Đề kiểm tra giữa học kỳ I môn Ngữ văn Lớp 6 - Năm học 2020-2021 (Có đáp án)
Câu 1: (0,5 điểm) Xác định phương thức biểu đạt của đoạn trích.
Câu 2: (0,5 điểm) Tìm câu chủ đề của đoạn văn trên.
Câu 3: (1 điểm) Câu văn sau có bao nhiêu tiếng? Trong câu có những từ phức nào?
“Tới hôm thứ ba, mẹ đi trước, ba đứa tôi tấp tểnh, khấp khởi, nửa lo nửa vui theo sau.”.
Câu 4: (1 điểm) Theo em, khi được dế mẹ dẫn đi ở riêng, tại sao anh em Dế Mèn lại “nửa vui nửa lo”?
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra giữa học kỳ I môn Ngữ văn Lớp 6 - Năm học 2020-2021 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GD & ĐT . TRƯỜNG THCS . ============= KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ I Môn: Ngữ văn 6 Ngày kiểm tra: / 10/ 2020 Thời gian: 90 phút I. MỤC TIÊU Kiểm tra mức độ đạt chuẩn kiến thức, kĩ năng của học sinh ở bộ môn Ngữ văn, nửa đầu học kỳ I, năm học 2020 – 2021. II. TRONG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG, THÁI ĐỘ 1. Kiến thức: Nội dung kiến thức ở ba phân môn: Văn học, Tiếng Việt, Tập làm văn đã học. 2. Kĩ năng: HS biết trình bày nội dung, ý nghĩa, lí giải, liên hệ một số chi tiết; biết tạo lập văn bản theo yêu cầu; câu văn ít sai chính tả. 3. Thái độ: Nghiêm túc khi làm bài, bày tỏ được tình cảm của mình trong khi làm bài. III. CHUẨN BỊ: - GV: Tài liệu tham khảo, đề bài, đáp án, photo đề. - HS: Soạn bài ở nhà và chuẩn bị tốt cho tiết kiểm tra. - Hình thức kiểm tra: Tự luận. IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số: 2. Bài cũ: Không. 3. Bài mới: GTB V. MA TRẬN ĐỀ : Mức độ NLĐG Nhận biết Thông hiểu Vận dụng thấp Vận dụng cao Cộng I. Đọc- hiểu Ngữ liệu: Văn bản ngoài chương trình. Tiêu chí lựa chọn ngữ liệu: Một văn bản dài dưới 150 chữ tương đương với một đoạn văn bản được học chính thức trong chương trình. - Nêu phương thức biểu đạt chính/ phong cách ngôn ngữ/ văn bản trích/ thể loại. - Hiểu được nội dung, ý nghĩa của từ ngữ/ văn bản... - Trình bày suy nghĩ của bản thân về một chi tiết trong văn bản. Số câu Số điểm Tỉ lệ % 1 0,5 5% 2 1,5 15% 1 1,0 10% 4 3 30% II. Tạo lập văn bản Viết đoạn văn/ bài văn theo yêu cầu Viết 1 đoạn văn theo yêu cầu. Viết một bài tập làm văn theo yêu cầu. Số câu Số điểm Tỉ lệ % 1 2,0 20% 1 5 50% 2 7 70% Tổng số câu Số điểm toàn bài Tỉ lệ % điểm toàn bài 1 0,5 5% 2 1,5 15% 2 3,0 30% 1 5 50% 6 10 100% Đề bài: I. Đọc hiểu văn bản: Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi: “Tôi sống độc lập từ thủa bé. Ấy là tục lệ lâu đời trong họ nhà dế chúng tôi. Vả lại, mẹ thường bảo chúng tôi rằng : "Phải như thế để các con biết kiếm ăn một mình cho quen đi. Con cái mà cứ nhong nhong ăn bám vào bố mẹ thì chỉ sinh ra tính ỷ lại, xấu lắm, rồi ra đời không làm nên trò trống gì đâu". Bởi thế, lứa sinh nào cũng vậy, đẻ xong là bố mẹ thu xếp cho con cái ra ở riêng. Lứa sinh ấy, chúng tôi có cả thảy ba anh em. Ba anh em chúng tôi chỉ ở với mẹ ba hôm. Tới hôm thứ ba, mẹ đi trước, ba đứa tôi tấp tểnh, khấp khởi, nửa lo nửa vui theo sau. Mẹ dẫn chúng tôi đi và mẹ đem đặt mỗi đứa vào một cái hang đất ở bờ ruộng phía bên kia, chỗ trông ra đầm nước mà không biết mẹ đã chịu khó đào bới, be đắp tinh tươm thành hang, thành nhà cho chúng tôi từ bao giờ. Tôi là em út, bé nhất nên được mẹ tôi sau khi dắt vào hang, lại bỏ theo một ít ngọn cỏ non trước cửa, để tôi nếu có bỡ ngỡ, thì đã có ít thức ăn sẵn trong vài ngày. Rồi mẹ tôi trở về” (Tô Hoài, Dế Mèn phiêu lưu ký) Câu 1: (0,5 điểm) Xác định phương thức biểu đạt của đoạn trích. Câu 2: (0,5 điểm) Tìm câu chủ đề của đoạn văn trên. Câu 3: (1 điểm) Câu văn sau có bao nhiêu tiếng? Trong câu có những từ phức nào? “Tới hôm thứ ba, mẹ đi trước, ba đứa tôi tấp tểnh, khấp khởi, nửa lo nửa vui theo sau.”. Câu 4: (1 điểm) Theo em, khi được dế mẹ dẫn đi ở riêng, tại sao anh em Dế Mèn lại “nửa vui nửa lo”? II. Tạo lập văn bản: Câu 1: (2 điểm) Viết một đoạn văn ngắn (khoảng 10 dòng) để giải thích tại sao trong cuộc sống không nên ỷ lại? (Ỷ lại: dựa dẫm vào công sức người khác một cách quá đáng.) Câu 2: (5 điểm) Chọn một trong hai đề sau: Đề 1: Em hãy kể về một người bạn tốt của mình. Đề 2: Em hãy kể về kỷ niệm ấu thơ làm em nhớ mãi. HƯỚNG DẪN CHẤM Phần Câu Nội dung Điểm Đọc - hiểu 1 Phương thức tự sự 0,5 2 Câu chủ đề: Tôi sống độc lập từ thuở bé. 0,5 3 - Có 20 tiếng. - tấp tểnh, khấp khởi. 0,5 0,5 4 HS tự lí giải. Có thể theo hướng sau: - Vui: + Vì được sống độc lập, tự do thoải mái; + Vì thấy mình khôn lớn trưởng thành hơn... - Lo: + Vì chưa biết sống độc lập sẽ như thế nào + Vì phải xa rời vòng tay cha mẹ (Cho điểm nếu HS lí giải hợp lí) 1,0 Phần Tạo lập văn bản 1. a. Đảm bảo thể thức của một đoạn văn b. Xác định đúng vấn đề nghị luận c. Triển khai hợp lí nội dung đoạn văn: Có thể viết đoạn văn nêu suy nghĩ theo hướng sau: - Sống ỷ lại là thói quen xấu. - Sống ỷ lại là cách sống dựa vào công sức, sự chăm lo của người khác, không biết tự làm nên bằng công sức của mình. - Người sống ỷ lại sẽ khó trưởng thành, thiếu tích cực trong suy nghĩ và hành động. (Đối với HS lớp 6, đây là câu hỏi khó nên GV cần linh hoạt khi chấm, có thể cho điểm động viên khuyến khích chứ không cứng nhắc rập khuôn theo đáp án) d. Sáng tạo: HS có thể có suy nghĩ riêng về vấn đề nghị luận. e. Chính tả: dùng từ, đặt câu, đảm bảo chuẩn ngữ pháp, ngữ nghĩa TV. 0,25 0,25 1,0 0,25 0,25 2 a. Đảm bảo cấu trúc của một bài văn tự sự: có đầy đủ Mở bài, Thân bài, kết bài. 0,25 b. Xác định đúng vấn đề tự sự. 0,25 c. Triển khai vấn đề: * Đề 1: HS kể về một người bạn, cần có sự lập ý rõ ràng: - Giới thiệu về bạn - Tả ngoại hình bạn - Tả tính cách bạn - Kể về kỉ niệm với bạn - Tình cảm của bản thân. * Đề 2: Kể về một kỷ niệm. - Giới thiệu kỷ niệm sâu sắc làm em nhớ mãi đến tận ngày nay. – Kỷ niệm đó diễn ra ở đâu? khung cảnh thế nào? – Những đối tượng nào gắn bó với kỷ niệm của em? – Kỷ niệm đó mang lại cho em suy nghĩ gì? – Kỷ niệm của em có phải là hồi ức đẹp không? - Em có suy nghĩ gì về những kỷ niệm đáng nhớ đó. 4.0 d. Sáng tạo: HS có cách kể chuyện độc đáo, linh hoạt. 0,25 e. Chính tả: dùng từ, đặt câu, đảm bảo chuẩn ngữ pháp, ngữ nghĩa TV. 0,25 * Bổ sung, rút kinh nghiệm: ................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................ ============================================ PHÒNG GD & ĐT . TRƯỜNG THCS . ============= KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ I Môn: Ngữ văn 7 Ngày kiểm tra: / 10/ 2020 Thời gian: 90 phút I. MỤC TIÊU Kiểm tra mức độ đạt chuẩn kiến thức, kĩ năng của học sinh ở bộ môn Ngữ văn, nửa đầu học kỳ I, năm học 2020 – 2021. II. TRONG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG, THÁI ĐỘ 1. Kiến thức: Nội dung kiến thức ở ba phân môn: Văn học, Tiếng Việt, Tập làm văn đã học. 2. Kĩ năng: HS biết trình bày nội dung, ý nghĩa, lí giải, liên hệ một số chi tiết; biết tạo lập văn bản theo yêu cầu; câu văn ít sai chính tả. 3. Thái độ: Nghiêm túc khi làm bài, bày tỏ được tình cảm của mình trong khi làm bài. III. CHUẨN BỊ: - GV: Tài liệu tham khảo, đề bài, đáp án, photo đề. - HS: Soạn bài ở nhà và chuẩn bị tốt cho tiết kiểm tra. - Hình thức kiểm tra: Tự luận. IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số: 2. Bài cũ: Không. 3. Bài mới: GTB V. MA TRẬN ĐỀ : Mức độ NLĐG Nhận biết Thông hiểu Vận dụng thấp Vận dụng cao Cộng I. Đọc- hiểu Ngữ liệu: Văn bản ngoài chương trình. Tiêu chí lựa chọn ngữ liệu: Một văn bản dài dưới 150 chữ tương đương với một đoạn văn bản được học chính thức trong chương trình. - Nêu phương thức biểu đạt chính/ phong cách ngôn ngữ/ văn bản trích/ thể loại. - Hiểu được nội dung, ý nghĩa của từ ngữ/ văn bản... - Trình bày suy nghĩ của bản thân về một chi tiết trong văn bản. Số câu Số điểm Tỉ lệ % 1 0,5 5% 2 1,5 15% 1 1,0 10% 4 3 30% II. Tạo lập văn bản Viết đoạn văn/ bài văn theo yêu cầu Viết 1 đoạn văn theo yêu cầu. Viết một bài tập làm văn theo yêu cầu. Số câu Số điểm Tỉ lệ % 1 2,0 20% 1 5 50% 2 7 70% Tổng số câu Số điểm toàn bài Tỉ lệ % điểm toàn bài 1 0,5 5% 2 1,5 15% 2 3,0 30% 1 5 50% 6 10 100% Đề bài: I. ĐỌC- HIỂU: (4,0 điểm ) Đọc văn bản sau đây và trả lời câu hỏi: “Vừa mới hôm nào nghe trong đó Nắng lửa liên miên kiệt nước nguồn Hôm rày đã lại nghe trong nớ Mười ngày hai trận lũ, mưa tuôn Thương những hàng cây khô trong cát Giờ gặp bão giông bật gốc cành Thương những nấm mồ khô trên cát Giờ lại ngâm mình trong nước xanh Thương những mẹ già da tím tái Gồng lưng chống lại gió mưa giông Thương những em thơ mờ mắt đói Dõi nhìn con nước, nước mênh mông Vẫn biết ngày mai qua bão lũ Lá vẫn xanh cây, quả ngọt cành Miền Trung - Cây cột thu lôi ấy Nhận hết bão giông lại phía mình.”. (Theo ngày 19/ 10/ 2020). Câu 1: (0,5 điểm) Xác định phương thức biểu cảm của văn bản trên. Câu 2: (0,5 điểm) Qua khổ thơ đầu, em hãy cho biết đồng bào miền Trung đã liên tục gặp phải những thiên tai gì? Câu 3: (1,0 điểm) Xét về cấu tạo, các từ bão giông, tím tái thuộc loại từ gì? Đặt câu với 1 trong 2 từ đó. Câu 4. (1,0) Em hiểu tác giả muốn gửi gắm thông điệp gì qua câu thơ: “Vẫn biết ngày mai qua bão lũ Lá vẫn xanh cây, quả ngọt cành” II. TẬP LÀM VĂN: (7,0 điểm) Câu 1: (2,0 điểm). Em hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 7 – 10 dòng) nêu cảm nhận về câu thơ “Bác đến chơi đây: ta với ta” (Nguyễn Khuyến, Bạn đến chơi nhà, Ngữ văn 7, tập I). Câu 2: (5,0 điểm). Phát biểu cảm nghĩ về khu vườn nhà em. Phần Câu Nội dung Điểm Đọc - hiểu 1 Phương thức biểu cảm: biểu cảm trực tiếp. 0, 5 2 Những thiên tai mà miền Trung liên tục trải qua: hạn hán (nắng lửa ... kiệt nước nguồn) và lũ lụt. 0,5 3 - bão giông, tím tái: từ ghép đẳng lập. - Đặt câu theo yêu cầu. 0,5 0,5 4 Tác giả muốn nhắn gửi thông điệp đến mọi người: Đồng bào miền Trung sẽ vượt qua khó khăn thử thách, hướng đến một ngày mai tươi sáng. (HS có cách diễn đạt khác nhưng phù hợp vẫn cho điểm). 1,0 Phần Tạo lập văn bản 1. a. Đảm bảo thể thức của một đoạn văn b. Xác định đúng vấn đề , chủ đề của đoạn văn. c. Triển khai hợp lí nội dung đoạn văn: Có thể trình bày theo hướng sau: - Chữ “bác” lần thứ hai xuất hiện trong bài thơ cho thấy sự trân trọng của nhà thơ dành cho bạn và tình bạn thật cao cả thiêng liêng. Vật chất tuy không có nhưng tình người thì chan chứa và ấm áp. - Cụm từ “ta với ta” thể hiện sự hòa nhập giữa chủ và khách, biểu lộ một niềm vui trọn vẹn, tràn đầy và lắng đọng trong tâm hồn, toả rộng trong không gian và thời gian. - Cả bài thơ (nói chung) và câu thơ cuối (nói riêng) bộc lộ tình cảm của nhà thơ với người bạn của mình. Đó là tình bạn chân thành, đáng quý.. d. Sáng tạo: HS có thể có suy nghĩ riêng về vấn đề nghị luận. e. Chính tả: dùng từ, đặt câu, đảm bảo chuẩn ngữ pháp, ngữ nghĩa TV. 0,25 0,25 1,0 0,25 0,25 2 a. Đảm bảo cấu trúc của một bài văn tự sự: có đầy đủ Mở bài, Thân bài, kết bài. 0,25 b. Xác định đúng vấn đề nghị luận. 0,25 c. Triển khai vấn đề: Viết bài văn nghị luận. Có thể trình bày theo hướng sau: 1. Mở bài: Dẫn dắt giới thiệu về khu vườn nhà em. Ví dụ: Em sinh ra ở nông thôn nên vì thế mảnh vườn nhà đã trở thành một nơi quen thuộc. Và cũng ở nơi ấy, tâm hồn em trở nên sinh động bởi hương hoa và tiếng chim ca hát suốt ngày. 2. Thân bài: * Biểu cảm về cảnh quan khu vườn: Khu vườn có từ bao giờ? Do ai thiết kế, ai chăm sóc? Diện tích và cách trồng loại cây trong khu vườn như thế nào? Cảm xúc của em khi đứng trước khu vườn vào các thời điểm khác nhau ra sao? * Biểu cảm về các loại cây, hoa: Vườn có những loại hoa, quả gì? Cảm xúc đối với mỗi loài hoa, quả ấy? Loài cây, hoa, quả nào có ấn tượng đặc biệt đối với bản thân em? ... * Cảm xúc của bản thân về những kỉ niệm cùng khu vườn: Em có nững kỉ niệm đáng nhớ nào đối với khu vườn? Kể và bộc lộ cảm xúc về một trong những kỷ niệm đó. 3. Kết bài: Nêu cảm nghĩ về khu vườn. Ví dụ: Em yêu khu vườn và vì thế tôi cũng khát khao làm được nhiều việc có ích cho đời, nhiều việc có ích ... và dù đi đâu cũng luôn nhớ về khu vườn nhà em. 4,0 0,5 1,0 1,0 1,0 0,5 d. Sáng tạo: HS có cách kể chuyện độc đáo, linh hoạt. 0,25 e. Chính tả: dùng từ, đặt câu, đảm bảo chuẩn ngữ pháp, ngữ nghĩa TV. 0,25 =================================================== PHÒNG GD & ĐT . TRƯỜNG THCS . ============= KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ I Môn: Ngữ văn 7 Ngày kiểm tra: / 10/ 2020 Thời gian: 90 phút I. MỤC TIÊU Kiểm tra mức độ đạt chuẩn kiến thức, kĩ năng của học sinh ở bộ môn Ngữ văn, nửa đầu học kỳ I, năm học 2020 – 2021. II. TRONG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG, THÁI ĐỘ 1. Kiến thức: Nội dung kiến thức ở ba phân môn: Văn học, Tiếng Việt, Tập làm văn đã học. 2. Kĩ năng: HS biết trình bày nội dung, ý nghĩa, lí giải, liên hệ một số chi tiết; biết tạo lập văn bản theo yêu cầu; câu văn ít sai chính tả. 3. Thái độ: Nghiêm túc khi làm bài, bày tỏ được tình cảm của mình trong khi làm bài. III. CHUẨN BỊ: - GV: Tài liệu tham khảo, đề bài, đáp án, photo đề. - HS: Soạn bài ở nhà và chuẩn bị tốt cho tiết kiểm tra. - Hình thức kiểm tra: Tự luận. IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số: 2. Bài cũ: Không. 3. Bài mới: GTB V. MA TRẬN ĐỀ : Mức độ NLĐG Nhận biết Thông hiểu Vận dụng thấp Vận dụng cao Cộng I. Đọc- hiểu Ngữ liệu: Văn bản ngoài chương trình. Tiêu chí lựa chọn ngữ liệu: Một văn bản dài dưới 150 chữ tương đương với một đoạn văn bản được học chính thức trong chương trình. - Nêu phương thức biểu đạt chính/ phong cách ngôn ngữ/ văn bản trích/ thể loại. - Hiểu được nội dung, ý nghĩa của từ ngữ/ văn bản... - Trình bày suy nghĩ của bản thân về một chi tiết trong văn bản. Số câu Số điểm Tỉ lệ % 1 0,5 5% 2 1,5 15% 1 1,0 10% 4 3 30% II. Tạo lập văn bản Viết đoạn văn/ bài văn theo yêu cầu Viết 1 đoạn văn theo yêu cầu. Viết một bài tập làm văn theo yêu cầu. Số câu Số điểm Tỉ lệ % 1 2,0 20% 1 5 50% 2 7 70% Tổng số câu Số điểm toàn bài Tỉ lệ % điểm toàn bài 1 0,5 5% 2 1,5 15% 2 3,0 30% 1 5 50% 6 10 100% Đề bài: I. ĐỌC- HIỂU: (4,0 điểm ) Đọc văn bản sau đây và trả lời câu hỏi: “Vừa mới hôm nào nghe trong đó Nắng lửa liên miên kiệt nước nguồn Hôm rày đã lại nghe trong nớ Mười ngày hai trận lũ, mưa tuôn Thương những hàng cây khô trong cát Giờ gặp bão giông bật gốc cành Thương những nấm mồ khô trên cát Giờ lại ngâm mình trong nước xanh Thương những mẹ già da tím tái Gồng lưng chống lại gió mưa giông Thương những em thơ mờ mắt đói Dõi nhìn con nước, nước mênh mông Vẫn biết ngày mai qua bão lũ Lá vẫn xanh cây, quả ngọt cành Miền Trung - Cây cột thu lôi ấy Nhận hết bão giông lại phía mình.”. (Theo ngày 19/ 10/ 2020). Câu 1: (0,5 điểm) Xác định phương thức biểu cảm của văn bản trên. Câu 2: (0,5 điểm) Qua khổ thơ đầu, em hãy cho biết đồng bào miền Trung đã liên tục gặp phải những thiên tai gì? Câu 3: (1,0 điểm) Xét về cấu tạo, các từ bão giông, tím tái thuộc loại từ gì? Đặt câu với 1 trong 2 từ đó. Câu 4. (1,0) Em hiểu tác giả muốn gửi gắm thông điệp gì qua câu thơ: “Vẫn biết ngày mai qua bão lũ Lá vẫn xanh cây, quả ngọt cành” II. TẬP LÀM VĂN: (7,0 điểm) Câu 1: (2,0 điểm). Em hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 10 – 15 dòng) với chủ đề: Hướng về miền Trung. Câu 2: (5,0 điểm). Phát biểu cảm nghĩ về khu vườn nhà em. Phần Câu Nội dung Điểm Đọc - hiểu 1 Phương thức biểu cảm: biểu cảm trực tiếp. 0, 5 2 Những thiên tai mà miền Trung liên tục trải qua: hạn hán (nắng lửa ... kiệt nước nguồn) và lũ lụt. 0,5 3 - bão giông, tím tái: từ ghép đẳng lập. - Đặt câu theo yêu cầu. 0,5 0,5 4 Tác giả muốn nhắn gửi thông điệp đến mọi người: Đồng bào miền Trung sẽ vượt qua khó khăn thử thách, hướng đến một ngày mai tươi sáng. (HS có cách diễn đạt khác nhưng phù hợp vẫn cho điểm). 1,0 Phần Tạo lập văn bản 1. a. Đảm bảo thể thức của một đoạn văn b. Xác định đúng vấn đề , chủ đề của đoạn văn. c. Triển khai hợp lí nội dung đoạn văn: Có thể trình bày theo hướng sau: - Đồng bào miền Trung đang phải chịu nhiều khó khăn, thử thách bởi thiên tai liên tiếp, gây ra nhiều thiệt hại về người và của. - Những tin tức về miền Trung thường xuyên được cập nhật trên các phương tiện thông tin đại chúng, thu hút sự quan tâm của nhân dân cả nước. - Hơn lúc nào hết, mọi người cần sẻ chia những đau thương, mất mát và chung tay giúp đỡ đồng bào miền Trung ruột thịt. - Liên hệ bản thân. d. Sáng tạo: HS có thể có suy nghĩ riêng về vấn đề nghị luận. e. Chính tả: dùng từ, đặt câu, đảm bảo chuẩn ngữ pháp, ngữ nghĩa TV. 0,25 0,25 1,0 0,25 0,25 2 a. Đảm bảo cấu trúc của một bài văn tự sự: có đầy đủ Mở bài, Thân bài, kết bài. 0,25 b. Xác định đúng vấn đề nghị luận. 0,25 c. Triển khai vấn đề: Viết bài văn nghị luận. Có thể trình bày theo hướng sau: 1. Mở bài: Dẫn dắt giới thiệu về khu vườn nhà em. Ví dụ: Em sinh ra ở nông thôn nên vì thế mảnh vườn nhà đã trở thành một nơi quen thuộc. Và cũng ở nơi ấy, tâm hồn em trở nên sinh động bởi hương hoa và tiếng chim ca hát suốt ngày. 2. Thân bài: * Biểu cảm về cảnh quan khu vườn: Khu vườn có từ bao giờ? Do ai thiết kế, ai chăm sóc? Diện tích và cách trồng loại cây trong khu vườn như thế nào? Cảm xúc của em khi đứng trước khu vườn vào các thời điểm khác nhau ra sao? * Biểu cảm về các loại cây, hoa: Vườn có những loại hoa, quả gì? Cảm xúc đối với mỗi loài hoa, quả ấy? Loài cây, hoa, quả nào có ấn tượng đặc biệt đối với bản thân em? ... * Cảm xúc của bản thân về những kỉ niệm cùng khu vườn: Em có nững kỉ niệm đáng nhớ nào đối với khu vườn? Kể và bộc lộ cảm xúc về một trong những kỷ niệm đó. 3. Kết bài: Nêu cảm nghĩ về khu vườn. Ví dụ: Em yêu khu vườn và vì thế tôi cũng khát khao làm được nhiều việc có ích cho đời, nhiều việc có ích ... và dù đi đâu cũng luôn nhớ về khu vườn nhà em. 4,0 0,5 1,0 1,0 1,0 0,5 d. Sáng tạo: HS có cách kể chuyện độc đáo, linh hoạt. 0,25 e. Chính tả: dùng từ, đặt câu, đảm bảo chuẩn ngữ pháp, ngữ nghĩa TV. 0,25 ================================================== PHÒNG GD & ĐT . TRƯỜNG THCS . ============= KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ I Môn: Ngữ văn 8 Ngày kiểm tra: / 10/ 2020 Thời gian: 90 phút I. MỤC TIÊU Kiểm tra mức độ đạt chuẩn kiến thức, kĩ năng của học sinh ở bộ môn Ngữ văn, nửa đầu học kỳ I, năm học 2020 – 2021. II. TRONG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG, THÁI ĐỘ 1. Kiến thức: Nội dung kiến thức ở ba phân môn: Văn học, Tiếng Việt, Tập làm văn đã học. 2. Kĩ năng: HS biết trình bày nội dung, ý nghĩa, lí giải, liên hệ một số chi tiết; biết tạo lập văn bản theo yêu cầu; câu văn ít sai chính tả. 3. Thái độ: Nghiêm túc khi làm bài, bày tỏ được tình cảm của mình trong khi làm bài. III. CHUẨN BỊ: - GV: Tài liệu tham khảo, đề bài, đáp án, photo đề. - HS: Soạn bài ở nhà và chuẩn bị tốt cho tiết kiểm tra. - Hình thức kiểm tra: Tự luận. IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số: 2. Bài cũ: Không. 3. Bài mới: GTB V. MA TRẬN ĐỀ : Mức độ NLĐG Nhận biết Thông hiểu Vận dụng thấp Vận dụng cao Cộng I. Đọc- hiểu Ngữ liệu: Văn bản ngoài chương trình. Tiêu chí lựa chọn ngữ liệu: Một văn bản dài dưới 150 chữ tương đương với một đoạn văn bản được học chính thức trong chương trình. - Nêu phương thức biểu đạt chính/ phong cách ngôn ngữ/ văn bản trích/ thể loại. - Hiểu được nội dung, ý nghĩa của từ ngữ/ văn bản... - Trình bày suy nghĩ của bản thân về một chi tiết trong văn bản. Số câu Số điểm Tỉ lệ % 1 0,5 5% 2 1,5 15% 1 1,0 10% 4 3 30% II. Tạo lập văn bản Viết đoạn văn/ bài văn theo yêu cầu Viết 1 đoạn văn theo yêu cầu. Viết một bài tập làm văn theo yêu cầu. Số câu Số điểm Tỉ lệ % 1 2,0 20% 1 5 50% 2 7 70% Tổng số câu Số điểm toàn bài Tỉ lệ % điểm toàn bài 1 0,5 5% 2 1,5 15% 2 3,0 30% 1 5 50% 6 10 100% ĐỀ BÀI I. Đọc hiểu văn bản: Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi: “Hết năm ấy sang năm khác, vợ chồng đầu tắt mặt tối, không dám chơi không ngày nào. Thế mà vần cứ cơm không đủ ăn, áo không đủ mặc. Bao nhiêu công trình khó nhọc, bao nhiêu thuốc cam thuốc sài, nuôi từ hòn máu nuôi đi, mới được đứa con bảy tuổi. Bây giờ chỉ vì một suất tiền sưu, đã phải rứt ruột đem nó đi bán, lại đèo thêm hai gánh khoai và năm con chó nữa, cũng vẫn chưa đủ. Chồng vẫn bị đánh bị trói suốt ngày suốt đêm. Không biết trong lúc đau ốm, lại bị hành hạ như thế, anh ấy có thể sống được đến mai hay không? Và ngày mai chạy đâu cho ra hai đồng bảy bạc để chuộc chồng về? Nếu không lo đủ được số tiền ấy, số phận anh ấy sẽ ra sao? Vả lo được đủ tiền chuộc được chồng về đi nữa, cũng đã thiệt mất một đứa con rồi, sau này còn có ngày nào đem được nó về nhà nữa không? Từ chiều đến giờ nó ăn với ai, nó ngủ với ai?.... Thế rồi chị trở vào thềm, rũ rượi ngồi tựa cột hiên, nước mắt rơi xuống lã chã. Bóng trăng chênh chếch nhòm vào trong thềm. Bụi tre trước nhà, con cú sắp đi kiếm mồi, báo hiệu bằng những tiếng ghê sợ buồn rầu, có thể tưởng như ma quỷ, yêu quái. Mấy con cò ngủ giật mình thức giấc, phành phạch vỗ cánh, tự trong bóng tối bay ra. Các nhà láng giềng, gà gáy te te. Trống canh ngoài đình gắt gỏng điểm dịp ba tiếng.” (Ngô Tất Tố, Tắt đèn, Chương XV, theo Sachhayonline.com). Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên. Câu 2: Tìm yếu tố miêu tả trong đoạn văn. Câu 3: Tìm từ ngữ liên kết các đoạn văn và cho biết ý nghĩa của từ ngữ đó. Câu 4: Cho biết ý nghĩa (tác dụng) của việc sử dụng 5 câu hỏi ở phần cuối đoạn văn thứ nhất. II. Tạo lập văn bản: Câu 1: Từ nội dung đoạn trích, em hãy viết một đoạn văn nêu suy nghĩ của mình về số phận người nông dân trong xã hội cũ. Câu 2: Chọn một trong hai đề bài sau: Kể về một kỷ niệm khiến em nhớ mãi. Chứng kiến cảnh Lão Hạc sang kể cho ông giáo nghe chuyện bán chó (trong truyện ngắn Lão Hạc của nhà văn Nam Cao). Em hãy ghi lại câu chuyện lúc đó. HƯỚNG DẪN CHẤM Phần Câu Nội dung Điểm Đọc - hiểu 1 Phương thức: tự sự 0,5 2 Yếu tố miêu tả: chị trở vào thềm, rũ rượi ngồi tựa cột hiên, nước mắt rơi xuống lã chã; Bóng trăng chênh chếch nhòm vào trong thềm; con cò ngủ giật mình thức giấc, phành phạch vỗ cánh, nhà láng giềng, gà gáy te te. Trống canh ngoài đình gắt gỏng điểm dịp ba tiếng. (HS nêu được từ 2/3 cho 0,5đ; từ ½ cho 0,25đ; không cho điểm nếu HS tìm dưới ½ hoặc không nêu được, nêu sai.). 0,5 3 Từ ngữ liên kết: Thế rồi Ý nghĩa (quan hệ): liệt kê. 0,5 0,5 4 Tác dụng: Diễn tả nỗi đau đớn, dằn vặt, lo lắng cho chồng, cho con của chị Dậu. (GV căn cứ mức độ hợp lí của câu trả lời để cho điểm) 1,0 Phần Tạo lập văn bản 1. a. Đảm bảo thể thức của một đoạn văn b. Xác định đúng vấn đề nghị luận c. Triển khai hợp lí nội dung đoạn văn: Có thể trình bày theo hướng sau: - Người nông dân trong xã hội cũ phải sống cuộc đời vô cùng cơ cực, quanh năm lam lũ vất vả vẫn nghèo đói, túng thiếu. - Phải chịu sự áp bức bất công, hà khắc của bộ máy cầm quyền, chịu sưu cao thuế nặng; - Người nông dân thấp cổ bé họng không những không được pháp luật, nhà nước bảo hộ mà còn bị đối xử bất công, tàn nhẫn, vô nhân đạo. (Có thể dẫn chứng từ các tác phẩm đã học) d. Sáng tạo: HS có thể có suy nghĩ riêng về vấn đề nghị luận. e. Chính tả: dùng từ, đặt câu, đảm bảo chuẩn ngữ pháp, ngữ nghĩa TV. (Trong khoảng 20 dòng nên GV chú ý cách triển khai nội dung đoạn văn của HS. Không “đếm ý” cho điểm). 0,25 0,25 0,5 0,25 0,25 0,25 0,25 2 a. Đảm bảo cấu trúc của một bài văn tự sự: có đầy đủ Mở bài, Thân bài, kết bài. 0,25 b. Xác định đúng vấn đề tự sự (kỷ niệm khiến em nhớ mãi/ lão Hạc kể cho ông giáo nghe chuyện bán chó). 0,25 c. Triển khai vấn đề: Viết bài văn tự sự có yếu tố miêu tả và biểu cảm. Đề 1: – Giới thiệu kỷ niệm sâu sắc làm em nhớ mãi. – Thời gian, không gian diễn ra kỷ niệm. – Những chi tiết, diễn biến xung quanh kỷ niệm đó. – Kỷ niệm đó mang lại cho em suy nghĩ gì? – Kỷ niệm của em có phải là hồi ức đẹp không? – Những suy nghĩ hiện tại của em về kỷ niệm. Đề 2: Ngôi kể thứ nhất (tôi) có mặt trong câu chuyện như người thứ 3 ngoài lão Hạc với ông giáo (phân biệt với người kể ở trong truyện của Nam Cao chính là ông giáo). - Giới thiệu hoàn cảnh lão Hạc sang nhà ông giáo để kể chuyện bán chó. Ở đó có ông giáo và người kể. - Kể: Lão Hạc kể chuyện bán chó với ông giáo: Lão Hạc báo tin bán chó Lão Hạc kể lại chuyện bán chó Miêu tả: Nét mặt đau khổ của lão Hạc Biểu cảm: Nỗi ân hận của lão Hạc về việc bán chó và thái độ của ông giáo. Lão Hạc: Chua chát kết thúc việc bán chó. - Miêu tả: Nét mặt của ông giáo khi nhận được tin => suy tư nghĩ ngợi và đau khổ với lão Hạc - Biểu cảm: Nêu những suy nghĩ của bản thân với câu chuyện. Nêu những suy nghĩ về các nhân vật ở trong đó (về ông giáo và lão Hạc) - Nhắc lại sự việc bán chó. Đặc biệt là khi sự việc kết thúc. Nhận định, đánh giá chung về sự việc đó. Trở lại hoàn cảnh thực tại của mình. 4.0 d. Sáng tạo: HS có cách kể chuyện độc đáo, linh hoạt. 0,25 e. Chính tả: dùng từ, đặt câu, đảm bảo chuẩn ngữ pháp, ngữ nghĩa TV. 0,25 ====================================================. PHÒNG GD & ĐT . TRƯỜNG THCS . ============= KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ I Môn: Ngữ văn 9 Ngày kiểm tra: / 10/ 2020 Thời gian: 90 phút I. MỤC TIÊU Kiểm tra mức độ đạt chuẩn kiến thức, kĩ năng của học sinh ở bộ môn Ngữ văn, nửa đầu học kỳ I, năm học 2020 – 2021. II. TRONG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG, THÁI ĐỘ 1. Kiến thức: Nội dung kiến thức ở ba phân môn: Văn học, Tiếng Việt, Tập làm văn đã học. 2. Kĩ năng: HS biết trình bày nội dung, ý nghĩa, lí giải, liên hệ một số chi tiết; biết tạo lập văn bản theo yêu cầu; câu văn ít sai chính tả. 3. Thái độ: Nghiêm túc khi làm bài, bày tỏ được tình cảm của mình trong khi làm bài. III. CHUẨN BỊ: - GV: Tài liệu tham khảo, đề bài, đáp án, photo đề. - HS: Soạn bài ở nhà và chuẩn bị tốt cho tiết kiểm tra. - Hình thức kiểm tra: Tự luận. IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số: 2. Bài cũ: Không. 3. Bài mới: GTB V. MA TRẬN ĐỀ : Mức độ NLĐG Nhận biết Thông hiểu Vận dụng thấp Vận dụng cao Cộng I. Đọc- hiểu Ngữ liệu: Văn bản ngoài chương trình. Tiêu chí lựa chọn ngữ liệu: Một văn bản dài dưới 150 chữ tương đương với một đoạn văn bản được học chính thức trong chương trình. - Nêu phương thức biểu đạt chính/ phong cách ngôn ngữ/ văn bản trích/ thể loại. - Hiểu được nội dung, ý nghĩa của từ ngữ/ văn bản... - Trình bày suy nghĩ của bản thân về một chi tiết trong văn bản. Số câu Số điểm Tỉ lệ % 1 0,5 5% 2 1,5 15% 1 1,0 10% 4 3 30% II. Tạo lập văn bản Viết đoạn văn/ bài văn theo yêu cầu Viết 1 đoạn văn theo yêu cầu. Viết một bài tập làm văn theo yêu cầu. Số câu Số điểm Tỉ lệ % 1 2,0 20% 1 5 50% 2 7 70% Tổng số câu Số điểm toàn bài Tỉ lệ % điểm toàn bài 1 0,5 5% 2 1,5 15% 2 3,0 30% 1 5 50% 6 10 100% ĐỀ BÀI I. Đọc hiểu văn bản: Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi: Tết Tết năm kia bố mẹ già tất bật nhặt lá mai, trang hoàng nhà đón chờ con cháu. Chợt xe bưu phẩm dừng trước cửa, người ta ôm vào đủ loại quà kèm bưu thiếp ghi: “Bố mẹ ăn tết vui vẻ, sang năm chúng con sẽ về”. Tết năm sau lại hăm hở dọn nhà. Lại xe đỗ cửa. Lại quà ngổn ngang. Và lời chúc quen thuộc. Tết năm này con cháu về, thấy nhà mình thiếu tết. Cây mai nguyên lá. Mái nhà xanh rêu. Quà năm cũ còn nguyên, vương bụi. Thế mà bố mẹ rưng rưng nói: “Năm nay có tết rồi!”. (Trần Hoàng Trúc, Theo Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản trên. Câu 2: Tìm yếu tố miêu tả trong văn bản. Câu 3: Tìm lời dẫn trực tiếp trong văn bản, cho biết dấu hiệu để em nhận ra đó là lời dẫn trực tiếp. Câu 4: Cho biết một thông điệp có ý nghĩa em rút ra sau khi đọc văn bản trên (viết trong khoảng 5 – 7 dòng). II. Tạo lập văn bản: Câu 1: Từ nội dung đoạn trích, em hãy viết một đoạn văn (khoảng 15 dòng) nêu suy nghĩ của mình về tình cảm gia đình. Câu 2: Tưởng tượng sau 20 năm nữa em có dịp về thăm trường cũ. Hãy kể lại buổi thăm trường xúc động đó. HƯỚNG DẪN CHẤM Câu Nội dung cần đạt Điểm I.1 Phương thức: tự sự 0,5 I.2 Yếu tố miêu tả: tất bật nhặt lá mai, trang hoàng nhà, hăm hở dọn nhà, quà ngổn ngang, cây mai nguyên lá, mái nhà xanh rêu, quà năm cũ còn nguyên, vương bụi, bố mẹ rưng rưng. (HS nêu được từ 2/3 cho 0,5đ; từ ½ cho 0,25đ; không cho điểm nếu HS tìm dưới ½ hoặc không nêu được, nêu sai.). 0,5 I.3 - “Bố mẹ ăn tết vui vẻ, sang năm chúng con sẽ về”. - “Năm nay có tết rồi!”. - Dấu hiệu: Đặt sau dấu hai chấm và trong ngoặc kép. 0,25 0,25 0,5 I.4 HS nêu được một thông điệp có ý nghĩa, ví dụ: - Là con cái, dù đi đâu thì tết cũng nên về sum họp cùng gia đình. - Tết không quan trọng ở vật chất đủ đầy, điều quan trọng là cả gia đình được sum họp đầm ấm. ... 1,0 II.1 a. Đảm bảo thể thức của một đoạn văn 0,25 b. Xác định đúng vấn đề nghị luận 0,25 c. Triển khai hợp lí nội dung đoạn văn: Có thể trình bày theo hướng sau: * Giới thiệu về tình cảm gia đình. * Giải thích: Tình cảm gia đình là gì? Tình cảm gia đình là mối liên hệ khăng khít, gắn bó giữa các thành viên trong gia đình với nhau (ông bà - bố mẹ - con cái, anh - chị - em), được biểu hiện thông qua lời nói và hành động, cách ứng xử của từng thành viên. * Vai trò của tình cảm gia đình: + Đối với cá nhân: tạo động lực, lan tỏa yêu thương. + Đối với xã hội: tạo nên một xã hội vững mạnh, tràn đầy niềm vui, yêu thương. * Chúng ta cần làm gì để xây dựng tình cảm gia đình bền chặt? trong hành động và ứng xử. * Khẳng định vị trí, tầm quan trọng của tình cảm gia đình. (Trong khoảng 15 dòng nên GV chú ý cách triển khai nội dung đoạn văn của HS. Không “đếm ý” cho điểm). 1,0 d. Sáng tạo: HS có cách viết độc đáo, linh hoạt. 0,25 e. Chính tả: dùng từ, đặt câu, đảm bảo chuẩn ngữ pháp, ngữ nghĩa TV. 0,25 II.2 a. Đảm bảo thể thức của một bài văn tự sự 0,25 b. Xác định đúng vấn đề tự sự 0,25 c. Triển khai hợp lí nội dung bài viết: Có thể trình bày theo hướng sau: – Giới thiệu tên trường xưa, tưởng tượng đến trường vì lí do nào? đi bằng phương tiện gì? – Miêu tả con đường đến trường: hãy so sánh con đường lúc đó và sau này. – Miêu tả sân trường? (so sánh xưa – nay), các cây xanh trong trường thay đổi thế nào ? ghế đá, – Miêu tả các phòng lớp (phòng vi tính,dụng cụ ). Các dãy phòng: phòng gi
Tài liệu đính kèm:
- de_kiem_tra_giua_hoc_ky_i_mon_ngu_van_lop_6_nam_hoc_2020_202.docx