Đề thi môn Hóa học - Kỳ thi tuyển sinh Lớp 10 THPT chuyên - Năm học 2018-2019 - Sở GD & ĐT Vĩnh Phúc (có đáp án)

Đề thi môn Hóa học - Kỳ thi tuyển sinh Lớp 10 THPT chuyên - Năm học 2018-2019 - Sở GD & ĐT Vĩnh Phúc (có đáp án)

Câu 1 (1,0 điểm).

Nguyên tố X tạo được oxit cao nhất có công thức X2O3. Trong oxit cao nhất, nguyên tố X chiếm 52,94% về khối lượng.

a. Xác định nguyên tố X.

b. Viết phương trình phản ứng khi cho lần lượt nguyên tố X, oxit cao nhất của X, hiđroxit của X tác dụng với dung dịch HCl và dung dịch NaOH.

Câu 2 (1,0 điểm).

Chất A được tạo ra do quá trình quang hợp của cây xanh. Thủy phân chất A trong môi trường axit được chất B. Lên men chất B được ancol C. Tiếp tục lên men ancol C được axit D. Cho axit D phản ứng với ancol C được chất E. Viết phương trình các phản ứng xảy ra.

Câu 3 (1,0 điểm).

Hỗn hợp khí X gồm SO2 và O2 có tỉ khối so với H2 bằng 28. Lấy 4,48 lít hỗn hợp khí X (đktc) cho vào bình phản ứng chứa một ít xúc tác V2O5, rồi nung nóng bình để thực hiện phản ứng, thu được hỗn hợp khí Y. Dẫn toàn bộ hỗn hợp Y vào dung dịch Ba(OH)2 dư, thấy có 33,51 gam kết tủa Z (gồm hai muối). Tính hiệu suất phản ứng oxi hóa SO2 thành SO3.

Câu 4 (1,0 điểm).

Cho các chất bột sau: MgO, Al, Al2O3, BaO, Na2SO4 và (NH4)2SO4. Mỗi chất được đựng trong một lọ mất nhãn. Chỉ dùng thêm nước, trình bày cách phân biệt các chất trên bằng phương pháp hóa học.

Câu 5 (1,0 điểm).

Hòa tan hết 11,1 gam hỗn hợp A gồm Al và Fe trong 200 gam dung dịch H2SO4 19,6% (loãng), thu được dung dịch B và 6,72 lít H2 (đktc). Thêm từ từ 420ml dung dịch Ba(OH)2 1M vào dung dịch B, sau phản ứng lọc lấy kết tủa đem nung trong không khí đến khối lượng không đổi, thu được m gam chất rắn. Viết phương trình các phản ứng hóa học xảy ra và tính m.

 

doc 7 trang hapham91 5821
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi môn Hóa học - Kỳ thi tuyển sinh Lớp 10 THPT chuyên - Năm học 2018-2019 - Sở GD & ĐT Vĩnh Phúc (có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC
ĐỀ CHÍNH THỨC
(Đề thi có 02 trang)
KỲ THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT CHUYÊN NĂM HỌC 2018 – 2019
ĐỀ THI MÔN: HÓA HỌC
Dành cho thí sinh thi vào lớp chuyên Hóa học
Thời gian làm bài: 150 phút, không kể thời gian giao đề.
 Cho nguyên tử khối của một số nguyên tố: H=1; Be=9; C=12; N=14; O=16; Na=23; Mg=24; Al=27; S=32; Cl=35,5; K=39; Ca=40; Mn = 55; Fe=56; Cu=64; Zn=65; Ag=108; Ba=137.
Câu 1 (1,0 điểm). 
Nguyên tố X tạo được oxit cao nhất có công thức X2O3. Trong oxit cao nhất, nguyên tố X chiếm 52,94% về khối lượng. 
a. Xác định nguyên tố X.
b. Viết phương trình phản ứng khi cho lần lượt nguyên tố X, oxit cao nhất của X, hiđroxit của X tác dụng với dung dịch HCl và dung dịch NaOH.
Câu 2 (1,0 điểm).
Chất A được tạo ra do quá trình quang hợp của cây xanh. Thủy phân chất A trong môi trường axit được chất B. Lên men chất B được ancol C. Tiếp tục lên men ancol C được axit D. Cho axit D phản ứng với ancol C được chất E. Viết phương trình các phản ứng xảy ra.
Câu 3 (1,0 điểm). 
Hỗn hợp khí X gồm SO2 và O2 có tỉ khối so với H2 bằng 28. Lấy 4,48 lít hỗn hợp khí X (đktc) cho vào bình phản ứng chứa một ít xúc tác V2O5, rồi nung nóng bình để thực hiện phản ứng, thu được hỗn hợp khí Y. Dẫn toàn bộ hỗn hợp Y vào dung dịch Ba(OH)2 dư, thấy có 33,51 gam kết tủa Z (gồm hai muối). Tính hiệu suất phản ứng oxi hóa SO2 thành SO3.
Câu 4 (1,0 điểm).
Cho các chất bột sau: MgO, Al, Al2O3, BaO, Na2SO4 và (NH4)2SO4. Mỗi chất được đựng trong một lọ mất nhãn. Chỉ dùng thêm nước, trình bày cách phân biệt các chất trên bằng phương pháp hóa học.
Câu 5 (1,0 điểm).
Hòa tan hết 11,1 gam hỗn hợp A gồm Al và Fe trong 200 gam dung dịch H2SO4 19,6% (loãng), thu được dung dịch B và 6,72 lít H2 (đktc). Thêm từ từ 420ml dung dịch Ba(OH)2 1M vào dung dịch B, sau phản ứng lọc lấy kết tủa đem nung trong không khí đến khối lượng không đổi, thu được m gam chất rắn. Viết phương trình các phản ứng hóa học xảy ra và tính m.
Câu 6 (1,0 điểm).
Cho 10 gam oxit của kim loại M có hóa trị II tác dụng vừa đủ với dung dịch H2SO4 24,500%, thu được dung dịch A có nồng độ 33,333%. Làm lạnh dung dịch A thấy có 15,625 gam chất rắn X tách ra, còn lại phần dung dịch bão hòa B có nồng độ 22,535%. Xác định kim loại M và công thức chất rắn X.
Câu 7 (1,0 điểm).
Nung m gam hỗn hợp A gồm Al và một oxit sắt trong điều kiện không có không khí (giả sử chỉ xảy ra phản ứng khử oxit sắt thành kim loại), thu được hỗn hợp chất rắn B. Chia B thành 3 phần. Phần một cho tác dụng với dung dịch NaOH dư, thu được 1,68 lít khí H2 và 12,60 gam chất rắn không tan. Phần hai cho tác dụng với dung dịch H2SO4 (đặc, nóng, dư), thu được 27,72 lít khí SO2 và dung dịch Z có chứa 263,25 gam muối sunfat. Phần ba có khối lượng nhiều hơn khối lượng phần một là 8,05 gam. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn, các thể tích khí đều đo ở điều kiện tiêu chuẩn. Tính m và xác định công thức của oxit sắt.
Câu 8 (1,0 điểm).
Hỗn hợp A gồm ba hiđrocabon mạch hở X, Y, Z đều là chất khí ở điều kiện thường, có MX < MY < MZ. Đốt cháy hoàn toàn 3,136 lít A (đktc) rồi hấp thụ toàn bộ sản phẩm cháy vào dung dịch Ba(OH)2 dư, thu được 41,37 gam kết tủa và khối lượng dung dịch giảm đi 27,27 gam so với khối lượng dung dịch Ba(OH)2 ban đầu. Biết Y, Z là đồng đẳng kế tiếp của nhau, trong A số mol của X gấp 2,5 lần tổng số mol của Y và Z. Xác định công thức phân tử của X, Y, Z.
Câu 9 (1,0 điểm).
A là hợp chất chứa các nguyên tố C, H, O. Trong một bình kín (dung tích không đổi, ở 136,5oC, áp suất P atm) chứa hơi chất A và một lượng oxi gấp đôi lượng cần thiết để đốt cháy hết A. Sau khi đốt cháy hoàn toàn A, đưa nhiệt độ bình về 0oC thấy áp suất trong bình là atm. Giả thiết CO2 không tan vào nước. Xác định công thức phân tử của A.
Câu 10 (1,0 điểm).
Hỗn hợp X gồm M, MCO3 trong đó M là kim loại thuộc nhóm IIA. Cho m gam hỗn hợp X tác dụng với dung dịch HCl vừa đủ, thu được hỗn hợp khí Y có tỉ khối so với hiđro là 16,75. Hấp thụ khí Y vào 200ml dung dịch hỗn hợp NaOH 0,65M và Ba(OH)2 0,80M, thu được dung dịch Z và 0,8691m gam kết tủa. Đun nóng dung dịch Z lại thu được kết tủa. Cho m gam hỗn hợp X tác dụng với lượng dư dung dịch HNO3 loãng, thu được hỗn hợp khí gồm NO và CO2 có tỉ khối so với hiđro là 20,833 và dung dịch T. Cô cạn dung dịch T, thu được 65,8 gam muối khan. Xác định kim loại M và tính m.
-----------Hết-----------
Thí sinh được sử dụng bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học.
Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.
Họ và tên thí sinh: Số báo danh: 
SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC
—————
(Hướng dẫn chấm có 05 trang)
HDC THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT CHUYÊN 
NĂM HỌC: 2017-2018
HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN: HÓA HỌC
Dành cho thí sinh thi vào lớp chuyên Hóa học
—————————
Câu
Đáp án
Điểm
1
(1,0đ)
Theo bài ra: 
X là Al
0,25
Cho Al tác dụng với dung dịch HCl và dung dịch NaOH có các phản ứng
0,25
Cho Al2O3 tác dụng với dung dịch HCl và dung dịch NaOH có các phản ứng
0,25
Cho Al(OH)3 tác dụng với dung dịch HCl và dung dịch NaOH có các phản ứng
0,25
2 (1,0đ)
(C6H10O5)n + nH2O C6H12O6
C6H12O6 2C2H5OH + 2CO2
C2H5OH + O2 CH3COOH + H2O
CH3COOH + C2H5OH CH3COOC2H5 + H2O
Viết đúng được phương trình nào tính điểm phương trình ấy
0,25*4
= 1,0
3
(1,0đ)
 (1) 
 (2)
 (3)
0,25
Ban đầu : 
0,25 
Gọi số mol SO2 đã tham gia phản ứng (1) là x mol 
 trong hỗn hợp thu được: 
Theo (2); (3) : 217(0,15 – x) + 233x = 33,51Þ x = 0,06 
0,25
 noxi phản ứng = 0,03 mol 
0,25
4 (1,0đ)
* Cho lần lượt 6 mẫu chất vào H2O
 BaO + H2O ® Ba(OH)2
- Chất tan là BaO, Na2SO4, (NH4)2SO4 (mẫu 1)
- Các chất còn lại không tan: Al, Mg, Al2O3 (mẫu 2)
0,5
Trộn lần lượt 3 dung dịch mẫu 1 với nhau từng đôi một
+ Mẫu tạo 1 kết tủa trắng và có khí mùi khai bay ra là (NH4)2SO4
Ba(OH)2 + (NH4)2SO4 ® BaSO4 + 2NH3 + 2H2O
+ Mẫu tạo 2 kết tủa trắng và có khí mùi khai bay ra là Ba(OH)2
Ba(OH)2 + Na2SO4 ® BaSO4 + 2Na2SO4
+ Mẫu tạo một kết tủa trắng, không có khí bay ra là Na2SO4
0,25
Lấy dung dịch Ba(OH)2 thu được lần lượt nhỏ vào 3 chất mẫu 2
+ Mẫu chất rắn tan, có khí bay ra là Al
 Ba(OH)2 + 2Al + 2H2O ® Ba(AlO2)2 + 3H2
+ Mẫu chất rắn tan, không có khí bay ra thì mẫu chất rắn là Al2O3
 Ba(OH)2 + Al2O3 ® Ba(AlO2)2 + H2O
+ Mẫu chất rắn không tan là MgO
0,25
5
(1,0đ)
 2Al + 3H2SO4 Al2(SO4)3 + 3H2­	(1)
 Fe + H2SO4 FeSO4 + H2­ 	 (2)
- Khi thêm dung dịch Ba(OH)2 vào dung dịch B có thể có các phản ứng
H2SO4+ Ba(OH)2 BaSO4¯ + 2H2O	(3)
Al2(SO4)3+ 3Ba(OH)2 3BaSO4¯ + 2Al(OH)3¯ (4)
	FeSO4+ Ba(OH)2 BaSO4¯ + Fe(OH)2¯	(5)
	Ba(OH)2+ 2Al(OH)3 Ba(AlO2)2 + 4H2O	(6)
 2Al(OH)3 Al2O3 + 3H2O	 	(7)
 4Fe(OH)2 + O2 2Fe2O3 + 4H2O	 (8)
0,5
Nhận xét: Vì số mol H2 < số mol H2SO4 ® Axit dư
Al : x mol 27x + 56y = 11,1
Fe : y mol 3x/2 + y = 0,3 x = 0,1; y = 0,15 
0,25
Dung dịch B: Al2(SO4)3: 0,05 mol; FeSO4: 0,15 mol; H2SO4: 0,1 mol.
 mchất rắn = 0,03.102 + 0,075.160 + 0,4.233 = 108,26 gam.
0,25
6
(1,0đ)
* Xác định M
Đặt số mol của oxit của kim loại M (MO) là x mol. 
 MO + H2SO4 → MSO4 + H2O
 mol x x x
Khối lượng dung dịch H2SO4 là : (gam)
Theo bảo toàn khối lượng : moxit + mddaxit = mddA
 → mddA = 10 + 400x (gam)
Nồng độ % của dung dịch muối: C% = .100% =33,333% (1)
0,25
Theo bài ra, ta có: (M +16)x = 10 (2)
Giải hệ (1) và (2), ta có: x = 0,125 và M = 64 và kim loại cần tìm là Cu.
0,25
*Xác định chất rắn X
- Gọi công thức của chất rắn X là: CuSO4.nH2O, số mol tương ứng là a.
- Khối lượng CuSO4 trong dung dịch A là: 0,125.160 = 20 (gam)
- Khối lượng dung dịch A là: mddA = 10 + 400.0,125 = 60 (gam)
- Khối lượng dung dịch B là: mddB = mddA – mX = 60 – 15,625 = 44,375 (gam)
Ta có: C%(ddB) = 
0,25
→ a = 0,0625 → 0,0625(160 + 18n) = 15,625 → n = 5
Vậy công thức của X là: CuSO4.5H2O
0,25
7
(1,0đ)
Do phản ứng hoàn toàn và hỗn hợp rắn Y tác dụng với dung dịch NaOH tạo khí H2
 Hỗn hợp rắn Y gồm: Al2O3, Fe và Al dư
+ Phần 1: Al2O3 + 2NaOH → 2NaAlO2 + H2O
2Al + 2NaOH + 2H2O → 2NaAlO2 + 3H2
0,05 ←0,075	(mol)
Chất rắn không tan là Fe: 
-Hỗn hợp rắn Y trong phần một gồm: Al2O3: a mol; Fe: 0,225 mol và Al: 0,05 mol 
0,25
 Hỗn hợp rắn Y trong phần 2 gồm: Fe : 0,225k; Al : 0,05k và Al2O3: a.k (mol)
+ Phần 2: Al2O3 + 3H2SO4 → Al2(SO4)3 + 3H2O
ak	ak (mol) 
 2Al + 6H2SO4 → Al2(SO4)3 + 3SO2­ + 6H2O
0,05k 0,025k 0,075k	(mol)
2Fe + 6H2SO4 → Fe2(SO4)3 + 3SO2­ + 6H2O
0,225k 0,1125k 0,3375k	(mol)
+ Ta có hệ phương trình:	
0,075k + 0,3375k = 1,2375 (1)
(ak + 0,025k).342 + 0,1125k.400 = 263,25 (2)
0,25
 k = 3 và a = 0,1
 mY trong phần 1 = 0,1.102 + 0,225.56 + 0,05.27 = 24,15 (gam)
Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng, ta có:
 m = mY = 24,15 + 24,15.3 + (24,15 + 8,05) = 128,8 (gam)
0,25
Xét phần 1, ta có: nFe = 0,225 (mol) và nO = 0,1.3 = 0,3 (mol)
 Công thức của oxit sắt là Fe3O4.
0,25
8
(1,0đ)
a. Đốt A: CxHy + (x + ) O2 xCO2 + H2O
nA = = 0,14 (mol); nBaCO = = 0,21 (mol)
Vì Ba(OH)2 dư nên chỉ xảy ra phản ứng sau:
Ba(OH)2 + CO2 BaCO3 + H2O
0,21 mol 0,21 mol
0,25
Vì số nguyên tử C trung bình = = 1,5 phải có 1 hiđrocabon là CH4 (X)
0,25
Gọi x là tổng số mol của Y và Z thì theo đề: nCH = 2,5x
 nA = x + 2,5x = 3,5x = 0,14 x = 0,04 và nCH = 2,5.0,04 = 0,1 (mol)
CH4 + 2O2 CO2 + 2H2O (2)
0,1 mol 0,1 mol 0,2 mol
Đốt Y và Z thu được:nHO = 0,27–0,2 = 0,07 (mol) và nCO= 0,21–0,1 = 0,11 (mol)
0,25
Số nguyên tử C trung bình của hỗn hợp Y, Z = = 2,75 
Số nguyên tử H trung bình của hỗn hợp Y, Z = = 3,5 
 Y là C2H2 và Z là C3H4 
0,25
9
(1,0đ)
Đặt CTPT của A là CxHyOz , giả sử ban đầu có 1 mol A
Phản ứng cháy:
theo bài ra: số mol Oxi ban đầu là: 
- Làm lạnh hỗn hợp sau khi đốt cháy, khí gồm CO2 và O2 dư 
0,25
Ta có: 
0,25
Nhận xét: y ≤ 2.x+2 (**)
0,25
Thay x = 1 vào (*) ®2.z – y =0
Từ y ≤ 2.x+2 ® y ≤ 4 và y chẵn
+ Nếu y = 2 ® z = 1 ® CTPT của A là CH2O
+ Nếu y = 4 ® z = 2 ® CTPT của A là CH4O2 (không thỏa mãn).
Vậy CTPT của A là CH2O và CTCT là CH2=O
0,25
10
+ Hòa tan hỗn hợp trong dung dịch HCl có phản ứng
Đặt số mol của M và MCO3 có trong hỗn hợp là a và b.
Hỗn hợp Y gồm: H2: a mol và CO2: b mol
Theo bài ra: 
0,25
Dẫn hỗn hợp khí Y qua dung dịch chứa NaOH và Ba(OH)2 có các phản ứng
Do đun nóng dung dịch sau phản ứng lại có kết tủa ® Dư Ba2+
0,25
Hòa tan hỗn hợp X trong HNO3 loãng dư có thể có các phản ứng
Theo bài ra hỗn hợp khí thu được gồm NO và CO2
0,25
Giải hệ (*), (**) và (***) 
Vậy kim loại M là Ca
Khối lượng hỗn hợp ban đầu là: 34 gam
0,25
-----------------------Hết-----------------------
Thí sinh làm bài theo cách khác đúng vẫn tính điểm bình thường.

Tài liệu đính kèm:

  • docde_thi_mon_hoa_hoc_ky_thi_tuyen_sinh_lop_10_thpt_chuyen_nam.doc