Đề ôn tập thi chọn học sinh giỏi môn Hóa học Lớp 9

Đề ôn tập thi chọn học sinh giỏi môn Hóa học Lớp 9

Bài 1:

 Khử hoàn toàn 3,12 gam hỗn hợp gồm CuO và FexOy bằng khí H2 ở nhiệt độ cao, sau phản ứng thu được 2,32 gam chất rắn. Hòa tan chất rắn này vào 200 ml dung dịch H2SO4 loãng (vừa đủ) thì có 0,672 lít khí thoát ra (ở đktc).

a) Tính nồng độ CM của dung dịch H2SO4 đã dùng.

b) Xác định công thức của FexOy.

Bài 2:

Người ta dùng khí CO dư ở nhiệt độ cao để khử hoàn toàn 53,5g hỗn hợp X chứa CuO, Fe2O3, PbO, FeO thu được hỗn hợp kim loại Y và hỗn hợp khí Z. Cho Z tác dụng hết với dung dịch Ca(OH)2 dư, phản ứng xong người ta thu được 60 gam kết tủa trắng.

a) Viết phương trình hóa học của các phản ứng.

b) Xác định khối lượng của hỗn hợp kim loại Y.

Bài 3:

1. Nung nóng dây sắt trong không khí, phản ứng xong cho sản phẩm vào dung dịch HCl vừa đủ. Sau đó cho toàn bộ vào NaOH. Viết phương trình hóa học xảy ra.

 2. Khi làm lạnh 900g dung dịch NaCl bão hoà ở 90oC về 0oC thì có bao nhiêu gam tinh thể NaCl khan tách ra, biết SNaCl (90oC) = 50g và SNaCl (0oC) = 35g.

Bài 4:

 1. Để điều chế 560 gam dung dịch CuSO4 16% cần phải lấy bao nhiêu gam dung dịch CuSO4 8% và bao nhiêu gam tinh thể CuSO4.5H2O?

 2. Trộn lẫn 200ml dung dịch Al2(SO4)3 0,1M với 100ml dung dịch HCl aM được dung dịch (A). Cho 0,12 mol Ba(OH)2 vào dung dịch (A), lọc lấy kết tủa nung đến khối lượng không đổi được 15g chất rắn. Tính a?

Bài 5:

1. Chỉ dùng giấy quỳ tím hãy nhận biết các lọ mất nhãn đựng các dung dịch sau: NaCl, HCl, CaCl2, Na2¬CO3.

2. Trộn 150 gam dung dịch Na2CO3 10,6% vào 1000 gam dung dịch CaCl2 5,55% thu được dung dịch A. Hãy tính nồng độ phần trăm các chất trong dung dịch A.

Bài 6:

1. Cho 400 gam dung dịch NaCl có nồng độ 38,9% bão hòa ở 500C. Hỏi khi hạ nhiệt độ xuống 250C thì có bao nhiêu gam muối kết tinh. Biết độ tan ở 250C là 12,5 (gam).

2.

a. Viết một phương trình hóa học trong đó có 4 loại hợp chất vô cơ cơ bản.

b. Viết 4 phương trình hóa học có bản chất khác nhau tạo thành KCl.

 

docx 8 trang hapham91 6800
Bạn đang xem tài liệu "Đề ôn tập thi chọn học sinh giỏi môn Hóa học Lớp 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI ÔN TẬP 
Bài 1: 
 Khử hoàn toàn 3,12 gam hỗn hợp gồm CuO và FexOy bằng khí H2 ở nhiệt độ cao, sau phản ứng thu được 2,32 gam chất rắn. Hòa tan chất rắn này vào 200 ml dung dịch H2SO4 loãng (vừa đủ) thì có 0,672 lít khí thoát ra (ở đktc).
Tính nồng độ CM của dung dịch H2SO4 đã dùng.
Xác định công thức của FexOy.
Bài 2: 
Người ta dùng khí CO dư ở nhiệt độ cao để khử hoàn toàn 53,5g hỗn hợp X chứa CuO, Fe2O3, PbO, FeO thu được hỗn hợp kim loại Y và hỗn hợp khí Z. Cho Z tác dụng hết với dung dịch Ca(OH)2 dư, phản ứng xong người ta thu được 60 gam kết tủa trắng.
a) Viết phương trình hóa học của các phản ứng.
b) Xác định khối lượng của hỗn hợp kim loại Y.
Bài 3: 
1. Nung nóng dây sắt trong không khí, phản ứng xong cho sản phẩm vào dung dịch HCl vừa đủ. Sau đó cho toàn bộ vào NaOH. Viết phương trình hóa học xảy ra.
	2. Khi làm lạnh 900g dung dịch NaCl bão hoà ở 90oC về 0oC thì có bao nhiêu gam tinh thể NaCl khan tách ra, biết SNaCl (90oC) = 50g và SNaCl (0oC) = 35g.
Bài 4: 
 1. Để điều chế 560 gam dung dịch CuSO4 16% cần phải lấy bao nhiêu gam dung dịch CuSO4 8% và bao nhiêu gam tinh thể CuSO4.5H2O?
	2. Trộn lẫn 200ml dung dịch Al2(SO4)3 0,1M với 100ml dung dịch HCl aM được dung dịch (A). Cho 0,12 mol Ba(OH)2 vào dung dịch (A), lọc lấy kết tủa nung đến khối lượng không đổi được 15g chất rắn. Tính a?
Bài 5: 
1. Chỉ dùng giấy quỳ tím hãy nhận biết các lọ mất nhãn đựng các dung dịch sau: NaCl, HCl, CaCl2, Na2CO3.
2. Trộn 150 gam dung dịch Na2CO3 10,6% vào 1000 gam dung dịch CaCl2 5,55% thu được dung dịch A. Hãy tính nồng độ phần trăm các chất trong dung dịch A.
Bài 6: 
1. Cho 400 gam dung dịch NaCl có nồng độ 38,9% bão hòa ở 500C. Hỏi khi hạ nhiệt độ xuống 250C thì có bao nhiêu gam muối kết tinh. Biết độ tan ở 250C là 12,5 (gam).
2. 
a. Viết một phương trình hóa học trong đó có 4 loại hợp chất vô cơ cơ bản.
b. Viết 4 phương trình hóa học có bản chất khác nhau tạo thành KCl.
Bài 7: 
Chất bột A là Na2CO3, chất bột B là Ca(HCO3)2. Viết phương trình hóa học xảy ra (nếu có) khi:
	- Nung nóng A và B.
	- Hòa tan A và B bằng dung dịch H2SO4 loãng.
- Cho CO2 qua dung dịch A và dung dịch B.
- Cho dung dịch Ca(OH)2 vào dung dịch A và dung dịch B.
- Cho A và B vào dung dịch BaCl2.
Bài 8: 
Viết phương trình hóa học xảy ra khi tiến hành các thí nghiệm sau:
 a. Sục khí Cl2 vào dung dịch KOH ở nhiệt độ thường. b. Hoà tan Al2O3 trong dung dịch H2SO4 đặc, nóng.
 c. Cho Na tác dụng với dung dịch CuSO4. d. Đốt quặng pirit sắt FeS2 trong khí O2 dư.
 e. Cho Zn vào dung dịch axit axetic. f. Đun nóng hỗn hợp benzen và brôm có mặt bột Fe.
 g. Sục khí SO2 vào dung dịch KMnO4. h. Cho Fe3O4 tác dụng với dung dịch NaHSO4.
Bài 9: 
 1. Chia m gam hỗn hợp T gồm Na2CO3 và KHCO3 thành hai phần bằng nhau. 
Phần 1: Cho tác dụng với lượng dư dung dịch BaCl2, thu được 29,55 gam kết tủa. 
Phần 2: Cho tác dụng với dung dịch Ca(OH)2 dư, thu được 30,00 gam kết tủa. Tính giá trị của m.
 2. Hòa tan 24,16 gam hỗn hợp X gồm Cu và Fe3O4 trong dung dịch HCl loãng, dư thấy còn lại 6,40 gam rắn không tan. Tính khối lượng mỗi chất trong X. 
 3. Hòa tan hoàn toàn 13,20 gam hỗn hợp G gồm: Mg, MgO, Ca và CaO vào dung dịch HCl (vừa đủ) thu được 4,48 lít khí (đktc); dung dịch H có chứa 16,65 gam CaCl2 và m gam MgCl2. Tính m.
Bài 10:
	1. Nêu hiện tượng và viết phương trình hóa học xảy ra trong mỗi trường hợp sau: 
 a. Cho dung dịch FeCl2 vào dung dịch AgNO3 dư.	
 b. Cho từ từ dung dịch HCl đến dư vào dung dịch NaAlO2.
 2. Dẫn từ từ khí CO2 vào dung dịch chứa y mol Ba(OH)2. Mối quan hệ giữa số mol kết tủa thu được và số mol CO2 được biểu diễn theo đồ thị bên. Tính giá trị của x, y.
Bài 1: 
 Khử hoàn toàn 3,12 gam hỗn hợp gồm CuO và FexOy bằng khí H2 ở nhiệt độ cao, sau phản ứng thu được 2,32 gam chất rắn. Hòa tan chất rắn này vào 200 ml dung dịch H2SO4 loãng (vừa đủ) thì có 0,672 lít khí thoát ra (ở đktc).
Tính nồng độ CM của dung dịch H2SO4 đã dùng.
Xác định công thức của FexOy.
Bài 2: 
Người ta dùng khí CO dư ở nhiệt độ cao để khử hoàn toàn 53,5g hỗn hợp X chứa CuO, Fe2O3, PbO, FeO thu được hỗn hợp kim loại Y và hỗn hợp khí Z. Cho Z tác dụng hết với dung dịch Ca(OH)2 dư, phản ứng xong người ta thu được 60 gam kết tủa trắng.
a) Viết phương trình hóa học của các phản ứng.
b) Xác định khối lượng của hỗn hợp kim loại Y.
a) Các phương trình phản ứng:
	CO + CuO CO2 + Cu (1)
	3CO + Fe2O3 3CO2 + 2Fe (2)
	CO + PbO CO2 + Pb (3)
	CO + FeO CO2 + Fe (4)
	Hỗn hợp Z gồm ( CO2 , CO dư )
	CO2 + Ca(OH)2 ® CaCO3 ¯ + H2O 
	 0,6 mol	 mol
b) Từ các phương trình (1),(2),(3),(4) ta có : 
	 ( pư) = = 0,6 mol
	Theo định luật BTKL ta có : 
 Þ
Bài 3: 
1. Nung nóng dây sắt trong không khí, phản ứng xong cho sản phẩm vào dung dịch HCl vừa đủ. Sau đó cho toàn bộ vào NaOH. Viết phương trình hóa học xảy ra.
	2. Khi làm lạnh 900g dung dịch NaCl bão hoà ở 90oC về 0oC thì có bao nhiêu gam tinh thể NaCl khan tách ra, biết SNaCl (90oC) = 50g và SNaCl (0oC) = 35g.
2Fe + O2 2FeO
4Fe + 3O22Fe2O3
3Fe + 2O2Fe3O4 
FeO + 2HCl → FeCl2 + H2O 
Fe2O3 + 6HCl → 2FeCl3 + 3H2O 
Fe3O4 + 8 HCl → FeCl2 +2FeCl3 + 4H2O 
FeCl2 + 2NaOH → Fe(OH)2↓ + 2NaCl 
FeCl3 + 3NaOH → Fe (OH)3↓ + 3NaCl 
-Ở 90oC: C%NaCl =50.100/(100+50)=33,3333% => mNaCl = 33,3333.900/100 = 300g
 + Ở 0oC: C%NaCl =35.100/(100+35)=25,93%
 + Gọi số khối lượng tinh thể NaCl tách ra là a (gam) 
=> => a= mNaCl = 90g
Bài 4: 
 1. Để điều chế 560 gam dung dịch CuSO4 16% cần phải lấy bao nhiêu gam dung dịch CuSO4 8% và bao nhiêu gam tinh thể CuSO4.5H2O?
	2. Trộn lẫn 200ml dung dịch Al2(SO4)3 0,1M với 100ml dung dịch HCl aM được dung dịch (A). Cho 0,12 mol Ba(OH)2 vào dung dịch (A), lọc lấy kết tủa nung đến khối lượng không đổi được 15g chất rắn. Tính a?
Gọi x, y lần lượt là khối lượng dung dịch CuSO4 8% và CuSO4.5H2O cần dùng.
Ta có: x + y = 560
 560. = x. + y.
x = 480 (gam); y = 80 (gam)
Dung dịch (A) gồm : Al2(SO4)3: 0,02 mol
	 HCl: 0,1a mol	
Khi cho 0,12 mol Ba(OH)2 vào dung dịch A, có :	
Lượng kết tủa BaSO4 lớn nhất = 0,06.233 = 13,98 < 15 Có kết tủa Al(OH)3 
chât rắn sau khi nung có: 0,06 mol BaSO4 và Al2O3 =15- 13,98 =1,02 (0,01 mol)
Ba(OH)2 + 2HCl ® BaCl2 + 2H2O 	 (1)
3BaCl2 + Al2(SO4)3 ® 3BaSO4 ¯ + 2AlCl3	(2)
3Ba(OH)2 + Al2(SO4)3 ® 3BaSO4 ¯ + 2Al(OH)3¯	(3)
3Ba(OH)2 + 2AlCl3 ® 3BaCl2 + 2Al(OH)3¯	 (4)
Ba(OH)2 + 2Al(OH)3 ® Ba[Al(OH)4]2 	 (5)
2Al(OH)3 Al2O3 + 3H2O	 (6)	
Trường hợp 1: AlCl3 dư, chưa xảy ra phản ứng (4)
Ta có: nAl2O3 = 0,01 mol Þ nAl(OH)3= 0,02 mol.
Theo (3), (4) nBa(OH)2 = 0,03 mol nBa(OH)2 (1) = 0,12- 0,03 = 0,09 mol 
nHCl = 0,18 = 0,1a a = 1,8M
Trường hợp 2: Ba(OH)2 dư, xảy ra (5)
nAl(OH)3 tạo ra ở (3), (4) = 0,04 nAl(OH)3 tan ở (5) = 0,04-0,02 = 0,02
nBa(OH)2 phản ứng ở (3), (4) = 0,06 và nBa(OH)2 phản ứng ở (5) = 0,01 
nBa(OH)2 (1) = 0,12- 0,07 = 0,05 
nHCl = 0,05.2=0,1a a = 1M.
Bài 5: 
1. Chỉ dùng giấy quỳ tím hãy nhận biết các lọ mất nhãn đựng các dung dịch sau: NaCl, HCl, CaCl2, Na2CO3.
2. Trộn 150 gam dung dịch Na2CO3 10,6% vào 1000 gam dung dịch CaCl2 5,55% thu được dung dịch A. Hãy tính nồng độ phần trăm các chất trong dung dịch A.
1. 
Đánh số thự các lọ hóa chất và lấy mẫu thử.
Cho từng mẩu thử vào quỳ tím nếu mẩu thử nào làm quỳ tím chuyển sang màu đỏ là dung dịch HCl ( Có thể nhận ra dung dịch Na2CO3 làm quỳ tím chuyển sang màu xanh)
Lấy dung dịch HCl vừa nhận được cho tác dụng với 3 mẩu còn lại, nếu xuất hiện bọt khí không màu thì mẫu thử đó là Na2CO3 .
PTHH: Na2CO3 + 2HCl 2NaCl + H2O + CO2 
Lấy dung dịch Na2CO3 vừa nhận được cho tác dụng với 2 mẫu thử còn lại. Nếu xuất hiện kết tủa trắng thì mẫu thử đó là CaCl2 
PTHH: CaCl2 + Na2CO3 CaCO3 + 2NaCl
Mẫu thử còn lại không có hiện tượng gì là NaCl
2. 
=
PTHH: CaCl2 + Na2CO3 CaCO3 + 2NaCl 
Tỉ lệ: 0,5 > 0,15 => CaCl2 dư. Dung dịch gồm NaCl và CaCl2 dư
Theo pt: => mNaCl = 0,3 . 58,5 = 17,55 (g)
 pư = 0,15 mol =>dư = (0,5 - 0,15). 111 = 38,85(g)
Khối lượng dung dịch thu được sau phản ứng
mdd = 150 + 1000 – 0,15.100 = 1135 (gam)
Nồng độ phần trăm các chất tan trong dung dịch thu được là
C%NaCl = 
C%=
Bài 6: 
1. Cho 400 gam dung dịch NaCl có nồng độ 38,9% bão hòa ở 500C. Hỏi khi hạ nhiệt độ xuống 250C thì có bao nhiêu gam muối kết tinh. Biết độ tan ở 250C là 12,5 (gam).
2. 
a. Viết một phương trình hóa học trong đó có 4 loại hợp chất vô cơ cơ bản.
b. Viết 4 phương trình hóa học có bản chất khác nhau tạo thành KCl.
1. 
 Ở 500C:
mNaCl = = 155,6 (gam)
Cứ 100g nước hòa tan được x gam NaCl tạo thành (100 +x) gam dung dịch bão hòa.
Vậy 155,6gam NaCl tan trong nước tạo thành 400gam dung dịch bão hòa.
= => x = 63,67
Ở 250C: Giả sử muối đã bị kết tinh là y gam
100gam nước hòa tan được 12,5gam NaCl tạo thành 112,5 gam dung dịch bão hòa.
Vậy (63,67 – y) gam NaCl tan trong nước tạo thành (400 – y) gam dung dịch bão hòa
=> y = 21,63g
2. 
a. PTHH: 2KOH + H2SO4 K2SO4 + 2H2O
 bazơ axit muối oxit
b. PTHH: 1. KOH + HCl KCl + H2O 
 2. 2KClO3 2KCl + 3O2 
 3. KHCO3 + HCl KCl + H2O + CO2 
 4. K2O + 2HCl 2KCl + H2O 
Bài 7: 
Chất bột A là Na2CO3, chất bột B là Ca(HCO3)2. Viết phương trình hóa học xảy ra (nếu có) khi:
	- Nung nóng A và B.
	- Hòa tan A và B bằng dung dịch H2SO4 loãng.
- Cho CO2 qua dung dịch A và dung dịch B.
- Cho dung dịch Ca(OH)2 vào dung dịch A và dung dịch B.
- Cho A và B vào dung dịch BaCl2.
- Các phương trình hóa học xảy ra là:
+) Ca(HCO3)2 CaCO3 + CO2 + H2O
 CaCO3 CaO + CO2
+) Na2CO3 + H2SO4 Na2SO4 + H2O + CO2
 Ca(HCO3)2 + H2SO4 CaSO4 + 2H2O + 2 CO2
+) Na2CO3 + CO2 + H2O 2NaHCO3
+) Na2CO3 + Ca(OH)2 CaCO3 + 2NaOH
 Ca(HCO3)2 + Ca(OH)2 CaCO3 + H2O
+) Na2CO3 + BaCl2 BaCO3 + 2NaCl
(Nếu HS coi cho hỗn hợp cùng vào dung dịch BaCl2 mà có thêm phương trình
 Na2CO3 + Ca(HCO3)2 CaCO3 + 2NaHCO3 không cho điểm vì bài không cho “ cùng vào dung dịch BaCl2 )
Bài 8: 
Viết phương trình hóa học xảy ra khi tiến hành các thí nghiệm sau:
 a. Sục khí Cl2 vào dung dịch KOH ở nhiệt độ thường. b. Hoà tan Al2O3 trong dung dịch H2SO4 đặc, nóng.
 c. Cho Na tác dụng với dung dịch CuSO4. d. Đốt quặng pirit sắt FeS2 trong khí O2 dư.
 e. Cho Zn vào dung dịch axit axetic. f. Đun nóng hỗn hợp benzen và brôm có mặt bột Fe.
 g. Sục khí SO2 vào dung dịch KMnO4. h. Cho Fe3O4 tác dụng với dung dịch NaHSO4.
a. Cl2 + 2KOH KCl + KClO + H2O
b. Al2O3 + 3H2SO4 đặc, nóng Al2(SO4)3 + 3H2O
c. 2Na + 2H2O 2NaOH+ H2
 CuSO4 + 2NaOH Cu(OH)2 + Na2SO4
d. 4FeS2 + 11O2 2Fe2O3 + 8SO2 
e. Zn + 2CH3COOH (CH3COO)2Zn + H2
f. C6H6 + Br2 C6H5Br + HBr
g. 5SO2 + 2KMnO4 + 2H2O K2SO4 + 2MnSO4 + 2H2SO4
h. Fe3O4 + 8NaHSO4 4Na2SO4 + FeSO4 + Fe2(SO4)3+4H2O
Bài 9: 
 1. Chia m gam hỗn hợp T gồm Na2CO3 và KHCO3 thành hai phần bằng nhau. 
Phần 1: Cho tác dụng với lượng dư dung dịch BaCl2, thu được 29,55 gam kết tủa. 
Phần 2: Cho tác dụng với dung dịch Ca(OH)2 dư, thu được 30,00 gam kết tủa. Tính giá trị của m.
 2. Hòa tan 24,16 gam hỗn hợp X gồm Cu và Fe3O4 trong dung dịch HCl loãng, dư thấy còn lại 6,40 gam rắn không tan. Tính khối lượng mỗi chất trong X. 
 3. Hòa tan hoàn toàn 13,20 gam hỗn hợp G gồm: Mg, MgO, Ca và CaO vào dung dịch HCl (vừa đủ) thu được 4,48 lít khí (đktc); dung dịch H có chứa 16,65 gam CaCl2 và m gam MgCl2. Tính m.
; 
+ Phần 1: BaCl2 dư: KHCO3 không phản ứng.
Na2CO3 + BaCl2 BaCO3↓ + 2NaCl	
 0,15	 	 0,15
+ Phần 2: Ca(OH)2 dư:
Na2CO3 + Ca(OH)2 CaCO3↓ + 2NaOH 
 0,15 0,15
KHCO3 + Ca(OH)2 CaCO3↓ + KOH + H2O
 0,15	 (0,3 – 0,15)	
m = 2.(106.0,15+100.0,15) = 61,8 (gam)
2. 
Chất rắn không tan là Cu.
Đặt số mol Cu và Fe3O4 phản ứng tương ứng là a, b
PTHH: 
Fe3O4 +8HCl 2FeCl3 + FeCl2 + 4H2O (1)
 b 8b 2b b 
Cu + 2FeCl3 CuCl2 + 2FeCl2 (2)
 a 2a a 2a 
Theo bài ra ta có: 64a+ 232b = 24,16 – 6,4 = 17,76 (I)
® Phản ứng (2) vừa đủ nên 2a = 2b (II)
Từ (I, II) ® a = b = 0,06 
Vậy trong 24,16 gam X có: 0,16 mol Cu; 0,06 mol Fe3O4
3.
2HCl + Mg MgCl2 + H2 
2HCl + MgO MgCl2 + H2O 
2HCl + Ca CaCl2 + H2 
2HCl + CaO CaCl2 + H2O
Gọi số mol của MgCl2 là a.
 + HCl + H2 + H2O
13,2 g (0,3+2a) 0,2 
Bảo toàn khối lượng:
13,2+(0,3+2a).36,5 = 16,65+95a+0,4+.18
® a = 0,2
® m= 0,2.95=19 (gam)
Bài 10:
	1. Nêu hiện tượng và viết phương trình hóa học xảy ra trong mỗi trường hợp sau: 
 a. Cho dung dịch FeCl2 vào dung dịch AgNO3 dư.	
 b. Cho từ từ dung dịch HCl đến dư vào dung dịch NaAlO2.
 2. Dẫn từ từ khí CO2 vào dung dịch chứa y mol Ba(OH)2. Mối quan hệ giữa số mol kết tủa thu được và số mol CO2 được biểu diễn theo đồ thị bên. Tính giá trị của x, y.

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_on_tap_thi_chon_hoc_sinh_gioi_mon_hoa_hoc_lop_9.docx