNG DU VÀ MIỀN NÚI BẮC BỘ
I. Vị trí dịa lý và giới hạn lãnh thổ:
- Ở phía Bắc đất nước. Có phần đất liền rộng lớn, vùng biển giàu tiềm năng .
- Giáp Trung Quốc, Lào, đồng bằng Sông Hồng và vùng Bắc Trung Bộ.
- Chiếm 30,7 % diện tích và 14,4% dân số cả nước (Năm 2002),chiềm 1/3 diện tích lãnh thổ, có đường bờ biển kéo dài từ Móng Cái đến Quảng Yên( Quảng Ninh ) .
- Ý nghĩa: dễ giao lưu với nước ngoài và trong nước, lãnh thổ giàu tiềm năng.
II. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên:
+ Đặc điểm: địa hình cao, cắt xẻ mạnh, khí hậu có mùa đông lạnh; nhiều loại khoáng sản; trữ lượng thủy điện dồi dào.
- Đông Bắc: Núi trung bình và núi thấp. Các dãy núi hình cánh cung. Khí hậu nhiệt đới ẩm có mùa đông lạnh. Tập trung nhiều khoáng sản ( than, sắt, thiếc). Sông ngòi giàu tiềm năng thủy điện (Sông Đà, sông Lô, sông Gâm, sông Chảy )
-Tây Bắc: Núi cao, địa hình hiểm trở. Khí hậu nhiệt đới ẩm có mùa đông ít lạnh hơn. Sông giàu tiềm năng thủy điện ( thủy điện Hòa Bình , Sơn La )
+ Thuận lợi: Tài nguyên thiên nhiên phong phú tạo điều kiện phát triển kinh tế đa ngành( khai thác khoáng sản, thủy điện). Khí hậu nhiệt đới ẩm có mùa đông lạnh thích hợp các loại cây công nghiệp cận nhiệt đới, cây ôn đới. Vùng có vị trí giáp biển, có nhiều đảo nhỏ thuộc vịnh Hạ Long phát triển kinh tế biển: nuôi trồng đánh bắt thuỷ sản, du lịch.
+ Khó khăn: Địa hình bị chia cắt, thời tiết diễn biến thất thường, gây trở ngại cho giao thông vận tải, sản xuất và đời sống. Khoáng sản có trữ lượng nhỏ và điều kiện khai thác phức tạp, xói mòn đất, sạt lở đất, lũ quét 
III. Đặc điểm dân cư xã hội:
+ Đặc điểm: 
- Đây là địa bàn cư trú của nhiều dân tộc ít người: Thái, Tày, Nùng Người Việt (Kinh) cư trú ở hầu hết các địa phương. Trình độ dân cư, xã hội có sự chênh lệch giữa Đông Bắc và Tây Bắc 
- Đời sống đồng bào các dân tộc bước đầu được cải thiện nhờ công cuộc Đổi mới.
+ Thuận lợi: Đồng bào dân tộc có kinh nghiệm sản xuất (canh tác trên đất dốc, trồng cây công nghiệp, dược liệu, rau quả cận nhiệt và ôn đới ). Đa dạng về văn hóa.
+ Khó khăn: Trình độ văn hóa, kĩ thuật của người lao động còn hạn chế. Đời sống người dân còn nhiều khó khăn, song nhà nước quan tâm đầu tư phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo
	Bài 18: VÙNG NÚI TRUNG DU VÀ MIỀN NÚI BẮC BỘ (tiếp theo)
IV. Tình hình phát triển kinh tế:
1. Công nghiệp:
- Công nghiệp khá đa dạng : Luyện kim

Tài liệu đính kèm:

  • dockien_thuc_co_ban_dia_ly_9_nam_hoc_2020_2021_vu_thi_linh.doc