Đề kiểm tra 1 tiết môn Giáo dục công dân Lớp 6 - Học kỳ I

Đề kiểm tra 1 tiết môn Giáo dục công dân Lớp 6 - Học kỳ I

ĐỀ BÀI:

A. TRẮC NGHIỆM: (3đ)

 Khoanh tròn vào chữ cái em cho là đúng từ câu 1 đến câu 12.

1. Biểu hiện nào dưới đây em cho là chưa biết tự chăm sóc và rèn luyện thân thể?

 a. Ăn mặc phong phanh khi trời lạnh.

 b. Luyện tập thể dục hằng ngày.

 c. Súc miệng nước muối mỗi sáng.

 d. Ăn uống điều độ, giữ gìn quần áo sạch sẽ.

2. Hành vi nào dưới đây biểu hiện tính tiết kiệm?

 a. Ăn diện theo mốt.

 b. Bỏ thừa không ăn hết suất cơm.

 c. Tắt hết các thiết bị điện khi ra khỏi phòng.

 d. Bị ốm nhưng không mua thuốc chữa bệnh, để bệnh tự khỏi.

3. Hành vi nào dưới đây biểu hiện thiếu lễ độ với mọi người?

 a. Chào hỏi người lớn tuổi.

 b. Nói năng thưa gửi đúng mực với mọi người.

 c. Nhường chỗ cho em nhỏ trên xe buýt.

 d. Ngắt lời khi người khác đang nói.

4. Hành vi nào dưới đây là vô kỉ luật?

 a. Đi học đúng giờ.

 b. Làm việc riêng trong giờ học.

 c. Viết giấy xin phép nghỉ học khi bị ốm.

 d. Thực hiện đầy đủ các nội quy của trường, lớp.

5. Biểu hiện nào sau đây thể hiện sự siêng năng ?

A, Mai thường xuyên giúp mẹ làm việc nhà.

B, Tuấn chỉ lo việc học của mình, ngoài ra không làm việc gì giúp gia đình.

C, Mỗi lần lớp tổ chức lao động là Hải toàn báo bị đau để được nghỉ.

D, Ngày chủ nhật là Hà lại ngủ đến gần 9 giờ sáng mới dậy.

6. Em đang ở nhà làm bài tập để chiều đi học thì bạn đề rủ em đi chơi thì em sẽ làm gì ?

A, Đi chơi cùng bạn còn bài tập hôm sau giải.

B, Rủ bạn ở lại mở máy tính cùng chơi game cho vui.

C, Khuyên bạn ở lại cùng trao đổi làm bài tập để chuẩn bị cho buổi chiều đi học.

D, Đi rủ thêm một số bạn cùng đi chơi.

7.Câu nào sau đây là đúng nhất về ý nghĩa của Lễ độ ?

A, Lễ độ làm mình nhỏ bé, yếu đuối hơn so với người khác.

B, Lễ độ với mọi người là thể hiện tính giả tạo.

C, Lễ độ với mọi người sẽ làm họ coi thường mình.

D, Lễ độ làm cho quan hệ giữa con người vơi người tốt đẹp hơn.

 

docx 5 trang hapham91 2480
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra 1 tiết môn Giáo dục công dân Lớp 6 - Học kỳ I", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NHIỆM VỤ 2
KIỂM TRA 1 TIẾT- HK I
I. MỤC TIÊU:
Đề kiểm tra này, nhằm kiểm tra nhận thức của học sinh về kiến thức, kĩ năng, thái độ từ bài 1 đến bài 7 thông qua chương trình học kì I GDCD lớp 6.
II. HÌNH THỨC KIỂM TRA:
Trắc nghiệm khách quan kết hợp tự luận ( Thời gian 45 phút)
 V. MA TRẬN 
Nội dung kiến thức
Mức độ nhận thức
Cộng
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
TN
TL
TN
TL
TN
TL
Nội dung 1: 
Tự chăm sóc và rèn luyện thân thể
Hiểu biểu hiện biết tự chăm sóc và rèn luyện thân thể?
Hiểu vì sao phải biết tự chăm sóc và rèn luyện thân thể?
Số câu:
Số điểm:
Tỉ lệ %: 
Nội dung 2: 
Tiết kiệm
Tiết kiệm
Hiểu biểu hiện tính tiết kiệm
Biết cách giải quyết tình huống về biểu hiện tiết kiệm.
Số câu:
Số điểm:
Tỉ lệ %:
Nội dung 3: 
Lễ độ 
Nhận biết về ý nghĩa của lễ độ
Hiểu hành vi thể hiện sự lễ độ.
Số câu:
Số điểm:
Tỉ lệ %:
Nội dung 4: 
Tôn trọng kỉ luật.
Hiểu được biểu hiện tôn trọng kỉ luật.
Số câu:
Số điểm:
Tỉ lệ %:
Nội dung 5: 
Siêng năng, kiên trì
Biết thế nào là siêng năng, kiên trì?
Hiểu biểu hiện siêng năng, kiên trì.
Số câu:
Số điểm:
Tỉ lệ %:
Nội dung 6
Yêu thiên nhiên, sống hòa hợp với thiên nhiên
Số câu: 
Số điểm: 
Tỉ lệ%:
Nội dung 7:
Biết ơn
Nhận biết k/n biết ơn
Số câu: 
Số điểm: 
Tỉ lệ%:
Tổng số câu: 
Tổng số điểm: 
Tỉ lệ%:
Tổng số điểm các mức độ nhận thức
ĐỀ BÀI:
A. TRẮC NGHIỆM: (3đ)
 Khoanh tròn vào chữ cái em cho là đúng từ câu 1 đến câu 12.
1. Biểu hiện nào dưới đây em cho là chưa biết tự chăm sóc và rèn luyện thân thể?
 a. Ăn mặc phong phanh khi trời lạnh. 
 b. Luyện tập thể dục hằng ngày.
 c. Súc miệng nước muối mỗi sáng.
 d. Ăn uống điều độ, giữ gìn quần áo sạch sẽ.
2. Hành vi nào dưới đây biểu hiện tính tiết kiệm?
 a. Ăn diện theo mốt.
 b. Bỏ thừa không ăn hết suất cơm. 
 c. Tắt hết các thiết bị điện khi ra khỏi phòng. 
 d. Bị ốm nhưng không mua thuốc chữa bệnh, để bệnh tự khỏi.
3. Hành vi nào dưới đây biểu hiện thiếu lễ độ với mọi người? 
 a. Chào hỏi người lớn tuổi. 
 b. Nói năng thưa gửi đúng mực với mọi người.
 c. Nhường chỗ cho em nhỏ trên xe buýt. 
 d. Ngắt lời khi người khác đang nói.
4. Hành vi nào dưới đây là vô kỉ luật?
 a. Đi học đúng giờ. 	
 b. Làm việc riêng trong giờ học.
 c. Viết giấy xin phép nghỉ học khi bị ốm. 
 d. Thực hiện đầy đủ các nội quy của trường, lớp.
5. Biểu hiện nào sau đây thể hiện sự siêng năng ?
A, Mai thường xuyên giúp mẹ làm việc nhà.
B, Tuấn chỉ lo việc học của mình, ngoài ra không làm việc gì giúp gia đình.
C, Mỗi lần lớp tổ chức lao động là Hải toàn báo bị đau để được nghỉ.
D, Ngày chủ nhật là Hà lại ngủ đến gần 9 giờ sáng mới dậy.
6. Em đang ở nhà làm bài tập để chiều đi học thì bạn đề rủ em đi chơi thì em sẽ làm gì ?
A, Đi chơi cùng bạn còn bài tập hôm sau giải.
B, Rủ bạn ở lại mở máy tính cùng chơi game cho vui.
C, Khuyên bạn ở lại cùng trao đổi làm bài tập để chuẩn bị cho buổi chiều đi học.
D, Đi rủ thêm một số bạn cùng đi chơi.
7.Câu nào sau đây là đúng nhất về ý nghĩa của Lễ độ ?
A, Lễ độ làm mình nhỏ bé, yếu đuối hơn so với người khác.
B, Lễ độ với mọi người là thể hiện tính giả tạo.
C, Lễ độ với mọi người sẽ làm họ coi thường mình.
D, Lễ độ làm cho quan hệ giữa con người vơi người tốt đẹp hơn.
8. Ý nghĩa của tôn trọng kỉ luật đối với bản thân là
A. giúp con người cảm thấy thanh thản, vui vẻ, sáng tạo trong học tập , lao động.
B. làm con người gò bó, mất tự to .
C. đi học đúng giờ.
D. giúp con người sống lành mạnh
9. Câu tục ngữ : « Tích tiểu thành đại » nói về 
A. tiết kiệm	B. siêng năng	C. cần cù	D. lễ độ
10. Biết ơn là
A. sự bày tỏ thái độ trân trọng, tình cảm và những việc làm đền ơn, đáp nghĩa đối với những người đã giúp đỡ mình, với những người có công với dân tộc, đất nước.
B. sự đáp trả bằng quà biếu, xu nịnh với tất cả những việc làm sai trái đối với người ban ơn
C. sự lảng tránh tình cảm, công sức của người khác
D. luôn luôn đón nhận tình cảm và công sức của người khác mà không cần bận tâm
11. Những cử chỉ, hành vi dùng trong giao tiếp ứng xử phù hợp với quy định của xã hội, thể hiện truyền thống đạo đức của dân tộc, thì được gọi là
A. lễ độ	B. lịch sự	C. tế nhị	D. khéo léo
12. Điền từ còn thiếu vào dấu “ ..là vốn quý của con người. Mỗi người phải biết giữ gìn vệ sinh cá nhân, ăn uống điều độ, hàng gày luyện tập thể dục, năng chơi thể thao để sức khỏe ngày một tốt hơn’’
A. Tiền bạc	B. Sắc đẹp	 C. Sức khỏe	D. Địa vị xã hội
Câu 13: (1đ) Chọn và điền những từ còn thiếu vào chỗ trống trong các câu sau để làm rõ ý nghĩa của việc cư xử lễ độ với mọi người:
 “Lễ độ thể hiện sự ..., sự quan tâm đối với mọi người. Lễ độ là biểu hiện của người có .., có đạo đức, có , do đó được mọi người quý mến. Lễ độ làm cho giữa mọi người trở nên tốt đẹp, xã hội văn tiến, bộ minh”
 (tôn trọng, quý mến, văn hóa, lòng tự trọng, mối quan hệ)
B. TỰ LUẬN: (6đ)
Câu 1: (3đ) Thế nào là siêng năng, kiên trì? Để là người siêng năng, kiên trì trong cuộc sống, em cần phải làm gì? 
Câu 2: (3đ) Cho tình huống sau:
Một lần đến nhà Hải chơi, Hạnh thấy nước chảy tràn bể liền nhắc bạn khóa vòi nước nhưng Hải Bảo: “Nước rẻ lắm, chẳng đáng bao nhiêu, kệ cho nó chảy, tớ đang xem phim hay tuyệt!”
Em có đồng ý với suy nghĩ và việc làm của bạn Hải không? Vì sao?
B. TỰ LUẬN:
Câu 1:
(3.0 điểm)
Siêng năng: Là phẩm chất đạo đức của con người, là sự cần cù, tự giác miệt mài, thường xuyên, đều đặn.
1 đ
Kiên trì: Là sự quyết tâm làm đến cùng dù có gặp khó khăn, gian khổ.
1 đ
Liên hệ đúng: Chăm chỉ học hành, quyết tâm phấn đấu đạt mục tiêu trong học tập; Tham gia lao động, làm những công việc phù hợp với sức lực của mình; sống gọn gàng, ngăn nắp; 
1 đ
Câu 3:
(2.0 điểm)
Không đồng tình với suy nghĩ và việc làm của Hải, vì Hải đã để nước chảy tràn lan, gây lãng phí không cần thiết. Hải đã không có đức tính tiết kiệm.
1 điểm.
Dù giá nước có rẻ cũng không nên sử dụng một cách tùy tiện, vì Nhà nước đang yêu cầu nhân dân tiết kiệm nước, bảo vệ nguồn tài nguyên nước.
1 điểm.

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_1_tiet_mon_giao_duc_cong_dan_lop_6_hoc_ky_i.docx