Đề thi môn Sinh học Lớp 9 - Kỳ thi chọn học sinh giỏi cấp tỉnh - Năm học 2019-2020 - Sở GD & ĐT Thanh Hoa (có đáp án)

Đề thi môn Sinh học Lớp 9 - Kỳ thi chọn học sinh giỏi cấp tỉnh - Năm học 2019-2020 - Sở GD & ĐT Thanh Hoa (có đáp án)

Câu 1 (2.0 điểm)

a. Trình bày và giải thích thí nghiệm xác định thành phần, tính chất của xương. Vì sao khi ninh xương lâu, xương sẽ mềm (bở)?

b. Tại sao nên tập thể dục giữa buổi học với những động tác vui nhộn?

Câu 2 (2.0 điểm)

a. Huyết áp là gì? Hãy cho biết huyết áp sẽ thay đổi như thế nào trong các trường hợp sau đây và giải thích: Khi ngủ, khi chạy, khi sợ hãi.

b. Khi truyền máu cần tuân thủ những nguyên tắc nào? Vì sao người có nhóm máu AB không thể truyền máu cho người có nhóm máu O?

Câu 3 (2.0 điểm)

Thực hiện thí nghiệm về trao đổi khí của một học sinh, người ta thu được kết quả sau: Thể tích thở ra bình thường là 500ml, hít vào gắng sức là 2500ml, thở ra gắng sức là 1000ml. Tổng dung tích phổi của học sinh đó là 5000ml.

a. Xác định lượng khí cặn và dung tích sống của học sinh đó.

b. Trong lượng khí hít vào và thở ra bình thường người ta thấy có 20,96% lượng khí O2 được hít vào và 16,4% lượng khí O2 thải ra. Tính thể tích lượng khí O2 được hít vào và thở ra. Tại sao lượng khí O2 thải ra lại giảm so với lúc hít vào?

c. Ý nghĩa của việc hô hấp sâu.

Câu 4 (2.0 điểm)

a. Vì sao nói đại não người tiến hóa hơn đại não của các động vật lớp thú?

b. Trên một con ếch đã được mổ để nghiên cứu rễ tủy, một bạn học sinh vô tình làm đứt một số rễ tủy. Bằng cách nào em có thể phát hiện được rễ nào còn, rễ nào bị đứt? Hãy giải thích.

Câu 5 (2.0 điểm)

a. Nêu những ưu điểm ở đậu Hà Lan thuận lợi cho quá trình nghiên cứu của Menđen?

b. Ở một giống đậu hạt đỏ tự thụ phấn (nghiêm ngặt), một đột biến gen lặn làm xuất hiện đậu hạt trắng nhưng bất thụ. Trong một thí nghiệm gieo trồng 10 hạt đậu đỏ, sau 3 thế hệ tự thụ phấn:

+ 9 hạt đậu đều cho các thế hệ sau 100% đậu hạt đỏ.

+ 1 hạt đậu tự thụ phấn cho thế hệ con vừa có đậu hạt đỏ vừa có đậu hạt trắng. Tiếp tục cho các đậu ở thế hệ con tự thụ phấn thì thế hệ F2 và F3 sẽ như thế nào về tỉ lệ kiểu hình?

 

docx 7 trang hapham91 5772
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi môn Sinh học Lớp 9 - Kỳ thi chọn học sinh giỏi cấp tỉnh - Năm học 2019-2020 - Sở GD & ĐT Thanh Hoa (có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO 
THANH HÓA
KÌ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH
NĂM HỌC 2019 - 2020
 ĐỀ THI ĐỀ XUẤT
 Môn thi: SINH HỌC - LỚP 9 
 Ngày thi: 21/10/2019
 Thời gian: 150 phút (không kể thời gian giao đề) 
 (Đề thi gồm có 02 trang, 10 câu)
Câu 1 (2.0 điểm) 
a. Trình bày và giải thích thí nghiệm xác định thành phần, tính chất của xương. Vì sao khi ninh xương lâu, xương sẽ mềm (bở)?
b. Tại sao nên tập thể dục giữa buổi học với những động tác vui nhộn?
Câu 2 (2.0 điểm)
a. Huyết áp là gì? Hãy cho biết huyết áp sẽ thay đổi như thế nào trong các trường hợp sau đây và giải thích: Khi ngủ, khi chạy, khi sợ hãi.
b. Khi truyền máu cần tuân thủ những nguyên tắc nào? Vì sao người có nhóm máu AB không thể truyền máu cho người có nhóm máu O?
Câu 3 (2.0 điểm) 
Thực hiện thí nghiệm về trao đổi khí của một học sinh, người ta thu được kết quả sau: Thể tích thở ra bình thường là 500ml, hít vào gắng sức là 2500ml, thở ra gắng sức là 1000ml. Tổng dung tích phổi của học sinh đó là 5000ml.
a. Xác định lượng khí cặn và dung tích sống của học sinh đó.
b. Trong lượng khí hít vào và thở ra bình thường người ta thấy có 20,96% lượng khí O2 được hít vào và 16,4% lượng khí O2 thải ra. Tính thể tích lượng khí O2 được hít vào và thở ra. Tại sao lượng khí O2 thải ra lại giảm so với lúc hít vào?
c. Ý nghĩa của việc hô hấp sâu.
Câu 4 (2.0 điểm)
a. Vì sao nói đại não người tiến hóa hơn đại não của các động vật lớp thú?
b. Trên một con ếch đã được mổ để nghiên cứu rễ tủy, một bạn học sinh vô tình làm đứt một số rễ tủy. Bằng cách nào em có thể phát hiện được rễ nào còn, rễ nào bị đứt? Hãy giải thích.
Câu 5 (2.0 điểm)
a. Nêu những ưu điểm ở đậu Hà Lan thuận lợi cho quá trình nghiên cứu của Menđen?
b. Ở một giống đậu hạt đỏ tự thụ phấn (nghiêm ngặt), một đột biến gen lặn làm xuất hiện đậu hạt trắng nhưng bất thụ. Trong một thí nghiệm gieo trồng 10 hạt đậu đỏ, sau 3 thế hệ tự thụ phấn:
+ 9 hạt đậu đều cho các thế hệ sau 100% đậu hạt đỏ.
+ 1 hạt đậu tự thụ phấn cho thế hệ con vừa có đậu hạt đỏ vừa có đậu hạt trắng. Tiếp tục cho các đậu ở thế hệ con tự thụ phấn thì thế hệ F2 và F3 sẽ như thế nào về tỉ lệ kiểu hình?
Câu 6 (2.0 điểm)
a. Phân tử ADN có cấu trúc như thế nào để đảm bảo cho chúng bền vững tương đối và đa dạng đặc thù?
b. Ở một loài động vật, xét 50 tinh bào bậc 1 có 2 cặp nhiễm sắc thể kí hiệu BbDd. Trong quá trình giảm phân của các tinh bào trên có 48 tinh bào giảm phân bình thường còn 2 tinh bào giảm phân không bình thường (rối loạn lần giảm phân I ở cặp nhiễm sắc thể Bb, giảm phân II bình thường, cặp Dd giảm phân bình thường). 
Xác định số lượng tinh trùng được tạo ra từ 50 tinh bào bậc 1 nói trên và tỉ lệ tinh trùng bd?
Câu 7 (2.0 điểm)
a. Muốn gây đột biến gen thì tác động vào giai đoạn nào của chu kì tế bào sẽ đạt hiệu quả cao nhất? Vì sao?
b. Gen A có chiều dài 0,51µm và có 3900 liên kết hiđrô bị đột biến thành alen a. Cặp gen Aa tự nhân đôi liên tiếp 2 lần, môi trường nội bào đã cung cấp 3597 nucleotit loại ađênin và 5403 nucleotit loại guanin. 
Xác định dạng đột biến đã xảy ra với gen A.
Câu 8 (2.0 điểm)
a. Ưu thế lai là gì? Vì sao ưu thế lai giảm dần qua các thế hệ? Muốn duy trì biểu hiện ưu thế lai ở cây trồng, người ta sử dụng biện pháp nào?
b. Một quần thể đậu Hà Lan, các cây mang tỉ lệ kiểu gen: 2AA: 3Aa: 1aa. Nếu các cây này tự thụ phấn, sau 2 thế hệ thì tỉ lệ kiểu gen của quần thể sẽ như thế nào? Biết các hạt nảy mầm 100% và các cây con phát triển bình thường.
Câu 9 (2.0 điểm)
a. Có các loài sinh vật sau: 
- Loài A sống ở cửa sông Mã ở tầng nước mặt.
- Loài B sống ở biển (ngoài khơi cách cửa sông Mã 200km, độ sâu 500m).
- Loài C sống trên cây ở vườn quốc gia Bến En.
Hãy sắp xếp 3 loài trên theo mức độ giảm dần về giới hạn nhiệt (rộng hay hẹp) 
và giải thích.
b. Việt Nam là một trong những quốc gia trên thế giới chịu tác động mạnh nhất của biến đổi khí hậu Trái đất. Người ta dự tính đến năm 2050 thì nhiều vùng ven biển sẽ bị ngập chìm do mực nước biển tăng lên.
Giải thích vì sao xảy ra hiện tượng đó và nêu một số biện pháp khắc phục?
Câu 10 (2.0 điểm)
Cho một hệ sinh thái đồng cỏ có các loài sinh vật sau đây: thực vật, thỏ, rắn, ếch, chuột, châu chấu, sâu ăn lá, đại bàng, chim ăn sâu.
a. Vẽ sơ đồ lưới thức ăn trong quần xã sinh vật nói trên.
b. Nếu loại trừ rắn ra khỏi quần xã trên thì những loài nào sẽ bị ảnh hưởng trực tiếp, những loài nào có số lượng cá thể tăng? Vì sao?
 Hết
Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm
Họ tên thí sinh........................................................................... Số BD..................
Giám thị số 01....................................... Giám thị số 02..........................................
SỞ GD & ĐT THANH HÓA
KÌ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH
NĂM HỌC 209 - 2020
HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN NGỮ VĂN LỚP 9
ĐỀ THI ĐỀ XUẤT 
( Hướng dẫn chấm gồm 10 câu, 05 trang )
Câu
Nội dung
Điểm
Câu 1
(2,0 đ)
a. 
- Thí nghiệm xác định thành phần hóa học và tính chất của xương:
 + Thí nghiệm 1: Lấy xương đùi ếch trưởng thành ngâm trong dung dịch HCl 10% sau 10-15 phút lấy ra ta thấy xương mềm và dễ uốn cong.
0,25
 + Thí nghiệm 2: Đốt một mẫu xương đùi ếch khác trên ngọn lửa đèn cồn cho đến khi xương không cháy nữa (không thấy khói bay lên) ta dùng tay bóp nhẹ thấy miếng xương nát vụn.
0,25
- Nhận xét kết quả: 
 + Từ thí nghiệm 1: Ta thấy phần khoáng (chủ yếu canxi) trong xương tan hết, chất còn lại là chất hữu cơ (cốt giao) làm cho xương mềm, dẻo.
 + Từ thí nghiệm 2: Ta thấy phần hữu cơ (cốt giao) bị cháy hết, chất còn lại là thành phần khoáng giúp xương rắn, chắc.
0,25
 -> Kết luận: Thành phần của xương gồm có khoáng chất ( chủ yếu canxi) giúp xương rắn, chắc và phần hữu cơ (cốt giao) giúp xương mềm dẻo.
0,25
- Vì: Khi ninh lâu, phần cốt giao tan hết làm cho nước hầm xương thường sánh và ngọt, phần còn lại là khoáng chất (chất vô cơ) không được liên kết bởi cốt giao nên bị mềm (bở).
0,5
b. Vì:
- Tập thể dục làm tăng cường hoạt động của các hệ cơ quan khác như: Hệ hô hấp cung cấp oxi cho cơ thể nhiều hơn, hệ tuần hoàn máu thải axit lactic được nhanh hơn giúp xua tan mệt mỏi.
- Với những động tác thể dục vui, gây cười giúp tinh thần sảng khoái cho thời gian còn lại của buổi học, buổi làm việc đạt hiệu quả cao hơn.
0,25
0,25
Câu 2
(2,0 đ)
a. 
- Huyết áp là áp lực của dòng máu lên thành mạch.
0,25
- Khi ngủ mọi hoạt động của cơ thể ở mức thấp nhất, tim đập chậm lại do vậy huyết áp sẽ thấp hơn so với khi thức.
0,25
- Khi chạy tim phải đập nhanh để cung cấp máu đến các cơ bắp nên huyết áp sẽ tăng.
0,25
- Khi sợ hãi andrenalin tiết ra nhiều làm co mạch máu, tim đập nhanh dẫn đến tăng huyết áp.
0,25
b. - Khi truyền máu cần tuân thủ những nguyên tắc sau:
 + Xét nghiệm nhóm máu.
0,25
 + Kiểm tra mầm bệnh.
0,25
 - Vì: 
 + Người có nhóm máu AB trong hồng cầu có 2 loại kháng nguyên A và B, huyết tương không có kháng thể α và β.
 + Người có nhóm máu O trong hồng cầu không có kháng nguyên A và B, huyết tương có cả α và β.
0,25
 + Mà kháng thể α và β trong huyết tương gây kết dính kháng nguyên tương ứng là A và B -> Vì vậy, người có nhóm máu AB không thể truyền cho người có nhóm máu O.
0,25
Câu 3
(2,0 đ)
a. 
- Dung tích sống của học sinh đó là: 500 + 2500 + 1000 = 4000ml
0,25
- Lượng khí cặn là: 5000 – 4000 = 1000ml
0,25
b. 
- Lượng ôxi hít vào: 500 x 20,96% = 104,8ml
0,25
- Lượng ôxi thải ra: 500 x 16,4% = 82ml
0,25
- Lượng khí ôxi thải ra giảm vì: tại phế nang, ôxi được khuếch tán vào máu và được hồng cầu vận chuyển đến các tế bào để hô hấp. 
0,5
c. Ý nghĩa của việc hô hấp sâu: hô hấp sâu sẽ làm tăng lượng khí hữu ích cho hoạt động hô hấp. Vì thế, cần phải rèn luyện để có thể hô hấp sâu và giảm nhịp thở.
0,5
Câu 4
(2,0 đ)
a. Đại não người tiến hóa hơn đại não của các động vật thuộc lớp thú thể hiện ở các điểm sau:
- Tỉ lệ não so với cơ thể ở người lớn hơn các động vật thuộc lớp thú.
0,25
- Vỏ não có nhiều khe và rãnh làm tăng bề mặt vỏ não.
0,25
- Ngoài các trung khu vận động, cảm giác như các động vật thuộc lớp thú thì ở người còn có các trung khu hiểu tiếng nói, hiểu chữ viết và vận động ngôn ngữ.
0,5
b. - Để phát hiện rễ nào còn, rễ nào bị đứt ta tiến hành kích thích rất mạnh lần lượt các chi bằng dung dịch HCl 3%.
 + Nếu chi đó không co, các chi còn lại co chứng tỏ rễ trước bên đó bị đứt, rễ trước bên còn lại và rễ sau còn.
0,25
 + Nếu chi đó co, các chi còn lại không co -> rễ trước các bên còn lại bị đứt.
 + Nếu không chi nào co cả chứng tỏ rễ sau bên đó bị đứt.
0,25
 - Giải thích:
 + Rễ trước dẫn truyền xung thần kinh (TK) vận động từ trung ương thần kinh đi ra cơ quan phản ứng (cơ chi).
0,25
 + Rễ sau dẫn truyền xung thần kinh cảm giác từ các cơ quan về trung ương TK.
0,25
Câu 5
(2,0 đ)
a. Ưu điểm của đậu Hà Lan:
- Vòng đời ngắn, số lượng NST ít.
0,25
- Phổ biến, dễ trồng ở quê hương ông.
0,25
- Có hoa lưỡng tính, tự thụ phấn khá nghiêm ngặt
0,25
- Có nhiều cặp tính trạng tương phản dễ quan sát.
0,25
b. Quy ước gen: gen A - Hạt đỏ gen a - Hạt trắng
- 9 hạt đậu nảy mầm phát triển, tự thụ phấn -> các thế hệ sau 100% đậu hạt đỏ 
 -> đậu P thuần chủng (AA)
- 1 hạt đậu P tự thụ phấn -> F1 xuất hiện hạt trắng -> đậu P có KG Aa
0,25
* P: Aa x Aa -> F1: 1 AA : 2 Aa : 1 aa (bất thụ)
 => tỉ lệ hạt hữu thụ ở F1: 1/3 AA : 2/3 Aa
0,25
* F1 tự thụ phấn: 1/3(AA x AA) -> F2: 1/3 AA
 2/3(Aa x Aa) -> F2: 1/6 AA : 2/6 Aa : 1/6 aa (bất thụ)
 => Tỉ lệ KH ở F2: 5/6 đậu hạt đỏ : 1/6 đậu hạt trắng 
 => Tỉ lệ hạt hữu thụ ở F2: 3/5 AA : 2/5Aa
0,25
* F2 tự thụ phấn: 3/5 (AA x AA) -> F3: 3/5 AA
 2/5 (Aa x Aa) -> F3: 1/10 AA : 2/10 Aa : 1/10 aa
 => Tỉ lệ KH ở F3: 9/10 đậu hạt đỏ : 1/10 đậu hạt trắng
0,25
Câu 6
(2,0 đ)
a. Cấu trúc phân tử ADN để đảm bảo tính: 
- Bền vững tương đối do:
 + Cấu trúc xoắn kép, gồm 2 mạch song song liên kết với nhau bằng liên kết hiđrô theo nguyên tắc bổ sung (liên kết hiđrô kém bền nhưng với số lượng lớn).
 + Các nucleotit trên mỗi mạch liên kết với nhau bằng liên kết hóa trị (liên kết photphodieste) là liên kết bền.
0,25
0,25
- Đa dạng đặc thù:
 + Cấu tạo theo nguyên tắc đa phân, gồm nhiều đơn phân (nucleotit). Từ 4 loại nucleotit (A, T, G, X) đã tạo nên tính đa dạng của ADN.
 + Các phân tử ADN phân biệt nhau bởi số lượng các đơn phân, thành phần và trình tự sắp xếp các nucleotit.
0,25
0,25
b. Tổng số tinh trùng tạo ra:
 1 tinh bào bậc 1 giảm phân cho 4 tinh trùng
-> 50 tinh bào bậc 1 giảm phân cho 200 tinh trùng
0,25
Tỉ lệ tinh trùng bd:
- Xét riêng cặp NST Bb:
+ 48 tế bào giảm phân bình thường cho: 96 tinh trùng B, 96 tinh trùng b
+ 2 tế bào xảy ra rối loạn giảm phân I cho 4 tinh trùng chứa cả B và b (Bb) và 4 tinh trùng không chứa cả B và b kí hiệu (O)
-> Tỉ lệ tinh trùng về cặp NST này là: 0,48B : 0,48b : 0,02Bb : 0,02 O
0,25
0,25
- Cặp NST Dd giảm phân bình thường cho 2 loại tinh trùng với tỉ lệ: 0,5D : 0,5d
-> Tỉ lệ tinh trùng bd: 0,48b x 0,5d = 0,24
0,25
Câu 7
(2,0 đ)
a. Muốn gây đột biến gen, cần tác động vào pha S của kì trung gian vì pha S là giai đoạn tổng hợp ADN và nhân đôi NST.
0,5
b. Số nucleotit mỗi loại của gen A trước khi đột biến:
 2A + 3G = 3900 (1)
 2A + 2G = (Nu) (2)
Từ (1) và (2) suy ra: G = X = 900 (Nu); A = T = 600 (Nu)
0,5
Gen A nhân đôi 2 lần cần được cung cấp:
Số nucleotit loại G = X = 900 x = 2700 (Nu)
Số nucleotit loại A = T = 600 x = 1800 (Nu)
0,25
Số nucleotit tự do mỗi loại môi trường cung cấp cho gen a nhân đôi 2 lần:
G = X = 5403 – 2700 = 2703 (Nu)
A = T = 3597 – 1800 = 1797 (Nu)
0,25
Số nucleotit mỗi loại của gen a sau đột biến:
A = T = 1797 : = 599 (Nu)
G = X = 2703 : = 901 (Nu)
0,25
Vậy, dạng đột biến là thay 1 cặp nucleotit A - T bằng một cặp nucleotit G - X
0,25
Câu 8
(2,0 đ)
a.
- Ưu thế lai là hiện tượng cơ thể lai F1 có sức sống cao hơn, sinh trưởng nhanh hơn, phát triển mạnh hơn, chống chịu tốt hơn, các tính trạng năng suất cao hơn trung bình giữa hai bố mẹ hoặc vượt trội cả hai bố mẹ.
0,5
- Ưu thế lai giảm dần qua các thế hệ vì: ở các thế hệ sau tỉ lệ dị hợp giảm dần, tỉ lệ thể đồng hợp tăng lên, trong đó các gen lặn có hại được biểu hiện.
0,25
- Muốn duy trì biểu hiện ưu thế lai ở cây trồng, phải dùng biện pháp nhân giống vô tính (giâm, chiết, ghép, ...).
0,25
b. Tỉ lệ các kiểu gen ở quần thể ban đầu là: AA : Aa : aa
0,25
Tự thụ phấn liên tiếp qua 2 thế hệ, tỉ lệ từng loại kiểu gen là:
Aa = AA = ; aa = 
0,5
Vậy, Tỉ lệ kiểu gen của quần thể ở thế hệ F2 = AA : Aa : aa
0,25
Câu 9
(2,0 đ)
a.
* Sắp xếp theo mức độ giảm dần về giới hạn nhiệt: Loài C Loài ALoài B
0,25
* Giải thích:
+ Loài C rộng nhiệt nhất vì loài này sống trong không khí có biên độ dao động nhiệt lớn nhất.
0,25
+ Loài A hẹp nhiệt vì ở nước nhiệt độ ổn định hơn ở không khí.
0,25
+ Loài B hẹp nhiệt hơn loài A vì loài này sống ở tầng nước sâu có nhiệt độ ít thay đổi.
0,25
b. * Giải thích:
- Trong những năm gần đây, sản xuất công nghiệp phát triển mạnh cùng với quá trình đô thị hóa..... lượng CO2 tăng gây hiệu ứng nhà kính nhiệt độ Trái Đất tăng. Trái Đất nóng lên làm tan lớp băng ở hai cực nước biển dâng lên.
0,25
- Theo dự tính của các nhà khoa học. Nếu nồng độ CO2 trong khí quyển tăng gấp đôi thì nhiệt độ trung bình của Trái Đất tăng khoảng 3,60C. Nếu không ngăn chặn kịp thời thì 30 40 năm nữa, mực nước biển sẽ dâng cao 1,5 3,5m làm chìm ngập nhiều làng mạc, Tp ở các vùng đồng bằng ven biển.
0,25
 * Khắc phục: Giảm khí thải công nghiệp, sử dụng bền vững nguồn tài nguyên thiên nhiên, sử dụng nguồn năng lượng sạch, trồng rừng, xây dựng công viên.....
0,5
Câu 10
(2,0 đ)
a. 
1
b. 
- Nếu loại rắn ra khỏi quần xã thì những quần thể bị ảnh hưởng trực tiếp: thỏ, chuột, ếch, đại bàng vì các loài này có mối quan hệ dinh dưỡng với rắn.
0,5
- Biến động tăng: thỏ, chuột, ếch vì loài tiêu thụ chúng không còn. 
0,5
Lưu ý: Học sinh có thể làm theo cách khác nếu đúng vẫn cho điểm tối đa.

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_thi_mon_sinh_hoc_lop_9_ky_thi_chon_hoc_sinh_gioi_cap_tinh.docx