Đề thi khảo sát khát học sinh giỏi môn Sinh học Lớp 9 - Lần 2 - Trường THCS Nga Thắng (có đáp án)

Đề thi khảo sát khát học sinh giỏi môn Sinh học Lớp 9 - Lần 2 - Trường THCS Nga Thắng (có đáp án)

Câu 1:(2,0đ)

a. Kháng nguyên là gì? Kháng thể là gì?

b. Ở người có mấy loại nhóm máu? Sự phân loại các nhóm máu được căn cứ vào những yếu tố nào? Giải thích.

Câu 2:(2,0đ)

a. Sự tiêu hóa thức ăn trong khoang miệng về mặt lí học và hóa học, mặt nào quan trọng hơn? Tại sao?

b. Những đặc điểm cấu tạo nào của ruột non giúp nó đảm nhiệm tốt vai trò hấp thụ các chất dinh dưỡng?

Câu 3:(2,0đ)

Cho biết tâm thất mỗi lần co bóp đẩy đi 87,5 ml máu và trong một ngày đêm đã đẩy đi được 7560 lít máu. Thời gian của pha dãn chung bằng chu kì co; thời gian pha co tâm nhĩ bằng thời gian pha co tâm thất. Hỏi:

a. Số lần mạch đập trong một phút?

b. Thời gian hoạt động của một chu kì tim?

c. Thời gian hoạt động của mỗi pha: co tâm nhĩ, co tâm thất và dãn chung?

Câu 4:(2,0đ)

Một người có tỉ lệ các khí lưu thông : khí dự trữ : khí bổ sung là 2:3:7. Khi người đó hít vào bình thường có tổng lượng khí trong phổi là 2600ml, khi thở ra gắng sức lượng khí còn lại trong phổi là 1100ml.

a. Hãy tính khí lưu thông của người đó.

b. Khi người đó hít vào gắng sức thì lượng khí chứa trong phổi là bao nhiêu?

C©u 5:(2,0 ®)

a. Vì sao gọi là phần trung ương thần kinh và phần ngoại biên? Nêu điểm giống và khác nhau giữa hai bộ phận này.

b. Khi nghiên cứu về chức năng của tủy sống trên một con ếch, một bạn học sinh vô tình đã làm đứt một số rễ tủy, bằng cách nào em có thể phát hiện được rễ nào còn, rễ nào bị đứt. Hãy giải thích.

 

doc 6 trang hapham91 3691
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi khảo sát khát học sinh giỏi môn Sinh học Lớp 9 - Lần 2 - Trường THCS Nga Thắng (có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG THCS NGA THẮNG
 LẦN 2
 ĐỀ KHẢO SÁT HỌC SINH GIỎI 
 Môn: Sinh học- Lớp 9
 Ngày tháng 10 năm 2020
 Thời gian: 150 phút
Câu 1:(2,0đ) 
a. Kháng nguyên là gì? Kháng thể là gì? 
b. Ở người có mấy loại nhóm máu? Sự phân loại các nhóm máu được căn cứ vào những yếu tố nào? Giải thích.
Câu 2:(2,0đ) 
a. Sự tiêu hóa thức ăn trong khoang miệng về mặt lí học và hóa học, mặt nào quan trọng hơn? Tại sao? 
b. Những đặc điểm cấu tạo nào của ruột non giúp nó đảm nhiệm tốt vai trò hấp thụ các chất dinh dưỡng? 
Câu 3:(2,0đ) 
Cho biết tâm thất mỗi lần co bóp đẩy đi 87,5 ml máu và trong một ngày đêm đã đẩy đi được 7560 lít máu. Thời gian của pha dãn chung bằng chu kì co; thời gian pha co tâm nhĩ bằng thời gian pha co tâm thất. Hỏi:
a. Số lần mạch đập trong một phút?
b. Thời gian hoạt động của một chu kì tim?
c. Thời gian hoạt động của mỗi pha: co tâm nhĩ, co tâm thất và dãn chung?
Câu 4:(2,0đ)
Một người có tỉ lệ các khí lưu thông : khí dự trữ : khí bổ sung là 2:3:7. Khi người đó hít vào bình thường có tổng lượng khí trong phổi là 2600ml, khi thở ra gắng sức lượng khí còn lại trong phổi là 1100ml.
a. Hãy tính khí lưu thông của người đó.
b. Khi người đó hít vào gắng sức thì lượng khí chứa trong phổi là bao nhiêu?
C©u 5:(2,0 ®) 
a. Vì sao gọi là phần trung ương thần kinh và phần ngoại biên? Nêu điểm giống và khác nhau giữa hai bộ phận này.
b. Khi nghiên cứu về chức năng của tủy sống trên một con ếch, một bạn học sinh vô tình đã làm đứt một số rễ tủy, bằng cách nào em có thể phát hiện được rễ nào còn, rễ nào bị đứt. Hãy giải thích.
Câu 6: (2,0đ) 
a. Tế bào của một loài giao phối có n cặp gen trong đó có a cặp gen đồng hợp. Hỏi khi phát sinh giao tử có thể tạo ra được bao nhiêu loại giao tử. 
b. Nêu những điểm giống nhau và khác nhau về kết quả thí nghiệm ở F1 và F2 trong lai một cặp tính trạng với lai hai cặp tính trạng của Men Đen?. 
Câu 7: (3,0đ)
a. Thế nào là giống (hay dòng) thuần chủng?
b. Bằng phương pháp phân tích các thế hệ lai, MenĐen đã rút ra được những kết luận gì trong phép lai một cặp tính trạng?
c. Thế hệ bố mẹ có kiểu gen AABB, aabb. Em hãy trình bày phương pháp tạo ra kiểu gen AAbb. Biết rằng các gen trội hoàn toàn. 
Câu 8: (2,0đ)
a. Ở một loài thực vật xét 3 cặp gen (Aa, Bb, Dd), mỗi gen quy định 1 tính trạng, tính trạng trội là trội hoàn toàn, các gen phân li độc lập. 
Cho phép lai P: AaBbdd x AaBbDd. Không cần lập bảng hãy xác định:
 	- Số loại kiểu hình và tỉ lệ kiểu hình ở F1.
- Tỉ lệ kiểu gen: AaBbDd, Aabbdd ở F1. 
b. Cá thể F1 có kiểu gen: AabbDd qua giảm phân bình thường có thể tạo ra tối đa bao nhiêu giao tử? Viết kí hiệu các loại giao tử đó?
Câu 9: (3,0đ)
Cho hai giống lúa thuần chủng thân cao, chín muộn và thân thấp, chín sớm giao phấn với nhau được F1 đồng loạt có kiểu hình thân cao, chín sớm. Tiếp tục cho F1 tự thụ phấn, F2 thu được 3200 cây gồm 4 loại kiểu hình, trong đó có 1800 cây thân cao, chín sớm. Biết rằng mỗi gen quy định một tính trạng, các gen nằm trên nhiễm sắc thể thường.
	a. Biện luận và viết sơ đồ lai từ P đến F2.
 b. Tính số lượng cá thể của các kiểu hình còn lại ở F2.
----------------HẾT-----------------
HƯỚNG DẪN CHẤM
Câu
Nội dung
Điểm
1
(2,0)
a.
-Kháng nguyên là những phân tử ngoại lai có khả năng kích thích cơ thể tiết ra kháng thể. Các phân tử ngoại lai này có trên bề mặt tế bào vi khuẩn, bề mặt vỏ virus, hay trong các nọc độc của ong, rắn ..
-Kháng thể là những phân tử protein do cơ thể tiết ra để chống lại các kháng nguyên
b.
- Ở người có 4 loại nhóm máu: O, A, B, AB.
- Sự phân loại mhóm máu căn cứ vào 2 yếu tố:
+ Yếu tố kháng nguyên có trong hồng cầu là A và B.
+ Yếu tố kháng thể có trong huyết tương là α và β. Thực chất α gây kết dính A, β gây kết dính B nên trên cùng một cơ thể α và A không cùng tồn tại cũng như β và B không cùng tồn tại.
Do vậy 4 nhóm máu có thành phần kháng nguyên, kháng thể như sau;
Nhóm máu
Kháng nguyên
(trong hồng cầu)
Kháng thể
(trong huyết tương)
A
Có A
Có β
B
Có B
Có α
AB
Có A, B
Không có α và β
O
Không có A và B
Có cả α và β
0.5
0.5
0.25
0.25
0.25
0,25
2
(2,0)
a. Biến đổi về mặt lí học là quan trọng hơn, vì:
- Về mặt hóa học chỉ có một phần tinh bột biến đổi thành đường mantôzơ, loại đường này cơ thể chưa hấp thu được.
- Về mặt lí học; Thức ăn được nghiền nhỏ làm tăng diện tích tiếp xúc của thức ăn với các enzim tiêu hóa tạo điều kiện thuận lợi cho sự biến đổi hóa học ở các giai đoạn sau.
b. Cấu tạo ruột non phù hợp chức năng hấp thụ:
- Ruột non rất dài ( từ 2.8-3m ở người trưởng thành), dài nhất so với các đoạn khác của ống tiêu hóa
- Lớp niêm mạc ruột non có nhiều nếp gấp với các lông ruột và lông cực nhỏ làm cho diện tích bề mặt bên trong ruột non tăng gấp 600 lần so với diện tích mặt ngoài	
- Ruột non có mạng mao mạch máu và mao mạch bạch huyết dày đặc phân bố tới từng lông ruột giúp hấp thụ và vận chuyển các chất được nhanh chóng .
- Màng ruột là màng thấm có tính chọn lọc chỉ hấp thụ vào máu những chất cần thiết cho cơ thể
0.5
0.5
0.25
0.25
0.25
0.25
3
(2,0)
a. Số lần mạch đập trong một phút.
Đổi: 7560 lít = 7560000 ml
- Số phút trong một ngày đêm là: 24 . 60 = 1440 phút
- Lượng máu đẩy đi trong 1 phút: 7560000 : 1440 = 5250 ml
Vậy số lần mạch đập trong 1 phút là: 5250 : 87,5 = 60 lần
b. Thời gian hoạt động của một chu kì tim: 
60 : 60 = 1 (giây )
c. Thời gian hoạt động của mỗi pha: 
- Thời gian pha dãn chung là: 1 : 2 = 0,5 (giây) 
Gọi thời gian pha nhĩ co là x ; thì thời gian pha thất co là 3x 
Ta có: x + 3x = 0,5 Giải ra ta được: x = 0,125 
Vậy thời gian pha nhĩ co là 0,125 (giây)
 Thời gian pha thất co là: 3.0,125 = 0,375 (giây) 
0.5
0.5
1.0
4
(2.0)
a. Tổng lượng khí dự trữ và khí lưu thông là:
 2600 – 1100 = 1500 ml
 Khí lưu thông là: 1500 : (3+2) x 2 = 600 ml
b. Khí dự trữ là: 1500 : (3+2) x 3 = 900 ml
 Khí bổ sung là: 600:2x7 =2100 ml
 Tổng lượng khí chứa trong phổi: 2100+600+900+1100 = 4700 ml
1,0
1.0
5
(2,0)
* Trung ương thần kinh và thần kinh ngoại biên
- Gọi là trung ương thần kinh vì đây là nơi đóng vai trò điều khiển, thành phần chủ yếu gồm não và tủy sống.
- Gọi là thần kinh ngoại biên vì nằm ngoài trung ương thực hiện chức năng dẫn truyền xung thần kinh, tập trung chủ yếu bởi các dây thần kinh và một số hạch thần kinh.
* Giống nhau:
- Đều được cấu tạo bởi các tế bào thần kinh và các tổ chức thần kinh đệm.
- Đều là thành phần của cung phản xạ, giúp cơ thể thực hiện các phản xạ.
*. Sự khác nhau
* Kích thích rất mạnh lần lượt các chi (bằng dd HCl 3% )
+ Nếu chi đó không co, các chi còn lại co chứng tỏ rễ trước của chi đó bị đứt, rễ sau còn, rễ trước các chi còn lại vẫn còn.
+ Nếu chi đó co, các chi còn lại không co chứng tỏ: Rễ trước, rễ sau chi đó vẫn còn và rễ trước các chi còn lại đã bị đứt.
+ Nếu không chi nào co cả chứng tỏ rễ sau chi đó bị đứt.
* Giải thích: 
- Rễ trước dẫn truyền xung thần kinh vận động từ trung ương thần kinh đi qua cơ quan phản ứng (cơ chi)
- Rễ sau dẫn truyền xung thần kinh cảm giác từ các cơ quan về trung ương thần kinh
0.25
0.25
0.25
0.25
0.5
0.25
0.25
6
(2,0)
a.
Số cặp gen dị hợp là n – a
Số loại giao tử có thể tạo ra là 2n- a
b.
*Giống nhau: Pt/c về các cặp tính trạng mang lai dẫn đến F1 đồng tính và F2 phân tính
*Khác nhau :
Lai 1 cặp tính trạng
Lai 2 cặp tính trạng
- F1 dị hợp về 1 cặp gen 
- F1 dị hợp về 2 cặp gen
- F1 Cho 2 loại giao tử với tỉ lệ 1:1
- F1 Cho 4 loại giao tử với tỉ lệ 1:1:1:1
- F2 có 4 kiểu tổ hợp giao tử 
- F2 có 16 kiểu tổ hợp giao tử
- F2 có 2 kiểu hình phân li với tỷ lệ 3:1 
- F2 có 4 kiểu hình với tỷ lệ 9:3:3:1
- F2 có 3 kiểu gen, phân li theo tỉ lệ 1: 2 : 1 
- F2 có 9 kiểu gen phân li theo tỉ lệ 
(1: 2 :1)2 =1: 2: 1: 2: 4: 2 :1: 2 : 1
0.5
0.5
0.25
0.25
0.25
0.25
0.25
7
(3,0)
a. Giống thuần chủng là giống có đặc tính di truyền đồng nhất, các thế hệ sau giống các thế hệ trước.
b. Bằng phương pháp phân tích các thế hệ lai MenĐen đã rút ra được 2 kết luận trong phép lai một cặp tính trạng:
- Khi lai hai bố mẹ khác nhau về một cặp tính trạng thuần chủng tương phản thì F1 đồng tính về tính trạng của bố hoặc mẹ, còn F2 có sự phân li tính trạng theo tỉ lệ trung bình 3 trội: 1 lặn.
- Quy luật phân li: Trong quá trình phát sinh giao tử, mỗi nhân tố di truyền trong cặp nhân tố di truyền phân li về một giao tử và giữ nguyên bản chất như ở cơ thể thuần chủng của P.
c.
- Lai AABB x aabb được AaBb
- Tạp giao AaBb với nhau, thu được 9 loại kiểu gen: AABB, AABb, AAbb, AaBB, AaBb, Aabb, aaBB, aaBb, aabb.
- Chọn các cá thể có kiểu hình của A và b là AAbb, Aabb.
- Tự thụ phấn : 
+ P: AAbb x AAbb → F1: 100% AAbb → kiểu gen bố mẹ mang lai, các kiểu gen mới được tạo ra là kiểu gen cần tìm. 
+ P: Aabb x Aabb → F1: 25% AAbb : 50% Aabb : 25% aabb (Xuất hiện tính trạng mới chưa có ở bố mẹ)→ kiểu gen của bố mẹ mang lai là Aabb (loại)
1.0
 0.5
 0.5
0.25
0.25
0.25
0.25
8
(2,0)
a. P: AaBbdd x AaBbDd
 F1: TLKG (1AA:2Aa:1aa)(1BB:2Bb:1bb)(1Dd:1dd)
 TLKH (3A-: 1aa)(3B-: 1bb)(1D-: 1dd)
- Số loại kiểu hình: 2 x 2 x 2 = 8
- Tỉ lệ kiểu hình: (3:1)x(3:1)x(1:1) = 9:9:3:3:1:1
- Tỉ lệ kiểu gen F1:
 AaBbDd: 2/4 x 2/4 x 1/2 =1/8
 Aabbdd: 2/4 x 1/4 x 1/2 = 1/16 
b. - Cá thể có kiểu gen AabbDd qua giảm phân bình thường có thể cho tối đa 4 loại giao tử.
 - Kí hiệu: AbD, Abd, abD, abd.
0.5
0.25
0.25
0.25
0.25
0.25
0.25
9
(3,0)
* Biện luận:
- Vì P thuần chủng, tương phản, F1 đồng tính à thân cao, chín sớm là hai tính trạng trội so với thân thấp, chín muộn.
- Quy ước: Gen A: thân cao; Gen a: thân thấp.
 Gen B: chín sớm; Gen b: chín muộn.
- F2 Tỉ lệ cao,sớm là: 1800/3200 = 9/16 à Sự di truyền của 2 cặp tính trạng trên tuân theo quy luật phân li độc lập của Menden, F2 gồm 16 tổ hợp = 4 x 4 à F1 cho 4 loại giao tử à F1 dị hợp về hai cặp gen. 
- Pt/c: cao,muộn có KG AAbb và thấp,sớm có KG aaBB.
* Sơ đồ lai:
 P: cao, muộn x thấp,sớm
	AAbb	aaBB
 G: Ab aB
 F1: AaBb (cao,sớm) 
 F1 X F1 AaBb X AaBb
 G: AB : Ab : aB : ab AB : Ab : aB : ab
 F2: Lập bảng 
- TLKG: 1AABB : 2AaBB : 1AAbb : 2AABb : 4AaBb : 2Aabb : 1aaBB: 2aaBb : 1aabb.
- TLKH: 9 thân cao, chín sớm : 3 thân cao, chín muộn : 3 thân thấp, chín sớm : 1 thân thấp, chín muộn.
b) Số lượng cá thể trung bình của các kiểu hình còn lại ở F2: 
- cao,muộn = thấp,sớm = 3200 x 3/16 = 600 cây; 
- thấp,muộn = 3200 x 1/16 = 200 cây.
0.5
0.25
0.25
0.25
0.25
0.25
0.25
0.25
0.25
0.25
0.25

Tài liệu đính kèm:

  • docde_thi_khao_sat_khat_hoc_sinh_gioi_mon_sinh_hoc_lop_9_lan_2.doc